Quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 88)

2. 3.1.1 Nguồn điện

4.4.6.4 Quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật

Quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật chính là tăng khả năng tải chống nghẽn mạch bằng các giải pháp kỹ thuật. Các biện pháp có thể là :

1-Làm thêm đường dây mới; 2-Nâng cấp đường dây cũ;

3-Làm nhà máy điện ở các vị trí chiến lược;

4-Tăng khả năng điều khiển hệ thống điện (control capacity).

Trong 4 biện pháp trên, 3 biện pháp đầu tốn nhiều vốn đầu tư hơn biện pháp thứ 4. Biện pháp thứ 3 là làm thêm các nhà máy điện ở các nút mà ở đó có thể giảm nghẽn mạch trên một bộ phận nào đó của lưới tuyền tải điện. Biện pháp thứ 4 là đặt các thiết bị bù cố định, bù điều khiển theo bậc hoặc các thiết bị bù điều khiển liên tục (FACTS).

Trong thực tế bài toán thứ 4 được làm trước, khi các biện pháp bù không thể nâng cao được khả năng tải của lưới tuyền tải điện, không khắc phục được nghẽn mạch thì mới xem xét làm các đường dây mới hay nâng cấp đường dây cũ.

Trong các phương pháp quản lý nghẽn mạch nói trên, trong nội dung của phần tiếp theo luận văn chủ yếu đi phân tích phương pháp thứ 1,2. Phương pháp thứ 3 thường đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan như: quy hoạch phát triển, khả năng phát triển nguồn ( các yếu tố thuận lợi xây dựng nhà máy phát điện), nhà đầu tư…Phương pháp thứ 4 đòi hỏi phải lập trình nhiều nên luận văn chưa đề cập tới. Hướng mở cho luận văn tiếp tục nghiên cứ phương pháp thứ 3,4 này.

4.6.4.4.1 Phương pháp làm thêm đường dây mới.

Để xét phương pháp này cũng bài toán 7 nút ở trên. Tại nút 5 ta tăng tải lên 290MW. Khi đó sẽ xuất hiện quá tải trên đường dây 2-5. Để giải quyết vấn đề tắc nghẽn này ta làm thêm đường dây mới 2-5 song song với đường dây cũ.

Hình 4.9 Hệ thống khi chưa có đường dây mới

Hình 4.10 Hệ thống khi lắp đặt thêm đường dây mới.

Bảng 4.7 Kết quả mô phỏng hệ thống khi lắp thêm đường dây mới.

Qua hai bảng kết quả mô phỏng 4.6 và 4.7 ta thấy. Truớc khi chưa có đường dây mới hệ thống bị quá tải, giá điện tại nút 5 lên cao bất thường 707$/MWh. Nhưng sau khi ta lắp đường dây mới giá của nút 5 giảm xuống còn 20$/MWh. Nếu so sánh hai con số này ta thấy một sự khác biệt rõ ràng trong hai phương án truyền tải . Qua đó vấn đề xây dựng các đuờng dây mới cho các khu vực tải phát triển mạnh trong tương lai là cần thiết.

4.6.4.2.4 Nâng cấp đường dây cũ.

Việc nâng cấp đường dây cũ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: dung lượng cho phép của máy biến áp, khả năng chịu lực khi thay đổi kết cấu cấu đường dây, khả năng phát triển tải trong tương lai…Nhưng ở đây ta đang bỏ qua các yếu tố này để phân tích tính khi ta nâng cấp dung lượng đường dây thì giá LMP sẽ ảnh hưởng như thế nào trong trường hợp nghẽn mạch.

Tiếp tục xét bài toán 7 nút trên.Thông số đường dây cần chú ý trong trường hợp này là thông số đường dây nối nút 2 với nút 5. Thông số đường dây trước khi nâng cấp như sau:

Bảng 4.8 Thông số đường dây trước khi nâng cấp

Đường dây Từ nút Tới nút Điện trở Điện kháng Giới hạn

12 1 2 0.01 0.06 65 13 1 3 0.04 0.24 150 23 2 3 0.03 0.16 80 24 2 4 0.03 0.18 100 25 2 5 0.02 0.12 100 26 2 6 0.01 0.06 200 34 3 4 0.005 0.03 100 45 4 5 0.04 0.24 70 57 5 7 0.01 0.24 200

67(1) 6 7 0.04 0.24 200 67(2) 6 7 0.04 0.24 200

Bảng 4.9 Thông số đường dây khi nâng cấp

Đường dây Từ nút Tới nút Điện trở Điện kháng Giới hạn

12 1 2 0.01 0.06 65 13 1 3 0.04 0.24 150 23 2 3 0.03 0.16 80 24 2 4 0.03 0.18 100 25 2 5 0.02 0.12 150 26 2 6 0.01 0.06 200 34 3 4 0.005 0.03 100 45 4 5 0.04 0.24 70 57 5 7 0.01 0.24 200 67(1) 6 7 0.04 0.24 200 67(2) 6 7 0.04 0.24 200

Hình 4.12 Kết quả mô phỏng giá LMP khi nâng cấp đường dây.

Bảng 4.10 Kết quả mô phỏng giá LMP khi chưa nâng cấp đường dây.

Bảng 4.11 Kết quả mô phỏng giá LMP sau khi nâng cấp đường dây.

Qua kết quả mô phỏng trên ta thấy trong trường hợp với tải tại nút 5 là 250MW thì sẽ xảy ra tắc nghẽn ở đường dây 2-5 ( 131% ) và giá tại nút 5 lên đến 697$/MWh. Giá tại nút 5 so với các nút còn lại quá cao và đây là kết quả của sự phát triển tải tại nút 5 không cân xứng với khả năng tải của đường dây. Trong trường hợp này sẽ có nhiều phương án xử lý cho sự mất cân bằng này, và phương pháp tăng khả năng tải

của đường dây cũng là một phương pháp tốt. Qua kết quả bảng 4.11 ta thấy sau khi tăng khả năng tải đường dây 2-5 lên 150MW so với 100MW đường dây cũ thì giá tại nút 5 giảm xuống còng 17$MWh. Và hiện tượng tắc nghẽn không còn xảy ra.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

5.1. KẾT LUẬN

Đề tài đã giới thiệu tổng quan về thị truờng điện. Một số khái niệm, nguyên nhân xây dựng thị trường.Nêu lên các thành phần cấu tạo nên thị trường điện. Bản chất các quá trình phát triển của thị trường điện.Quá trình phát triển của thị trường điện Việt Nam.

Nghiên cứu các phương pháp chi tiết phương pháp tính giá LMP.Dùng phần mềm Power World phân tích các yếu ảnh huởng lên giá điện theo phương pháp tính giá biên. tính giá: tem thư, KW-Km, LMP so sánh đánh giá các phương pháp với nhau.Phân tích các phương pháp giải quyết tắc nghẽn bằng kỷ thuật.

1-Làm thêm đường dây mới; 2-Nâng cấp đường dây cũ;

3-Làm nhà máy điện ở các vị trí chiến lược;

4-Tăng khả năng điều khiển hệ thống điện (control capacity). Kiến nghị, đề xuất:

- Qua phân luận văn ta thấy cách tính giá LMP hội tụ đầy đủ các yếu tố để đáp ứng sự phát triển của thị trường điện. Các thành phần tính giá LMP : giá năng lượng, giá tắc nghẽn, giá tổn thất phản ánh tất các các giá trị vật lý trong hệ thống điện. Vì vậy nên dùng cách tính giá LMP trong thị trường điện nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Phần mềm Power World rất thuân lợi cho công tác nghiên cứu và học tập ứng dụng trong lĩnh vực hệ thống điện. Do đó đề xuất tiếp tục nghiên cứu sâu phần mềm này để dùng trong trường học, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.

5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

- Thị trường điện là vấn đề mới đối với ngành điện Việt Nam do đó nó còn chứa nhiều điều cần nghiên cứu. Trong đó vấn đề về giá điện và minh bạch giá điện là vấn đề cốt lõi của thị trường điện. Do đó các huớng nghiên cứu sâu hơn về giá điện, cách tính toán các loại chi phí cũng là một trong những hứong phát triển của đề tài này.

-Qua đề tài này ta thấy PowerWorld là một phần mềm đầy đủ các tính năng để phát triển nghiên cứu thị trường điện và các lĩnh vực khác của nghành điện. Và đặc biệt trong giáo dục nghiên cứu về ngành điện.

- Một hướng phát triển cho đề tài này đó là nghiên cứu các giả pháp khi tắc nghẽn xảy ra trong thị trường điện. Như nghiên cứu lắp đặt tăng khả năng điều khiển của hệ thống, tăng tải các đuờng dây, nghiên cứu các phương án xây dựng các nhà máy phát điện tại các trung tâm tải…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thành Sơn (2005), Các mô hình quản lý thị trường điện lực và khả năng áp dụng tại Việt Nam.

[2]. Nguyễn Lê Định (2006), Nghiên cứu áp dụng bài toán OPF trong thị trường điện.

[3]. Nguyễn Bá Thành (2008),Xác định giá điện thị trường cạnh tranh.

[4]. Trần Bách (2004),Lưới điện và hệ thống điện.

[5]. Lã Văn Út (2010), Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện. Nhà xuất bản KH&KT – Hà Nội.

[6]. Chính phủ (2007),Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 07 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025.

[7]. Bộ Công thương (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ Công thương về quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá điện truyền tải điện.

[8]. Viện năng lượng (2005), Tổng sơ đồ VI – Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến 2025.

[9]. TS Nguyễn Hùng – ĐH KTCN (2010), Giáo trình thị trường điện.

[10]. Trương Tấn Hải – ĐH BKHN (2013), Nghiên cứu quản lý lưới điện truyền tải trong thị trường điện.

[11]. TS Nguyễn Anh Tuấn – ThS Nguyễn Anh Dũng – Viện Năng Lượng , Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và phương thức chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện Việt Nam.

[12]. www.nldc.evn.vn Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia ( ĐĐQG) [13].www.vietlawnetwork.com/luat-dien-luc/chuong-iv-thi-truong-dien-luc.nd5-

dt.524.080.html - Luật điện lực.

[14].www.eptc.vn Công ty mua bán điện.

[15]. Li F., Bo R. (2007), DCOPF base LMP simulation: Algorithm, Comparion with

ACOPF and Sensitivity, IEEE Transmission on Power System.

[16]. Basanta Kumar Panigrahi – Department Of Electrical Engineering. IIT, Roorkee, INDIA - International Journal of Electronics Signals and Systems (IJESS), ISSN No. 2231- 5969, Volume-1, Issue-2, 2012 , Locational Marginal Pricing (LMP) in

Deregulated Electricity Market.

[17]. William W. Hogan – Center for Business and Government John F. Kennedy School of Governmen Harvard University Cambridge, Massachusetts , 1993 , A competitive electricity market model.

[18]. MRTU – California ISO, 2005 , Locational Marginal Pricing (LMP).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)