Quản lý nghẽn mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 85)

2. 3.1.1 Nguồn điện

4.4.6 Quản lý nghẽn mạch

Trong môi trường nhiều nhà cung cấp/nhiều nhà tiêu thụ, đơn vị điều hành phải xử lý thêm các vấn đề về nghẽn mạch, mà cần thiết phải được phân loại trong thời gian thật. Một số trong chúng có thể được trình bày như sau:

- Cưỡng bức thay đổi kế hoạch phát điện, do vậy vài công ty phát điện (genco) sẽ tăng công suất phát điện và các công ty phát điện khác sẽ giảm công suất phát điện cho đến khi nghẽn mạch bị loại trừ. Trong cấu trúc thị trường điện tập trung, đơn vị điều hành thị trường điện phải quan tâm đến điều này.

- Đơn vị điều hành đền bù cho những nhà cung cấp đã chấp hành lệnh huy động để phát thêm công suất, thanh toán lượng công suất phát thêm của họ và bồi thường việc đánh mất cơ hội cho những nhà cung cấp mà bị huy động cắt giảm công suất phát. - Việc tăng phí truyền tải trong thời gian nghẽn mạch bằng việc thu thập phí nghẽn mạch để bồi thường cho công ty phát điện bị ảnh hưởng trong (2) nói ở trên.

Có nhiều phương pháp quản lý nghẽn mạch đang được áp dụng trên thế giới hiện nay như : Phương pháp đấu giá trực tiếp, phương pháp đấu giá gián tiếp, phương pháp phân vùng thị trường, phương pháp thương mại đối lưu, v.v... Việc áp dụng các phương pháp tùy thuộc vào quá trình tự do hóa của mỗi thị trường điện. Tuy nhiên, trong luận án chỉ đề cập đến việc nghiên cứu quản lý nghẽn mạch bằng các giải pháp: Xử lý của điều hành thị trường điện khi xảy ra nghẽn mạch; quản lý bằng chi phí nghẽn mạch; quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật.

4.4.6.1 Xử lý của điều hành thị trường điện khi xảy ra nghẽn mạch

Trong hệ thống điện độc quyền: Bình thường hệ thống điện vận hành tối ưu ở chi phí sản xuất điện năng nhỏ nhất, khi nghẽn mạch chọn chế độ vận hành khác không tối ưu, chi phí sản xuất sẽ cao hơn. Do giá bán điện cố định nên hệ thống điện chịu thiệt hại, tốn nhiều năng lượng sơ cấp hơn v.v...

Trong hệ thống điện một người mua: Người mua sẽ mua điện năng ở các nhà máy điện sao cho không xảy ra nghẽn mạch và người dùng điện sẽ phải chịu giá cao hơn.

Trong thị trường điện nhiều người bán và nhiều người mua: Xử lý nghẽn mạch ở thị trường này khó khăn nhất do điều hành thị trường điện là đơn vị độc lập, vì kế hoạch hoạt động do người bán và người mua quyết định. Mặc dù ISO biết được công suất của ngày hôm sau khá tốt, nhưng những thay đổi có thể xảy ra trước khi chế độ đã tính toán thực hiện có thể khác đi và có thể gây nghẽn mạch, ISO thiếu thông tin về chế độ sắp xảy ra; ISO không thể điều khiển trực tiếp tất cả các nhà máy điện.

Do đó, để chống nghẽn mạch xảy ra ISO sử dụng 3 biện pháp: A-Quy hoạch chống nghẽn mạch;

B-Quản lý bằng chi phí nghẽn mạch, chi phí này chỉ có trong thời gian nghẽn mạch và những khách hàng tham gia vào nghẽn mạch sẽ phải trả (có công suất đi trên đường dây nghẽn mạch); để tránh chi phí này người tham gia thị trường điện phải cân nhắc khi thực hiện các giao dịch mua-bán điện năng;

C-Quản lý khi xảy ra nghẽn mạch, khi xảy ra nghẽn mạch các biện pháp sau được thực hiện:

C1-Phân bố lại công suất của các nhà máy điện cho đến khi hết nghẽn mạch; có thể kết hợp sa thải các phụ tải sa thải được theo một thứ tự ưu tiên cho trước, cho đến khi phải sa thải các phụ tải cố định, nếu vẫn không khắc phục được nghẽn mạch thì áp dụng các biện pháp cho tình huống sự cố;

C2-Đền bù cho các nhà máy điện: Trả tiền cho nhà máy điện phát thêm công suất, đền bù cho nhà máy điện phải giảm công suất (trả tiền mất cơ hội-lost opportunity payement);

C3-Thu tiền của khách hàng gây nghẽn mạch, tăng phí truyền tải trong thời gian nghẽn mạch để dùng cho mục C2. Thời gian nghẽn mạch là thời gian từ lúc bắt đầu xảy ra nghẽn mạch cho đến khi không còn khả năng nghẽn mạch nữa, khi đó ISO bắt đầu cho

phép phục hồi chế độ phát tối ưu và phục hồi cấp điện cho các phụ tải bị cắt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)