Tổng quan về quy hoạch quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu (Trang 28)

Việc lập các quy hoạch nguồn nước ở nước ta đã bắt đầu từ những năm 1960. Những quy hoạch lớn như quy hoạch khai thác nguồn nước sông Hồng, các quy hoạch phòng lũ, tiêu úng và cấp nước đã được thực hiện với một số lượng lớn. Những dự án quy hoạch được thực hiện từ năm 1960 đến nay đã làm thay đổi căn bản hệ thống nguồn nước ở nước ta và mang lại hiệu quả cao cho phát triển nông nghiệp, thủy năng và phòng chống lũ lụt. Nhà nước đã chú ý đầu tư cho phát triển thủy lợi với quy mô lớn, tạo ra một hệ thống công trình thủy lợi đa dạng và rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Có thể tóm tắt các biện pháp thủy lợi chủ yếu như sau:

- Nâng cấp, tu bổ và phát triển hệ thống đê điều đã có, nhằm nâng cao hiệu quả chống lũ cho vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.

5 Murray Darling Basin Plan, 2007

- Xây dựng các hồ chứa, trong đó có các hồ chứa lớn, các hồ chứa vừa và nhỏ. Các hồ chứa lớn thường có nhiệm vụ điều tiết nước, phát điện kết hợp phòng lũ và cấp nước. Các hồ chứa nhỏ thường chỉ có nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp. Khai thác thủy năng từ các hồ chứa chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống năng lượng Việt Nam. Theo thống kê của Cục Quản lý nước và công trình thủy lợi (nay là Tổng cục Thủy lợi) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1998, ở nước ta hiện nay có hơn 60 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3. Tổng dung tích chứa trong các hồ phục vụ tưới là 5,2 tỷ m3. Ngoài ra còn có các hệ thống thủy nông lấy nước trực tiếp từ những sông lớn như hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Chu, Bái Thượng ...

- Xây dựng các trạm bơm tưới, tiêu hoặc tưới tiêu kết hợp, các cống lấy nước tưới tiêu ở vùng đồng bằng. Đồng thời xây dựng các hệ thống cống ngăn mặn ở vùng cửa sông.

Với mức độ khai thác nguồn nước như hiện nay đã có dấu hiệu về sự suy thoái nguồn nước trên các lưu vực sông ở nước ta. Bởi vậy, vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước đã đến lúc phải xem xét một cách nghiêm túc. Quy hoạch khai thác tài nguyên nước cần được xem xét theo quan điểm hệ thống với sự tiếp cận những phương pháp hiện đại khi lập các quy hoạch phát triển nguồn nước.

Những tồn tại trong công tác lập quy hoạch nguồn nước và công tác quản lý nguồn nước hiện nay là:

- Quản lý nguồn nước đã được đề cập đến trong công tác quy hoạch phát triển nguồn nước. Tuy nhiên, hiện chưa có các mô hình hiệu quả được sử dụng trong công tác quản lý. Hệ thống chính sách trong quản lý nguồn nước chậm được đưa vào thực tế sản xuất.

- Những quy hoạch chiến lược cho những vùng quan trọng như đồng bằng

sông Cửu Long, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và các quy hoạch phòng chống lũ còn đang ở giai đoạn nghiên cứu nhằm hoàn chỉnh các quy hoạch lưu vực sông.

Trong tương lai, để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn nước đặc biệt là

quản lý lưu vực sông. Trong thời gian qua, các quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được thực hiện và phê duyệt nhằm các mục tiêu:

- Đề xuất các giải pháp tổng thể thuỷ lợi nhằm chủ động phòng, chống lũ, chống ngập, ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn cho nhân dân, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho dân cư thuộc các vùng nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu nước cho công nghiệp, môi trường, du lịch, dịch vụ…

- Nâng cấp, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo chủ động cấp nước, tiêu thoát nước cho diện tích đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực; chủ động nguồn nước đảm bảo thời vụ và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước ngọt.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi chi tiết cho các tiểu vùng trong vùng nghiên cứu.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu (Trang 28)