2. 3.1.1 Nguồn điện
3.2.2.4. Phương pháp MW-Km với trào lưu công suất vượt trội
Theo phương pháp MW-Km với trào lưu công suất vượt trội, chi phí của mỗi đường dây được chia làm hai thành phần là R1(u) và R2(u).
R1(u) là chi phí liên quan đến phần công suất đang được sử dụng gọi là công suất cơ bản. Phần công suất này tương ứng với trào lưu công suất trong phương án cơ bản do khách hàng sử dụng có trào lưu công suất cùng chiều trả. Điều kiện phân bổ chi phí này tương tự như trong biến thể MW-Km với chi phí bằng không cho trường hợp trào lưu công suất ngược chiều bằng CAk:
(3.9)
Trong đó:
- fk(u): Trào lưu công suất do khách hàng sử dụng u gây ra. - fk : Công suất định mức trên đường dây k.
tương ứng với công suất dự phòng của đường dây và nó được phân bổ cho tất cả các khách hàng sử dụng đường dây bởi lý do là mọi khách hàng đều được hưởng những lợi ích khi có dự phòng công suất cho đường dây như: độ tin cậy, độ ổn định v.v… Chi phí R2(u) được phân bổ dựa trên giá trị tuyệt đối của trào lưu công suất như trong biểu thức của biến thể MW-Km theo modul bằng cách thay Ck bằng CBk là phần chi phí công suất bổ sung và CBk = Ck- CAk.
Do vậy, ta có phí sử dụng thu của khách hàng u sẽlà:
(3.10) Từ việc phân tích trên ta nhận thấy: Phương pháp này thực chất là sự kết hợp của hai phương pháp nói trên (phương pháp theo modul và phương pháp với chi phí bằng không cho trào lưu công suất ngược chiều); do đó, nó có thể khắc phục được các nhược điểm của từng phương pháp trên.