Lý do hình thành thị trường điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 26)

7. Kết quả dự kiến đạt được:

2.1.3.1 Lý do hình thành thị trường điện

Sự phát triển của công nghiệp điện trên thế giới được chia thành hai giai đoạn : 1-Giai đoạn đầu công nghiệp điện được tổ chức theo kiểu độc quyền, trong một khu vực địa lý hoặc trong một quốc gia chỉ có một công ty điện duy nhất làm tất cả các công việc từ sản xuất, truyền tải đến phân phối bán lẻ cho người dùng điện. Công ty điện này thường là sở hữu Nhà nước hoặc một công ty tư nhân lớn. Nhà nước lập ra hệ thống các quy định, quy tắc để hệ thống điện này vận hành. Trong hệ thống điện này không có cạnh tranh.

quy tắc xóa bỏ độc quyền cũ nhằm cho phép cạnh tranh trong công nghiệp điện và như vậy tạo ra thị trường điện nhằm khuyến khích đầu tư vào công nghiệp điện (de-regulated). Các lý do dẫn đến thị trường điện :

- Sự cần thiết phải thay đổi cơ chế độc quyền: Có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc cần phải thay đổi cơ chế độc quyền là những cơ sở cho sự độc quyền trong thị trường điện đang ngày càng biến mất vào cuối thế kỷ 20. Đó là: Sự độc quyền mang lại cho các công ty điện một ưu thế là gần như không có rủi ro về kinh doanh trong quá trình phát triển hệ thống điện; hiện nay hầu như không có nơi nào trên thế giới, nơi có điện mà không có "lưới điện"; chi phí xây dựng đã được khấu hao từ nhiều thập kỷ trước đây.

- Tư nhân hóa: Tư nhân hóa có nghĩa là Chính phủ bán các Công ty thuộc sở hữu Nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân. Sự thúc đẩy tư nhân hóa và các quan điểm chính trị đi kèm, luôn hỗ trợ quá trình tự do hóa ngành công nghiệp này.

Quá trình cơ cấu lại ngành điện không phải là một phần của quá trình tư nhân hóa, mà quá trình này dường như trùng hợp ngẫu nhiên với quá trình tư nhân hóa trong phạm vi quốc gia, từ sự cần thiết thu hút vốn đầu tư. Như vậy, quá trình xóa bỏ sự độc quyền gần như luôn luôn song hành cùng quá trình tư nhân hóa.

- Giảm chi phí: Cạnh tranh sẽ tạo ra động lực cho sự đổi mới, năng suất hơn và giảm chi phí sản xuất. Giảm chi lợi phí để tăng nhuận là mục tiêu của các nhà sản xuất. Để đạt được mục tiêu này, các công ty bắt buộc phải đầu tư công nghệ sản xuất mới trong phát triển hệ thống điện. Ví dụ, người ta đã so sánh chi phí công suất trung bình bán ra của 6 Công ty lớn ở Hoa Kỳ, với chi phí của một trạm biến áp tiêu chuẩn trong giai đoạn 1930 - 2000. Kết quả là giảm giá điện không theo kịp với sự giảm giá thiết bị.

- Thị trường độc quyền không tạo động lực cho sự đổi mới: Hoạt động độc quyền và việc thiếu đi sự cạnh tranh đã dẫn tới các công ty trong ngành điện mất đi động lực để cải thiện năng suất, tính chủ động trong kinh doanh hoặc chấp nhận rủi ro về những ý tưởng mới mà có thể giúp gia tăng lợi ích cho các khách hàng. Ví dụ, từ sau chiến tranh thế giới II đến năm 1990 thì ở ngành điện trước khi dẫn đến thị trường điện, các công ty điện vẫn cung cấp tới khách hàng của họ những sản phẩm không có gì thay đổi so với 50 năm trước đó.

- Cạnh tranh sẽ cải thiện mối quan tâm khách hàng: Việc cạnh tranh sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất quan tâm hơn tới khách hàng của họ, cung cấp nhiều lựa chọn hơn

cho khách hàng hoặc giúp khách hàng tăng khả năng quản lý lượng điện tiêu thụ. Chẳng hạn, một công ty độc quyền lắng nghe khách hàng của họ khi khách hàng nói lên yêu cầu của mình và sau đó giải quyết các yêu cầu đó; còn một công ty cạnh tranh luôn tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng và giải quyết các yêu cầu đó trước khi khách hàng phàn nàn.

Tóm lại, cạnh tranh và tập trung vào khách hàng có nghĩa không chỉ là giá thấp mà còn tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Để có thị trường điện một việc quan trọng phải làm là tái cấu trúc công nghiệp điện chia tách cấu trúc công nghiệp điện cũ, thành lập các tổ chức mới thích hợp với thị trường điện, trong đó có các Cơ quan Nhà nước quản lý thị trường điện và các quy tắc về quan hệ giữa Cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp điện (re structuring) .

Nhà nước cũng phải tư hữu hóa các công ty sản xuất, truyền tải và vận hành do mình sở hữu, bằng cách cổ phần hóa hoặc bán cho các công ty tư nhân. Nhà nước cũng phải thay đổi chính sách và quy định để cho phép các nhà đầu tư được bỏ vốn vào công nghiệp điện.

Nhà nước tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất và người mua điện được cạnh tranh với nhau trong việc sản xuất và bán lẻ điện. Lưới điện do nhà nước sở hữu được mở cửa tự do và công bằng cho mọi người sử dụng để buôn bán điện ( lưới điện mở ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)