a. Quan điểm, nguyên tắc phân vùng tính toán cân bằng nước
Nhận thức rằng đặc điểm cơ bản của tài nguyên nước là: thay đổi không ngừng theo không gian và thời gian. Việc khai thác sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước và các hệ quả do khai thác sử dụng nước là rất khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực và thậm chí khác nhau giữa các tiểu lưu vực trong phạm vi một lưu vực sông. Các tác hại do nước gây ra liên quan đến số lượng, chất lượng và động thái nguồn nước cũng rất khác nhau. Do vậy, không thể có được một giải pháp chung để xử lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước cho cả một vùng hay một lưu vực sông, nói cách khác để bảo đảm vấn đề được xem xét toàn diện và phản ánh đúng thực tế thì không thể xem xét trên bình diện chung của cả một lưu vực.
Khi đó, việc xem xét cụ thể đối với từng không gian xác định để có thể xác định được những đồng nhất về: tiềm năng nguồn nước; có chung sự tác động của các hoạt động khai thác sử dụng nước; cùng chịu các tác động của những thiên tai do nước gây ra. Không gian đó được xem là các vùng quy hoạch hay là các tiểu lưu vực bộ phận.
Khi tính toán cân bằng nước cho một hệ thống sông nào đó cần phải chia hệ thống lưu vực ra thành từng vùng, từng khu, từng ô… để thuận lợi cho việc tính toán và việc phân chia này dựa vào một số tiêu chí nhất định:
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên, sự phân chia địa hình tương ứng của các dòng chính, các nhánh sông tạo nên các khu cân bằng (tiểu vùng cân bằng) có tính độc lập tương đối về tiềm năng nguồn nước và các yếu tố tự nhiên liên quan;
- Dựa theo các hệ thống công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước kết hợp với địa giới hành chính và đơn vị quản lý hệ thống công trình khai thác sử dụng nước;
- Căn cứ theo tính hệ thống của nguồn nước bảo đảm cho việc quản lý khai thác tài nguyên nước, phát triển tài nguyênnước một cách hiệu quả;
- Căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm sử dụng nước, các hộ, ngành sử dụng nước và nguồn cấp nước, kể cả hướng tiêu thoát nước sau khi sử dụng.
b. Kết quả phân vùng tính toán cân bằng nước
Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc phân vùng tính cân bằng nước ở trên và áp dụng công cụ kỹ thuật GIS (phần mềm Mapinfo) để phân chia và tính toán các đặc trưng thống kê, lưu vực sông Cầu được phân chia thành 23 tiểu lưu vực với vị trí như hình sau:
Diện tích hứng nước củatừng tiểu lưu vực như Bảng 3.9.
Bảng 3.9: Diện tích hứng nước của các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Cầu
TT Tên tiểu lưu vực Thuộc sông, suối Diện tích (km2 ) 1 C102 Sông Cầu 256 2 C100 Hồ Nậm Cắt 112 3 C103 Sông Cầu 32 4 C101 Sông Phủ Thông 156 5 C106 Suối Chợ Chu 437 6 C104 Sông Cầu 544 7 C107 Sông Cầu 95 8 C108 Hồ Nghinh Tường 435
9 C109 Sông Nghinh Tường 30
10 C109 Sông Cầu 41 11 C110 Sông Cầu 82 12 C111 Sông Cầu 80 13 C112 Sông Đu 361 14 C113 Sông Cầu 68 15 C115 Suối Mo Linh 168 16 C116 Đập Thác Huống 63 17 C116 Thác Huống 503 18 C118 Hồ Núi Cốc 535 19 C119 Sông Công 416 20 C120 Sông Công - Cà Lồ 32 21 C121 Sông Cà Lồ 881 22 C120 Sông Cầu 58 23 C123 Sông Cầu 645 Tổng 6.030