Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 63)

chính giai đoạn 2010 - 2012

Đối với NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Qua phân tích tình hình hình hoạt tín dụng ở phần trên ta thấy được quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng. Tuy nhiên muốn biết được chất lượng cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng một cách chính xác ta cần phải phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:

- Hệ số thu nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khách hàng đã thực hiện tốt nghĩa vụ nợ đồng công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả và chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá cao. Nếu chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ các khoản nợ quá hạn càng nhiều từ đó sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Qua bảng 4.19 ta thấy, hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm qua từng năm, nhưng nhìn chung tỷ lệ thu nợ của ngân hàng là khá cao đều trên 80%. Năm 2010 hệ số thu nợ đạt 83,57% tức là 100 đồng doanh số cho vay khi đến hạng ngân hàng sẽ thu về 83,57 đồng, sang năm 2011 tỷ số này tăng lên 97,13%. Nguyên nhân có sự gia tăng như vậy là do ngân hàng cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn, mặc dù trong năm này công tác thu hồi nợ trung và dài hạn có giảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Đến năm 2012 hệ số thu nợ có giảm xuống nhưng vẫn ở mức rất cao là 96,35%. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn dẫn đến công tác thu hồi nợ trung và dài hạn giảm mạnh tác động làm giảm hệ số thu nợ. Nhưng nhìn chung hệ số này được ngân hàng duy

52

trì ở tỷ lệ rất cao vì thế ngân hàng cần phát huy lợi thế này làm tăng chất lượng tín dụng cũng như hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Để thực hiện được như thế đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn tín dụng.

Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng giai đoạn 2010 - 1012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số thu nợ Triệu đồng 2.807.110 3.018.975 3.348.657 Doanh số cho vay Triệu đồng 3.358.669 3.108.065 3.475.374 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.023.393 1.112.483 1.239.200 Dư nợ bình quân Triệu đồng 769.610 1.067.938 1.175.842

Nợ xấu Triệu đồng 10.400 19.847 25.201 Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 8.873 8.948 1.691 Dự phòng RRTD Triệu đồng 8.863 16.915 10.110 Hệ số thu nợ % 83,57 97,13 96,35 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,65 2,83 2,85 Hệ số RRTD % 1,02 1,78 2,03 Tỷ lệ dự phòng rủi ro % 0,87 1,52 0,82 Hệ số khả năng mất vốn % 1,15 0,84 0,14 Khả năng bù đắp rủi ro Lần 0,85 0,85 0,40

Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.

- Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của vòng quay này trong một thời kỳ nhất định, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì hiệu quả càng cao và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự biến động không theo một chiều hướng tăng lên hay giảm xuống mà có sự giảm sau đó lại tăng lên. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 3,65 vòng sang năm 2011 chỉ còn 2,83 vòng giảm 0,82 vòng, đến năm 2012 lại tăng nhẹ 0,02 vòng đạt 2,83 vòng. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 nền kinh tế Việt Nam chịu tác động xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả leo thang, lạm phát tăng cao nên công tác thu hồi nợ giảm. Tuy nhiên, đây là kết quả đáng khen ngợi đối với ngân hàng vì vẫn giữ được tốc độ luân chuyển vốn rất nhanh.

- Hệ số rủi ro tín dụng: Qua phân tích nợ xấu ở phần trên ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Tuy nhiên, ta không thể đánh giá được là ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không vì mở rộng quy mô cho

53

vay, dư nợ tăng thì nợ xấu tăng đây là điều tất nhiên. Cho nên ta cần phải đánh giá dựa trên tỷ số rủi ro tín dụng vì chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta thấy tỷ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, và luôn kiềm chế ở mức dưới 2% vào năm 2010 và 2011 tuy nhiên sang năm 2012 lại tăng lên 2,03%. Mặc dầu, hệ số rủi ro tín dụng vẫn ở mức thấp tuy nhiên ngân hàng vẫn phải cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu vì rất có thể theo chiều hướng này hệ số rủi ro tín dụng sẽ tăng lên cao hơn sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Hệ số khả năng mất vốn: Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ thuộc nhóm 5. Chỉ số này phản ánh rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, nếu chỉ số này càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. Ta thấy hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng có chiều hướng giảm dần qua 3 năm, năm 2010 ở mức 1,15% tuy nhiên đến năm 2011 và 2012 hệ số này đều giảm ở mức thấp hơn 1 % cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác xử lý các khoản nợ có khả năng mất vốn nhằm hạn chế được rủi ro do các khoản nợ này gây ra đồng thời cũng làm giảm tổn thất chi phí dự phòng và góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro: Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định. Qua bảng 4.19 ta thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không đồng đều nhưng đều ở mức tương đối thấp. Năm 2010 đạt 0,87%, sang năm 2011 đạt 1,52% và tăng lên 0,65%. Nguyên nhân là do trong năm này tổng dư nợ tăng lên, đồng thời nợ xấu cũng tăng theo nên ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng rủi do tín dụng. Sang năm 2012 tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm xuống còn 0,82% là do số tiền trích lập dự phòng của ngân hàng thấp mặc dù tổng dư nợ của ngân hàng tăng lên, điều này chứng tỏ ngân hàng trích lập dự phòng chưa đúng như quy định của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng cần tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận mà giảm tỷ lệ trích lập dự phòng vì như thế sẽ ảnh hưởng cả đến chất lượng tín dụng cũng như uy tính của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

- Khả năng bù đắp rủi ro: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng chủ động của ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu. Năm 2010 và năm 2011 tỷ số này ở mức 0,85 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ xấu thì sẽ được đảm bảo bởi 0,85 đồng dự phòng. Đây là tỷ lệ khá cao chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro và có thể chủ động xử lý nhằm hạn chế tối đa cho những tổn thất

54

xảy ra. Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống đáng kể chỉ còn 0,40 lần cho thấy khả năng bù đắp cho các khoản nợ xấu năm này là rất thấp, điều này sẽ tác động xấu đến hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)