Đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Họ có trọng trách rất lớn trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và trong sự nghiệp “trồng người”. Chính đội ngũ này đã, đang và sẽ góp phần giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho những chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, tư duy khoa học, năng động, sáng tạo, xây dựng niềm tin vào tương lai của đất nước và dân tộc
Những năm qua, đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc hình thành, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp biện chứng duy vật, nhân sinh quan cách mạng thông qua các tri thức khoa học của các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đã và đang tích cực tham gia vào việc tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thông qua bài giảng và hoạt động thực tế của bản thân.
Cùng với sự đổi mới của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, trên lĩnh vực công tác tư tưởng lý luận nhằm thực hiện Nghị quyết TW5 khoá IX về công tác tư tưởng, lý luận và Quyết định 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và môn Chính trị trong các
trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” đã triển khai một cách khá cụ thể và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Quá trình xây dựng bộ chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, tạo dựng các cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc, tài liệu, ban hành các qui định thi, kiểm tra, quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đổi mới tổ chức quản lý thành lập các khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng.
Trước hết đó là mở các lớp bồi dưỡng tích luỹ chứng chỉ theo hướng chương trình cao học hoặc nghiên cứu sinh giải quyết cấp bách những chuyên đề phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời tích luỹ chứng chỉ để khi đủ điều kiện và đáp ứng yêu cầu sẽ được tiếp tục nâng cao hoàn thành trình độ cao học. Với hình thức, này Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo hơn 500 giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đạt trình độ thạc sỹ.
Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở 3 khóa đào tạo giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được 300 người cho các trường đại học và cao đẳng toàn quốc, chuẩn bị điều kiện để đưa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy. Do có sự chuẩn bị trước, nên chương trình, giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được ban hành và đưa vào giảng dạy từ năm 2003 trong các trường đều thực hiện thuận lợi, bảo đảm chất lượng vì đây là môn học hoàn toàn mới.
Hàng năm, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đều duy trì tổ chức mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về những thành tựu lý luận trong lĩnh vực giáo dục lý luận, đường lối quan điểm của Đảng, về các Nghị quyết Trung ương, phương
pháp giảng dạy, tình hình trong nước và quốc tế, về nội dung chương trình, giáo trình mới được ban hành đảm bảo cho việc giáo dục lý luận được cập nhật với những thành tựu mới và đi đúng đường lối định hướng phát triển của đất nước, không để xảy ra những sai sót về quan điểm, đường lối trong giảng dạy lý luận.
Theo qui định mỗi năm được nhà trường cấp kinh phí (10 ngày) tổ chức đi thực tế, khảo sát, tham quan các di tích lịch sử cách mạng theo đề cương nghiên cứu và có thu hoạch sau đợt đi, đã tạo cho họ gắn lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng bài giảng, tạo cho giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học gắn với cuộc sống hơn. Một số giảng viên Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được tham gia đoàn công tác đi nghiên cứu thực tế ở nước ngoài để tham khảo việc tổ chức giảng dạy, học tập lý luận chính trị ở Trung Quốc hoặc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, Triết học ở một số nước như Pháp, Đức, Nga…
Đến nay, phần lớn giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tham gia các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới". Một số giảng viên đã tham gia các lớp bồi dưỡng các chuyên đề chuyên sâu phục vụ từng môn học, chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho giảng viên dạy môn thứ hai ở những trường thiếu giảng viên các môn học. Đã góp phần nâng cao trình độ đội ngũ và phần nào đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
Hiện nay, việc tuyển thêm giảng viên mới bổ sung thiếu hoặc thay thế những người về hưu từ các trường đào tạo chuyên ngành, như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sư phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoặc tuyển những người tốt nghiệp của trường rồi cho đi bồi dưỡng, đào tạo bằng hai….Bằng những nguồn đó đã bổ sung được một lực lượng đáng kể cho các trường.
Bắt đầu từ năm 2005 đến năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuẩn hoá, cập nhật kiến thức cho giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học và cao đẳng, nhất là đối với những giảng viên dạy không đúng chuyên ngành đã được đào tạo.
Đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không những hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình mà họ còn tham gia vào công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho sinh viên như tuần sinh hoạt chính trị đầu khoá, đầu năm học, thi tìm hiểu nhân các ngày kỷ niệm lớn, phong trào nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc hướng dẫn sinh viên đi thực tế môn học, rèn luyện trong các phong trào tình nguyện…
Cùng với việc bồi dưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên các môn học này cũng đã được bồi dưỡng về đề tài KX 10 - 08 về phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để hiểu rõ đặc điểm của các môn khoa học và tính đặc thù về phương pháp giảng dạy của nó. Vì vậy, về nghiệp vụ sư phạm, về phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nâng lên đáng kể về nhận thức cũng như về vận dụng vào trong giảng dạy như:
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng vừa bảo đảm tính lôgíc khoa học vừa gắn với thực tiễn Việt Nam, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị cho mỗi giai đoạn, tạo hứng thú cho sinh viên.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ đạo của giảng viên, tính chủ động của sinh viên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng chương, từng bài mà đa dạng hoá các hình thức dạy học như kết hợp lối giảng dạy truyền thống với nêu vấn đề, tăng
đối thoại, từng bước xoá bỏ lối đọc chậm cho sinh viên ghi, học thuộc lòng bài ghi được, thực hiện phương pháp dạy cho sinh viên cách học và sinh viên học theo cách dạy của giảng viên, nhiều giảng viên đã tạo ra một không khí mới tranh luận đối thoại của sinh viên và giảng viên. Với cách dạy và cách học này một số giảng viên đã giảm được thời gian lên lớp chỉ còn 50 - 60% so với thời gian qui định với số lượng sinh viên một lớp vừa phải để tăng thêm thời gian tự nghiên cứu, tự học tập của mỗi sinh viên.
- Tăng cường đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy như lập các sơ đồ, biểu đồ, mô hình, đèn chiếu, đĩa CD, máy overheader, powerpoint, sử dụng băng hình. Hình thức này tuy chưa nhiều giảng viên sử dụng được nhưng đều là nhân tố quan trọng để thúc đẩy mọi giảng viên phải suy nghĩ và cố gắng thực hiện nhằm nâng cao tay nghề và chất lượng bài giảng.
- Tăng cường thực hiện xêmina với thời lượng 1/3 thời gian qui định của chương trình, nhiều giảng viên đã vận dụng nhiều hình thức đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức như: thảo luận theo nhóm 25 - 30 người với điều kiện sinh viên phải có nhiều nghiên cứu tài liệu trước theo gợi ý của giảng viên, hoặc hội thảo theo chủ đề, đi khảo sát thực tế, tham quan sinh hoạt câu lạc bộ, viết tiểu luận, đề án môn học… đặt sinh viên vào vị trí trung tâm trong các hoạt động nhận thức, tu dưỡng rèn luyện.
Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về giảng dạy và học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, như bảo đảm nội dung chương trình, kiểm tra sau mỗi học trình và thi kết thúc học phần. Hiện nay, đang chuẩn bị các điều kiện theo hướng dẫn về thi cuối khoá các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 02/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/2/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi cuối khoá các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các khóa tuyển sinh từ năm 2002. Đây là một quyết định rất quan trọng nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên trước khi ra trường xét tốt nghiệp, nâng cao vị trí của các
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong mục tiêu đào tạo toàn diện.
Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu của giảng viên đại học, mặc dầu phải đảm đương giảng dạy quá căng thẳng, nhưng mặt nghiên cứu khoa học vẫn được duy trì ở mức độ nhất định, tuỳ theo trình độ khả năng từng người và điều kiện từng trường nhưng mỗi giảng viên vẫn tham gia nghiên cứu khoa học theo các đề tài cấp khoa, cấp trường, cấp bộ và một số tham gia các đề tài khoa học cấp quốc gia. Thông qua các hội thảo khoa học do trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương tổ chức, các báo cáo khoa học đã đề xuất được nhiều giải pháp có giá trị như Hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Triết học toàn quốc được tổ chức tháng 11/2003 tại Hải Phòng, hội thảo Khoa học Lý luận và Thực tiễn do Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương tổ chức tháng 3/2003, các đề tài nghiên cứu thí điểm mô hình hoá các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và từng bước đưa vào thí điểm từ năm học 2005 - 2006. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo các trường xây dựng thí điểm các đề án đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng lấy người học làm trung tâm và áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đối với các khối ngành kỹ thuật (đã nghiệm thu trong năm 2005), khối ngành sư phạm, khoa học xã hội - nhân văn, nông - lâm - ngư sẽ được nghiệm thu vào năm 2006. Trong năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo tổ chức xây dựng các phim ảnh, băng đĩa CD… phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường, tạo ra những cơ sở vật chất và điều kiện để đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy và học tập các môn học này trong những năm tới.
Về tổ chức quản lý chỉ đạo giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hầu hết các trường có từ 3.000 sinh viên trở lên đã thành lập các khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định 494/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với quyết định này vị trí, vai trò các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngang tầm với các bộ môn khoa học cơ bản, cơ sở hoặc chuyên ngành trong các trường.
Cách tổ chức quản lý theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã giúp cho các giảng viên các môn học lý luận chính trị có điều kiện hỗ trợ, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng tổ chức rời rạc, bị phân tán, xé lẻ trước đây, tuỳ tiện lúc thì lắp ghép vào các khoa cơ bản, lúc để trong phòng chính trị… đã tạo ra sự tách rời ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn Việt Nam. Cách tổ chức quản lý này đã làm cho các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là những môn khoa học thống nhất giữa tính chính trị, tính thực tiễn và tính sư phạm trong nhà trường.
Các khoa/bộ môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được trang bị sách kinh điển như: Các Mác - Ph Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí Minh, Văn kiện Đảng toàn tập, tuyển tập, các tác phẩm kinh điển lẻ, sách, báo tạp chí chuyên ngành của trường, các điều kiện máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với các biện pháp đồng bộ trong mấy năm qua đã làm thay đổi cơ bản đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoà nhập cùng với các hoạt động giáo dục đào tạo, khắc phục tình trạng biệt lập, “vương quốc riêng” như quan niệm trước đây.
Giảng viên các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường có tới 80% đứng trong hàng ngũ của Đảng (xin xem thêm phụ lục) nên đều tin tưởng vào tính khoa học và tính cách mạng chân chính
của Chủ nghĩa Mác-Lênin và sự vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phấn khởi trước những thành tựu to lớn qua hai mươi năm của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cho nên giảng viên kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng, có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà