tư tưởng Hồ Chí Minh (xin xem thêm phần phụ lục).
Về hình thức có đủ giảng viên của cả 5 môn học: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng về thực chất, giảng viên môn tư tưởng Hồ Chí Minh là những giảng viên Mác-Lênin được bồi dưỡng để kiêm giảng dạy, ở từng trường cũng không đầy đủ, có trường chỉ có giảng viên được đào tạo một môn phải dạy sang môn khác. Ở các trường nhất là các trường cao đẳng tuyệt đại bộ phận phải giảng dạy kiêm môn là chủ yếu, có giảng viên dạy cả 5 môn.
Về tuổi đời: (xin xem thêm mục lục).
- Dưới 40 tuổi chiếm hơn 40% - Từ 41 - 50 tuổi hơn 30% - Từ 51 - 60 tuổi hơn 20%
Các trường dân lập đa phần là giảng viên đã về hưu, rất ít giảng viên cơ hữu trẻ. Qua thống kế trên ta thấy đội ngũ giảng viên đã được trẻ hoá, nhưng chưa có kinh nghiệm, yếu về tay nghề sư phạm, phương pháp giảng dạy.
Về trình độ đào tạo: đều có bằng cử nhân các chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lại được bồi dưỡng liên tục, có trên 43% đã đạt trình độ sau đại học, ở một số trường đại học đạt trên 95% trình độ sau đại học, nếu so với năm 1998 - 1999 từ chỗ trên 24% trình độ sau đại học thì nay là một bước chuyển biến rõ rệt.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Giảng viên chính chiếm 50% đội ngũ, ở tất cả các trường đại học có 5 giáo sư nhưng đều là những người ở trên tuổi hưu và giảng dạy ở các trường dân lập, 38 Phó giáo sư - một tỉ lệ còn quá ít so với yêu cầu của sự nghiệp đào tạo ở đại học, lĩnh vực khoa học thuộc bản chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà không có giảng viên đầu ngành, thiếu nòng cốt của các bộ môn. Con số trên nói lên chức danh của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề đáng báo động.
Tiêu chuẩn hoá giảng viên theo các chức danh giảng dạy ở các trường đại học mất cân đối nghiêm trọng. Đây cũng là vấn đề nan giải trong những năm sắp tới, vì lẽ giảng viên quá thiếu, phải chạy xô đi giảng, có người dạy 2 -3 ca một ngày, có thu nhập cao (nhiều giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dạy vượt giờ tới 70 triệu đến 100 triệu đồng/năm, chưa tính giảng dạy theo hình thức không chính quy). Vì thế giảng
viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những đối tượng có thu nhập cao chỉ bằng giảng dạy so với đội ngũ giảng viên đang giảng dạy ở trường đại học hiện nay.
Vì lẽ đó đã tạo ra tâm lý thoả mãn với tình hình thu nhập, ít quan tâm tới các vấn đề khác: không suy nghĩ, không có điều kiện áp dụng các phương pháp đổi mới, không sử dụng phương tiện công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy, ít đọc, nghiên cứu tài liệu tham khảo, ít tham gia nghiên cứu khoa học là phổ biến, có tham gia nhưng thiếu đầu tư nên chất lượng chưa cao, nguy cơ suy giảm uy tín của đội ngũ đã được biểu hiện trong sinh viên. Trong báo cáo tham luận của sinh viên Phạm Hoài Nam - lớp điện tử K44 - Đại học Bách khoa Hà Nội đã viết: “Kết quả các môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao, nhiều sinh viên vẫn coi đây là môn học bắt buộc chứ chưa thực sự tự giác, hứng thú để tự nghiên cứu, tìm hiểu một cách chủ động, tích cực”.
- Nguyên nhân của tình trạng trên là:
Một là, xuất phát từ nhận thức của sinh viên còn yếu, chưa thấy được tầm quan trọng của các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh viên chưa có kinh nghiệm học tập cho phù hợp (vì mới được tiếp cận lần đầu) trong khi đây lại là môn học khó. Bởi vì, nhiều khái niệm trong các môn học này rất trừu tượng, có tính khái quát cao, đòi hỏi người học phải có tư duy toàn diện, sắc bén cùng một vốn sống, hiểu biết nhất định, thì mời có thể hiểu, phân tích vấn đề một cách toàn diện. Từ trước đến nay, cứ nói đến Triết học, Kinh tế chính trị… thì ai cũng nghĩ rằng nó khô khan, cao siêu quá, không giống những môn học khác, nên tự nhiên nảy sinh tâm lý ngại học.
Quan trọng hơn chính là phương pháp giảng dạy của giảng viên còn chưa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục được sinh viên, dẫn đến tình trạng học đối phó trong một bộ phận lớn sinh viên. Mà khi sinh viên không tự giác,
thiếu hứng thú thì đương nhiên kết quả học tập thấp và tất nhiên là hiệu quả giáo dục của các môn học này sẽ không cao.
Hiệu quả của việc giảng dạy, học tập phụ thuộc trước hết vào người thầy, người hướng dẫn trực tiếp cho sinh viên. Bản thân những khái niệm, những mệnh đề được đưa ra trong cuốn giáo trình là những khái niệm hết sức cô đọng, trừu tượng, có tính khái quát cao và phần nào có thể là khó hiểu nữa. Nếu giảng viên không giải thích thì không phải sinh viên nào cũng dám chắc rằng mình đã hiểu hết nội dung của vấn đề.
Như vậy, vấn đề đặt ra là giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng viên lên lớp phải chuẩn bị bài giảng rất kỹ, tập trung thời gian tìm hiểu, sưu tầm những dẫn chứng sát thực, dễ hiểu đối với sinh viên từ các nguồn tư liệu khác nhau. Bên cạnh đó người thầy cũng phải đi sâu hơn vào các điều kiện, cơ sở thực tiễn của lý thuyết, chú ý đến tính khoa học, tính thực tiễn của vấn đề. Điều này có lẽ phụ thuộc rất nhiều vào tâm huyết, năng lực của giảng viên.
Thứ hai là cách truyền đạt nội dung, nếu việc giảng dạy chỉ có một chiều: thầy nói trò nghe hoặc thầy đọc trò chăm chỉ ghi nội dung in trong giáo trình, đến lúc thi cứ học thuộc lòng là xong. Như thế thì không sai nhưng sẽ làm cho sinh viên nhàm chán, vì họ chẳng cần tư duy, suy nghĩ gì cả. Sau khi ra trường, chỉ vài năm sau, thậm chí là sau khi thi hết môn thì người học có thể chẳng còn nhớ gì hết, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay - khi mà lúc nào con ngưòi cũng luôn đựoc tiếp cận với những cái mới, những sự thay đổi hàng ngày. Vấn đề ở đây là phải làm cho sinh viên học hiểu, chứ không học vẹt. Mà sinh viên muốn hiểu kỹ bài giảng thì cần phải có các cuộc trao đổi, thảo luận một cách thẳng thắn trong giờ giảng, nghĩa là tăng tính chủ động cho sinh viên. Muốn vậy, sinh viên phải có trước đề cương bài giảng, những yêu cầu cụ thể về các nội dung chính, những vấn đề trọng tâm sẽ được thảo luận trong buổi học sắp tới, ai có thắc mắc gì đều có thời gian nghiên cứu
trước. Đến lớp giảng viên chỉ giảng phần chính, khỏi mất thời gian ghi chép, phần thời gian còn lại dành để thảo luận những vấn đề chưa rõ. Hiệu quả của các buổi học như thế rất rõ: không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, mọi người đều được tham gia đặt vấn đề và chứng minh luận điểm của mình, khác hẳn với không khí trầm lặng thường thấy tại các giờ học của các môn học này. Nhưng điều quan trọng này hơn cả mà cách học này đem lại là đã bộc lộ những thiếu khuyết của sinh viên khi tiếp thu, giải thích, vận dụng kiến thức trong các trường hợp cụ thể. Khi giảng viên nắm bắt được những vấn đề đó thì mới có thể uốn nắn, giúp sinh viên nhận thức đúng vấn đề. Điều này rất quan trọng, vì nếu không kịp thời giải quyết tận gốc những nhận thức sai lầm thì khi vào đời, gặp những vấn đề thực tế, sinh viên sẽ không hoặc rất khó khăn để vượt qua.
Để có thể thực hiện tốt những phương pháp học tập tích cực, sinh viên được tiếp thu kiến thức một cách chủ động thì cần tăng cường các buổi thảo luận tổ, nhóm qui mô 30 - 40 sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên ngoài các buổi nghe thuyết giảng tại các giảng đường lớn.
Đây là ý kiến của sinh viên, đòi hỏi giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy từ khâu chuẩn bị kỹ bài giảng, chuẩn bị các tài liệu tư liệu, mô hình, phim ảnh, đến hướng dẫn xêmina, muốn làm được như vậy người giảng viên phải có tâm huyết và thời gian.
Tình trạng dạy quá tải của hầu hết giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sinh viên chán học, giảng viên không còn thời gian chuẩn bị kỹ giáo án, phương tiện hỗ trợ giảng dạy, đổi mới phương pháp, không quan tâm đến nghiên cứu khoa học, cập nhật những vấn đề mới... do đó cũng không có công trình để được phong chức danh giáo sư và phó giáo sư, chức danh cần thiết của giảng viên đại học. Đây là khó khăn rất lớn trong việc chuẩn hoá giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên đầu ngành các môn khoa
học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học hiện nay. Đó cũng là một sự mất cân đối lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức khoa học với nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm với một lĩnh vực khoa học mang tính định hướng chính trị cho các ngành khoa học nghiệp vụ chuyên ngành.
Một sự yếu kém phổ biến trong đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là thiếu những kiến thức về các quan điểm, tư tưởng, lý luận chính trị, xã hội của các nước trong quá trình hội nhập, chưa được chuẩn bị trong tư thế cạnh tranh với các trào lưu lý luận tư tưởng khác, phần nào vẫn trong tâm thế độc tôn “vương quốc” riêng, phần lớn yếu ngoại ngữ, tin học là những công cụ không thể thiếu trong hội nhập quốc tế nếu muốn tồn tại và phát triển.