Tổng quan về quy hoạch quản lý tài nguyên nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu (Trang 26)

Nước là tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, tự nhiên, xã hội và nền kinh tế. Con người đã sống ven sông, hồ, đất ngập nước và vùngđồng bằng trong nhiều thế kỷ. Sông cung cấp một loạt các nhu cầu thiết yếu như cấp nước, pha loãng chất thải, cung cấp thủy sản, sản xuất năng lượng, điều tiết cắt giảm lũ, cung cấp dịch vụ văn hóa, giải trí và môi trường sống hỗ trợ một loạt các hệ sinh thái.

Chính vì nguồn nước có rất nhiều chức năng đối với cuộc sống nên việc lập quy hoạch sử dụng nước là rất phức tạp. Nhu cầu dùng nước đang ngày càng tăng lên vượt quá khả năng tự nhiên của sông ngòi dẫn đến các hiện tượng khai thác nước quá mức, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Những thất bại trong việc quản lý nguồn nước thường là hậu quả của việc ra quyết định không phù hợp, quản lý yếu kém và lập quy hoạch không hợp lý. Quy hoạch lưu vực hiệu quả là khởi đầu choquản lý bền vững lưu vực sông. Chính vì vậy, việc nghiên cứuquản lý tài nguyên nước trên các lưu vực sông để đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế đảm bảo cho việc phát triển bền vững là vấn đề luôn được các Chính phủ, các nhà khoa học quan tâm.

Quản lý và phân phối nguồn nước là một quyết định khó khăn của các nhà quản lý [1]. Theo thời gian người quản lý phải cân đối nguồn cung cấp giảm dần trong khi đó nhu cầu nước ngày càng tăng. Do sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và thay đổi khí hậu làm tăng thêm căng thẳng về tài nguyên nước. Phương pháp quản lý truyền thống không còn phù hợp nữa và một cách tiếp cận toàn diện hơn để quản lý nước là cần thiết. Đây là lý do cho việc cần phải quản lý tổng hợp tài 1 United Nations, Water for Life Decade, Integrated Water Resources Management

nguyên nước (IWRM), cách tiếp cận này đã được quốc tế chấp nhận như con đường phía trước để phát triển hiệu quả, công bằng và bền vững để quản lý tài nguyên nước hạn chế của thế giới và để đối phó với nhu cầu nước cạnh tranh giữa các ngành, các địa phương hiện nay.

Dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu đánh giá tiến độ và kết quả của việc áp dụng các phương pháp tiếp cận tích hợp để phát triển, quản lý và sử dụng tài nguyên nước, báo cáo của Liên Hợp Quốc [2] bao gồm các bài học kinh nghiệm, các khuyến nghị, cũng như đề xuất các hành động cụ thể. Bản báo cáo cũng cung cấp hướng dẫn cho việc thiết lập một giám sát quốc tế thường xuyên và đề xuất tiêu chuẩn chung để thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý tài nguyên nước.

Chương trình đánh giá tài nguyên nước trên thế giới [3] đặt ra để khám phá một số trong những khía cạnh thực tế của việc thực hiện quản lý tài nguyên nước tổng hợp (IWRM). Nó bao gồm các khía cạnh sau: (1) sự liên quan của IWRM cho một số vấn đề phát triển trọng điểm; (2) các đặc điểm chính của IWRM; (3) tình hình áp dụng IWRM trên toàn cầu; (4) những thách thức trong việc áp dụng IWRM trong thực tế; (5) nghiên cứu điển hình về các ứng dụng thành công với các kịch bản quản lý và (6) làm thế nào chương trình IWRM đang được liên kết với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách thiết lập các mục tiêu cụ thể.

Quy hoạch quản lý lưu vực sông Danube đã đề xuất các giải phápđể sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Danube [4]. Quy hoạch quản lý lưu vực sông Danube bao gồm đánh giá tình trạng tài nguyên nước trên lưu vực trong giai đoạn hiện tại và những áp lực, thách thức trong tương lai; Đề xuất mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và chất lượng nước trên lưu vực; Xác định các mục tiêu về kinh tế và môi trường; Đề xuất các giải pháp tổng hợp để kiểm soát

2

UN-Water Status Report on the Application of Integrated Approaches to the Development, Management and Use of Water Resources 2012

3 World Water Assessment Programme (WWAP), DHI Water Policy, UNEP-DHI Centre for Water and Environment. 2009

4 Danube River Basin District Management Plan, 2009

chất lượng nước, giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc xây dựng các công trình đến môi trường.

Một ví dụ khác về quy hoạch quản lý lưu vực sông là cho lưu vực Murray Darling [5]. Quy hoạch nhằm mục đích đạt được một sự cân bằng giữa vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội. Quy hoạch cho phép cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng nước trên lưu vực thông qua việc đưa ra giới hạn về lượng nước có thể khai thác trên lưu vực và chiến lược quản lý thông qua các ràng buộc. Kế hoạch được hỗ trợ bởi đầu tư cơ sởhạ tầng hiện đại về thủy lợi và giá được được xác lập thông qua thị trường tự do và thông qua các chiến lược phục hồi môi trường nước. Quy hoạch lưu vực sông Murray Darling bao gồm:

- Kế hoạch môi trường để tối ưu hóa trong việc bảo vệ môi trường cho lưu vực.

- Quy hoạch quản lý chất lượng nước và độ mặn. - Quy hoạch quản lý nhu cầu nước thiết yếu của xã hội.

- Giám sát và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)