các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay
Để thực hiện tốt và có hiệu quả “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 ”, Nghị quyết số 37/2004/QH 11 của Quốc hội về Giáo dục và Nghị quyết số 14 ngày 2/11/2005 của Chính phủ về việc Đổi mới một cách cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhân tố có vai trò quyết định nhất trong đó có sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học, từ góc độ phương pháp biện chứng, là một tổng thể các mối quan hệ đó, vị trí của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm và giải quyết.
Để nâng cao chất lượng trong việc đào tạo giáo dục con người toàn diện chính là phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [23, tr.310]. Đó là nền giáo dục toàn diện, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong điều 2 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều 3 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”.
Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần tất yếu của tri thức toàn diện mà người sinh viên trong nhà trường được đào tạo, và đặc biệt là tri thức đó đóng vai trò nền tảng cho tất cả mọi lĩnh vực tri thức khác. Bởi vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là nhằm làm cho lĩnh vực tri thức đó trở thành hạt nhân có ý nghĩa bản chất cho quá trình giáo dục, đào tạo sinh viên trong các trường đại học.
Muốn thực hiện được nội dung trên, giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải cung cấp tri thức có hệ thống, cơ bản và hiện đại, để từ đó, sinh viên hứng thú với môn học, nhận thức trên nền tảng tri thức khoa học đã được tiếp nhận, sức sống, ý nghĩa cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để tiếp nhận các tri thức khoa học khác. Chỉ có thể thực hiện việc giáo dục tri thức lý luận một cách hệ thống, khoa học và hiện đại khi năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ được nâng cao.
Trong quá trình giảng dạy, người giảng viên môn học lý luận cần phải nắm được mục tiêu của việc giáo dục tri thức toàn diện là để sinh viên học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục trong nhà trường phải gắn với xã hội, giáo dục gắn với đời sống văn hoá, kinh tế, chính trị. Vì vậy, các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần hết sức quan trọng vào nguyên lý giáo dục đó. Trọng trách này đặt lên vai đội ngũ cán bộ giảng dạy Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên nền tảng giáo dục toàn diện, các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là điều kiện không thể thiếu được, để từ đó, sinh viên tiếp nhận các lĩnh vực khoa học chuyên ngành khác nhau. Nâng cao chất lượng đội ngũ đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ, kiến thức của sinh viên trong trường đại học.
Nền giáo dục của thế kỷ XXI hướng đến một xã hội học tập, dựa trên sức mạnh của tri thức, của trí tuệ con người. Nền giáo dục đó đòi hỏi con người vừa tự khẳng định mình, vừa hoà vào dòng chảy tri thức của thời đại để hoà nhập nhưng không hoà tan. Nền giáo dục đó cũng là điều kiện để mỗi người thắp sáng ngọn lửa năng lực của mình, gắn bó trong cộng đồng xã hội. Bởi vậy, giáo dục đối với chúng ta là chiến lược, là quốc sách hàng đầu, nhằm hướng tới sự phát triển nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chúng ta biết rằng, cơ sở của một nền giáo dục hiện đại phải dựa trên bốn mục tiêu chính của quá trình học tập. Đó là học để nhận thức, học để hành động, học để chung sống với cộng đồng, học để tự khẳng định bản lĩnh của mình. Bốn mục tiêu trên là kết quả của một quá trình học tập các lĩnh vực
tri thức khác nhau, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn học này là tạo dựng nền dạy và học các môn học này là tạo dựng nền móng vững chắc cho sinh viên hướng tới sự phát triển của các mục tiêu giáo dục trên. Đó cũng là biểu hiện sự thống nhất biện chứng giữa mục tiêu và nội dung giáo dục, giữa nhận thức và hành động, giữa lý luận và thực tiễn, giữa phát triển cá nhân và phát triển cộng đồng tập thể, xã hội. Các lĩnh vực tri thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn chỉ được tiếp thu có chất lượng, có hiệu quả khi các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được học tập, nghiên cứu một cách khoa học.
Từ những kiến thức đã có, học đi đôi với hành là một yêu cầu cần thiết, có tính thực tiễn rất lớn trong các trường đại học hiện nay. Bác Hồ đã từng dạy: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” [24, tr.331]. Bác Hồ cũng yêu cầu quá trình học tập phải gắn lý luận với thực tiễn. Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Lý luận bao gồm tất cả mọi lĩnh vực tri thức, trong đó có các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn bao gồm hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, thực nghiệm khoa học và toàn bộ những hoạt động diễn ra trong đời sống hiện thực khách quan. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không chỉ là một yêu cầu của nền giáo dục chúng ta mà còn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Với tính toàn diện của nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, để tạo nên tính toàn diện cho sự phát triển của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Đó cũng là quá trình rèn luyện giáo dục tinh thần công dân, tinh thần lao động, tính hợp tác cùng tồn tại thống nhất trong sự đa dạng, năng lực nghiên cứu khoa học. Các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đem lại động lực
cho sự phát triển nguồn lực con người, phát triển đất nước và hướng tới sự phát triển nhân loại. Vấn đề đặt ra không chỉ là lĩnh hội tri thức khoa học đối với thế hệ trẻ, mà còn là sự thức tỉnh tiềm năng sáng tạo to lớn trong từng cá nhân con người, phát triển mọi tiềm năng của nguồn lực con người, vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Thông qua việc lĩnh hội tri thức nói chung và tri thức các môn khoa học lý luận nói riêng để xác lập mối quan hệ giữa mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt, giữa chiến lược và sách lược trong tiến trình phát triển, giữa cạnh tranh và thống nhất, giữa quan hệ vật chất và tinh thần. Có thể nói rằng, với tư cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận, các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở cho sự lĩnh hội các lĩnh vực tri thức khác nhau, nhằm hướng tới sự phát triển phong phú, đa dạng và toàn diện của con người Việt Nam mới.
Đạo đức sinh viên trong các trường đại học là sản phẩm của quá trình học tập, rèn luyện, trong đó các môn học lý luận có vai trò quyết định. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là điều kiện tiên quyết để rèn luyện những phẩm chất đạo đức cơ bản cho sinh viên. Từ đó sinh viên, từ niềm tin vào chân lý khoa học, trở thành hành động trong thực tiễn để xác lập các phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt đẹp.
Thông qua các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho sinh viên. Bởi lẽ, trong quá trình hội nhập, bản lĩnh dân tộc được thể hiện qua nền văn hoá truyền thống của dân tộc đó. Cần phải làm cho thế hệ trẻ trong trường đại học luôn luôn tự hào với truyền thống dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là công việc của toàn Đảng, toàn dân, trong đó vai trò của các bộ môn khoa học, nhất là khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có giá trị nổi bật.
Truyền thống dân tộc biểu hiện trong các giá trị như lòng yêu nước, yêu độc lập tự do, lòng dũng cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lòng nhân ái,
tinh thần đoàn kết, cần, kiệm. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, có những giá trị truyền thống chưa được phát huy một cách đầy đủ. Do đó, phải làm cho thế hệ trẻ hiểu biết một cách sâu sắc truyền thống dân tộc, để từ đó họ có đủ bản lĩnh trong thời kỳ hội nhập và hợp tác, ngày càng phát triển những giá trị truyền thống đó đến một tầm cao mới.
Mặt khác, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học còn là cơ sở có ý nghĩa quyết định để đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy đạo đức - giáo dục công dân trong các trường phổ thông. Hơn ai hết, đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học phải thể hiện vai trò đào tạo đội ngũ đó, để họ thực sự làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ ngay từ cơ sở ban đầu của học sinh.
Đội ngũ giáo viên dạy học đạo đức - giáo dục công dân này phải là những người có tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực và nhiệt tình, có trách nhiệm cao đối với giáo dục hạt nhân, gương mẫu trong đời sống hằng ngày để học sinh noi theo. Phải thấy rằng, đây là một quá trình đào tạo lâu dài, để từng bước, chúng ta tạo ra được một đội ngũ giáo viên giáo dục đạo đức, giáo dục công dân có trình độ cao, đem lại hiệu quả thật sự cho giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay.
Trong các trường đại học, vấn đề nghiên cứu giáo dục đạo đức vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nâng cao năng lực nghiên cứu vấn đề khoa học đạo đức và giáo dục đạo đức từ các mặt:
- Mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình, tập thể, xã hội.
- Mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
- Quan niệm về các định hướng giá trị như tự do, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, tình bạn, tình yêu,...
- Mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài trong điều kiện kinh tế thị trường.
Nâng cao chất lượng đội ngũ, chính là cơ hội để đội ngũ đó thực hiện công tác nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức và tham gia vào công tác giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả.
Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học, giữa chức năng khoa học và chức năng chính trị trong các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt ra một vấn đề rất thực tế và cần thiết, đó là công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường.
Thông qua các môn khoa học lý luận, những vấn đề chính trị không phải được truyền đạt một cách khô khan, cứng nhắc, mà được khoa học hoá trong các bài giảng sinh động và hấp dẫn. Từ những bài giảng có chất lượng, có sức truyền cảm của các môn học lý luận, sinh viên các trường đại học sẽ được tiếp nhận những vấn đề chính trị, thời sự nổi bật, thông qua sự hiểu biết các môn học. Rõ ràng, công tác chính trị tư tưởng không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, mà còn là ưu thế của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những vấn đề chính trị cần thiết cho sinh viên thông qua giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là:
- Nhận thức được những vấn đề về thời sự thế giới và trong nước, những tin tức nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá.
- Nhận thức được mối quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới, để từ đó rèn luyện bản lĩnh tự lực tự cường, quyết tâm phấn đấu để nước ta sớm sánh vai với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- Tình hình thực tế địa phương nơi cơ sở trường đóng, để có ý thức tham gia một cách tích cực vào các hoạt động xã hội, hoạt động thực tế, nhằm
tăng cường mối quan hệ thống nhất giữa lý luận và thực tiễn khi đang học tập trong trường đại học.
- Những vấn đề nổi bật của nhà trường, nhằm tạo lập ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm sinh viên đối với trường, thầy cô và bè bạn.
Có thể nói, thông qua những vấn đề khoa học trong nội dung bài giảng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Đó là phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng một cách có hiệu quả nhất. Qua hình thức giáo dục này, chất lượng của các bài giảng ngày càng được nâng cao hơn, đội ngũ giảng viên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, vừa nâng cao trình độ khoa học, vừa tăng cường được kinh nghiệm trong công tác chính trị tư tưởng, góp phần đào tạo một cách toàn diện sinh viên trong các trường đại học, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta.
Như vậy, sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện trong hệ quả của quá trình đó, để từ chất lượng đội ngũ, tác động một cách toàn diện tới quá trình giáo dục, đào tạo sinh viên trong các trường đại học. Đó cũng là mục tiêu mà chiến lược giáo dục, đào tạo đặt ra, nhằm phát triển nguồn lực con người có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu - chỉ có thể thực hiện thắng lợi khi đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng tốt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước nhất là nguồn nhân lực