Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 66)

4.5.1. Nguyên nhân chủ quan

- Từ phía khách hàng:

+ Sử dụng vốn không đúng mục đích: Rủi ro chậm thu hồi vốn của ngân hàng xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như phương án vay vốn, làm giảm khả năng thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán, chẳng hạn như khách hàng vay vốn ngắn hạn nhưng lại sử dụng để đầu tư dài hạn, hoặc là vay để bổ sung vốn lưu động nhưng lại sử dụng để sửa chữa nhà...

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả: Do trình độ của một bộ phận các chủ doanh nghiệp còn hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu kém,, nên lợi nhuận mang lại không đủ để bù đắp chi phí vay ngân hàng.

- Từ phía ngân hàng:

+ Do sai sót trong công tác thẩm định phương án cho vay cũng như tính khả mại của tài sản đảm bảo.

+ Công tác xác định tính sát thực thông tin khách hàng còn nhiều chỗ hở. + Giám sát sau khi vay: Công tác này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng quá nhiều đặt biệt là các khách hàng cá nhân mà cán bộ nhân viên tín dụng ít (7 chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và 6 chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp) nên việc giám sát sau khi vay chưa sát dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

+ Trình độ cán bộ thẩm định còn hạn chế, chưa am hiểu hết đặt tính của từng ngành nghề làm cho việc đưa ra quyết định cho vay bị sai sót dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

4.5.2. Nguyên nhân khách quan

Khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến toàn hệ thống ngân hàng cũng như đến các thành phần kinh tế trong nước. Hoạt động kinh doanh bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản dẫn đến rủi ro mất vốn xảy ra đối với ngân hàng.

4.6. Quy trình xử lý nợ xấu tại chi nhánh

Nợ xấu là điều không mong muốn đối với bất kì tổ chức tín dụng nào. Tuy nhiên khi phát sinh nợ xấu thì công tác xử lý thông qua việc thực hiện quy trình

55

xử lý đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng thu hồi nợ một cách hợp lý và có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tối ta rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Dưới đây là quy trình xử lý nợ xấu tại MB chi nhánh Cần Thơ.

Hình 4.1. Quy trình xử lý nợ xấu tại MB Cần Thơ.

Thông báo

nợ quá hạn Làm việc tìm hiểu NN Theo dõi, cam kết trả nợ của KH Chờ thu hồi nợ, nếu KH có khả năng KH không trả nợ - Xử lý Bộ phận xử lý nợ Cơ cấu nợ Xử lý tài sản đảm bảo

56

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

5.1. Những mặt còn tồn tại và hạn chế trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu 5.1.1. Công tác thẩm định và đánh giá khách hàng gặp khó khăn 5.1.1. Công tác thẩm định và đánh giá khách hàng gặp khó khăn

- Về việc thẩm định các phương án kinh doanh của doanh nhiệp không có hiệu quả là do các thông tin khách hàng cung cấp sai sự thật, thiếu thực tế, nhiều hồ sơ còn mang tính sao chép.

- Hệ thống pháp lý thường xuyên thay đổi thiếu minh bạch, gây rủi ro cho nhiều dự án, từ đó dẫn đến công tác kiểm soát của ngân hàng gặp khó khăn.

5.1.2. Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng còn hạn chế

Một số hệ thống xếp hạng tín dụng hiện này chỉ dừng lại ở mức chấm điểm và phân loại khách hàng, chưa thể đo lường hết những rủi ro có thể xảy ra. Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu đầu vào chưa có tính sát thực còn mang yếu tố chủ quan thiếu tin cậy.

5.1.3. Công tác giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả

Công tác giám sát sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều này có thể lý giải là do:

- Tâm lý e ngại sợ làm phiền khách hàng của nhân viên tín dụng.

- Do số lượng hồ sơ xin vay vốn quá nhiều đặc biệt là những hồ sơ cá nhân, mà cán bộ tín dụng thì hạn chế nên không phân bổ được thời gian hợp lý.

5.1.4. Công tác xử lý nợ xấu còn hạn chế

- Hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng các hình thức xử lý nợ xấu truyền thống như cơ cấu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ để bù đắp những tổn thất xảy ra.

- Một số trường hợp xử lý tài sản không triệt để vì liên quan đến việc kiện tụng rất tốn kém thời gian.

5.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

5.2.1.Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường

Xây dựng một hệ thống dự báo liên quan đến dấu hiệu của khách hàng và thị trường. Dự báo diễn biến kinh tế từng ngành, lĩnh vực tác động đến ngân hàng và khách hàng vay vốn từ đó đưa ra hạn mức cấp tín dụng cho từng lĩnh vực để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra ngân hàng chậm phản ứng lúng túng trong công tác xử lý.

57

5.2.2. Tăng cường thẩm định thực tế trước khi cho vay

Nhiều khách hàng xin vay vốn của ngân hàng có nguồn trả nợ từ lương hoặc từ hoạt động sản xuất kinh doanh và được đảm bảo bằng bất động sản, ô tô, các khoản phải thu, hàng tồn kho...Tuy nhiên có nhiều thông tin thiếu sát thực vì vậy cán bộ thẩm định cần phải:

- Đối với khách hàng cá nhân phải tăng cường kiểm tra đột xuất và thường xuyên nguồn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ trước khi ra quyết định cho vay.

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không thể đánh giá qua báo cáo tài chính một cách sơ xài mà cần thẩm định trực tiếp xem quy mô hoạt động cũng như thăm dò ý kiến của cán bộ nhân viên của doanh nghiệp đó hoặc kiểm tra trực tiếp các khoản phải thu.

5.2.3. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân sau khi cho vay

- Quy định trách nhiệm chặt chẽ đối với cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay.

- Nếu có dấu hiệu bất thường nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng cần kịp thời báo cáo cho ban lãnh đạo để có hướng giải quyết thích hợp.

- Yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về ngân hàng để theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2.4. Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các dự án công trình xây dựng, đối với tài sản đảm bảo, đối với hàng hoá....

- Hoàn thiện về mặt pháp lý đối với tài sản đảm bảo tiền vay để xử lý khi có rủi ro xảy ra. Có thể ký hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng về việc xử lý tài sản khi có nợ quá hạn phát sinh.

5.2.5. Đa dạng hoá đầu tư và cho vay đồng tài trợ với ngân hàng khác

- Ngân hàng cần tăng cường các khoản cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp quốc doanh có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốc dộ tăng trưởng tốt.

- Đối với những hợp đồng quá lớn ngân hàng cần tìm đối tác đồng tài trợ cho dự án, làm vậy có thể chia sẻ khi rủi ro xảy ra.

5.2.6. Gia tăng trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng nghiêm khắc trích lập tỷ lệ dự phòng đúng theo quy định của NHNN đối với từng nhóm nợ để có thể bù đắp các rủi ro xảy ra tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

58

5.2.7. Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu

Đối với xử lý tài sản đảm bảo ngân hàng cần áp dụng thêm những biện pháp xử lý mới như:

- Thu nợ có chiết khấu:Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể thanh toán nợ dứt điểm. Giá trị chiết khấu tùy thỏa thuận giữa hai bên. Dù có thể chịu thiệt chút ít nhưng đổi lại ngân hàng sẽ sớm cắt bỏ được các khoản nợ dai dẳng.

- Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ: Đối với các khách hàng không chịu thanh toán nợ, hoặc cố tình trì hoãn, doanh nghiệp có thể nhờ cậy đến công ty thu nợ hoặc luật sư chuyên giải quyết công nợ. Những người này sẽ cố gắng thu hồi những khoản phải thu cho doanh nghiệp thông qua đàm phán, thương lượng hoặc kiện tụng. Nhưng thực hiện các giải pháp này doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và chi phí.

- Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp: Đối với những doanh nghiệp mà ngân hàng đánh giá có khả năng phục hồi đang thực sự cần nguồn vốn thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp này tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mà ngân hàng cũng có lợi sau này.

5.2.8. Về nhân sự

- Bố trí đủ và phân công công hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

- Tăng cường đào tạo, tái đào tạo định kỳ và thường xuyên nhằm nâng cao trình độ kiến thức vận dụng vào công tác thẩm định, quản trị rủi ro.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng tránh tình trạng quan hệ được tạo lập quá dài gây những tác động tiêu cực.

59

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Hoạt động tín dụng là hoạt động song hành với rủi ro. Khi có rủi ro xảy ra sẽ gây tác động rất nặng nề, nó không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng, gây thất thoát những khoản vay, gây tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Rủi ro tín dụng nó sẽ gây tác động ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và đe doạ sự ổn định của nền kinh tế.

Qua thực tiễn phân tích tình hình hoạt động tín dụng cũng như phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ ta có thể thấy được ngân hàng đang áp dụng những chuẩn mực quốc tế về việc đánh giá rủi ro, xếp hạng khách hàng từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế và quản lý rủi ro có hiệu quả. Hiện tại, quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng thông qua việc gia tăng DSCV qua các năm. Nợ quá hạn của ngân hàng hiện đang ở mức khá thấp, nằm trong tằm kiểm soát của ngân hàng, tuy nhiên qua phân tích ta thấy nó vẫn tiềm ẩn rủi ro rất cao vì thế ngân hàng cần triệt để trong công tác quản trị nhằm giảm thiểu tối đa việc phát sinh các khoản nợ xấu trong tình trạng nền kinh tế bất ổn như hiện nay.

Dựa trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng, nêu lên được những mặt còn tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó đã đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với cơ chế hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.

6.2. Kiến nghị

6.2.1. Đối với chính quyền địa phương

- Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần tiếp tục hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng, giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.

- Tạo môi trường kinh tế, an ninh, xã hội an toàn, ổn định để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Thành Phố. Bổ sung, điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư của Thành Phố để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

60

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của NHTM để điều chỉnh kịp thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

- Cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng, các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại phát huy tính tự chủ thực sự trong hoạt động tín dụng.

- Đơn giản hoá các thủ tục pháp lý về mua bán nợ xấu tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam tham gia mua bán nợ xấu.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt. Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Văn bản pháp luật: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 5. Một số trang web:

- http://www.mbbank.com.vn - http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)