- Nguyên nhân của những thành quả đạt được về xây dựng đội ngũ
Trước hết, đó là sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta. Trong các Văn kiện của Đảng, đặc biệt các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương bàn về Giáo dục và Đào tạo đều khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và nhân dân ta. Trong Luật Giáo dục cũng nhấn mạnh xây dựng nền giáo dục có tính chất nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng. Các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nội dung trong chương trình khung đào tạo trình độ đại học và là một nội dung thi cuối khoá, xét và công nhận tốt nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học là việc làm từ lâu, thường xuyên, liên tục suốt cả trong quá trình xây dựng, phát triển ngành giáo dục đại học ở nước ta.
Ngoài nguồn tuyển từ các trường Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú ý công tác xây dựng đào tạo đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ, cũng như thường xuyên duy trì các hình thức đào tạo. Những năm 60 của thế kỷ 20, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở đại học, Bộ Giáo dục đã mở trường đào tạo giảng viên chính trị, nguồn tuyển sinh là các trường cử tuyển sinh viên học hết năm thứ 2, lúc đó yêu cầu đầu tiên phải là Đảng viên, châm chước về trình độ văn hoá, năm 1997 - 1999 mở lớp đào tạo giảng viên Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhằm tăng cường giảng viên môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở các trường. Ngay sau khi giải phóng miền Nam đã mở ngay khoa đào tạo giảng viên chính trị tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn tuyển sinh lúc đó là các đồng chí quân đội hoặc công tác vào giải phóng miền Nam… Các lớp bồi dưỡng thực tế sản xuất, tập huấn hè, chuyên đề đã diễn ra liên tục… bằng nhiều biện pháp đã duy trì và phát triển được đội ngũ. Cho đến nay, nhiều người đã trở thành cốt cán của các trường và các cơ quan trong thời gian qua và hiện nay vẫn đang phát huy tốt kinh nghiệm của mình.
Sự quan tâm đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước về điều kiện và chế độ làm việc của giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1226/QĐ-ĐT ngày 26/4/1995, trong quyết định có 3 vấn đề đối với đội ngũ giảng viên là:
- Kịp thời cung cấp thông tin tài liệu, giáo trình duy trì tập huấn hè cho giảng viên.
- Mỗi năm cấp kinh phí cho giảng viên đi thực tế 10 ngày.
- Giảm 20% số giờ chuẩn để giảng viên làm công tác chính trị tư tưởng thực chất là giải quyêt “phần mềm” cho giảng viên.
Trên cơ sở đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh do Ban Khoa giáo Trung ương trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về phê duyệt đề án “một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và môn Chính trị trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, trong đó đề cập toàn bộ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, nguồn tuyển, chỉ tiêu biên chế tổ chức quản lý khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường. Đây là văn bản pháp lý có tầm chỉ đạo toàn diện dành cho lĩnh vực này. Vì vậy, đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn được ổn định và có những bước phát triển nhất định.
- Đảng uỷ và Ban giám hiệu các trường đã thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các trường đã tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên các bộ môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tham dự tập huấn, bồi dưỡng, dự thi các lớp nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đi thực tế… để nâng cao trình độ và chất lượng giảng viên. Theo báo cáo của các trường, mấy năm gần đây, đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những tiến bộ vượt bậc về trình độ đội ngũ, chất lượng giảng dạy và ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng, nhận thức chính trị cho sinh viên và cho chính bản thân mình.
- Một nguyên nhân quan trọng có tính chất nội tại là sự cố gắng vươn lên của cả đội ngũ. Họ đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, tỏ rõ bản lĩnh chính trị, tâm huyết với nghề nghiệp, chủ động khắc phục khó khăn, cố gắng tự học, tự vươn lên và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Chính
đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đóng góp rất lớn vào thành tựu chung của ngành, góp phần ổn định chính trị, không để xảy ra những biến động trong sinh viên.
- Nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc xây dựng đội ngũ
Nguyên nhân cơ bản là thiếu chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở tầm vĩ mô (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các Ban ngành Trung ương) cũng như ở tầm vi mô (các trường đại học, cao đẳng) công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tuy làm được nhiều và có nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng từ Bộ và các ban ngành Trung ương cũng như trường chưa chủ động xây dựng một chiến lược cán bộ giảng viên, các trường thì đợi khi cán bộ đến tuổi hưu mới tuyển bổ sung và không có sự chuẩn bị khi tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho nên bị hẫng hụt về đội ngũ, chuyển biến không theo kịp tình hình, gây ra tình trạng phải dạy quá tải trong những năm gần đây.
Sự thiếu chiến lược trong việc quy hoạch, xây dựng đội ngũ giảng viên còn biểu hiện ở chỗ chưa có kế hoạch bồi dưỡng giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về những kiến thức để đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học và công nghệ, ít giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có đủ trình độ tin học, ngoại ngữ để tham gia các hội thảo quốc tế, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, ít hiểu biết về các trào lưu tư tưởng, các quan điểm lý luận, xã hội - chính trị của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế, hầu như chưa có giảng viên dạy Triết học bằng tiếng Anh cho học viên cao học, cho người nước ngoài học ở Việt Nam. Đây là một tồn tại lớn trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, chưa có một chương trình kế hoạch bồi dưỡng lâu dài theo
chu kỳ, định kỳ để xây dựng đội ngũ, vẫn trong tình trạng “ăn đong”, do đó hạn chế rất lớn ý chí, học tập, nghiên cứu vươn lên của họ.
Nguyên nhân của nhiều nguyên nhân về sự tồn tại trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự nhận thức chưa thật sự sâu sắc về vị trí vai trò của các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong quá trình hội nhập quốc tế, và ý thức tự giác chấp hành một cách sáng tạo chỉ thị, nghị quyết, chính sách chế độ đối với điều kiện và chế độ làm việc của đội ngũ này trong các cơ quan quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập.
Cho đến nay, những thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn của xã hội và thực tiễn của công tác giảng dạy và học tập các môn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong phạm vi cả nước, nhiều công trình nghiên cứu của Hội đồng lý luận Trung ương chưa kịp thời bồi dưỡng cho giảng viên hoặc chưa phát huy lực lượng cộng tác tham gia của lực lượng này, những vướng mắc về lý luận ở các môn học chưa kịp thời làm rõ để đưa vào giảng dạy, hướng dẫn định hướng cho người học đã gây không ít khó khăn cho việc giảng dạy về học tập ở các trường.
Nhận thức về vị trí, vai trò của các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lúc này hơn lúc nào hết cần làm rõ, về cơ bản, cán bộ quản lý, giảng viên trong toàn ngành về tư tưởng đều nhận thấy tầm quan trọng của các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường đại học, cao đẳng, các môn chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp cung cấp những tri thức nghề nghiệp, liên quan trực tiếp đến công tác của cán bộ trong tương lai. Giá trị, tác dụng của việc giáo dục các môn lý luận không thể đo đếm được cụ thể mà nó hoà vào trong “sản phẩm” của các
hoạt động giáo dục chính trị khác. Công sức, đóng góp của cán bộ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khó có thể nhìn nhận một cách thoả đáng. Mặt khác, các hoạt động khoa học ở các khoa chuyên môn, ngoài việc mang lại hiệu quả trong quá trình giáo dục đào tạo, nó còn mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ, không những tạo ra những điều kiện tốt cho cán bộ, giảng viên hoạt động mà còn góp phần cải thiện đời sống người lao động. Đối với các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều phải dựa vào nguồn kinh phí nhà nước cung cấp hoặc “xin” của nhà trường. Trong khi đó nhiều đơn vị còn cắt kinh phí, hoặc chi vào các việc khác, làm cho hoạt động giảng dạy, học tập các môn học này gặp không ít khó khăn. Sự nhìn nhận chưa thật sự khách quan, khoa học về vị trí, vai trò của việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh ở các trường kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc tạo điều kiện cho các cán bộ giảng viên rất hạn chế. Điều đó gây cho đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều tâm tư, thậm chí có tác dụng tiêu cực, thiếu phấn khởi, thiếu đầu tư nghiên cứu nên số có trình độ cao còn ít, thậm chí nhiều trường lớn trọng điểm cũng không có giáo sư, dẫn đến uy tín vị trí của đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không bằng các đội ngũ giảng viên chuyên môn nghiệp vụ trong trường.
Đối tượng, mục đích, phương pháp nghiên cứu và cả sản phẩm nghiên cứu của các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều có tính đặc thù, không thể có “hiệu quả trực tiếp” như các đề tài của các ngành chuyên môn, nghiệp vụ, nên rất khó hoà đồng vào thực tế nghiên cứu trong trường. Mặc dù đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, nhưng những khó khăn đã gây những trở ngại trong việc cải thiện vị thế của khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo tâm lý tự ti, thiếu an tâm phấn khởi trong đội ngũ.
Ý thức chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết, qui định của cấp trên ở một số cơ sở chưa thật tốt. Các văn bản qui định về việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở mỗi thời kỳ đều có, nhưng do nhiều sức ép về các môn học đều quan trọng và cấp bách, về cơ sở vật chất, về kinh phí…vẫn trong tình trạng thực hiện tuỳ tiện, vị thế của môn học và đội ngũ