Thị trường điện ở các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 40)

7. Kết quả dự kiến đạt được:

2.1.3.5. Thị trường điện ở các nước trên thế giới

Hơn một thế kỷ qua, ngành công nghiệp điện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hoạt động như một ngành công nghiệp độc quyền dưới sự quản lý của Nhà nước, tức là ở một địa phương, chỉ có một công ty hoặc một tập đoàn thuộc Chính phủ quản lý thực hiện tất cả các khâu: Sản xuất, truyền tải, phân phối, bán điện và cung cấp các dịch vụ khác . Ở một số nơi, các doanh nghiệp này có thể thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân nhưng số lượng không nhiều. Bất kỳ ai muốn có điện đều phải mua từ các đơn vị độc quyền này.

Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, một vài quốc gia bắt đầu thử nghiệm việc thay đổi các quy định trong ngành công nghiệp điện . Dưới nhiều góc độ, người ta thấy rằng việc cạnh tranh giúp tăng cường đầu tư, cải thiện chất lượng quản lý và vận hành hệ thống điện. Những thử nghiệm này đã mang lại những thành công bước đầu, vì vậy đã khuyến khích các quốc gia khác đi theo mô hình này.

Đối với các nước đang phát triển, chương trình hỗ trợ quản lý ngành điện thuộc Ngân hàng Thế giới (WB-World Bank) đã tiến hành khảo sát tại thời điểm năm 1998 ở 115 nước đang phát triển là thành viên của WB về tình hình cải cách mô hình tổ chức của các công ty điện lực. Các nội dung đưa ra đánh giá xem xét của WB gồm: 1-công ty hóa và thương mại hóa công ty điện lực; 2-thông qua Luật điện lực mới, cho phép phân tích theo chiều dọc và chiều ngang; 3-thành lập đơn vị vận hành thị trường điện độc lập; 4- cho phép xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP); 5-tư nhân hóa công ty điện lực cũ trong khâu phát; 6-tư nhân hóa công ty điện lực cũ trong khâu phân phối.

Bảng 2.3 Tình hình cải cách ở một số nước phát triển

Nội dung 1 2 3 4 5 6

Số lượng 51 ( 44% ) 38 ( 33% ) 33 ( 29% ) 46 ( 40% ) 40 ( 35% ) 24 ( 21% )

Theo bảng 2.3, các nội dung công ty hóa và thương mại hóa công ty điện lực và cho phép sự tham gia của các nhà máy điện độc lập IPP là hai nội dung được nhiều nước triển khai nhất. Trong khi đó, tư nhân hóa là nội dung còn ít nước thực hiện. Đợt khảo sát tiếp theo vào năm 2000 của WB cho thấy xu hướng cải tổ tiếp tục được triển khai mạnh ở nhiều nước trên thế giới.

Ví dụ, các nước thuộc khối EU:

Đây là những Quốc gia đi đầu trong thực hiện xây dựng thị trường điện. Về cơ cấu tổ chức sản xuất, đa số các nước thuộc EU đều thực hiện phân tách công ty điện lực độc quyền theo cả chiều dọc và chiều ngang. Ví dụ như ở Anh đã tách công ty điện lực độc quyền trước đây thành 3 công ty phát điện và 13 công ty phân phối bán lẻ . Đồng thời khi tiến hành cải cách cơ cấu các công ty điện lực rất chú ý đến việc hướng tới hình thành các công ty kinh doanh mới có quy mô tối ưu, đặc biệt là các công ty phát điện.

Quá trình cải cách sở hữu ở các nước thuộc EU diễn ra với nhiều kịch bản rất khác nhau. Theo thống kê của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA-International Energy Agency), việc tư nhân hóa được thực hiện mạnh nhất ở Anh, Tây Ban Nha, Bỉ.

Về xây dựng thị trường điện cạnh tranh, tháng 12/1996, Ủy Ban Châu Âu đã thông qua Chỉ thị EC 96/92 về xây dựng thị trường điện nội bộ của EU , theo đó tất cả các nước thuộc EU đều phải mở cửa thị trường, cho phép khách hàng lớn được quyền lựa chọn người bán theo lộ trình tới năm 2000, có ít nhất 30% thị trường phải mở cửa cho cạnh tranh, các khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ từ 20 GWh/năm trở lên phải được quyền lựa chọn người bán. Đến tháng 2/2003, các chỉ số này tăng lên tương ứng là 35% và 9 GWh. Ủy Ban Châu Âu cũng yêu cầu các nước phải thành lập đơn vị vận hành lưới điện truyền tải SO độc lập với các công ty phát và phân phối điện. Hiện nay, thị trường điện đã được xây dựng và vận hành thành công ở các nước Bắc Âu, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. Riêng ở Anh, thị trường điện đã thực hiện chuyển đổi từ thị trường điện kiểu bắt buộc sang thị trường điện tự nguyện.

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Điều phối Năng lượng Liên bang (FERC) thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về tất cả các mặt của hoạt động thương mại giữa các bang, bao gồm các thị trường điện, việc truy cập tự do vào mạng lưới truyền tải và việc hoạt động của các công ty hoạt động liên bang . Nó quy định việc truyền tải và hoạt động buôn bán năng lượng giữa các khu vực, đảm bảo rằng ở trên bình diện Liên bang, hoạt động kinh doanh điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung và được vận hành một cách ổn định và thiết lập các chính sách về hoạt động để đảm bảo rằng các công ty phải phục vụ lợi ích Quốc gia.

FERC tái cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường bán buôn điện và đặt phần lớn việc truyền tải điện dưới Quy định 888 (tháng 4 năm 1996) . Thị trường sản xuất điện ở mức độ bán buôn trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trở nên rất cạnh tranh, với ít rào cản để truy nhập hệ thống và không bị chi phối bởi bất kỳ bên nào. Mạng lưới truyền tải sẽ mở với bất kỳ bên nào có chất lượng dịch vụ tốt, trong đó không dành ưu tiên cho bất cứ bên nào, kể cả những công ty sở hữu mạng truyền tải này .

Từng bang sẽ tạo môi trường tự do để thúc đẩy các phương pháp khác nhau trong việc quản lý và vận hành công nghiệp điện trong bang, căn cứ vào các hướng dẫn của FERC và họ cho phép quá trình tái cấu trúc và cạnh tranh ở cấp độ phân phối lớn hay địa phương. Do đó, hiện nay 50 bang đang thúc đẩy các quá trình tái cấu trúc theo các hướng khác nhau. Nhìn chung, các bang có mức độ sử dụng điện cao nhất là các bang Đông Bắc Hoa Kỳ và California đang theo đuổi mạnh mẽ nhất quá trình tái cấu trúc ngành điện. Giống như với những gì thường diễn ra trên các mặt chính trị và văn hóa, California vẫn là bang đi đầu và thiết lập một tiền lệ của việc tái cấu trúc ngành điện cho các bang còn lại. Không phải tất cả các bang đều có thể áp dụng hoàn toàn mô hình của California. Nhưng tất cả đều rất quan tâm tới hệ thống của California, tới các ưu điểm và nhược điểm của nó. Kết quả của việc tái cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường điện của California: Thành lập "sàn giao dịch" - một thị trường vận hành giống như thị trường chứng khoán cho người bán và mua chào giá điện năng. Không giống như một số hệ thống, PX chỉ cho phép giao dịch ngắn hạn (thời gian thực, giờ và ngày trước); giao dịch song phương trong thời gian ngắn hay dài, nhưng được khuyến khích. Nó được dự đoán sẽ chiếm phần lớn doanh số bán hàng cạnh tranh trong thị trường bán buôn điện; hoạt động của hệ thống truyền tải một cách tiếp cận mở; mở để khách hàng

truy cập ở mức độ bán lẻ; tính giá truyền tải theo phương pháp "tem thư" thực hiện trên cơ sở phân vùng; quản lý nghẽn mạch thông qua điều chỉnh giá phân vùng .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)