trong nghiên cứu
Với một số giải pháp nêu trên, để kiểm tra khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn nước, tiến hành tính toáncân bằng nước cho lưu vựcsông Cầu với các yếu tố bổ sung vào mô hình bao gồm:
- Xây dựng hồ Nậm Cắt với dung tích 13,49 triệu m3 . - Tăng dung tích hồ Núi Cốc thêm 40 triệu m3.
- Tiếp nguồn từ hồ Núi Cốc sang sông Cầu với lưu lượng tối đa 30 m3/s. - Giảm nhu cầu sử dụng nước thông qua hệ số lợi dụng kênh mương.
Kết quả tính toán cân bằng nước với nhu cầu giai đoạn 2020 khi có thêm các giải pháp bổ sung nguồn nước như sau:
- Ở tất cả các khu thiếu nước, số năm thiếu nước và tổng số tháng thiếu nước đều giảm một cách rõ rệt, đặc biệt là các khu Thị xã Bắc Kạn - Chợ Mới, Bơm
Đây chính là các khu lấy nước dòng chính sông Cầu. Điều này chứng tỏ các biện pháp quản lý nguồn nước đã phát huy hiệu quả.
- Việc xây dựng hồ Nậm Cắt đã đảm bảo khả năng cấp nước cho khu vực Thị xã Bắc Kạn và các vùng lân cận. Từ 12 năm thiếu nước trong giai đoạn 2020, số năm thiếu nước sau khi áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước chỉ còn là 2 năm, mỗi năm thiếu nước 1 tháng.Bên cạnh việc cấp nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và tưới cho khu vực Thị xã Bắc Kạn, hồ Nậm Cắt còn tạo nguồn cho hạ du sông Cầu và duy trì dòng chảy trong những tháng mùa kiệt. Chính vì vậy
khu Bơm Đồng Hỷ - TP Thái Nguyên - Phú Lương cũng có những tác động tích
cực. Sau khi có hồ Nậm Cắt và các biện pháp khác số năm thiếu nước của khu này đã giảm từ 29 xuống còn 8 năm.
- Nếu như hồ Nậm Cắt đảm bảo việc cấp nước cho các khu thiếu nước phía thượng lưu đập Thác Huống, thì các biện pháp với hồ Núi Cốc mang lại hiệu quả tích cực cho các khuhạ lưu đập Thác Huống. Dung tích hồ Núi Cốc tăng thêm cộng với hoạt động của kênh chuyển nước đã tác động rõ rệt nhất đến khu Tự chảy Thác Huống. Từ việc thiếu nước nghiêm trọng (48/50 năm) ở giai đoạn 2020, sau khi áp dụng các biện pháp quản lý, khu Tự chảy Thác Huống chỉ còn thiếu nước trong 19 năm với chỉ 33 tháng, thay vì 112 tháng. Hiệu quả tương tự cũng đến từ khu Bơm Sông Cầu, với lượng nước bổ sung từ hồ Núi Cốc, khu dùng nước này cũng chỉ còn thiếu nước trong 4 năm so với 15 năm khi chưa có các biện pháp quản lý nguồn nước.
- Ngoài tác động đến các khu dùng nước dòng chính sông Cầu, kết quả cân bằng nước còn chỉ ra rằng, các biện pháp quản lý nguồn nước cũng ảnh hưởng tích cực đến các khu dùng nước sông nhánh, rõ rệt nhất là khu Đồng Hỷ. Khu dùng nước này lấy nước từ nhánh suối Mo Linh. Khi chưa có các biện pháp quản lý nguồn nước khu Đồng Hỷ thiếu nước trong 24 năm. Sau khi áp dụng các biện pháp số năm thiếu nước giảm chỉ còn 2 năm. Số năm thiếu nước ở các khu dùng nước còn lại đều giảm, dù không nhiều như các khu lấy nước dòng chính, nhưng đáng kể
nhất là việc giảm tổng số tháng thiếu nước. Điều này chứng tỏ, nguồn nước đã được bổ sung vào các tháng thiếu nước mùa kiệt.
Bảng 3.20: So sánh kết quả cân bằng nước trước và sau khi áp dụng các giải pháp quản lý nguồn nước
TT Khu thiếu nước
Trước khi
áp dụng các giải pháp áp dụng các giải phápSau khi
Số năm thiếu nước Số tháng thiếu nước Khả năng đáp ứng bình quân (%) Số năm thiếu nước Số tháng thiếu nước Khả năng đáp ứng bình quân (%) 1 TX Bắc Kạn,Chợ Mới 12 13 58.63 2 2 56.07 2 Định Hóa 35 38 53.56 24 26 54.89 3 Đại Từ, Phú Lương 49 113 42.48 47 75 42.27 4 Bơm Đồng Hỷ, TPTN, Phú Lương 29 37 69.13 8 13 70.81 5 Đồng Hỷ 24 26 36.08 2 2 24.98 6 Thượng Núi Cốc 49 106 40.52 47 68 40.24 7 Hạ Núi Cốc 27 40 24.70 18 26 12.23 8 T/C Thác Huống 48 112 44.00 19 33 15.89
9 Bơm Sông Cầu 15 24 53.69 4 4 59.69
Chi tiết về các năm thiếu nước, tháng thiếu nước, số tháng thiếu nước và phần trăm đáp ứng nước thiếu của các khu thiếu nước trong trường hợp đề xuất giải pháp được trình bày trong Phụ lục 3.