Phương pháp "tem thư" công suất đỉnh tháng trước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 56)

2. 3.1.1 Nguồn điện

3.2.1.3. Phương pháp "tem thư" công suất đỉnh tháng trước

Phí sử dụng của một đơn vị trong một tháng (m) nào đó sẽ được tính trên cơ sở của công suất đỉnh của đơn vị này sử dụng trong tháng trước đó (m-1) và tổng doanh thu sử dụng hệ thống trong năm đó:

(3.5) Trong đó:

UoSt,m: Phí sử dụng hệ thống của đơn vị "t" phải trả trong tháng m; UoSTR: Tổng doanh thu sử dụng hệ thống năm "y"

PDt,m-1:Công suất đỉnh (MW) của đơn vị sử dụng lưới truyền tải "t" tại tháng "m-1".

Công suất đỉnh của các đơn vị sử dụng lưới sẽ được dự báo bởi đơn vị vận hành hệ thống điện (SO), còn công suất đỉnh thực tế sẽ là giá trị được ghi trong hệ thống đo đếm phục vụ thanh toán thương mại. Nếu thiết bị đo đếm không được đặt tại điểm ranh giới giữa tài sản của công ty truyền tải điện và các đơn vị sử dụng lưới thì công suất đỉnh sẽ được tính toán lại để hiệu chỉnh tổn thất công suất.

Việc tính toán phí sử dụng hệ thống dựa trên phụ tải đỉnh là phù hợp về mặt kinh tế vì bản chất của dịch vụ truyền tải là vấn đề công suất và hệ thống cần được xây dựng và thanh toán theo nhu cầu tối đa của công suất. Nếu chỉ phân bổ UoS theo công suất đỉnh thì sẽ nảy sinh sự không công bằng giữa các đơn vị sử dụng lưới truyền tải vì với cùng một công suất đỉnh như nhau (tức là mức phí sử dụng hệ thống sẽ bằng nhau) thì nhà máy nào có sản lượng điện (MWh) lớn hơn sẽ có lợi hơn. Do đó, phương pháp tính toán UoS dựa trên công suất đỉnh kết hợp với điện năng sẽ chính xác và công bằng hơn cho các đơn vị sử dụng lưới.

Tóm lại: Theo mô hình đơn giản nhất của phương pháp "tem thư", phí truyền tải không phụ thuộc vào vị trí năng lượng được cung cấp lên lưới hay vị trí năng lượng được lấy ra khỏi lưới. Nói cách khác, phương pháp này không phụ thuộc vào khoảng cách và vị trí. Đồng thời, phí truyền tải cũng không phải là hàm của thời gian. Nói

chung, phí truyền tải theo phương pháp "tem thư" không đưa ra tín hiệu kinh tế thích hợp cho việc truyền tải điện, các đơn vị tham gia thị trường phải bù chéo lẫn nhau và không tính đến trách nhiệm của từng đơn vị trong vấn đề gây ra nghẽn mạch. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất là việc áp dụng tương đối đơn giản nên được áp dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình giá điện nút cho thị trường cạnh tranh (Trang 56)