nghiệp của đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học.
Qua điều tra và qua khảo sát thực tế tại 89 trường đại học trong toàn quốc và 156 sinh viên của 7 trường Đại học gồm: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Hồng Đức, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hải Phòng, Đại học Huế, Đại
học Sư phạm Đồng Tháp đều cho thấy, đại đa số sinh viên cho rằng họ chưa thật sự ham thích các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà chỉ học với tinh thần trả thi, còn có không ít sinh viên chưa nhận thức đầy đủ việc học tập các môn khoa học Mác-Lênin… Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là phương pháp giảng dạy của giảng viên, nhiều giảng viên lên lớp chỉ là đọc bài giảng, sinh viên ghi chép suốt buổi không để lại một dấu ấn gì trong suốt bài giảng.
Qua một cuộc khảo sát khác đối với cán bộ, giảng viên được hỏi cho rằng: phương pháp giảng dạy của thầy ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên. Cũng có ý kiến cho rằng, muốn có chất lượng, hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sau khi có chương trình, giáo trình môn học thì không thể không chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên. Yếu tố cơ bản để tạo nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là đội ngũ giảng viên, với vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, là người truyền đạt tri thức lý luận, góp phần hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan và đạo đức cách mạng cho sinh viên, để qua đó hình thành lý tưởng niềm tin một cách có cơ sở khoa học. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ giảng viên sẽ quyết định chất lượng “sản phẩm” mà họ đào tạo ra.
Khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều điểm đặc thù so với khoa học khác, vì vậy người thầy giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngoài yêu cầu phải có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, có năng lực sư phạm thì còn phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức xã hội rộng, phải cập nhật được thông tin, có khả năng phát hiện và giải quyêt những vấn đề của lý luận và thực tiễn đặt ra, phải
hiểu sâu sắc nội dung khoa học, ý nghĩa thực tiễn mỗi kiến thức của môn học mình dạy, như vậy người giảng viên mới có tâm huyết với môn mình dạy thì mới có thể dạy hay, dạy tốt hơn.
Thực tế cho thấy, người thầy cần tạo cho sinh viên hứng thú với môn học. Muốn tạo niềm tin với sinh viên, giảng viên phải có lượng kiến thức sâu, rộng, phương pháp giảng phải có sự lôi cuốn, thuyết phục người nghe, có phương pháp sư phạm tốt sẽ tác động tới mọi đối tượng sinh viên. Muốn vậy, giảng viên phải có ý thức tự giác rèn luyện, tự tu dưỡng, tích luỹ kiến thức, sắp xếp tư liệu, trau dồi nghiệp vụ, qua việc tự tìm đọc, quan sát thực tế, tích cực ghi chép, sắp xếp tư liệu để sử dụng thuận tiện.
Đương nhiên để thực hiện được các yêu cầu của giảng viên, đòi hỏi mỗi giảng viên phải nỗ lực cao, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có bản lĩnh khoa học mới, nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản và những kiến thức mới về chuyên môn, hoàn toàn thoát ly được giáo án khi lên lớp, đòi hỏi giảng viên phải tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và có bề dày thâm niên cùng với những hoạt động thực tiễn của họ, và nhất là tâm huyết với nghề và “tất cả vì sinh viên thân yêu”, tất cả vì lợi ích của người học, giúp người học rèn trí thông minh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo. Vì qua việc phát huy tư duy sáng tạo, phương pháp giải quyết các vấn đề, sinh viên sẽ giải quyết được các yêu cầu trong bài học và hơn thế sinh viên có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn sinh động, phức tạp, đa dạng của cuộc sống. Đó là thực hiện được phương pháp “học đi đôi với hành”, “lý luận liên hệ với thực tiễn”, giúp cho sinh viên sau này có khả năng phát triển tư duy lý luận, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Để phát huy được tính tích cực, nâng cao ý thức nghề nghiệp của đội ngũ, ngoài việc yêu cầu nâng cao nhận thức của mỗi giảng viên, tự chịu trách nhiệm, tự trọng, tự tâm huyết với nghề nghiệp của mình thì việc tạo môi trường xã hội thông thoáng nhận thức đúng vị trí của các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo điều kiện thuận lợi cho cả đội ngũ, phát huy tác dụng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu của các cơ quan quản lý lãnh đạo, có tầm rất quan trọng.
Phải thẳng thắn nhìn thẳng sự thật, từ khi đưa các môn khoa học Mác- Lênin (trước kia chưa nói rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh) vào giảng dạy trong các trường đại học, mặc dầu Đảng ta có nhiều nghị quyết, văn bản về công tác này (chỉ thị 102/TW, 25CT/TW, 34CT/TW...) cho đến Quyết định 494QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề đặt ra dưới nhiều hình thức (không nói thẳng) kín đáo là các môn này có cần hay không cần, không cần nhiều thời gian như thế, hoặc có môn, như môn Chủ nghĩa xã hội khoa học không nên học, có trường đã không dạy... Nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, thời đại bùng nổ thông tin và biết bao môn học mới rất cần cho hội nhập như: tin học, ngoại ngữ, kinh tế tri thức… do nhiều sức ép về tài chính, cơ sở vật chất, về chất lượng, hiệu quả đào tạo mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ trước đến nay vẫn tồn tại phổ biến vấn đề này trong giảng viên, cán bộ, sinh viên kể cả cơ quan lãnh đạo, quản lý. Thậm chí có người suy nghĩ cho rằng hầu hết các nước trên thế giới kể cả một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đến nay đều không học các môn học này hoặc đã thay đổi khác hẳn, sinh viên Việt Nam du học ở các nước về vẫn tự phát huy tốt năng lực của họ? Tình trạng phân vân về chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập, kể cả đánh giá kết quả điểm số các môn học của sinh viên trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mặc dầu chính giảng viên chấm bài cho điểm là không đáng tin cậy. Ở nhiều trường với nhiều “lý do”
khác nhau để sinh viên được nghe bài giảng của nhiều “thầy giỏi” như đến nay vẫn xếp lớp tới 150 - 200 sinh viên, các loại đào tạo từ xa, thường xuyên việc học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật đáng lo ngại, sắp xếp trật tự môn học chỉ là lấp chỗ trống, có trường qui mô quá lớn vẫn không thành lập khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc vẫn tổ chức thành các tổ bộ môn trực thuộc, kinh phí cho Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không mang lại lợi ích gì, cái gì từ tờ báo, cuốn tạp chí cũng phải đi “xin” rất khó khăn, cái gì cũng phải “chiếu cố” cho khoa/bộ môn Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… coi đó là những môn học hỗ trợ, môn học phụ mà thôi. Tất cả những xử sự đó đã tạo ra tâm lý coi thường và tác động không tốt tới môi trường giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt thời gian dài ở các trường đại học và cao đẳng.
Để phát huy tính tích cực tự giác và nâng cao ý thức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cần phải thực hiện hàng loạt các biện pháp đồng bộ, toàn diện sau:
+ Cần làm cho mọi người trong toàn ngành, toàn xã hội, giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý, lãnh đạo nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn vị trí yêu cầu của các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong mục tiêu đào tạo toàn diện. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ mục tiêu đào tạo toàn diện, khẳng định nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng; khẳng định vai trò của các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 phê duyệt đề án “Một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng”. Đây là văn bản pháp lý để thể chế hoá quan điểm của Đảng về lĩnh vực giáo dục này,
đòi hỏi không những chỉ nhận thức sâu sắc mà phải thực hiện nghiêm túc và sáng tạo theo chức năng nhiệm vụ được giao, mỗi đơn vị, mỗi người trong cương vị của mình phải chủ động, có trách nhiệm chấp hành một cách có hiệu quả nhất. Bởi vì, không một ngành khoa học nào, một chuyên môn nào vượt ra ngoài sự chi phối của định hướng phát triển của một chế độ chính trị nhất định.
Những nguyên lý, phạm trù, quy luật của khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần đắc lực xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Nó là cơ sở khoa học cho sinh viên tiếp thu tốt kiến thức của các môn khoa học cơ bản, cơ sở chuyên ngành, nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ. Ngày nay, kiến thức các môn học xã hội đã trở thành hành trang không thể thiếu được đối với cán bộ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó, mọi người phải thực hiện đúng đắn, phát huy tính sáng tạo của mình nhằm tham gia vào việc nâng cao hiệu quả các môn khoa học này.
+ Thực hiện đầy đủ nghiêm túc Quyết định 494/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tuỳ theo quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với các trường, Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng được hiệu trưởng uỷ quyền phải trực tiếp chỉ đạo tổ chức các khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh động viên đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phấn đấu vươn lên bình đẳng với các khoa chuyên ngành và đội ngũ giảng viên các môn khoa học chuyên ngành khác. Thực hiện đầy đủ có chất lượng những điều quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: chế độ đào tạo bồi dưỡng giảng viên, tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, biên chế, thành lập khoa, sử dụng kinh phí trang thiết bị, thi tốt nghiệp…tạo điều kiện để giảng viên được phong các chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư
nhằm xây dựng cán bộ giảng viên đầu đàn, cốt cán trong từng bộ môn ngay tại trường.
Để phát huy tính tích cực và ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, điều quan trọng nữa là cần giúp cho sinh viên hiểu đúng vị trí, vai trò của các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những học phần không thể thiếu trong cấu trúc chương trình đào tạo toàn diện ở bậc đại học và thực sự đã là những học phần nằm trong chương trình khung, là một trong các môn thi cuối khoá, xét tốt nghiệp. Do đó sinh viên cần phải xác định được thái độ, động cơ đúng đắn đối với các môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để từ đó tạo ra hứng thú, say mê trong học tập, nghiên cứu chứ không xem nó là sự gò ép, bắt buộc, thì mới có kết quả thực sự, phải thật sự tự giác chuẩn bị những nội dung mà giảng viên đã gợi ý chuẩn bị để cùng thầy và bạn đối thoại, trao đổi, thảo luận sôi nổi tham gia xây dựng bài. Đồng thời động viên, có nhiều biện pháp khuyến khích viết tiểu luận, thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tạo thành phong trào, gây niềm say mê học tập, tích cực tham gia câu lạc bộ sinh viên có liên quan đến phương pháp học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính sinh viên có ý thức đúng và phong trào học tốt các môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và là nguồn cổ vũ, động viên quan trọng thúc đẩy ý thức trách nhiệm, nâng cao lòng yêu nghề của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời khắc phục thái độ coi nhẹ, xem thường các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của một bộ phận cán bộ, giảng viên các bộ môn khoa học khác cũng là một yếu tố quan trọng tạo môi trường tốt, nâng cao ý thức, trách nhiện, nguồn động viên đội ngũ giảng viên lý luận, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học này.