- Bố trí đủ và phân công công hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Tăng cường đào tạo, tái đào tạo định kỳ và thường xuyên nhằm nâng cao trình độ kiến thức vận dụng vào công tác thẩm định, quản trị rủi ro.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng tránh tình trạng quan hệ được tạo lập quá dài gây những tác động tiêu cực.
59
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Hoạt động tín dụng là hoạt động song hành với rủi ro. Khi có rủi ro xảy ra sẽ gây tác động rất nặng nề, nó không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng, gây thất thoát những khoản vay, gây tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Rủi ro tín dụng nó sẽ gây tác động ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và đe doạ sự ổn định của nền kinh tế.
Qua thực tiễn phân tích tình hình hoạt động tín dụng cũng như phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Cần Thơ ta có thể thấy được ngân hàng đang áp dụng những chuẩn mực quốc tế về việc đánh giá rủi ro, xếp hạng khách hàng từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế và quản lý rủi ro có hiệu quả. Hiện tại, quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng thông qua việc gia tăng DSCV qua các năm. Nợ quá hạn của ngân hàng hiện đang ở mức khá thấp, nằm trong tằm kiểm soát của ngân hàng, tuy nhiên qua phân tích ta thấy nó vẫn tiềm ẩn rủi ro rất cao vì thế ngân hàng cần triệt để trong công tác quản trị nhằm giảm thiểu tối đa việc phát sinh các khoản nợ xấu trong tình trạng nền kinh tế bất ổn như hiện nay.
Dựa trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng, nêu lên được những mặt còn tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó đã đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với cơ chế hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
- Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần tiếp tục hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng, giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.
- Tạo môi trường kinh tế, an ninh, xã hội an toàn, ổn định để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Thành Phố. Bổ sung, điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư của Thành Phố để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
60
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của NHTM để điều chỉnh kịp thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng, các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại phát huy tính tự chủ thực sự trong hoạt động tín dụng.
- Đơn giản hoá các thủ tục pháp lý về mua bán nợ xấu tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam tham gia mua bán nợ xấu.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt. Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
4. Văn bản pháp luật: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 5. Một số trang web:
- http://www.mbbank.com.vn - http://www.sbv.gov.vn