Khi thị trường không có ràng buộc và có ràng buộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 75)

2. 3.1.1 Nguồn điện

4.3.1. Khi thị trường không có ràng buộc và có ràng buộc

Trong kịch bản này các ràng buộc cơ bản về mặt vật lý của hệ thống điện và thị trường được bỏ qua. Các giới hạn về máy phát, giới hạn về đường dây được xem như là không giới hạn.

Dữ liệu bài toán cho như hình 4.2 sau:

Hình 4.2 Sơ đồ dữ liệu mô phỏng hê thồng điện 3 nút

Sau khi chạy OPF với tải 180MW tải nút 3 (bus 3) kết quả như sau:

Qua kết quả hình 4.3 trên ta thấy đuờng dây 1-3 bị quá tải, trong khi đó đuờng dây 1-2, 2-3 chưa quá tải nhưng vì không ràng buộc nên OPF không giới hạn và giá chung cho tất cả các nút trong hệ thống là 10$/MWh. Tồng chi phí cho hệ thống là

1800$/h. Để thấy sự khác biệt giữa có ràng buộc ta chạy OPF có ràng buộc để thấy sự

thay đổi giá và chi phí của hệ thống như sau:

Sau khi chạy OPF với tải 180MW tải nút 3 có ràng buộc kết quả như sau:

Hình 4.4 Kết quả mô phỏng hệ thống có ràng buộc

Qua kết quả hình 4.4 trên ta thấy khi có ràng buộc về dung lượng đường dây. Đường dây 1-3 tải ở 100% công suất và giá các nút trong hệ thống khác nhau. Tổng chi phí cho hệ thống là 1920$/h. Ta thấy khi có các ràng buộc thì chi phí của hệ thống tăng lên. Do đó trong kỹ thuật ta mong muốn đưa những rào cản kỹ thuật về mức thấp nhất có thể ( về trạng thái lý tưởng).

Qua phân tích trên cho ta thấy các yếu tố ràng buộc quyết định đến giá cả và chi phí của thị trường điện. Trong đó các giới hạn về đường dây và máy phát là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 75)