1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước về xây dựng ở chính quyền cơ sở

16 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 92 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã thu được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nguy cơ, thách thức về thể chế pháp luật; hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương,… trước những phát triển tất yếu khách quan của kinh tế thị trường và những biến động của xã hội: các trào lưu phương Tây; dân số phát triển; tốc độ đô thị hóa;…Điều này, càng đòi hỏi nhà nước phải không ngừng cải cách, hoàn thiện thể chế, phân cấp hợp lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước và hiệu quả cung ứng dịch vụ công cho xã hội dân sự. Thực trạng, quản lý nhà nước ở cơ sở, trong đó có chính quyền phường luôn luôn là vấn đề “nóng” trong điều kiện hiện nay. Bởi lẽ, chính quyền phường là đơn vị hành chính lãnh thổ thấp nhất, gần dân nhất do vậy, vừa phải tổ chức thực thi công vụ (quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trên địa bàn) vừa phải đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng của dân cư. Những vướng mắc từ năng lực, đạo đức của cán bộ, công chức phường và thể chế pháp luật đã tạo ra những mâu thuẫn trong quản lý, đặc biệt là quản lý về xây dựng nhà ở: Từ quy hoạch, xây dựng, thủ tục cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,… không đảm bảo kỷ cương pháp chế, vô hình dung tạo ra những bức xúc trong dư luận, tình trạng khiếu kiện kéo dài, mất ổn định đời sống dân cư và trật tự công cộng. Theo tinh thần Nghị quyết số 17NQTW ngày 182007 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và Chỉ thị số 142007CTTTg ngày 13062007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị, nhằm từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện đại, văn minh theo Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiểu luận xác định “Quản lý nhà nước về xây dựng ở chính quyền cơ sở” làm nội dung nghiên cứu.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã thu được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nguy cơ, thách thức về thể chế pháp luật; hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương,… trước những phát triển tất yếu khách quan của kinh tế thị trường và những biến động của xã hội: các trào lưu phương Tây; dân số phát triển; tốc độ đô thị hóa;…Điều này, càng đòi hỏi nhà nước phải không ngừng cải cách, hoàn thiện thể chế, phân cấp hợp lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước và hiệu quả cung ứng dịch vụ công cho xã hội dân sự

Thực trạng, quản lý nhà nước ở cơ sở, trong đó có chính quyền phường luôn luôn là vấn đề “nóng” trong điều kiện hiện nay Bởi lẽ, chính quyền phường là đơn vị hành chính lãnh thổ thấp nhất, gần dân nhất do vậy, vừa phải tổ chức thực thi công vụ (quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trên địa bàn) vừa phải đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng của dân cư Những vướng mắc từ năng lực, đạo đức của cán

bộ, công chức phường và thể chế pháp luật đã tạo ra những mâu thuẫn trong quản lý, đặc biệt là quản lý về xây dựng nhà ở: Từ quy hoạch, xây dựng, thủ tục cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,… không đảm bảo kỷ cương pháp chế, vô hình dung tạo ra những bức xúc trong dư luận, tình trạng khiếu kiện kéo dài, mất ổn định đời sống dân cư và trật tự công cộng

Theo tinh thần Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 13/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị, nhằm từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện đại, văn minh theo Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiểu luận xác định “Quản lý nhà nước về xây dựng ở chính quyền cơ sở” làm nội dung nghiên cứu.

Trang 2

NỘI DUNG I- XÁC ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở chính quyền cơ sở nói chung và chính quyền phường nói riêng là vấn đề có nội hàm rộng, liên quan đến nhiều nội dung phức tạp Chẳng hạn như: Vấn đề quy hoạch khu vui chơi, giải trí, công cộng, khu dân cư; quy hoạch đất đai của tổ chức, cá nhân; quản lý xây dựng công trình, nhà ở;

… Do có nhiều nội dung, tiểu luận xác định phạm vi nghiên cứu: “xử lý vi phạm xây dựng trái phép ở đơn vị hành chính phường”, thông qua tình huống được đăng trên

báo Lao động số 213, ngày 16 tháng 09 năm 2008: “Vừa qua, Báo Lao động đã nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Xuân Quyên (số 106 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) về việc xử lý của Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống trong sai phạm xây dựng thiếu nghiêm minh, không công bằng Cụ thể, ông Quyên cho biết, tại cuộc họp ngày 20 tháng 12 năm 2007, Ủy ban nhân dân phường có nêu một số gia đình tại số nhà 106 đã xây dựng sai phép và sẽ xử lý những hộ nào sai phạm trước Tuy nhiên, thực tế trong khi Ủy ban nhân dân phường ra quyết định cưỡng chế phần thiết kế sai của nhà ông Quyên thì một số hộ khác cũng có sai phạm trước đó lại không hề bị đả động đến Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Đặng Đình Bằng-Phó chủ tịch

Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống-thừa nhận, đúng là trong cuộc họp nói trên có

đề cập đến vấn đề xử lý những sai phạm tại 106 Hàng Trống, nhưng đó chỉ là “giải pháp tình thế” để giải quyết tình trạng khiếu kiện kéo dài với mong muốn ổn định trật

tự xây dựng tại đây Vì diện tích tương đối hẹp nên trong quá trình làm nhà, các hộ đã

tự thỏa thuận để bố trí công trình cho hợp lý, nhưng sau đó lại phát sinh kiếu kiện vì không bằng lòng với nhau Do sai phạm của nhà ông Quyết có liên quan đến phần diện tích đang tranh chấp, nên Ủy ban nhân dân phường phải xử lý trước Về việc gia đình bà Phạm Thị Viên chỉ có hơn 11 m2 nhưng đã xây mới lên 4 tầng, xây lấn chiếm khoảng không mặt đường, làm sai thiết kế bản vẽ; ông Phạm Gia Vân chưa có giấy phép xây dựng bổ sung, ông Bằng cho biết: Ủy ban nhân dân phường có biết sự việc này Đối với công trình của bà Viên vì được hợp khối cùng những nhà bên cạnh xây dựng lúc nên có thể xây dựng được; còn giấy phép bổ sung, phường cũng đã yêu cầu

Trang 3

chủ nhà xuất trình nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa có Theo ông Bằng, vì hầu hết các công trình đều hoàn thiện, các gia đình đã vào sinh sống ổn định và để tạo sự ổn thỏa nên tạm thời chưa xử lý Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân phường sẽ tiếp tục tổ chức hòa giải giữa các gia đình, tránh khiếu kiện kéo dài.”

II- MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG

Quả thật, tính phức tạp của yêu cầu quản lý nhà nước và thực tiễn nảy sinh từ đời sống dân cư, luôn đòi hỏi chính quyền cơ sở phải công bằng, dân chủ, công khai

và hợp pháp Song, những thái độ “thờ ơ”, “bàng quan”, và “thiếu trách nhiệm” của cán bộ, công chức cấp xã (xã, phường, thị trấn) và những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thiếu khách quan của chính quyền đã tạo ra khoảng cách và thái

độ “không thân thiện” giữa người dân và chính quyền;… Tình huống trên cho thấy, tính thiếu công bằng trong xử lý xây dựng nhà ở sai phạm ở phường Hàng Trống cho thấy, sự buông lỏng quản lý của cấp trên trực tiếp (chính quyền quận) và những hành

xử theo kiểu “tình cảm” hay “cảm tính” của cán bộ, công chức có thẩm quyền trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đây không phải là hiện tượng cá biệt ở nước ta hiện nay, và việc xử lý không nghiêm minh, dứt điểm của các cấp chính quyền càng làm cho tình hình phức tạp ở nhiều địa phương Qua tình huống này tiểu luận mong muốn:

- Làm sáng tỏ nguyên nhân về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính quyền phường không được người dân “tôn trọng” và chấp hành

- Xây dựng phương án xử lý thực trạng trên góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quyết định hành chính ở chính quyền phường

III- NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN

Nguyên nhân là những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh tình trạng quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được chấp hành theo quy định của pháp luật Tình trạng quyết định quản lý hành chính không có “uy lực”; xử lý sai phạm về xây dựng theo “cảm tính” của cán bộ, công chức tại số nhà

106 phường Hàng Trống làm nảy sinh tiền những tiền lệ xấu về tệ buông lỏng quản lý

Trang 4

và gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ dân cư Về cơ bản có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

1- Những nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những yếu tố, điều kiện khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lý, chính quyền cơ sở, làm phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyết định xử lý vi phạm xây dựng trái phép thiếu công bằng ở phường Hàng Trống Về cơ bản có thể thấy:

Nền kinh tế thị trường phát triển tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trong đó nhu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt như về nhà ở, chỗ ở, nội thất,… đã làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến xây dung, cảnh quan, kiến trúc,…

Mặt khác, nếu trong thời kỳ bao cấp đất đai không có giá trị thì trong điều kiện kinh tế thị trường nó trở nên có giá nên các vấn đề liên quan đến đất đai trở nên phức tạp hơn

Điều đó đòi hỏi cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy phải thích ứng, đáp ứng các điều kiện khách quan của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng và hưởng thụ của nhân dân

2 Những nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan là những yếu tố phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất, ý chí chủ quan của các chủ thể có liên quan dẫn đến tình trạng “thả nổi” việc xây dựng trái phép và “cố tình” xây dựng trái phép ở phường Hàng Trống Qua tình huống trên

có thể thấy, nguyên nhân chủ quan chủ yếu vẫn thuộc về thể chế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền phường và thanh tra xây dựng phường hiện nay Cụ thể:

Thứ nhất, nguyên nhân xác định chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở (phường Hàng Trống) trong công tác quản lý xây dựng trên địa bàn.

Trang 5

Việc phân cấp quản lý về xây dựng được tổ chức ở cấp tỉnh (Sở Xây dựng-Điều 8, khoản 8)[1] và ở cấp huyện, đó ở các quận (Phòng quản lý đô thị- Điều 8, khoản 1 điểm b)[2] là cơ quan có chức năng tham mưu chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị Đối với chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), Điều 28, Luật xây dựng năm 2003, xác định Ủy ban nhân dân cấp xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và Điều 34 quy định: “ (1)…(b) quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch;… (đ) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá

dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng; (2) Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm về những công việc quản lý được giao…” Như vậy, việc phân cấp theo dọc giữa cơ quan có thẩm quyền chung (UBND) và cơ quan có thẩm quyền riêng (các cơ quan chuyên môn, ) chưa được thực hiện đồng bộ, cơ sở pháp lý tản mản ở nhiều loại văn bản khác nhau Điều này dẫn đến thực trạng, chính quyền phường có chức năng, có nhiệm vụ nhưng không được thực hiện theo đúng thẩm quyền Mặt khác, quan hệ ngang giữa cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được thực hiện theo cơ chế “tham mưu” của cán bộ chuyên môn nên vấn đề xác định trách nhiệm rất khó khăn Chính từ những hạn chế này đã tạo nên việc đùn đẩy trách nhiệm, vô trách nhiệm và thờ ơ trước những kiến nghị ảnh hưởng đến quyền lợi

và an toàn của người dân sống trong khu dân cư Trong khi đó, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ làm công tác quản lý xây dựng được quy định tại Nghị định

số 180/2007/NĐ-CP ngày 01/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, Điều 10, khoản 1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: “(a) Đôn đốc, kiểm tra tình hình trật

tự xây dựng đô thị trên địa bàn, ban hành kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền; (b) Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm; (c) Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự

Trang 6

xây dựng đô thị trên địa bàn” Song, hiện tượng xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang công cộng,… ở những hộ dân số nhà 106 phường Hàng Trống vẫn không được thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời Chỉ đến khi có khiếu kiện của ông Quyên về sự bất công bằng trong xử lý, chính quyền phường Hàng Trống (Phó chủ tịch phường) mới công bố lý do là không biết và các hộ đã ổn định nên khó giải quyết Như vậy, việc không thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền phường Hàng Trống thì

đã rõ, nhưng vấn đề xác định trách nhiệm thuộc về cá nhân chủ tịch hay phó chủ tịch thì hiện vẫn là dấu hỏi đối với hệ thống thể chế hiện nay Việc các quy định từ trên xuống theo thì quá nhiều, nhưng vẫn chủ yếu mang tính mệnh lệnh thứ bậc, tính

“chấp hành” do vậy, tình trạng “bỏ quên” hay “không quản lý” một số nội dung trên địa bàn vẫn không thể xác định được trách nhiệm và tính phải chịu trách nhiệm

Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan thanh tra xây dựng, thanh tra viên trong lĩnh vực xây dựng ở khu dân cư và thực hiện cưỡng chế xây dựng trái pháp luật ở khu dân cư đô thị.

Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng chỉ xác định phân cấp từ: Thanh tra Bộ; Sở (cấp tỉnh ) và Phòng (cấp huyện) bao gồm có thanh tra hành chính và thanh tra xây dựng có thể tiến hành thanh tra định kỳ theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (khoản 3, Điều 18) Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/06/2007 thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn của Thủ tướng Chính phủ, tại

TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì thanh tra xây dựng chịu sự chỉ đạo, tổ chức và quản lý của UBND phường và có thẩm quyền lập biên bản về vi phạm pháp luật; trình Chủ tịch UBND phường ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phã dỡ công trình vi phạm theo trình tự; với cơ cấu 01 Phó chủ tịch UBND phường phụ trách và có từ 03 đến 04 thanh tra viên Điều 8 Quyết định 89/2007/QĐ-TTg xác định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Chánh thanh tra và thanh tra viên: “(1)Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp phường có thẩm quyền: (a) Quyết

Trang 7

định đình chỉ thi công đối với tất cả các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn; (b) Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn, trừ các trường hợp quy định thuộc quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; (3)…thanh tra viên xây dựng cấp quận và cấp phường đang thi hành công vụ được xử phạt theo thẩm quyền quy định tại khoản

1 điều 38 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính”

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và thanh tra phường Hàng Trống đối với việc hàng loạt gia đình xây dựng không phép mà không có “động thái”

gì, trong khi đó khi xử lý chỉ xử lý 01/06 hộ vi phạm ? Mặt khác, việc vi phạm xây dựng của các hộ dân trong một thời gian dài để hoàn thiện một căn nhà, nhưng sao thanh tra viên quản lý phường về xây dựng lại không biết ? Không thực thi hoạt động công vụ của mình theo quy định ? Đây là những câu hỏi, không dễ trả lời đối với các quy định theo kiểu chỉ xác định “quyền” mà không xác định “trách nhiệm” của văn bản pháp quy hiện nay Các quy định trên, đã tạo ra khoảng cách trong mối quan

hệ giữa Chủ tịch, Phó chủ tịch phường và thanh tra viên Cụ thể, Chủ tịch, Phó chủ tịch chỉ ngồi chờ báo cáo và nghe báo cáo về tình hình vi phạm xây dựng từ thanh tra viên nên việc thanh tra viên không báo cáo thì chính quyền cũng không biết

Như vậy, vẫn cái lối mòn, đổ lỗi do cơ chế “quản lý hành chính công truyền thống” nên “trên bảo đâu thì đi đấy, bảo đánh đâu là đánh đó” Đồng thời, điều này phản ánh tính thụ động, ỷ nại, chông trờ của các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở hiện nay

Bên cạnh các nguyên nhân trên còn phải kể đến các nguyên nhân khác như:

- Năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra phường Hàng Trống Qua tình huống trên cho thấy:

+ Năng lực của thanh tra viên, Chủ tịch và Phó chủ tịch phường Hàng trống còn chưa “xứng tầm” Điều này phản ánh thông qua việc: “bỏ ngỏ” quản lý xây dựng trái phép của 06 hộ dân số nhà 106 Nếu như, không có lá thư nhờ đến Báo Lao động của ông Quyên có lẽ những vụ vi phạm xây dựng này cứ thế “chìm” dần vào quá khứ

Trang 8

+ Đạo đức của cán bộ thanh tra viên, Chủ tịch và Phó chủ tịch phường Hàng Trống Đây là dấu hỏi lớn sung quanh việc “cố tình” làm “ngơ” của nhà quản lý Mặt khác, trong xử lý vi phạm lại có sự phân biệt đối xử,…? Nếu như các hộ dân ở số nhà

106 phường Hàng Trống, không có sự “bật đèn xanh” của thanh tra viên, Chủ tịch, Phó chủ tịch phường thì làm làm có thể xây dựng được đến khi hoàn thiện và an cư Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều địa phương, việc xây dựng nhà trên đất canh tác, ao,… chỉ cần có sự ngầm “đồng ý” với chính quyền và thanh tra xây dựng là có thể xây dựng ngang nhiên, bất chấp dư luận và sự an toàn sinh hoạt của khu dân cư + Ngại va chạm và không kiên quyết đấu tranh của Chủ tịch và Phó chủ tịch phường có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ qua, làm ngơ những việc vi phạm mà thanh tra viên không báo cáo Thậm trí, có thể có sự “liên kết” trong việc bao che những sai phạm khi xây dựng của các hộ gia đình tại 106 Hàng Trống

- Trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân Trong tình huống này có thể xảy ra hai trường hợp: Một là người dân biết pháp luật-tức biết việc xây dựng là trái phép nhưng vẫn cố tình xây vì có hậu thuẫn; hai là, hoàn toàn không biết về hành vi xây dựng trái phép của mình vì quy định quá nhiều,… Song, dù trường hợp nào thì sự thiếu ý thức của người dân có hành vi xây dựng trái phép và người dân sống sung quanh khi thực hiện nghĩa vụ công dân là biểu hiện cơ

bản nhất hiện nay Hiện tượng “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” đã tạo ý thức về lợi ích cá

nhân, lợi ích gia đình lên trên hết, dễ bỏ qua và không quan tâm đến những vấn đề không liên quan đến quyền, lợi ích của mình Tình huống phản ánh ông Quyên vì thấy sự thiếu công bằng trong xử lý của chính quyền phường mới tiến hành làm đơn, thư tố cáo đã phản ánh khá trung thực về sự hợp cư trong các khu đô thị hiện nay

IV- HẬU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM XÂY DỰNG TRÁI PHÁP LUẬT KHÔNG NGHIÊM

Việc không xử lý kiên quyết các vi phạm của chính quyền phường đã tạo

nhiều hệ lụy có tính chất dây truyền của hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng và xáo trộn đời sống dân cư trên địa bàn Những hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng có thể:

Trang 9

- Hậu quả trực tiếp tác động đến các quyết định hành chính và hành vi hành chính của chính quyền phường Hàng Trống không được ông Ngọc và các hộ dân chấp hành Điều này ảnh hưởng đến uy tín, hiệu lực của các quyết định đối với người dân, tổ chức trên địa bàn Mặt khác, tạo ra tiền lệ xấu trong phương thức tổ chức quản

lý và xử lý những sai phạm về các lĩnh vực khác

- Những thiệt hại đối với người có nhà xây dựng không phép, trái phép, , khi

bị cưỡng chế tháo dỡ phần vi phạm Đây là hậu quả có thể ước tính được bằng vật chất đối với chính bản thân những người vi phạm

- Gây mất mỹ quan, cảnh quan đô thị và an toàn khu dân cư Thực tế, chính quyền phường Hàng Trống để cho hộ gia đình bà Viên chỉ có 11 m2 mà xây dựng đến 4 tầng là không thể chấp nhận được về mỹ quan, kiến trúc và mức độ an toàn khu dân cư

- Gây mất trật tự xã hội, tình trạng người dân như ông Quyên khiếu kiện kéo dài, gây mất đoàn kết nội bộ là những hậu quả của việc xử lý không kiên quyết, thiếu công minh và nghiêm minh mà cán bộ, công chức chính quyền phường Hàng Trống

xử lý đối với các hộ gia đình tại số nhà 106

V- PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Để xử lý được tình huống trên, có thể có nhiều phương án giải quyết trên

nhiều góc độ và quan điểm khác nhau Song, về cơ bản đề vừa đảm bảo tính hợp pháp, vừa đảm bảo an ninh, đoàn kết nội bộ,… theo tôi có thể xử lý theo các phương án:

* Phương án một: Kiên quyết xử lý những trường hợp sai phạm theo quy định

của pháp luật hiện hành-tức thóa dỡ toàn bộ phần xây dựng trái phép, không phép

- Ưu điểm:

+ Đảm bảo tuân thủ pháp luật nghiêm minh

+ Lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn phường Hàng Trống

- Nhược điểm:

Trang 10

+ Có những trợ ngại từ phía các hộ gia đình đã sinh sống.

+ Năng lực của cán bộ, công chức phường

- Kế hoạch tiến hành:

+ Làm theo đúng trình tự thủ tục về thanh tra đột xuất, biên bản thanh thanh, quyết định xử phạt và quyết định cưỡng chế

+ Tổ thực thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành

+ Tốn kém tiền của và thời gian tiến hành

* Phương án hai: Tiến hành xác định trách nhiệm, xử lý những cán bộ, công

chức phường có sai phạm

- Ưu điểm:

+ Chấn chỉnh công tác quản lý xây dựng ở phường nhằm xây dựng đội ngũ cán

bộ có năng lực và có phẩm chất đạo đức

+ Tạo ra lòng tin của nhân dân với chính quyền

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của Chủ tịch phường và Chánh thanh tra xây dựng quận

+ Tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình của mỗi cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt và trong công tác

* Phương án ba: Kết hợp cả hai phương án trên

- Ưu điểm:

+ Phát huy tốt các ưu điểm của mỗi phương án

+ Khắc phục được những nhược điểm của mỗi phương án

- Nhược điểm: Chủ yếu vẫn phụ thuộc và năng lực và sự công tâm của cán bộ,

công chức phường và Chánh thanh tra xây dựng quận

Ngày đăng: 01/08/2017, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4- Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/06/2007 về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị Khác
5- Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Khác
6- Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khác
7- Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng Khác
8- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 01/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Khác
9- Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/06/2007 thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn của Thủ tướng Chính phủ.10- Báo Lao Động Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w