Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
645,67 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11 - Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
MSSV: LT11058
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG
Tháng 11 - Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
-----------------------------------Qua thời gian học tập trên giảng đường Đại học Cần thơ, nhờ sự
quan tâm sâu sắc và chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô, đặc biệt là sự ân cần chỉ
bảo của các thầy cô trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh qua các bài
giảng lý thuyết và bài tập thự hành đã trang bị cho em kiến thức cơ bản về
chuyên ngành. Cùng với hơn 3 tháng thực tập tại ngân hàng Quân Đội chi
nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế và vận dụng kiến
thức đã học để hoàn thành bài luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể ban giám
hiệu trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báo để làm hành trang bước vào đời.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám đốc, cùng
tập thể các anh chị ở các phòng ban đã tạo môi trường thuận lợi và thoải mái
cho em tiếp cận với công việc phù hợp với đề tài em đã chọn. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn đến chị Đỗ Thị Tố Quyên là trưởng bộ phận thẩm định là người
trực tiếp hướng dẫn em làm đề tài. Chị đã nhiệt tình chỉ bảo và dành thời gian
giải thích cho em những gì mình chưa hiểu và cung cấp số liệu để em có thể
hoàn thành tốt bài luận.
Em xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Tuyết Sương là người
hướng dẫn, giúp em sửa chữa những thiếu sót và đóng góp ý kiến để em hoàn
thành bài luận văn.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên bài luận không tránh
những thiếu sót mong quý thầy cô cũng như các anh chị tại chi nhánh ngân
hàng thông cảm và đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến quý thầy cô cùng
toàn thể các anh chị tại ngân hàng Quân Đội chi nhánh Cần Thơ./.
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2013
Người thực hiện
Trần Thị Bích Ngọc
i
TRANG CAM KẾT
----------------------------------------------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác./.
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2013
Người thực hiện
Trần Thị Bích Ngọc
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.........
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3.1. Không gian.................................................................................................... 2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 3
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
2.1.1. Khái quát về tín dụng.................................................................................... 3
2.1.2. Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................... 14
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................ 16
3.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Quân Đội ........................................................ 16
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi
nhánh Cần Thơ...................................................................................................... 16
3.3. Cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý................................................................. 17
3.4. Chức năng của các phòng ban ....................................................................... 18
3.5. Các sản phẩm và dịch vụ ............................................................................... 19
3.6. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................... 20
3.6.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 20
3.6.2. Khó khăn ..................................................................................................... 21
3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................................... 21
3.7.1. Giai đoạn 2010 - 2012 ................................................................................ 21
3.7.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013....................... 24
3.8. Định hướng phát triển .................................................................................... 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................. 26
iv
4.1. Tình hình vốn huy động tại chi nhánh ........................................................... 26
4.1.1. Giai đoạn 2010 - 1012 ................................................................................ 26
4.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013……………...28
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh ................................................... 28
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn ................................................ 28
4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh tế.............................. 34
4.3. Phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh ....................................................... 44
4.3.1. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ.................................................................. 44
4.3.2. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng .................................................... 46
4.3.3. Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế ................................................. 48
4.4. Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tài chính
giai đoạn 2010 - 2012 ........................................................................................... 51
4.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh ...................................... 54
4.5.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 54
4.5.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 54
4.6. Quy trình xử lý nợ xấu tại chi nhánh ............................................................. 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ..................................................................... 56
5.1. Những mặt còn tồn tại và hạn chế trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu .......... 56
5.1.1. Công tác thẩm định và đánh giá khách hàng gặp khó khăn ....................... 56
5.1.2. Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng còn hạn chế .................................... 56
5.1.3. Công tác giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả ...................................... 56
5.1.4. Công tác xử lý nợ xấu còn hạn chế............................................................. 56
5.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ....................................................... 56
5.2.1.Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường.................................................... 56
5.2.2. Tăng cường thẩm định thực tế trước khi cho vay....................................... 57
5.2.3. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân sau khi cho vay ............................ 57
5.2.4. Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay ........................................ 57
5.2.5. Đa dạng hoá đầu tư và cho vay đồng tài trợ với ngân hàng khác............... 57
5.2.6. Gia tăng trích lập dự phòng rủi ro .............................................................. 58
5.2.7. Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu ........................................................... 58
5.2.8. Về nhân sự .................................................................................................. 58
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 59
6.1. Kết luận .......................................................................................................... 59
v
6.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 59
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 59
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 61
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 2012 ...................................................................................................................... 23
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ............................................................. 24
Bảng 4.1: Tình hình vốn huy động của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012. ..... 27
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động của MB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. .................................................................... 28
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai
đoạn 2010 - 2012. ................................................................................................. 29
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn
2010 - 2012. .......................................................................................................... 31
Bảng 4.5: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 2012. ..................................................................................................................... 32
Bảng 4.6: DSCV, DSTN và dư nợ theo thời hạn giai của MB Cần Thơ đoạn
6t/2013 và 6t/2013. ............................................................................................... 33
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai
đoạn 2010 - 2012. ................................................................................................ 35
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai
đoạn 2010 - 2012. ................................................................................................. 37
Bảng 4.9: Dư nợ theo ngành kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2102 - 2013. ... 41
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn
6t/2012 và 6t/2013. ............................................................................................... 42
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai
đoạn 6t/2012 và 6t/2013. ...................................................................................... 43
Bảng 4.12: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn
6t/2012 và 6t/2013. ............................................................................................... 43
Bảng 4.13: Nợ xấu theo nhóm nợ của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012. ....... 44
Bảng 4.14: Nợ xấu theo nhóm nợ của MB Cần Thơ giai đoạn 6t/2012 và
6t/2013. ................................................................................................................. 45
Bảng 4.15: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 2012. ..................................................................................................................... 47
Bảng 4.16: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn 6t/2012
và 6t/2013. ............................................................................................................ 48
Bảng 4.17: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 2012 ...................................................................................................................... 49
vii
Bảng 4.18: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn
6t/2012 và 6t/2013 ................................................................................................ 51
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng giai
đoạn 2010 - 1012 .................................................................................................. 52
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ............................................. 17
Hình 4.1: Quy trình xử lý nợ xấu tại MB Cần Thơ .............................................. 55
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DSCV: Doanh số cho vay
DSTN: Doanh số thu nợ
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
RRTD: Rủi ro tín dụng
TM-DV: Thương mại - dịch vụ
KH: Khách hàng
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra rất trầm
trọng trên thế giới, và Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này. Sự
không ổn định của giá vàng, giá dầu, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng đã dẫn
đến hệ lụy là làm cho giá nguyên đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng cao,
người dân dè dặt trong chi tiêu, hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra khó
tiêu thụ tác động xấu đến lợi nhuận của hàng loạt các doanh nghiệp, các doanh
nghiệp đã không kịp thời thích ứng với những thay đổi bất ngờ của nền kinh tế
dẫn đến công tác quay vòng vốn gặp khó khăn, khả năng thanh toán các khoản
nợ chậm hoặc mất khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng dẫn đến
phá sản, chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM
vì NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu là hoạt động tín
dụng và nó mang lại hơn 70% lợi nhuận cho ngân hàng.
Hoạt động của ngân hàng gắn liền với hàng loạt những rủi ro như: rủi ro
tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất….Tuy nhiên, hiện nay
rủi ro tín dụng lại được các NHTM nói riêng và toàn hệ thống tài chính nói
chung đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh công tác quản trị nhằm khắc phục
những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan để mang lại hiệu quả tốt
nhất, giảm thiểu tối đa các khoản nợ khó đòi và nợ xấu có thể gặp phải. Là chi
nhánh của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng,
đa dạng về sản phẩm dịch vụ truyền thống lẫn những sản phẩm công nghệ
mới. Thì công tác quản lý rủi ro tín dụng và biện pháp hạn chế nợ xấu như thế
nào? Để làm rõ vấn đề tôi đã chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Cần Thơ (gọi tắt là MB Cần
Thơ) ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích rủi ro tín dụng, đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro và nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khái quát hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
- Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
1
- Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng qua các
chỉ tiêu tài chính.
- Đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân
Đội chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng từ 2010 2012, và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triến của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là mối quan hệ kinh tế thể hiện
dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo
những định nghĩa sau:
Định nghĩa 1: Tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình
thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc
và lãi sau một thời gian nhất định.
Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
là (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa
vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay).
Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẻ khác nhau, nhưng
chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay, và
quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.
2.1.1.2. Phân loại tín dụng
a. Căn cứ vào thời hạn
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoảng vay có thời hạn đến 12 tháng và
thường được sử dụng để cho vay thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng,
được cung cấp để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và
xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là khoản cho vay có thời hạn từ trên 60 tháng, loại
tín dụng này để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản
xuất có qui mô lớn.
3
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là cho vay để hình thành vốn lưu động của các
tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu…
- Tín dụng vốn cố định: Là cho vay được sử dụng để hình thành tài sản
cố định cho doanh nghiệp.
c. Căn cứ vào mục đích sử dụng
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và
lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
- Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu học tập
của học sinh và sinh viên.
d. Căn cứ vào chủ thể tham gia
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu.
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng khác với cac nhà doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người đi
vay.
e. Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trưc tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó người đi vay cũng là
người trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó người đi vay và
người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, người ta còn có thể căn cứ vào nhiều cơ sở để phân loại khác
như căn cứ vào kỷ thuật cho vay, căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách
hàng.
2.1.1.3. Vai trò của tín dụng
a. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng
thời góp phần đầu tư triển kinh tế
4
- Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc
phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế,
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.
Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực
kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư
phát triển.
- Thông qua hoạt động tín dụng giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn
lao động và nguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải
quyết các vấn đề xã hội.
b. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hoạt động của các ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp, các cơ
quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế, những
người có nhu cầu về vốn và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
c. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển
và ngành mũi nhọn
Trong điều kiện nước ta, Nhà nước tập trung tín dụng để tài trợ cho các
ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở lôi cuốn các
ngành kinh tế khác phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí.
d. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
của các doanh nghiệp
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có
lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng
có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp
đồng tín dụng, tức phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tôn trọng các điều
kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi
doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi
phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho
doanh nghiệp.
e. Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp
nước ngoài
Do nhu cầu phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đầu tư vốn lẫn
nhau giữa các quốc gia nên dòng chảy tiền tệ tín dụng có xu hướng chuyển
đến nơi cần mà không phân biệt ranh giới hay lãnh thổ. Thông qua quan hệ tín
dụng quốc tế để thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển, góp phần đẩy nhanh
5
quá trình phân công lao động trên phạm vi quốc tế. Nó thúc đẩy sự liên kết
kinh tế giữa các nước trong khu vực, giữa các khu vực kinh tế giúp các nước
ngày càng hiểu biết lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.
2.1.2. Rủi ro tín dụng
2.1.2.1. Khái niệm
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng KH nhận khoản
vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây
tổn thất cho NH, đó là khả năng KH không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi
cho NH.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số
493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín
dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
2.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích,
yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín
dụng thành các loại khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro
tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:
a. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm:
- Rủi ro lựa chọn: Rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng.
- Rủi ro bảo đảm: Rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức
cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,...
- Rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
b. Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành:
6
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của
khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế.
- Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào
một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
2.1.2.3. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
a. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Đối với khách hàng là cá nhân: Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các
nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi
như: thu nhập không ổn định, bị sa thải, thất nghiệp, bị tai nạn lao động, hỏa
hoạn, lũ lụt, sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý...
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường không
trả nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp các trường hợp sau:
người lãnh đạo đơn vị không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lý,
kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính, thiếu kế hoạch về
nguồn vốn, sử dụng vốn sai mục đích, biến động thị trường, doang nghiệp
không có khả năng cạnh tranh, mất thị trường tiêu thụ....
Nguyên nhân từ điều kiện khách quan
- Điều kiện kinh tế trong nước: Hoạt động cho vay của ngân hàng là một
hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kihn tế xã hội, đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế
hay lạm phát tăng cao sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ hay phá sản,
từ đó các khoản vay ngân hàng không thể thu hồi được, điều này làm nợ quá
hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, người gửi tiền có tâm lý
lo rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng nên muốn rút
tiền ra khỏi ngân hàng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của ngân hàng
có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản.
- Điều kiện thế giới: Mỗi quốc gia có vai trò như một tế bào của nền kinh
tế thế giới chung. Khi có những biến cố về tình hình kinh tế chính trị xảy ra ở
bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến nhiều nước khác trên
toàn thế giới, như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống ngân hàng.
Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng
- Đối với bảo lãnh vay vốn ngân hàng: Trường hợp người bảo lãnh gặp
phải những tình huống chủ quan hay khách quan. Điều đó có thể dẫn đến
7
người bảo lãnh không có khả năng thự hiện những lời cam kết của mình, tức là
không có khả năng trả gốc và lãi cho người đi vay vốn ngân hàng.
- Đối với thế chấp và cầm cố: Rủi ro xảy ra khi: việc đánh giá không
chính xác tài sản thế chấp và cầm cố của người vay; tài sản thế chấp và cầm cố
không chuyển nhượng được; không thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật về tài sản thế chấp và cầm cố nên không thể phát mãi; tài sản bị rủi ro như
hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
- Bản thân ngân hàng cũng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng : do
ngân hàng chạy theo lợi nhuận; ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay
, thiếu tài sản thế chấp cầm cố, cho vay khống...; phân tích khách hàng sai,
quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực; vi phạm về mặt đạo đức kinh
doanh của cán bộ ngân hàng.
b. Hậu quả
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
Đối với ngân hàng bị rủi ro.
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn
ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn
vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì
có thể bị phá sản.
Đối với hệ thống ngân hàng.
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ
thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế.
Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất
khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh
hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can
thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến
toàn bộ người gứi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các
ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán.
Đối với nền kinh tế.
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và
bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân
8
hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và
ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã
hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng - tài
chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở
các mức độ khác nhau: Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích
lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không
thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ
và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ
bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống
ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết
sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong
cho vay.
2.1.2.4. Phân loại nợ
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
a. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều
6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
b. Nhóm 2 (nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều 6
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
c. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
9
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ
các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy
định.
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều
6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
d. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều
6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
e. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều
6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Trong đó:
- Nợ là các khoản cho vay, ứng trước, cho thuê tài chính, các khoản
chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá, các khoản bao thanh
toán, hình thức tín dụng khác.
- Nợ quá hạn là khoản nợ gồm một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi đã bị
quá hạn. Nợ quá hạn là dạng dư nợ mà ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp
10
nhất. Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng
hiệu quả.
- Nợ xấu là những khoản nợ không hiệu quả, nó bao gồm tất cả các
khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh
giá chất lượng tín dụng.
- Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ là khoản nợ ngân hàng nơi cho vay chấp nhận
điều chỉnh thời hạn trả nợ cho khách hàng, do ngân hàng cho vay đánh giá
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng hạn ghi trên hợp đồng
tín dụng nhưng ngân hàng nơi cho vay không đủ cơ sở để đánh giá khách hàng
có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu
lại.
2.1.2.5. Dự phòng rủi ro tín dụng
a. Khái niệm
Điều 2 trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày
22/04/2005 có các định nghĩa về dự phòng RRTD như sau:
- Dự phòng RRTD: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện
được nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng RRTD được tính theo dư nợ gốc và
hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Dụ phòng RRTD
bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự pòng chung:
+ Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ
thể các khoản nợ theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD
để dự phòng các khoản tổn thất có thể xảy ra.
+ Dự phòng chung: Là những trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể
và trong trường hợp khó khăn về mặt tài chính của các tổ chức tín dụng khi
chất lượng tín dụng suy giảm.
- Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng dự phòng rủi ro để bù đắp
tổn thất đối với các khoản nợ.
b. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 tỷ lệ
trích lập như sau:
Dự phòng cụ thể
Nhóm 1: 0%
11
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5: 100%
- Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
- Giá trị của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ
lệ áp dụng được quy định tại Khoản 3 Điều 8.
+ Giá trị thị trường của vàng.
+ Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, và các loại giấy
tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
+ Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của tổ chức tín
dụng khác.
+ Giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo
đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.
- Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm quy định
như sau:
Loại tài sản bảo đảm
Tỷ lệ tối đa
(%)
Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng
Việt Nam tại tổ chức tín dụng
100%
Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ
tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng
95%
Trái phiếu Chính phủ:
95%
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống
85%
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm
80%
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm
12
Thương phiếu, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác
75%
Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác
70%
Chứng khoán của doanh nghiệp
65%
Bất động sản (gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp
pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng
đất hợp pháp)
Các loại tài sản bảo đảm khác
50%
30%
- Đối với các khoản cho thuê tài chính, tài sản cho thuê được tính là tài
sản bảo đảm.
Dự phòng chung
Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75
% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6
hoặc Điều 7.
2.1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau phân
tích các báo cáo tài chính của Ngân hàng để nắm bắt được tình hình tài
chính thực tế của ngân hàng, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có
hiệu quả nhất. Các tỷ số tài chính bao gồm:
a. Hệ số thu nợ (%)
Hệ số thu nợ = Doang số thu nợ / Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng. Nó cho ta biết
được trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ
thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì công tác thu hồi vốn của
Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
b. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ /Dư nơ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn
tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển
liên tục.
13
c. Hệ số rủi ro tín dụng (%)
Nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu / Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói
chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt.
Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng
kém và ngược lại.
d. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro = Tổng DPRR tín dụng / Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ này càng
thấp nghĩa là khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao và ngược lại.
e. Hệ số khả năng mất vốn (%)
Hệ số khả năng mất vốn = Nợ có khả năng mất vốn / Dự nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng bị mất vốn của ngân hàng, nếu tỷ lệ
này càng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình nguồn vốn của ngân hàng.
f. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (lần)
Khả năng bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập / Nợ xấu
Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá RRTD của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho
biết sự chủ động của ngân hàng khi xảy ra RRTD, nếu chỉ tiêu này càng cao
thì khả năng bù đắp những khoản nợ xấu của ngân hàng cao và ngược lại.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu dùng để phân tích là số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo
cáo tài chính của ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1 và mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh và phương
pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động
và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Gồm hai phương pháp:
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = Y1 - Y0
14
Ghi chú:
Y0 : Chỉ tiêu năm trước
Y1 : Chỉ tiêu năm sau
∆Y : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
Đây là phương pháp sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trước của
các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của
các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
%Y = Y1 / Y0 x 100 - 100
Ghi chú:
Y0 : Chỉ tiêu năm trước
%Y : Tốc độ tăng trưởng
∆Y : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
Đây là phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng của các
chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó
tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến thu
thập số liệu, tóm tắt trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh
một cách tổng quát về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Phương
pháp liệt kê, giải thích để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng TMCP chi nhánh Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá chất lượng tín
dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Mục tiêu 4: Qua phân tích thực tế đề ra giải pháp.
15
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
Ngân hàng được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do
thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9 năm 1994 và
quyết định số 0037/GP-UB của UBNN thành phố Hà Nội. Thời gian hoạt
động 50 năm trụ sở chính đặt tại 21, phố Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành
Phố Hà Nội. Đến nay, MB đã phát triển lớn mạnh trở thành một tập đoàn tài
chính đa năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng thương mại,
ngân hàng đầu tư, chứng khoán, quản lý tài sản, bảo hiểm, bất động sản... MB
cũng đã liên tục nhận được các bằng khen của Chính phủ, các giải thưởng lớn
do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước trao tặng, và được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần
hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm liền.
Trong những năm qua, MB luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 30% -70%
mỗi năm đối với hầu hết các chỉ tiêu hoạt động. Tính đến cuối năm 2010, MB
có vốn điều lệ 5.300 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 69.000 tỷ đồng, gần 2500 nhân
viên với khoảng 110 điểm giao dịch và hệ thống ATM tại hầu hết các tỉnh,
thành phố lớn trên toàn quốc. Bên cạnh đó, MB đã thiết lập quan hệ hợp tác
kinh doanh quốc tế với gần 800 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, MB cũng đang trong quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động sang
các nước ASEAN. Hiện nay, MB có một chi nhánh ở Lào và một chi nhánh ở
Campuchia.
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội
chi nhánh Cần Thơ
Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo
quyết định số 1519/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của Ngân hàng nhà nước và
quyết định số 240/QĐ-NHQD-HĐQT ngày 9/8/2006 của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Quân Đội. Ngân hàng được thành lập ngày 27/10/2006, thông tin
chi tiết về chi nhánh như sau:
- Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Cần Thơ
- Tên gọi tắt: MB Cần Thơ
- Tên tiếng Anh: Military Comercial Joint Stock Bank - CanTho Branch
16
- Trụ sở đặt tại: 42-44 Nguyễn An Ninh, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần
Thơ.
- Số điện thoại: (0710) 3816199
Fax: (0710) 3816188
- Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh Cần Thơ là 56
người.
Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động đến nay Chi nhánh đã triển khai được
02 Phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Tây Đô và Phòng giao dịch
Xuân Khánh.
3.3. Cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kế
toán &
Dịch vụ
khách hàng
Phòng Giao Dịch
Xuân Khánh
Bộ phận
Kế toán &
Dịch vụ
khách hàng
Bộ
phận
Quản lý
tín
dụng
Phòng
Quan
hệ
Khách
hàng
Phòng Giao Dịch
Tây Đô
Bộ phận
Quan hệ
Khách
hàng
Bộ phận
Kế toán &
Dịch vụ
khách hàng
Nguồn: Bộ phận hành chính tổng hợp MB - chi nhánh Cần Thơ.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý.
17
Bộ phận
Quan hệ
Khách
hàng
Bộ
phận
Hành
chính
tổng
hợp
3.4. Chức năng của các phòng ban
Giám đốc chi nhánh:
Là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh theo các
quy chế, quy định của ngân hàng Quân Đội và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc ngân hàng Quân Đội. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.
Phó giám đốc:
- Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác: quản lý
trực tiếp phòng kế toán và dịch vụ khách hàng ở chi nhánh và phòng giao dịch,
phụ trách phát triển cho vay và huy động khách hàng cá nhân tại chi nhánh.
- Thay mặt Giám đốc lúc vắng có sự ủy quyền chính thức điều hành mọi
mặt công tác của chi nhánh, giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công.
Phòng Quan hệ khách hàng:
- Thực hiệc các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng và chủ yếu là
cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của các đơn vị có quan hệ tín dụng.
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán quốc tế như:
nghiên cứu hợp đồng, xem xét đơn xin mở L/C, đề xuất ý kiến với giám đốc
về mức ký quỹ khi cần thiết.
Bộ phận Quản lý tín dụng:
- Thẩm định tín dụng.
- Thực hiện xử lý nợ.
Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng:
- Thực hiện dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chuyển tiền,
công tác chuyển ngân và lưu kho.
- Kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, quản lý tài sản.
- Theo dõi quản lý vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà
nước, Ngân hàng Quân Đội và ngân hàng nhà nước.
Bộ phận Hành chính tổng hợp:
- Quản lý cán bộ thuộc biên chế của chi nhánh.
18
- Quản lý, cấp phát lương, bảo hiểm xã hội, văn phòng phẩm và các
quyền lợi khác liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên.
- Tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc theo yêu cầu, chuẩn bị các vấn đề cần
thiết cho cuộc họp, lưu trữ văn bản.
- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám đốc đề nghị nâng lương,
khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chính sách, chế độ nhà nước về quản lý nhân sự.
- Ngoài ra phòng còn thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến văn thư,
lái xe, mua sắm tài sản, công nghệ thông tin (IT).
Các phòng giao dịch:
Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh doanh giống như một chi
nhánh thu nhỏ (không thực hiện các công tác hình chính nhân sự, thẩm định và
kế toán).
3.5. Các sản phẩm và dịch vụ
Nghiệp vụ huy động vốn:
- Nghiệp vụ huy động tiền gửi: Ngân hàng tập trung huy động vốn tiền tệ
nhàn rỗi trong xã hội để hình thành nguồn vốn hoạt động của mình bằng cách:
Nhận tiền gửi thanh toán.
Nhận tiền gửi có kỳ hạn.
Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Nhận tiền gửi của các ngân hàng khác dùng cho việc thực hiện các
nghiệp vụ đại lý, thanh toán tiền hàng, dịch vụ và chuyển ngân. Nhận tiền gửi
vốn chuyên dùng của các doanh nghiệp, tiền gửi của các nhà đầu tư.
- Nguồn vốn huy động do phát hành các giấy tờ có giá trị: Chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu có mục đích của ngân hàng, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Nghiệp vụ cho vay:
- Tín dụng theo thời hạn.
- Tín dụng theo thành phần kinh tế.
- Tín dụng theo đối tượng.
Chi nhánh áp dụng 2 phương thức cho vay như sau:
19
- Cho vay theo món (cho vay từng lần): là mỗi lần vay vốn, khách hàng
và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và 2 bên kí hợp đồng
tín dụng. Phương thức này áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vốn từng lần,
mỗi lần vay với một số vốn, thời gian nhất định. Khách hàng vay vốn phải trả
hết toàn bộ số tiền vay cả gốc và lãi, sau khi trả kỳ trước đó nếu có nhu cầu
vay lại thì khách hàng làm đơn để xin vay lần khác. Đây là phương thức đang
được áp dụng rộng rãi tại Chi nhánh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng và Ngân hàng sẽ xác định
và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặc theo
một chu kì sản xuất kinh doanh. Phương thức cho vay này được áp dụng với
những khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. Việc
xác định hạn mức tín dụng, sau khi nhận đầy đủ tài liệu từ khách hàng, Ngân
hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng tiến hành phát tiền vay trong hạn
mức tín dụng. Mỗi lần giải ngân Ngân hàng và khách hàng lập giấy chứng
nhận nợ kèm theo chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng
tín dụng.
Một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ:
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
- Dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ thẻ.
- Dịch vụ chuyển tiền.
- Dịch vụ tư vấn ngân hàng.
- Dịch vụ ủy thác ngân hàng.
- Dịch vụ kiều hối,…
3.6. Thuận lợi và khó khăn
Bất kì tổ chức kinh tế nào hoạt động đều phải đối mặt với những thuận
lợi và khó khăn riêng, vấn đề là phải thấy được những mặt khó khăn để đề ra
hướng khắc phục đồng thời phát huy những mặt thuận lợi. Đối với ngân hàng
cũng không ngoại lệ, duới đây là những mặt thuận lợi và khó khăn của chi
nhánh.
3.6.1. Thuận lợi
- Chi nhánh có trụ sở tại quận Ninh Kiều là trung tâm thành phố Cần Thơ
đây là vị trí địa điểm thuận lợi cho giao dịch, gặp gỡ khách hàng, trụ sở giao
dịch khang trang, phục vụ chu đáo tạo được niềm tin cho khách hàng.
20
- Sản phẩm dich vụ đa dạng, phong phú ngày càng được mở rộng và
nâng cao, có bộ máy quản lý trưởng thành nhiều kinh nghiệm.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực, có mối quan hệ rộng, đồng thời ban
lãnh đạo thường xuyên quan tâm chỉ đạo, điều hành bộ máy ngân hàng.
3.6.2. Khó khăn
- Nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp giảm sút gây khó khăn cho việc thu nợ của ngân
hàng.
- Hoạt động trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng TMCP có lịch sử hình
thành lâu đời, quen thuộc với người dân nên chi nhánh phải chịu áp lực cạnh
tranh rất lớn.
- Số luợng máy ATM còn ít ảnh hưởng sự phát triển của dịch vụ thẻ.
- Số lượng phòng giao dịch còn ít nên số lượng khách hàng còn hạn chế.
3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh
3.7.1. Giai đoạn 2010 - 2012
Kết quả hoạt động kinh doanh không những phản ánh chất lượng tín
dụng mà còn thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong những năm gần
đây trước sự bất ổn của nền kinh tế, tập thể nhân viên MB Cần Thơ đã cùng
nhau vượt khó, hoàn thành tốt chỉ tiêu cấp trên đưa ra và đã đạt được kết quả
như sau:
- Về thu nhập: Qua bảng 3.1 ta thấy, tình hình thu nhập của ngân hàng
tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Năm 2011 đạt 281.846 triệu đồng, tăng
48,06% so với năm 2010. Trong đó nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn
chiếm tỷ trọng cao trên tổng thu nhập, kế đến là thu nhập từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối, còn lại là thu nhập trong hoạt động dịch vụ và hoạt động
khác. Năm 2011 hoạt động của tất cả các khoản trên đều tăng trong đó tăng
mạnh nhất các khoản thu từ hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ và
những hoạt động khác tăng trên 50%, nguồn thu chủ yếu của hoạt động tài
chính là thu từ chênh lệch lãi do mua bán vốn từ nguồn vốn huy động và vốn
cho vay. Có được kết quả trên là do sự nổ lực không ngừng của cán bộ nhân
viên từ công việc tìm kiếm khách hàng đến thẩm định cũng như công tác thu
hồi nợ đạt kết quả rất tốt, Ngân hàng đã xây dựng chính sách tín dụng đơn
giản và cạnh tranh, không những đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng mà còn
mang lại nhiều ưu đãi. Đặc biệt, do lạm phát cao cùng với chính sách thắt chặt
tín dụng của NHNN vào năm 2010 và năm 2011 nên lãi suất cho vay của
21
Ngân hàng cũng tương đối cao, góp phần mang lại thu nhập lớn cho Ngân
hàng. Nhưng sang năm 2012 thu nhập lại giảm nhẹ chỉ còn 232.077 triệu
đồng, giảm 17,66% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình biến động
chung của nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản thu
của ngân hàng giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng từ đó tác động làm cho thu nhập giảm
xuống.
- Về chi phí: Chi phí cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Nếu chi phí tăng quá cao so với sự gia tăng của thu nhập sẽ ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhìn chung tình hình tổng chi phí của
ngân hàng cũng biến đổi theo chiều hướng của thu nhập. Năm 2011 chi phí
tăng lên so với năm 2010 và năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011. Nguyên
nhân có sự thay đổi này là do biến động kinh tế, ngân hàng thực hiện các
chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên làm cho chi phí từ hoạt động tín
dụng tăng lên, đồng thời ngân hàng cũng sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi,
hậu mãi, quảng cáo nhằm tăng nguồn vốn huy động cũng đã làm tốn kém một
phần chi phí. Bên cạnh đó còn phát huy ưu thế vượt trội của mình về công
nghệ thông tin từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thông qua các
dịch vụ của mình góp phần tăng chi phí của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng
vẫn duy trì được mức lương, phụ cấp, tiền thưởng cho nhân viên năm sau đều
cao hơn năm trước, chi cho dự phòng và bảo hiểm tiền gửi cũng tăng qua các
năm do ngân hàng mở rộng quy mô và tỷ lệ nợ xấu đều tăng. Sang năm 2012
chi từ hoạt động tín dụng đối với công tác huy động vốn giảm đồng thời các
khoản chi phí và lệ phí cũng như chi về hoạt động dịch vụ cũng giảm, ngân
hàng cũng cắt giảm được các khoản chi khác như chi phí quảng cáo, chi phí
tiếp khách...nên kéo theo tổng chi phí giảm xuống.
- Về lợi nhuận: Mỗi ngân hàng có công tác quản trị sao cho nguồn thu
nhập có thể bù đắp được khoản chi phí bỏ ra đồng thời vôi ra một phần gọi là
lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Qua
bảng số liệu 3.1 ta thấy, cùng với tốc độ tăng giảm của thu nhập và chi phí thì
lợi nhuận của ngân hàng cũng thay đổi theo cùng chiều hướng. Năm 2011 tốc
độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập nên lợi nhuận chỉ tăng
37,67%. Sang năm 2012 lợi nhuận giảm là do cả chi phí và thu nhập đều giảm.
22
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 1012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
A. Thu nhập
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/1010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
Thu từ HĐTD
190.362
159.953
281.846
243.362
232.077
191.821
91.483
83.409
48,06
52,15
-49.769
-51.540
-17,66
-21,18
Thu từ HĐDV
4.287
6.450
5.466
2.163
50,45
-984
-15,26
23.757
27.924
29.507
4.167
17,54
1.583
5,67
2.365
4.110
5.283
1.745
73,81
1.173
28,55
B. Chi phí
173.543
258.691
214.482
85.148
49,06
-44.209
-17,09
Chi cho HĐTD
122.034
193.191
148.207
71.157
58,31
-44.983
-23,28
Chi cho HĐDV
1.129
1.799
1.477
670
59,29
-323
-17,93
Chi KD ngoại hối
22.734
27.766
27.329
5.033
22,14
-437
-1,57
Chi hoạt động
23.386
31.103
34.149
7.717
33,00
3.046
9,79
4.261
4.832
3.320
572
13,41
-1.512
-31,29
16.819
23.154
17.595
6.335
37,67
-5.559
-24,01
Thu từ KD ngoại hối
Thu khác
Chi khác
C. Lợi nhuận
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
HĐTD: Hoạt động tín dụng
HDDV: Hoạt động dịch vụ
23
KD: Kinh doanh
3.7.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Cần Thơ giai đoạn 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Chỉ tiêu
6t/2012
6t/2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
6t/2013 và 6t/2012
Số tiền
%
-10.948
-9,03
-3.491
-3,43
714
26,55
-12.823
-84,45
4.653
279,96
A. Thu nhập
Thu từ HĐTD
Thu từ HĐDV
Thu từ KD ngoại hối
Thu khác
121.264
101.730
2.688
15.185
1.662
110.316
98.239
3.401
2.361
6.315
B. Chi phí
Chi cho HĐTD
Chi cho HĐDV
Chi cho KD ngoại hối
Chi hoạt động
Chi khác
109.517
79.301
712
12.419
15.382
1.702
99.955
76.502
911
1.899
18.978
1.665
-9.562
-2.799
199
-10.520
3.596
-38
-8,73
-3,53
28,03
-84,71
23,38
-2,21
11.748
10.361
-1.386
-11,81
C. Lợi nhuận
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng 3.2 ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013
giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Góp phần đáng kể vào sự giảm sút này là
do thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Hoạt
động kinh doanh ngoại hối được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ bằng việc
không cho phép mua bán ngoại tệ tự do trên thị trường, đồng thời tỷ giá hối
đoái không ổn định nên đã làm thu nhập từ hoạt động này giảm mạnh giảm
trên 80%. Mặc dầu chi phí có giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với thu
nhập. Thời điếm 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng
bằng các chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ cũng như áp dụng các gói
sản phẩm ưu đãi lãi suất cho khách hàng nên thu nhập giảm xuống. Mặc dầu
chi phí cũng giảm tuy nhiên tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của
tổng thu nhập nên đã làm thu nhập giảm xuống
3.8. Định hướng phát triển
- Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực.
24
- Đảm bảo tiện ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận
tiện.
- Chi nhánh sẽ cố gắng cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất, phát triển
thêm nhiều điểm đặt ATM trên địa bàn.
- Tăng cường phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu về cho vay và huy
động vốn do hội sở đề ra.
- Kiềm chế tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đảm bảo luôn nhỏ hơn 2%.
25
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1. Tình hình vốn huy động tại chi nhánh
4.1.1. Giai đoạn 2010 - 1012
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Đối
với Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ thì vốn huy động là
nguồn tạo ra một phần thu nhập từ việc hưởng chênh lệch lãi suất bởi hoạt
động mua bán vốn với hội sở. Dưới đây là tình hình huy động vốn của ngân
hàng giai đoạn 2010 - 2012, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Chiếm tỷ trọng cao nhất trên 60% trên tổng số
vốn huy động. Ngân hàng nhận tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm
đối với cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế dưới các hình thức như tiền
gửi rút gốc từng phần, tiền gửi khách hàng lựa chọn kỳ hạn…
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đứng vị trí thứ 2 trên tổng vốn huy động.
Khách hàng gửi tiền dưới hình thức này chủ yếu để phục vụ cho thanh toán
qua ngân hàng.
- Tiền gửi ký quỹ: Đứng vị trí thứ 3, đây là hình thức khách hàng thực
hiện ký quỹ tại ngân hàng để phục vụ một số nghĩa vụ tài chính khi ngân hàng
thực hiện các sản phẩm như bao thanh toán, bảo lãnh…
- Phát hành GTCG: Chủ yếu phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Diễn biến tình hình nguồn vốn của ngân hàng cụ thể như sau: Năm 2011
đạt 902.748 triệu đồng, tăng 2.004 tương đương tỷ lệ tăng 0,22% so với năm
2010, sang năm 2012 đạt 1.122.957 triệu đồng, tăng lên với tỷ lệ 24,39 % so
với năm 2011. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do tình hình kinh tế khó
khăn diễn biến khó lường nên các cá nhân cũng như nhiều tổ chức kinh tế
chọn cách gửi tiền vào ngân hàng cho an tâm và do ngân hàng đã có nhiều
hoạt động khuyến mãi nên thu hút thêm lượng tiền gửi. Đồng thời, thời điểm
này ngân hàng thực hiện nhiều nghiệp vụ như bảo lãnh, bao thanh toán…nên
cũng huy động thêm được một lượng tiền ký quỹ, hơn nữa số lượng khách
hàng cá nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng nhiều hơn do tính tiện lợi
cũng như thời gian thanh toán nhanh của sản phẩm. Mặc dầu lượng tiền gửi
của các TCKT sử dụng để thanh toán có giảm tuy nhiên không ảnh hưởng đến
sự
gia
tăng
nguồn
vốn
huy
động
của
ngân
hàng.
26
Bảng 4.1: Tình hình vốn huy động của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
Chỉ tiêu
1. Tiền gửi không KH
TG cá nhân
TG TCKT
2. Tiền gửi có kỳ hạn
TG cá nhân (TGTK)
TG TCKT
3. Tiền gửi ký quỹ
Ký quỹ cá nhân
Ký quỹ TCKT
4. Phát hành GTCG
Tổng
Năm 2010
Năm 2011
117.916
15.879
102.037
632.410
202.117
430.293
148.600
148.600
1.818
900.744
317.050
30.144
286.906
580.339
224.032
356.307
5.359
5.359
902.748
Năm 2012
266.608
34.636
231.972
834.938
328.084
506.854
21.411
21.411
1.122.957
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
199.134
168,88
14.265
89,84
184.869
181,18
-52.071
-8,23
21.915
10,84
-73.986
-17,19
-143.241
-96,39
-143.241
-96,39
-1.818 -100,00
2.004
0,22
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
-50.442
-15,91
4.492
14,90
-54.934
-19,15
254.599
43,87
104.052
46,45
150.547
42,25
16.052
299,53
16.052
299,53
220.209
24,39
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
TG: Tiền gửi
TCKT: Tổ chức kinh tế
TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
27
GTCG: Giấy tờ có giá
4.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động của MB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Chỉ tiêu
1. Tiền gửi không kỳ hạn
TG cá nhân
TG TCKT
2. Tiền gửi có kỳ hạn
TG cá nhân (TGTK)
TG TCKT
3. Tiền gửi ký quỹ
Ký quỹ cá nhân
Ký quỹ TCKT
5. Phát hành GTCG
Tổng
6t/2012
141.039
26.452
114.587
616.523
234.826
381.697
4.291
4.291
761.853
6t/2013
89.284
18.004
71.280
622.206
234.269
387.937
8.126
8.126
719.616
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
6t/2013 & 6t/2012
Số tiền
%
-51.755 -36,70
-8.448 -31,94
-43.307 -37,79
5.683
0,92
-557
-0,24
6.240
1,63
3.835
89,37
3.835
-42.237
89,37
-5,54
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng 4.2 ta thấy, tình hình vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu
năm 2013 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trần lãi
suất huy động của ngân hàng giảm làm cho một số khách hàng gửi tiết kiệm
rút vốn và đầu tư sang kênh khác. Đồng thời tiền gửi thanh toán cũng giảm
mạnh là do tình hình kinh tế khó khăn nên số lượng giao dịch thanh toán của
các doanh nghiệp cũng như cá nhân qua ngân hàng ngày càng ít tác động làm
vốn huy động của ngân hàng giảm xuống mặc dầu tiền gửi ký quỹ được ngân
hàng huy động ngày càng nhiều.
Tóm lại, vốn huy động của ngân hàng có sự gia tăng qua 3 năm. Tuy
nhiên để làm tăng thu nhập thì ngân hàng cần có nhiều hình thức huy động với
lãi suất hấp dẫn cũng như áp dụng nhiều gói khuyến mãi để gia tăng thêm
lượng vốn này.
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn
4.2.1.1. Giai đoạn 2010 – 2012
a. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
28
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng
dưới hình tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định.
Sự tăng trưởng doanh số cho vay phản ánh được sự tăng trưởng chất lượng tín
dụng của Ngân hàng. Qua bảng 4.3 ta nhận thấy, tình hình doanh số cho vay
của chi nhánh tăng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2011 giảm so với năm 2010
(mức giảm là 250.604 triệu đồng), sang năm 2012 lại tăng (mức tăng là
367.309 triệu đồng), tuy DSCV tăng giảm qua 3 năm nhưng vẫn giữ được mức
tương đối ổn định là trên 3.000 tỷ đồng đạt được kết quả trên là do trong thời
gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách lãi suất của chính phủ và có
nhiều hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao của
khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng đã rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ
xin vay. Để rõ hơn về tình hình doanh số cho vay của chi nhánh ta tiến hành
phân tích thông qua tiêu chí về thời hạn tín dụng:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai
đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và
dài hạn
Tổng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
3.336.981 3.080.067 3.432.509
21.688
27.998
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
-256.914
42.865
6.310
3.358.669 3.108.065 3.475.374
-250.604
Chênh lệch
2012/2011
%
Số tiền
-7,70 352.442
%
11,44
29,09
14.867
53,10
-7,46 367.309
11,82
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
- Về cho vay ngắn hạn: Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, trong cơ cấu cho
vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng rất cao qua 3 năm (trên 90%) vì mục đích cho vay ngắn hạn là để bổ
sung vốn lưu động, tài trợ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu cá nhân có thời gian
thu hồi vốn nhanh. Cụ thể, DSCV của ngân hàng năm 2011 có giảm so với
năm 2010 (giảm 7,70%) nhưng sang năm 2012, lại tăng (tăng11,44%) so với
năm 2011. Sở dĩ có được sự cải thiện vào năm 2012 là do ngân hàng đã phát
triển linh hoạt hoạt động tín dụng giúp cho nguồn vốn ngân hàng ngày càng
đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, ngân hàng đã có chính sách
điều chỉnh hợp lý, đồng thời còn có sự cố gắng trong công tác tìm kiếm khách
hàng của các chuyên viên quan hệ khách hàng và cho vay ngắn hạn cũng là
hình thức cho vay phù hợp với đặc điểm nguồn vốn cũng như chiến lược của
ngân hàng nên ngân hàng đã tập trung cho vay thời hạn này. Những nguyên
nhân trên đã làm cho DSCV của ngân hàng khả quan hơn, tuy nhiên, ngân
29
hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để giữ chân khách hàng cũ và thu
hút thêm khách hàng mới nhằm gia tăng thị phần trên địa bàn.
- Về cho vay trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn luôn chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng DSCV vì cho vay trong lĩnh vực này có đặc điểm là rủi
ro cao, vốn vay lớn và thời gian thu hồi vốn chậm, ngân hàng rất thận trọng
trong việc xem xét cho vay, mặt khác lãi suất cao nên các doanh nghiệp cũng
xem xét thật kỹ khi đưa ra quyết định vay, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn
để duy trì và mở rộng kinh doanh. Nhưng nhìn chung, DSCV luôn tăng trưởng
qua 3 năm và tăng cao vào năm 2012 (tăng 53,10%) là do thời điểm này ngân
hàng đẩy mạnh cho vay mở rộng và xây mới nhà xưởng, mua trang thiết bị
máy móc, xây dựng sửa chữa nhà.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy ở mỗi phương thức cho vay dù ngắn hạn
hay dài hạn đều có mặc tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn
của chi nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu khách hàng mà ngân hàng
quyết định cho vay theo phương thức nào. Hiện tại, ngân hàng đang chú trọng
đến rủi ro nên cơ cấu phương thức cho vay trong đó cho vay ngắn hạn chiếm
tỷ trọng cao vì vòng quay vốn nhanh, ít rủi ro. Còn cho vay trung và dài hạn
tuy có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao nên tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, cho
vay trung và dài hạn cũng có bước đột phá, do ngân hàng đang quan tâm đến
những dự án lớn khả thi mang lại lợi nhuận cao.
b. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Để hoạt động có hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở rộng doanh số
cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ, nó được thể hiện ở thiện
chí trả nợ của khách hàng và năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh
về mặt hiệu quả của ngân hàng, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng
quay của đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra đầu tư.
- Về thu nợ ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy, DSTN của ngân
hàng tăng tương đối đồng đều qua 3 năm, trong đó DSTN ngắn hạn chiếm tỷ
trọng rất cao (trên 95%). Nguyên nhân từ việc tăng tỷ trọng các món cho vay
ngắn hạn, đồng thời do thời gian thu hồi vốn ngắn và ý thức hoàn trả vốn đúng
hạn và việc kinh doanh có hiệu quả từ khách hàng đã góp phần làm tăng doanh
số thu nợ qua các năm và do công tác chỉ đạo, quản lý tốt của ban lãnh đạo và
sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ.
Các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu
thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nhở người vay trả nợ đúng
hạn.
30
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai
đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và
dài hạn
Tổng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
2.704.890 2.980.034 3.315.906 275.144
102.220
38.941
32.751
%
10,17
-63.279 -61,90
2.807.110 3.018.975 3.348.657 211.865
7,55
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
335.872
%
11,27
-6.190 -15,89
329.682
10,92
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
- Về thu nợ trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất
thấp điều đó lý giải vì sao DSTN cũng chiếm tỷ trọng thấp (dưới 5%). DSTN
trung và dài hạn giảm dần qua 3 năm đặc biệt giảm mạnh vào năm 2011 (giảm
61,90%). Bởi vì cho vay trung dài hạn có thời hạn dài nên thời gian thu hồi
vốn chậm, tình hình các doanh nghiệp sau khi vay vốn của ngân hàng vì lí do
khách quan hay chủ quan nên sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do đó không
hoàn trả nợ ngân hàng khi đáo hạn. Tuy DSTN trung và dài hạn có giảm
nhưng con số giảm này không đáng kể vì nó chỉ chiếm tỷ trọng tương đối ít
trong tổng doanh số thu nợ và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh
số thu nợ của ngân hàng.
Qua phân tích ta thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng là khá tốt và luôn
tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao
vì thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư
mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài
ra, ngân hàng cần chú trọng công tác thẫm định, phân loại tín dụng, theo dõi
đôn đốc nhắc nợ, cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp
thời khi đến hạn, đặc biệt là các món nợ trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ
quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
c. Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt
hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà ngân
hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước
chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành.
31
Bảng 4.5: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn
2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
Ngắn hạn
906.788 1.006.821 1.123.424 100.033 11,03 116.603 11,58
Trung và
dài hạn
116.605
Tổng
105.662
115.776
-10.942
1.023.393 1.112.483 1.239.200
89.090
-9,38
10.114
9,57
8,71 126.717 11,39
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy, tình hình tổng dư nợ tăng tương đối đồng
đều qua 3 năm, tốc độ tăng cao nhất là năm 2012 (tăng 11,39%) cùng với sự
tăng cao của DSCV. Trong giai đoạn này kinh tế vẫn còn suy thoái nên các
doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao để giữ vững và mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh nên dư nợ đều tăng.
- Về dư nợ ngắn hạn: Tình hình dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm
và chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng dư nợ (trên 75%), dư nợ năm 2012 tăng cao
nhất đạt 1.123.424 triệu đồng, tăng 116.603 triệu đồng tương đương tăng
11,58% và chiếm tỷ trọng cao nhất trên 97%, nguyên nhân là do giai đoạn này
ngân hàng chú trọng mở rộng các khoản vay có kỳ hạn ngắn như cho vay tiêu
dùng cá nhân, cho vay hỗ trợ sản xuất, cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, cho
vay bổ sung vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, một số khách
hàng gặp khó khăn nên trả nợ chậm trễ đẩy dư nợ lên cao và nhờ những sự trợ
lực của chính phủ: hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế… cùng sự tăng trưởng trong
doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn nên kéo theo sự tăng lên của dư
nợ ngắn hạn là điều tất yếu.
- Về dư nợ trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp
nên kéo theo dư nợ cũng chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ (dưới 25%). Năm
2011 dư nợ giảm so với năm 2010 là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng
giảm trong năm này, sang năm 2012 dư nợ tăng trở lại nhưng tốc độ tăng nhỏ
hơn DSTN nguyên nhân là do khoản nợ các năm trước chưa tới ngày đáo hạn
hoặc đáo hạn nhưng chậm thanh toán và trong năm lại có thêm nhiều hợp
đồng hạn mức đối với các công ty, doanh nghiệp có qui mô lớn, kết quả hoạt
động tốt, có uy tín, quan hệ thường xuyên với ngân hàng.
32
4.2.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.6: DSCV, DSTN và dư nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần
Thơ đoạn 6t/2013 và 6t/2013.
Chỉ tiêu
6t /2012
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Dư nợ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
2.012.334
1.980.371
31.963
2.070.900
2.046.362
24.538
1.053.917
940.830
113.087
6t /2013
2.465.207
2.420.578
44.629
2.363.862
2.339.191
24.671
1.340.545
1.204.811
135.734
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
6t/2012 & 6t/2013
Số tiền
452.873
440.207
12.666
292.962
292.829
133
286.628
263.981
22.647
%
22,50
22,23
39,63
14,15
14,31
0,54
27,20
28,06
20,03
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ
- Về doanh số cho vay: So với cùng kỳ năm trước thì DSCV cả ngắn hạn
lẫn trung và dài hạn của chi nhánh vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 đều
tăng so với cùng kỳ năm trước vì đầu năm 2013 ngân hàng đã áp dụng cho vay
gói tín dụng 1.500 tỷ đối với khách hàng là doanh nghiệp SME và 2.000 tỷ
đồng đối với khách hàng cá nhân. Trong đó cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ
rất cao trên tổng DSCV. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của người dân đối
với các khoản vay ngắn hạn cao để bổ sung vốn lưu động và vay tiêu dùng
cũng như ngân hàng hỗ trợ cho vay xuất khẩu. Năm 2013 là năm được nhận
định nền kinh tế vẫn trong tình trạng bất ổn nên chi nhánh vẫn chủ trương tiếp
tục định hướng “Tái cơ cấu, phát triển bền vững” điều đó lý giải vì sao DSCV
dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp so với tổng DSCV. Tuy thực hiện tái cơ cấu
nhưng ngân hàng vẫn duy trì các khoản cho vay trung và dài hạn đối với khách
hàng cũ đồng thời giải ngân cho những hồ sơ có phương án kinh doanh ít rủi
ro nhằm thu hút thêm khách hàng mới và tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng
nên DSCV trung và dài hạn tăng so với cùng kỳ năm trước.
- Về doanh số thu nợ: Qua bảng 4.6 ta nhận thấy, tình hình DSTN của
ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước, đóng
góp vào sự gia tăng đó có tới 14,31% gia tăng của DSTN ngắn hạn, trong khi
đó DSTN trung và dài hạn chỉ tăng 0,54%. Nguyên nhân là do những tháng
đầu năm 2013 hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dần đi vào nề nếp
33
trở lại nên sử dụng hiệu quả các khoản vay nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng
và cán bộ ngân hàng cũng theo dõi các khoản sau vay và thực hiện tốt công tác
đôn đốc thu nợ khách hàng. Còn các khoản vay trung và dài hạn tăng chậm là
do các hợp đồng vay vốn chưa đến hạn thu hồi.
- Về dư nợ: Dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.053.917 triệu đồng tăng
286.628 triệu đồng tương đương 27,20% so với 6 tháng đầu năm 2012 mặc dù
DSTN có tăng (tăng 14,15%) nhưng tốc độ tăng chậm hơn DSCV (tăng
22,50%). Trong đó, dư nợ ngắn vẫn chiếm tỷ trọng cao so với dư nợ trung và
dài hạn vì ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn, còn các
khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và tốc độ tăng cũng chậm do
các khoản vay chưa đến hạn thu hồi như đã nói ở trên nên đẩy dư nợ tăng
thêm.
4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh tế
4.2.2.1. Giai đoạn 2010 - 2012
Ngoài việc phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn thì việc phân tích
hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh tế là điều cần thiết và cũng rất quan
trọng. Nó giúp ngân hàng biết được cơ cấu cho vay theo từng ngành nghề cụ
thể để chuyển dịch cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế địa phương góp phần
mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
a. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Tổng DSCV theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng tăng giảm khômg
đồng đều qua 3 năm, cụ thể biến động theo từng ngành nghề như sau:
- Về ngành nông, lâm, thủy sản: Nước ta là nước nông nghiệp truyền
thống, thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu
kinh tế. Tuy nhiên với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ thì nguồn
vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp (khoảng
0,97%) và đứng vị trí thứ 3 trong tổng DSCV. Tuy nhiên, ngành nông lâm
thủy sản nằm trong viện cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn được
Chính phủ khuyến khích các NHTM cho vay nên ngành này tăng đều qua các
năm và tăng cao nhất vào năm 2012 (tăng 10,89%). Trong đó thì cho vay chủ
yếu là đối với nông nghiệp kế đến là thuỷ sản (nuôi cá).
34
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại dịch vụ
Khác
Tổng
Năm 2010
29.481
113.019
3.197.122
19.047
3.358.669
Năm 2011
30.477
112.175
2.940.511
24.901
3.108.065
Năm 2012
33.795
87.986
3.321.652
31.941
3.475.374
Chênh lệch
2010/2011
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
996
-844
-256.611
5.854
-250.604
3.318
-24.189
381.141
7.040
367.309
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
35
3,38
-0,75
-8,03
30,73
-7,46
10,89
-21,56
12,96
28,27
11,82
- Về ngành xây dựng: Ngành xây dựng cũng chiếm tỷ trọng thấp và
đứng vị trí thứ 2 trong tổng DSCV. Trong đó, DSCV năm 2010 cao nhất và
giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2010 là năm khánh thành và
đưa vào sử dụng các công trình lớn như cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui...nên kích
thích nhu cầu xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây chung cư, xây nhà ở...xuất
phát từ nhu cầu đó ngân hàng đã mở rộng cho vay ngành này đối với các
doanh nghiệp và cá nhân. Sang năm 2011 DSCV giảm nhẹ, đến năm 2012
DSCV tiếp tục giảm lý do là trong giai đoạn này thị trường bất động sản ảm
đạm, thêm vào đó có nhiều dự án gặp khó khăn trong việc đền bù giải toả nên
ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, từ đó làm giảm DSCV của ngân
hàng.
- Về ngành thương mại dịch vụ: Qua bảng số liệu 4.7 ta nhận thấy,
DSCV của ngành TM - DV chiếm ưu thế trong tổng DSCV (trên 90%). Thật
đơn giản để lý giải cho điều này vì ngành TM - DV là ngành kinh tế mũi nhọn
trên địa bàn, thành phố Cần Thơ thực hiện chính sách phát triển thương mại,
dịch vụ thông thoáng về đất đai, thủ tục hành chính đơn giản,... đã thu hút
đông đảo doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, năm 2011 DSCV
của ngành giảm nhẹ so với năm 2010 (giảm 8,03%). Nguyên nhân là do thời
điểm này số lượng doanh nghiệp khó khăn nhiều và nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng ở mức cao đã làm cản trở dòng tín dụng, chưa kể thị trường bất
động sản đóng băng ảnh hưởng không chỉ các công ty kinh doanh nhà, văn
phòng cho thuê mà còn đến các công ty liên quan đến xây dựng như xi măng,
sắt thép, gạch,…cũng bị ảnh hưởng. Bước sang năm 2012 tình hình DSCV của
ngành phục hồi trở lại là do năm 2012 chi nhánh thực hiện nghiêm các chính
sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ, các doanh nghiêp và cá nhân kinh doanh
tiếp cận được nguồn vốn, đồng thời chuyên viên tín dụng cũng đã nắm bắt
được nhu cầu vốn của ngành nên công tác tìm kiếm khách hàng cũng thuận
tiện hơn.
- Về ngành khác: DSCV đối với ngành khác tăng tương đối ổn định qua
các năm, tăng trong khoảng 28% - 30%. Cấp tín dụng cho ngành khác chủ yếu
là các ngành phục vụ nhu cầu cá nhân như kinh doanh lúa gạo, dược phẩm,
xây dựng sửa chữa nhà,...Cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu theo hướng
công nghiệp, dịch vụ của thành phố nên trong những năm gần đây các ngành
công nghiệp thực phẩm, kinh doanh lúa gạo phát triển mạnh nên ngân hàng đã
đáp ứng nhu cầu này làm tăng DSCV.
b. Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế
36
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Khác
Tổng
Năm 2010
22.543
90.624
2.675.607
18.337
2.807.110
Năm 2011
38.839
106.532
2.853.227
20.376
3.018.975
Năm 2012
40.006
114.016
3.171.920
22.715
3.348.657
Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
%
16.296
72,29
15.908
17,55
177.621
6,64
2.040
11,12
211.864
7,55
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
37
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
%
1.167
3,00
7.484
7,03
318.693
11,17
2.339
11,48
329.682
10,92
Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy, tình hình doanh số thu nợ của ngân hàng
tăng tương đối ổn định qua 3 năm và tăng cao nhất vào năm 2012. Đóng góp
nhiều nhất vào sự gia tăng này là ngành thương mại và dịch vụ với DSTN
chiếm trên 90% trên tổng DSTN của toàn ngành. Kế tiếp ngành xây dựng,
ngành nông, lâm, thuỷ sản, và ngành khác. Để hiểu rõ chi tiết ta đi vào phân
tích từng ngành nghề kinh tế:
- Về ngành nông, lâm, thuỷ sản: Tình hình doanh số thu hồi nợ đối với
các khoản tín dụng này đều tăng trưởng qua 3 năm. Đặc biệt, DSTN năm 2011
tăng tương đối cao, trên 70% . Nguyên nhân là trong năm này hàng loạt chính
sách hỗ trợ nông nghiệp đã được ban hành như miễn, giảm thuế sử dụng đất
nông nghiệp, ưu đãi về tín dụng đối với nông nghiệp, hỗ trợ lãi suất vốn vay
mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, miễn, giảm, hỗ
trợ tiền thuê đất,… Nhờ sự ra đời kịp thời của các chính sách này mà ngành
nông nghiệp ở địa phương có điều kiện phát triển, người dân thu được lợi và
trả nợ vay Ngân hàng đầy đủ. Đối với ngành thủy sản, thời gian gần đây có
gặp nhiều biến cố là vụ công ty thủy sản Bình An không thanh toán các khoản
nợ cho nguời dân ảnh hưởng đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên tỷ
trọng cho vay đối vơi ngành này rất thấp nên không làm giảm DSTN. Đồng
thời, chính quyền địa phương chú trọng việc phát triển nông nghiệp nông thôn,
chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật đã nâng cao hiệu hoạt động sản xuất
trong nhân dân trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Về ngành xây dựng: DSTN của ngành xây dựng tăng trưởng tương đối
ổn định trong giai đoạn 2010 - 2011. Do những bất ổn của nền kinh tế nên
DSCV của ngành này đều giảm qua 3 năm, tuy nhiên DSTN chuyển biến theo
chiều ngược lại. Nguyên nhân là do ngân hàng rất thận trọng đối với các
khoản vay này nên thẩm định hồ sơ rất kỹ trước khi cho vay và thường cho
vay trung và dài hạn nên đến năm 2011 và 2012 có nhiều khoản vay đến hạn
thu nợ và khách hàng thanh toán các khoản nợ vay cho ngân hàng nên DSTN
ngày một tăng.
- Về ngành thương mại và dịch vụ: Đây là ngành kinh doanh then chốt
của thành phố nên được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, đồng thời
thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long nên
được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông
thuận lợi, thông thoáng, phát triển hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương
mại... Đặc biệt trong những năm gần đây ngành du lịch ngày một phát triển tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ vận
chuyển hành khách, dịch vụ ăn uống ngày một ăn nên làm ra. Bên cạnh đó do
38
đặc điểm của ngành có chu kỳ kinh doanh ngắn nên thời gian luân chuyển vốn
nhanh. Mặc khác cho vay ngành thương mại dịch vụ của ngân hàng chủ yếu
tập trung vào những hoạt động kinh doanh này nên công tác thu hồi nợ liên tục
tăng trưởng qua 3 năm.
- Về ngành khác: Cùng với xu thế tăng trưởng của DSCV thì DSTN đối
với ngành khác cũng đều tăng qua các năm với tốc độ tăng ổn định khoảng
11%. Do cho vay những ngành đáp ứng nhu cầu cá nhân như mua bán dược
phẩm, kinh doanh lúa gạo....mà các ngành này thường là cho vay ngắn hạn nên
thời gian thu hồi vốn nhanh và hoạt động kinh doanh thường rất ổn định nên
thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.
c. Dư nợ theo ngành nghề kinh tế
Nhìn chung tình hình tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng trưởng tương
đối đồng đều qua 3 năm cùng với sự gia tăng của DSCV và DSTN. Trong đó
thì dư nợ của ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể
năm 2010 chiếm 82,95%, năm 2011 chiếm 84,15%, năm 2012 chiếm 87,63%,
những ngành còn lại chỉ chiếm duới 20%. Để tìm hiểu nguyên nhân ta đi vào
phân tích sâu hơn:
- Về ngành nông, lâm, thuỷ sản: DSCV liên tục tăng và DSTN cũng tăng
nhưng tốc độ tăng nhanh hơn DSCV nên dư nợ đối với các ngành này giảm
qua 3 năm là đều tất nhiên và tốc độ tăng tương đối ổn định khoảng 20%, tuy
nhiên không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng dư nợ của ngân hàng. Thực hiện
tốt công tác thu hồi nợ là điều đáng khen ngợi đối với ngân hàng, tuy nhiên
ngân hàng cần quan tâm tìm kiếm khách hàng hơn nữa đối với các khoản cho
vay thuộc ngành này vì vừa đáp ứng được chính sách hỗ trợ cho vay phát triển
nông nghiệp nông thôn của Chính phủ vừa làm tăng thêm lợi nhuận. Mặc khác
cũng cần thẩm định kỹ với những phương án vay vì đây là ngành phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố thời tiết nên rất rủi ro.
- Về ngành xây dựng: Khác với ngành nông, lâm, thuỷ sản, dư nợ đối với
ngành xây dựng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 đạt
120.774 triệu đồng, tăng 5.643 triệu đồng tương đương 4,90% so với năm
2010, mặc dầu tốc độ tăng của DSTN trong thời điểm này nhanh hơn tốc độ
tăng của DSCV là do nợ của kỳ trước còn tồn và có một số khoản vay nhỏ
được giải ngân. Sang năm 2012, dư nợ giảm trở lại và giảm 21,55% so với
năm 2011. Do đặc điểm của ngành trong giai đoạn này đang gặp rất nhiều khó
khăn nên ngân hàng rất thận trọng đối với các phương án xin vay vốn, nên
việc giải ngân cho ngành này là rất rủi ro nên dư nợ giảm.
39
- Về ngành thương mại và dịch vụ: Như đã nói ở trên, do đặc điểm kinh
tế của ngành là có thời gian luân chuyển vốn nhanh và chu kỳ hoạt động ngắn
nên dư nợ liên tục tăng mặc dù cả DSCV cũng như DSTN đều tăng và do với
mục tiêu phát triển ngành thương mại của Thành Phố, nền kinh tế xã hội của
Cần Thơ ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ
ngày càng tăng. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp là hết sức
cần thiết nên ngân hàng đã chú trọng mở rộng quy mô tín dụng trong lĩnh vực
này. Hơn nữa, cho vay ngành thương mại dịch vụ cũng phù hợp với cơ cấu
cho vay của ngân hàng hiện nay là tập trung cho vay ngắn hạn để giảm thiểu
rủi ro.
- Về ngành khác: Đối với những ngành phục vụ nhu cầu cá nhân thường
được đảm bảo bằng lương nên rủi ro là rất thấp nên ngân hàng đã mở rộng cho
vay các khoản này nhằm tăng quy mô và chất lượng tín dụng. Vì thế mà dư
nợ tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2011 đạt 25.183 triệu đồng ,tăng 4.524
triệu đồng tương đương 21,9% so với năm 2010, sang năm 2012 đạt 34.411
triệu đồng, tăng 9.228 triệu đồng tương đương 36,64% so với năm 2011. Đối
với những khoản cho vay này Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn trong công tác
quan hệ khách hàng nhằm tìm kiếm thêm những khách hàng mới góp làm tăng
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
40
Bảng 4.9: Dư nợ theo ngành kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2102 - 2013.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại dịch vụ
Khác
Tổng
Năm 2010
38.689
115.131
848.914
20.659
1.023.393
Năm 2011
Năm 2012
30.328
120.774
936.198
25.183
1.112.483
24.116
94.743
1.085.930
34.411
1.239.200
Chênh lệch 2010/2011
Số tiền
-8.361
5.643
87.284
4.524
89.090
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
41
%
-21,61
4,90
10,28
21,90
8,71
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
-6.212
-26.031
149.732
9.228
126.717
%
-20,48
-21,55
15,99
36,64
11,39
4.2.2.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
a. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của MB Cần Thơ giai
đoạn 6t/2012 và 6t/2013.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại dịch vụ
Khác
Tổng
6t/2012
6t/2013
15.711
48.164
1.932.642
15.817
2.012.334
17.129
58.445
2.371.935
17.698
2.465.207
Chênh lệch
6t/2012 & 6t/2013
Số tiền
%
1.418
9,03
10.281
21,35
439.293
22,73
1.881
11,89
452.873
22,50
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng 4.10 ta thấy, tình hình DSCV của ngân hàng thời điểm 6 tháng
đầu năm 2013 đạt 2.465.207 triệu đồng, tăng 452.873 triệu đồng tương đương
22,50% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, DSCV của tất cả các ngành
đều tăng vì ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, xem khách hàng là trọng tâm
thì điều tất yếu là DSCV tăng cao. Đặc biệt DSCV của ngành thương mại và
dịch vụ và ngành xây dựng tăng nhiều nhất (tăng trên 20%) và chiếm tỷ trọng
cao nhất vẫn là ngành thương mại và dịch vụ (chiếm 96,21%). Nguyên nhân
cũng như đã nói ở các phần trên là do ngành thương mại và dịch vụ là ngành
kinh tế then chốt của địa bàn và là những khoản cho vay phù hợp với mục tiêu
tăng trưởng bền vững của ngân hàng. Đồng thời, do việc làm ăn có hiệu quả
nên khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên khi có nhu cầu vốn phục
vụ sản xuất thì ngân hàng đáp ứng ngay. Khi mở rộng quy mô hoạt động thì
đồng thời với việc chấp nhận rủi ro nên ngân hàng đã mạnh dạng cho vay các
khoản vay trung và dài hạn nhằm làm tăng lợi nhuận đối với ngành nông, lâm,
thuỷ sản và ngành xây dựng. Tuy nhiên, DSCV các ngành này vẫn chiếm tỷ
trọng rất thấp và tốc độ tăng vừa phải phù hợp với cơ cấu của ngân hàng.
b. Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế
Cùng với sự gia tăng của DSCV thì tổng DSTN của ngân hàng giai đoạn
6 tháng đầu năm 2013 cũng có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể
đạt 2.363.862 triệu đồng tăng 14,15%. Nguyên nhân cũng như đã nói là do
chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn
vốn nên làm ăn có lãi từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng.
42
DSTN tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là ngành thương mại dịch vụ (trên
90%) vì đây là ngành cho vay chủ lực của ngân hàng. Qua bảng 4.11 ta thấy,
DSTN của tất cả các ngành đều tăng ngoại trừ ngành nông, lâm, thủy sản là
giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm tương đối thấp nên đã không ảnh
hưởng nhiều đến tổng DSTN. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải quan tâm
trong công tác đôn đốc khách hàng nhằm thu hồi nợ đúng hạn bởi vì bất cứ
khoản vay nào dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
ngân hàng.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ
giai đoạn 6t/2012 và 6t/2013.
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại dịch vụ
Khác
Tổng
6t/2012
6t/2013
16.743
68.329
1.973.147
12.680
2.070.900
16.099
78.751
2.253.273
15.739
2.363.862
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
6t/2012 & 6t/2013
Số tiền
%
-644
-3,85
10.422
15,25
280.126
14,20
3.059
24,12
292.962
14,15
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
c. Dư nợ theo ngành nghề kinh tế
Bảng 4.12: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn
6t/2012 và 6t/2013.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại dịch vụ
Khác
Tổng
6t/2012
6t/2013
29.296
100.608
895.693
28.320
1.053.917
25.147
74.438
1.204.592
36.368
1.340.545
Chênh lệch
6t/2012 & 6t/2013
Số tiền
%
-4.149
-14,16
-26.170
-26,01
308.899
34,49
8.048
28,42
286.628
27,20
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Tình hình tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.340.545 triệu đồng
tăng 286.628 triệu đồng , tuơng đương 27,20 % so với 6 tháng đầu năm 2013
và dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là do
43
đây là năm trọng tâm thực hiện chiến lược năm năm 2011 - 2015 là trở thành
ngân hàng đứng trong top 3 các NHTM tại Việt Nam nên ngân hàng mở rộng
quy mô cho vay đẩy dư nợ tăng lên, tuy nhiên đây là mức tăng tuơng đối an
toàn. Trong đó đa số các ngành đều có dư nợ tăng, riêng đối với ngành xây
dựng và ngành nông lâm thuỷ sản lại giảm là do ngành này có đặc tính rủi ro
cao và kinh doanh phụ thuộc vào thời tiết nên ngân hàng ít giải ngân những
khoản này. Mặc khác, công tác thu hồi nợ cũng tương đối tốt nên dư nợ đã
giảm xuống.
4.3. Phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh
Kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó
đáng kế nhất là rủi ro khách hàng không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay
được gọi là nợ xấu. Nợ xấu là những khoản cho vay quá hạn ít nhất 91 ngày.
Khi có nợ xấu sẽ làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay
vốn chậm không được tái đầu tư, không có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn
của khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để
biết được diễn biến nợ xấu tại chi nhánh như thế nào ta đi vào phân tích chi
tiết hơn.
4.3.1. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ
4.3.1.1. Giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.13: Nợ xấu theo nhóm nợ của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 2012.
Chỉ tiêu
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm5
Tổng
Năm
2010
1.527
8.873
10.400
Năm
2011
Chênh lệch
2011/2010
Năm
2012
5.751
34
5.148 23.476
8.948 1.691
19.847 25.201
Số tiền
5.751
3.621
75
9.447
%
237,13
0,85
90,84
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/ 2011
Số tiền
%
-5.717 -99,41
18.328 356,02
-7.257 -81,10
5.354 26,98
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng 4.13, ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng liên tục qua 3
năm. Trong đó nợ ở nhóm 4 cũng tăng liên tục và tăng rất mạnh, cụ thể năm
2011 ở mức 5.148 triệu đồng tăng 3.627 triệu đồng tương 237,13% so với
năm 2010 và năm 2012 với tỷ lệ tăng 356,02% so với năm 2011.Trong thời
gian qua, ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp như tìm hiểu nguyên nhân
doanh nghiệp để nợ quá hạn, cơ cấu nợ,...nhưng do tình hình kinh tế diễn biến
44
bất thường, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, cùng với sự biến động của tỷ
giá, lạm phát tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu làm cho việc kinh doanh
của doanh nghiệp trì trệ nên nhiều khách hàng chậm trả nợ vay, đối tượng vay
vốn chủ yếu là các doanh nghiệp SME ngoài quốc doanh kinh doanh những
mặt hàng như giầy dép, mua bán vật liệu xây dựng, một số hoạt động giải
trí,...mà trong giai đoạn này những loại hình kinh doanh kể trên hoạt động
không có hiệu quả đã khiến cho nợ nhóm 4 tăng vọt. Tuy nhiên, ngân hàng
cũng đã xử lý tốt những khoản nợ ở nhóm 3 và nhóm 5, nợ nhóm 3 liên tục
giảm qua 3 năm gần như thu hồi đầy đủ, còn nợ nhóm 5 tăng nhẹ vào năm
2011 tuy nhiên sang năm 2012 lại giảm mạnh trên 80%, đây là những khoản
nợ mà ngân hàng đã làm tốt trong công tác khởi kiện và xử lý tài sản đảm bảo.
Đây là điều đáng khen đối với ngân hàng nhưng ngân hàng cần chú ý quan
tâm đến những khoản nợ nhóm 4 vì rất có thể nó sẽ chuyển sang nhóm 5 sẽ
ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
4.3.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.14: Nợ xấu theo nhóm nợ của MB Cần Thơ giai đoạn 6t/2012 và
6t/2013.
Chỉ tiêu
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm5
Tổng
6t/2012
6t/2013
3.599
7.479
7.011
18.089
21
11.462
6.323
17.806
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
6t/2013 & 6t/2012
Số tiền
-3.578
3.983
-688
-283
%
-99,42
53,26
-9,81
-1,56
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 khả quan hơn so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó nợ nhóm 3 được xử lý rất tốt do đây là những khoản nợ
chủ yếu rơi vào những khách hàng kinh doanh gói đầu nên chậm trả nợ nhưng
có khả năng trả nợ tốt. Nợ nhóm 5 giảm nhưng cũng chiếm tỷ trọng khá cao
nên ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu hồ nợ tránh tổn thất cho ngân hàng.
Đối với nợ nhóm 4 thì tăng tương đối cao trên 50% nguyên nhân là do ngân
hàng mở rộng cho vay đồng thời do nợ kỳ trước kết chuyển sang.
45
4.3.2. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng
4.3.2.1. Giai đoạn 2010 - 2012
Nhìn chung cả nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn đều biến động liên tục
qua 3 năm theo quy mô tăng trưởng của ngân hàng và tình hình biến động kinh
tế trong và ngoài nước.
- Nợ xấu ngắn hạn: Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng qua 3
năm và chiếm tỷ trọng cao trên tổng nợ xấu (trên 80%) vì cơ cấu cho vay của
ngân hàng tập trung vào thời hạn ngắn. Nợ xấu năm 2011 ở mức 18.287 triệu
đồng tăng 107,97% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự gia tăng mạnh này là
do dư nợ năm 2011 tăng nhưng DSCV lại giảm nên phần nào làm cho nợ xấu
tăng lên. Hơn nữa, năm 2011 tình trạng kinh tế khó khăn các doanh nghiệp
không tìm kiếm được lợi nhuận, tiền lương, thưởng của cán bộ nhân viên bị
cát giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, thị trường tiêu thụ kém dẫn đến việc chậm
trả nợ, xin gia hạn nợ hoặc mất khả năng trả nợ, các đối tượng nợ xấu trong
năm này chủ yếu rơi vào các cá nhân kinh doanh sản phẩm đồ uống nhỏ lẻ,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thực phẩm, hoạt động giải trí, các
hoạt động gia công vật liệu xây dựng. Sang năm 2012 nợ xấu lại tiếp tục tăng
và tăng 18% so với năm 2011 là do nhiều doanh nghiệp trong thời điểm này
tuyên bố phá sản, giá xăng, giá điện, giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến
động. Tuy nợ xấu ngắn hạn so với dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp
nhưng ngân hàng cần phải chú ý đến những khoản này vì nó liên tục tăng và
tăng tương đối nhanh sẽ làm giảm chất luợng tín dụng và dẫn đến rủi ro cho
ngân hàng.
- Nợ xấu trung và dài hạn: Nợ xấu trung và dài hạn thay đổi qua các năm
và chiếm tỷ trọng thấp trên tổng số nợ xấu. Nợ xấu năm 2011 giảm nhẹ so với
năm 2010, tuy nhiên lại tăng đột biến vào năm 2012 tăng hơn 100%. Đối
tượng cho vay là các công ty mua bán giày dép, mua bán vậy liệu xây dựng,
các hoạt động giải trí. Đây là những khoản cho vay có rủi ro cao trong giai
đoạn này vì sức tiêu thụ của thị trường đối với những mặt hàng này giảm do
giá cả tăng cao và người dân thắt chặt chi tiêu làm cho các doanh nghiệp gặp
khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thanh toán các khoản vay trước đó của ngân
hàng chậm làm phát sinh nợ xấu.
Tóm lại, tình hình nợ xấu của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm và
chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các khoản nợ ngắn hạn do cơ cấu cho vay của
ngân hàng tập trung vào thời hạn này. Vì thế ngân hàng cần thận trọng hơn
trong công tác thẩm định khách hàng đồng thời tích cực xử lý các khoản nợ
tồn đọng hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
46
Bảng 4.15: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
8.793
1.607
10.400
Tỷ
trọng
(%)
84,55
15,45
100,00
Năm 2011
Số tiền
18.287
1.560
19.847
Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)
92,14
7,86
100,00
Số tiền
21.578
3.623
25.201
Tỷ
trọng
(%)
85,62
14,38
100,00
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
47
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
9.494 107,972
-47
-2,92
9.447
90,84
Chênh lệch
2012/ 2011
Số tiền
%
3.291 18,00
2.063 132,24
5.354 26,98
4.3.2.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.16: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn
6t/2012 và 6t/2013.
ĐVT: Triệu đồng
6t/2012
Chỉ tiêu
6t/2013
Chênh lệch
6t/2013 & 6t/2012
Tỷ
Tỷ
trọng Số tiền trọng Số tiền
(%)
(%)
16.512
91,28 16.568 93.05
56
1.577
8,72
1.237
6,95
-340
18.089 100,00 17.806 100,00
-283
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
%
0,34
-21,56
-1,56
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng 4.16 ta thấy, tình hình nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013
của ngân hàng vẫn tăng nhưng lượng tăng là rất nhỏ không đáng kể không
làm tăng tổng nợ xấu, còn đối với những khoản trung và dài hạn thì giảm
mạnh góp phần làm cho tình hình nợ xấu giai đoạn này có buớc chuyển tốt
hơn. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu tăng
trưởng bền vững, thẩm định khách hàng rất kỹ từ yếu tố định tính đến định
lượng và công tác xử lý nợ cũng dễ dàng hơn.
4.3.3. Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế
4.3.3.1. Giai đoạn 2010 - 2012
Tình hình nợ xấu của ngân hàng theo từng ngành nghề kinh tế có sự tăng
giảm khác nhau qua 3 năm. Cụ thể:
- Về ngành xây dựng và nông, lâm, thuỷ sản: Qua bảng số 4.17, ta thấy
những ngành này không phát sinh khoản nợ xấu nào. Nguyên nhân là do đây
không phải là ngành cho vay chủ lực của ngân hàng, đồng thời do tính chất
của ngành là rủi ro cao nên công tác thẩm định đặc biệt được chú trọng. Cùng
với đó do ý thức trả nợ của người dân ngày càng được nâng cao và có bước
tiến trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản
xuất nên tạo ra được nguồn tích lũy để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
48
Bảng 4.17: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
2011/2010
Năm 2012
Chênh lệch
2012/ 2011
Chỉ tiêu
Nông, lâm, thủy sản
Tỷ trọng
(%)
-
Xây dựng
-
-
-
-
-
-
Thương mại dịch vụ
8.793
84,55
18.287
92,14
21.578
Khác
1.607
15,45
1.560
7,86
Tổng
10.400
100,00
19.847
100,00
Số tiền
Số tiền
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
-
%
-
-
-
-
-
-
-
85,62
9.494
107,97
3.291
18,00
3.623
14,38
-47
-2,92
2.063
132,24
25.201
100,00
9.447
90,84
5.354
26,98
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
49
Số tiền
%
- Về ngành thương mại dịch vụ: Vì đây là ngành cho vay chủ lực của ngân
hàng nên nợ xấu ngành này chiếm tỷ trọng cao trên 80% và chủ yếu là những
khoản cho vay ngắn hạn. Nợ xấu tăng liên tục qua 3 năm và tăng mạnh vào năm
2011, cụ thể năm 2011 ở mức 18.287 triệu đồng, tăng 9.494 triệu đồng tương
đương 107,97% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này diễn
biến kinh tế rất khó luờng, lạm phát tăng cao mức sống người dân giảm, thắt
chặt chi tiêu, tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xuyên xảy ra nên các doanh
nghiệp kinh doanh ngành thực phẩm gặp khó khăn do các sản phẩm làm ra
giảm mức tiêu thụ đáng kể dẫn đến chậm thanh toán nợ làm nợ xấu ngân hàng
tăng cao (vì nợ xấu trong năm 2011 phát sinh chủ yếu là ngành thương mại thực
phẩm). Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng 18% so với năm
2011 là do năm này là năm có rất nhiều hồ sơ cung cấp thông tin ảo nên qua
mặt được cán bộ thẩm định từ đó vốn giải ngân không được sử dụng đúng mục
đích nên không thanh toán được cho ngân hàng khi đến hạn từ đó nợ xấu tăng
lên. Mặc khác, do doanh nghiệp kinh doanh thật sự không có hiệu quả nên phát
sinh nợ xấu (các ngành như gia công giày dép, mua bán vật liệu xây dựng, các
doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo).
- Về ngành khác: Các ngành phục vụ nhu cầu cá nhân được đánh giá là có
chu kỳ kinh doanh ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên ngân hàng đã mạnh
dạng giải ngân những khoản này làm tăng DSCV đồng thời công tác thu hồi nợ
cũng tốt nên nợ xấu năm 2011 giảm so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm
2012 tình trạng nợ chuyển biến xấu hơn và tăng 132,24% so với năm 2011 chủ
yếu rơi vào cho vay các nhu cầu sửa chữa và mua nhà ở, mua xe, các hoạt động
vay vốn này thường được đảm bảo bằng thu nhập từ lương hoặc nguồn thu nhập
không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện khách quan như chi phí sinh hoạt tăng
cao do sự gia tăng của lạm phát hay rủi ro bệnh tật, do đó dễ xảy ra tình trạng
nguồn tích lũy không đủ đảm bảo khoản vay nên phát sinh nợ xấu.
4.3.3.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng 4.18 ta thấy, nợ xấu của tất cả các ngành đều giảm nhẹ, và
chiếm tỷ trọng cao nhất là đối với các ngành thuộc lĩnh vực thương mại và dịch
vụ (trên 90%), tuy mức giảm là không nhiều nhưng cũng thể hiện được công tác
quản lý nợ xấu của ngân hàng có tín hiệu tốt và năm 2013 cũng là năm ngân
hàng thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững nên đã cố gắng kiềm chế nợ xấu
ở mức thấp nhất. Đặc biệt đối với ngành xây dựng và nông, lâm, thủy sản không
phát sinh bất kỳ khoản nợ xấu nào chính vì thế ngân hàng cần mở rộng cho vay
thêm đối với những ngành này nhằm tăng quy mô cho ngân hàng và phân tán
rủi ro tránh tình trạng cho vay tập trung một ngành chủ lực.
50
Bảng 4.18: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn
6t/2012 và 6t/2013.
6t/2012
Chỉ tiêu
Số
tiền
Nông, lâm, thủy sản
Xây dựng
Thương mại dịch vụ 16.904
1.185
Khác
18.089
Tổng
6t/2013
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)
93,45 16.634
6,55 1.172
100,00 17.806
Tỷ
trọng
(%)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
6t/2013 & 6t/2012
Số tiền
93,42
6,58
100,00
-270
-13
-283
%
-1,60
-1,10
-1,56
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
4.4. Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tài
chính giai đoạn 2010 - 2012
Đối với NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu
nhập chính cho ngân hàng. Qua phân tích tình hình hình hoạt tín dụng ở phần
trên ta thấy được quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được mở
rộng. Tuy nhiên muốn biết được chất lượng cũng như rủi ro trong hoạt động tín
dụng một cách chính xác ta cần phải phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:
- Hệ số thu nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh công tác thu hồi nợ của ngân
hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khách hàng đã thực hiện tốt nghĩa vụ nợ
đồng công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả và chất lượng tín dụng của
ngân hàng được đánh giá cao. Nếu chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ các khoản nợ
quá hạn càng nhiều từ đó sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Qua bảng 4.19 ta
thấy, hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm qua từng năm, nhưng nhìn chung tỷ
lệ thu nợ của ngân hàng là khá cao đều trên 80%. Năm 2010 hệ số thu nợ đạt
83,57% tức là 100 đồng doanh số cho vay khi đến hạng ngân hàng sẽ thu về
83,57 đồng, sang năm 2011 tỷ số này tăng lên 97,13%. Nguyên nhân có sự gia
tăng như vậy là do ngân hàng cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên
công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn, mặc dù trong năm này công tác thu hồi nợ
trung và dài hạn có giảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín
dụng ngân hàng. Đến năm 2012 hệ số thu nợ có giảm xuống nhưng vẫn ở mức
rất cao là 96,35%. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh doanh của các doanh
nghiệp khó khăn dẫn đến công tác thu hồi nợ trung và dài hạn giảm mạnh tác
động làm giảm hệ số thu nợ. Nhưng nhìn chung hệ số này được ngân hàng duy
51
trì ở tỷ lệ rất cao vì thế ngân hàng cần phát huy lợi thế này làm tăng chất lượng
tín dụng cũng như hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Để thực hiện
được như thế đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp
chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp
cho vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn tín dụng.
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng giai
đoạn 2010 - 1012
Chỉ tiêu
ĐVT
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Tổng dư nợ
Dư nợ bình quân
Nợ xấu
Nợ có khả năng mất vốn
Dự phòng RRTD
Hệ số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng
Hệ số RRTD
Tỷ lệ dự phòng rủi ro
Hệ số khả năng mất vốn
Khả năng bù đắp rủi ro
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
%
Vòng
%
%
%
Lần
Năm
2010
2.807.110
3.358.669
1.023.393
769.610
10.400
8.873
8.863
83,57
3,65
1,02
0,87
1,15
0,85
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Năm
2011
2012
3.018.975 3.348.657
3.108.065 3.475.374
1.112.483 1.239.200
1.067.938 1.175.842
19.847
25.201
8.948
1.691
16.915
10.110
97,13
96,35
2,83
2,85
1,78
2,03
1,52
0,82
0,84
0,14
0,85
0,40
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
- Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn
tín dụng thông qua tính luân chuyển của vòng quay này trong một thời kỳ nhất
định, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì hiệu quả càng cao và đem lại
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự
biến động không theo một chiều hướng tăng lên hay giảm xuống mà có sự giảm
sau đó lại tăng lên. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 3,65 vòng sang năm
2011 chỉ còn 2,83 vòng giảm 0,82 vòng, đến năm 2012 lại tăng nhẹ 0,02 vòng
đạt 2,83 vòng. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 nền kinh tế Việt
Nam chịu tác động xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả leo thang, lạm
phát tăng cao nên công tác thu hồi nợ giảm. Tuy nhiên, đây là kết quả đáng
khen ngợi đối với ngân hàng vì vẫn giữ được tốc độ luân chuyển vốn rất nhanh.
- Hệ số rủi ro tín dụng: Qua phân tích nợ xấu ở phần trên ta thấy tình hình
nợ xấu của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Tuy nhiên, ta không thể đánh giá
được là ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không vì mở rộng quy mô cho
52
vay, dư nợ tăng thì nợ xấu tăng đây là điều tất nhiên. Cho nên ta cần phải đánh
giá dựa trên tỷ số rủi ro tín dụng vì chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động
tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta thấy tỷ số rủi ro tín dụng tại ngân
hàng tăng liên tục qua 3 năm, và luôn kiềm chế ở mức dưới 2% vào năm 2010
và 2011 tuy nhiên sang năm 2012 lại tăng lên 2,03%. Mặc dầu, hệ số rủi ro tín
dụng vẫn ở mức thấp tuy nhiên ngân hàng vẫn phải cần quan tâm nhiều hơn nữa
trong công tác xử lý nợ xấu vì rất có thể theo chiều hướng này hệ số rủi ro tín
dụng sẽ tăng lên cao hơn sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Hệ số khả năng mất vốn: Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ
thuộc nhóm 5. Chỉ số này phản ánh rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, nếu
chỉ số này càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. Ta thấy hệ số
khả năng mất vốn của ngân hàng có chiều hướng giảm dần qua 3 năm, năm
2010 ở mức 1,15% tuy nhiên đến năm 2011 và 2012 hệ số này đều giảm ở mức
thấp hơn 1 % cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác xử lý các khoản
nợ có khả năng mất vốn nhằm hạn chế được rủi ro do các khoản nợ này gây ra
đồng thời cũng làm giảm tổn thất chi phí dự phòng và góp phần làm tăng thu
nhập cho ngân hàng.
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro: Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích
lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của
ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có
thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản
dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định. Qua bảng 4.19 ta thấy, tỷ lệ dự
phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không đồng đều
nhưng đều ở mức tương đối thấp. Năm 2010 đạt 0,87%, sang năm 2011 đạt
1,52% và tăng lên 0,65%. Nguyên nhân là do trong năm này tổng dư nợ tăng
lên, đồng thời nợ xấu cũng tăng theo nên ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng
rủi do tín dụng. Sang năm 2012 tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm xuống
còn 0,82% là do số tiền trích lập dự phòng của ngân hàng thấp mặc dù tổng dư
nợ của ngân hàng tăng lên, điều này chứng tỏ ngân hàng trích lập dự phòng
chưa đúng như quy định của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng cần tránh tình
trạng chạy theo lợi nhuận mà giảm tỷ lệ trích lập dự phòng vì như thế sẽ ảnh
hưởng cả đến chất lượng tín dụng cũng như uy tính của ngân hàng khi rủi ro
xảy ra.
- Khả năng bù đắp rủi ro: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng chủ động của
ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu. Năm 2010 và năm 2011 tỷ số này ở
mức 0,85 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ xấu thì sẽ được đảm bảo bởi 0,85 đồng dự
phòng. Đây là tỷ lệ khá cao chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác phòng
ngừa rủi ro và có thể chủ động xử lý nhằm hạn chế tối đa cho những tổn thất
53
xảy ra. Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống đáng kể chỉ còn 0,40 lần
cho thấy khả năng bù đắp cho các khoản nợ xấu năm này là rất thấp, điều này sẽ
tác động xấu đến hoạt động ngân hàng.
4.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh
4.5.1. Nguyên nhân chủ quan
- Từ phía khách hàng:
+ Sử dụng vốn không đúng mục đích: Rủi ro chậm thu hồi vốn của ngân
hàng xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như phương án vay
vốn, làm giảm khả năng thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán, chẳng hạn
như khách hàng vay vốn ngắn hạn nhưng lại sử dụng để đầu tư dài hạn, hoặc là
vay để bổ sung vốn lưu động nhưng lại sử dụng để sửa chữa nhà.....
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả: Do trình độ của một bộ
phận các chủ doanh nghiệp còn hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu kém,,
nên lợi nhuận mang lại không đủ để bù đắp chi phí vay ngân hàng.
- Từ phía ngân hàng:
+ Do sai sót trong công tác thẩm định phương án cho vay cũng như tính
khả mại của tài sản đảm bảo.
+ Công tác xác định tính sát thực thông tin khách hàng còn nhiều chỗ hở.
+ Giám sát sau khi vay: Công tác này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Tuy nhiên, do số lượng khách hàng quá nhiều đặt biệt là các khách hàng cá
nhân mà cán bộ nhân viên tín dụng ít (7 chuyên viên quan hệ khách hàng cá
nhân và 6 chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp) nên việc giám sát sau
khi vay chưa sát dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
+ Trình độ cán bộ thẩm định còn hạn chế, chưa am hiểu hết đặt tính của
từng ngành nghề làm cho việc đưa ra quyết định cho vay bị sai sót dẫn đến rủi
ro cho ngân hàng.
4.5.2. Nguyên nhân khách quan
Khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến toàn hệ thống ngân hàng cũng
như đến các thành phần kinh tế trong nước. Hoạt động kinh doanh bị giảm sút,
nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản dẫn đến rủi ro mất vốn xảy
ra đối với ngân hàng.
4.6. Quy trình xử lý nợ xấu tại chi nhánh
Nợ xấu là điều không mong muốn đối với bất kì tổ chức tín dụng nào. Tuy
nhiên khi phát sinh nợ xấu thì công tác xử lý thông qua việc thực hiện quy trình
54
xử lý đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng thu hồi nợ một cách hợp
lý và có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tối ta rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Dưới
đây là quy trình xử lý nợ xấu tại MB chi nhánh Cần Thơ.
Thông báo
nợ quá hạn
Bộ phận xử
lý nợ
Làm việc
tìm hiểu
NN
Theo dõi,
cam kết trả
nợ của KH
KH không
trả nợ - Xử
lý
Chờ thu hồi
nợ, nếu KH
có khả năng
Cơ cấu nợ
Xử lý tài
sản đảm bảo
Hình 4.1. Quy trình xử lý nợ xấu tại MB Cần Thơ.
55
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
5.1. Những mặt còn tồn tại và hạn chế trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu
5.1.1. Công tác thẩm định và đánh giá khách hàng gặp khó khăn
- Về việc thẩm định các phương án kinh doanh của doanh nhiệp không có
hiệu quả là do các thông tin khách hàng cung cấp sai sự thật, thiếu thực tế,
nhiều hồ sơ còn mang tính sao chép.
- Hệ thống pháp lý thường xuyên thay đổi thiếu minh bạch, gây rủi ro cho
nhiều dự án, từ đó dẫn đến công tác kiểm soát của ngân hàng gặp khó khăn.
5.1.2. Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng còn hạn chế
Một số hệ thống xếp hạng tín dụng hiện này chỉ dừng lại ở mức chấm
điểm và phân loại khách hàng, chưa thể đo lường hết những rủi ro có thể xảy ra.
Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu đầu vào chưa có tính sát thực còn mang yếu tố
chủ quan thiếu tin cậy.
5.1.3. Công tác giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả
Công tác giám sát sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều
này có thể lý giải là do:
- Tâm lý e ngại sợ làm phiền khách hàng của nhân viên tín dụng.
- Do số lượng hồ sơ xin vay vốn quá nhiều đặc biệt là những hồ sơ cá
nhân, mà cán bộ tín dụng thì hạn chế nên không phân bổ được thời gian hợp lý.
5.1.4. Công tác xử lý nợ xấu còn hạn chế
- Hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng các hình thức xử lý nợ xấu truyền thống
như cơ cấu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ để bù đắp những tổn thất xảy ra.
- Một số trường hợp xử lý tài sản không triệt để vì liên quan đến việc kiện
tụng rất tốn kém thời gian.
5.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
5.2.1.Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường
Xây dựng một hệ thống dự báo liên quan đến dấu hiệu của khách hàng và
thị trường. Dự báo diễn biến kinh tế từng ngành, lĩnh vực tác động đến ngân
hàng và khách hàng vay vốn từ đó đưa ra hạn mức cấp tín dụng cho từng lĩnh
vực để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra ngân
hàng chậm phản ứng lúng túng trong công tác xử lý.
56
5.2.2. Tăng cường thẩm định thực tế trước khi cho vay
Nhiều khách hàng xin vay vốn của ngân hàng có nguồn trả nợ từ lương
hoặc từ hoạt động sản xuất kinh doanh và được đảm bảo bằng bất động sản, ô
tô, các khoản phải thu, hàng tồn kho...Tuy nhiên có nhiều thông tin thiếu sát
thực vì vậy cán bộ thẩm định cần phải:
- Đối với khách hàng cá nhân phải tăng cường kiểm tra đột xuất và thường
xuyên nguồn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ trước khi ra quyết định cho vay.
- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không thể đánh
giá qua báo cáo tài chính một cách sơ xài mà cần thẩm định trực tiếp xem quy
mô hoạt động cũng như thăm dò ý kiến của cán bộ nhân viên của doanh nghiệp
đó hoặc kiểm tra trực tiếp các khoản phải thu.
5.2.3. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân sau khi cho vay
- Quy định trách nhiệm chặt chẽ đối với cán bộ tín dụng về việc giám sát
sau khi cho vay.
- Nếu có dấu hiệu bất thường nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân
hàng cần kịp thời báo cáo cho ban lãnh đạo để có hướng giải quyết thích hợp.
- Yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về ngân hàng để theo dõi tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp.
5.2.4. Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các dự án công trình xây
dựng, đối với tài sản đảm bảo, đối với hàng hoá....
- Hoàn thiện về mặt pháp lý đối với tài sản đảm bảo tiền vay để xử lý khi
có rủi ro xảy ra. Có thể ký hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng về việc xử
lý tài sản khi có nợ quá hạn phát sinh.
5.2.5. Đa dạng hoá đầu tư và cho vay đồng tài trợ với ngân hàng khác
- Ngân hàng cần tăng cường các khoản cho vay trung và dài hạn đối với
các doanh nghiệp quốc doanh có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốc
dộ tăng trưởng tốt.
- Đối với những hợp đồng quá lớn ngân hàng cần tìm đối tác đồng tài trợ
cho dự án, làm vậy có thể chia sẻ khi rủi ro xảy ra.
5.2.6. Gia tăng trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng nghiêm khắc trích lập tỷ lệ dự phòng đúng theo quy định của
NHNN đối với từng nhóm nợ để có thể bù đắp các rủi ro xảy ra tránh làm ảnh
hưởng đến hoạt động ngân hàng.
57
5.2.7. Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu
Đối với xử lý tài sản đảm bảo ngân hàng cần áp dụng thêm những biện
pháp xử lý mới như:
- Thu nợ có chiết khấu: Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ cho khách
hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể thanh toán nợ dứt điểm. Giá trị chiết
khấu tùy thỏa thuận giữa hai bên. Dù có thể chịu thiệt chút ít nhưng đổi lại ngân
hàng sẽ sớm cắt bỏ được các khoản nợ dai dẳng.
- Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ: Đối với các khách hàng không chịu thanh toán
nợ, hoặc cố tình trì hoãn, doanh nghiệp có thể nhờ cậy đến công ty thu nợ hoặc
luật sư chuyên giải quyết công nợ. Những người này sẽ cố gắng thu hồi những
khoản phải thu cho doanh nghiệp thông qua đàm phán, thương lượng hoặc kiện
tụng. Nhưng thực hiện các giải pháp này doanh nghiệp thường mất nhiều thời
gian và chi phí.
- Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp: Đối với
những doanh nghiệp mà ngân hàng đánh giá có khả năng phục hồi đang thực sự
cần nguồn vốn thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp này tạo điều kiện cho
doanh nghiệp phát triển mà ngân hàng cũng có lợi sau này.
5.2.8. Về nhân sự
- Bố trí đủ và phân công công hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng
quá tải ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Tăng cường đào tạo, tái đào tạo định kỳ và thường xuyên nhằm nâng cao
trình độ kiến thức vận dụng vào công tác thẩm định, quản trị rủi ro.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng
tránh tình trạng quan hệ được tạo lập quá dài gây những tác động tiêu cực.
58
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Hoạt động tín dụng là hoạt động song hành với rủi ro. Khi có rủi ro xảy ra
sẽ gây tác động rất nặng nề, nó không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng,
gây thất thoát những khoản vay, gây tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng nó sẽ gây tác động ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống
ngân hàng và đe doạ sự ổn định của nền kinh tế.
Qua thực tiễn phân tích tình hình hoạt động tín dụng cũng như phân tích
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ ta có thể
thấy được ngân hàng đang áp dụng những chuẩn mực quốc tế về việc đánh giá
rủi ro, xếp hạng khách hàng từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế và
quản lý rủi ro có hiệu quả. Hiện tại, quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng
được mở rộng thông qua việc gia tăng DSCV qua các năm. Nợ quá hạn của
ngân hàng hiện đang ở mức khá thấp, nằm trong tằm kiểm soát của ngân hàng,
tuy nhiên qua phân tích ta thấy nó vẫn tiềm ẩn rủi ro rất cao vì thế ngân hàng
cần triệt để trong công tác quản trị nhằm giảm thiểu tối đa việc phát sinh các
khoản nợ xấu trong tình trạng nền kinh tế bất ổn như hiện nay.
Dựa trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng luận văn đã đi sâu
vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng,
nêu lên được những mặt còn tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín
dụng. Từ đó đã đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất
lượng tín dụng phù hợp với cơ chế hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
- Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần tiếp tục hỗ trợ tích cực cho
ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng,
giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.
- Tạo môi trường kinh tế, an ninh, xã hội an toàn, ổn định để người dân
yên tâm sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Thành
Phố. Bổ sung, điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư của Thành Phố để thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
59
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của
NHTM để điều chỉnh kịp thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
ngân hàng.
- Cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng, các văn bản pháp
luật tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại phát huy tính tự chủ thực
sự trong hoạt động tín dụng.
- Đơn giản hoá các thủ tục pháp lý về mua bán nợ xấu tạo điều kiện cho
các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam tham gia mua bán nợ xấu.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Đại
học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt. Quản trị Ngân hàng thương mại.
Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ.
4. Văn bản pháp luật: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
5. Một số trang web:
- http://www.mbbank.com.vn
- http://www.sbv.gov.vn
61
[...]... chung Phân tích rủi ro tín dụng, đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích khái quát hoạt động tín dụng tại ngân hàng - Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng 1 - Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng qua các chỉ tiêu tài chính - Đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng. .. động tín dụng tại ngân hàng Phương pháp liệt kê, giải thích để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP chi nhánh Cần Thơ Mục tiêu 3: Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Mục tiêu 4: Qua phân tích thực tế đề ra giải pháp 15 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ... thể gặp phải Là chi nhánh của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, đa dạng về sản phẩm dịch vụ truyền thống lẫn những sản phẩm công nghệ mới Thì công tác quản lý rủi ro tín dụng và biện pháp hạn chế nợ xấu như thế nào? Để làm rõ vấn đề tôi đã chọn đề tài: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Cần Thơ (gọi tắt là MB Cần Thơ) ” làm đề... chi nhánh ở Lào và một chi nhánh ở Campuchia 3.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 1519/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của Ngân hàng nhà nước và quyết định số 240/QĐ-NHQD-HĐQT ngày 9/8/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân Đội Ngân hàng được thành lập ngày 27/10/2006, thông tin chi. .. Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” 2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín. .. người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây: a Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm: - Rủi ro lựa chọn: Rủi ro có liên quan đến... động của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng từ 2010 2012, và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1... khoản vay của ngân hàng dẫn đến phá sản, chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM vì NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu là hoạt động tín dụng và nó mang lại hơn 70% lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động của ngân hàng gắn liền với hàng loạt những rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất….Tuy nhiên, hiện nay rủi ro tín dụng lại được... - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với cac nhà doanh nghiệp và cá nhân - Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người đi vay e Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trưc tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó người đi vay... tục 13 c Hệ số rủi ro tín dụng (%) Nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu / Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại d Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) Tỷ lệ dự phòng rủi ro = Tổng DPRR tín dụng / Tổng dư ... Phân tích rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Cần Thơ (gọi tắt MB Cần Thơ) ” làm đề tài nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích rủi ro tín. .. tín dụng rủi ro tín dụng ngân hàng Mục tiêu 4: Qua phân tích thực tế đề giải pháp 15 CHƯƠNG KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Giới thiệu Ngân hàng. .. VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ 16 3.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Quân Đội 16 3.2 Quá trình hình thành phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần