4.2.1.1. Giai đoạn 2010 – 2012
a. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
29
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng dưới hình tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng doanh số cho vay phản ánh được sự tăng trưởng chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Qua bảng 4.3 ta nhận thấy, tình hình doanh số cho vay của chi nhánh tăng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2011 giảm so với năm 2010 (mức giảm là 250.604 triệu đồng), sang năm 2012 lại tăng (mức tăng là 367.309 triệu đồng), tuy DSCV tăng giảm qua 3 năm nhưng vẫn giữ được mức tương đối ổn định là trên 3.000 tỷ đồng đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách lãi suất của chính phủ và có nhiều hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng đã rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ xin vay. Để rõ hơn về tình hình doanh số cho vay của chi nhánh ta tiến hành phân tích thông qua tiêu chí về thời hạn tín dụng:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.336.981 3.080.067 3.432.509 -256.914 -7,70 352.442 11,44 Trung và dài hạn 21.688 27.998 42.865 6.310 29,09 14.867 53,10 Tổng 3.358.669 3.108.065 3.475.374 -250.604 -7,46 367.309 11,82
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
- Về cho vay ngắn hạn: Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, trong cơ cấu cho vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao qua 3 năm (trên 90%) vì mục đích cho vay ngắn hạn là để bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu cá nhân có thời gian thu hồi vốn nhanh. Cụ thể, DSCV của ngân hàng năm 2011 có giảm so với năm 2010 (giảm 7,70%) nhưng sang năm 2012, lại tăng (tăng11,44%) so với năm 2011. Sở dĩ có được sự cải thiện vào năm 2012 là do ngân hàng đã phát triển linh hoạt hoạt động tín dụng giúp cho nguồn vốn ngân hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, ngân hàng đã có chính sách điều chỉnh hợp lý, đồng thời còn có sự cố gắng trong công tác tìm kiếm khách hàng của các chuyên viên quan hệ khách hàng và cho vay ngắn hạn cũng là hình thức cho vay phù hợp với đặc điểm nguồn vốn cũng như chiến lược của ngân hàng nên ngân hàng đã tập trung cho vay thời hạn này. Những nguyên nhân trên đã làm cho DSCV của ngân hàng khả quan hơn, tuy nhiên, ngân
30
hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới nhằm gia tăng thị phần trên địa bàn.
- Về cho vay trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV vì cho vay trong lĩnh vực này có đặc điểm là rủi ro cao, vốn vay lớn và thời gian thu hồi vốn chậm, ngân hàng rất thận trọng trong việc xem xét cho vay, mặt khác lãi suất cao nên các doanh nghiệp cũng xem xét thật kỹ khi đưa ra quyết định vay, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn để duy trì và mở rộng kinh doanh. Nhưng nhìn chung, DSCV luôn tăng trưởng qua 3 năm và tăng cao vào năm 2012 (tăng 53,10%) là do thời điểm này ngân hàng đẩy mạnh cho vay mở rộng và xây mới nhà xưởng, mua trang thiết bị máy móc, xây dựng sửa chữa nhà.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy ở mỗi phương thức cho vay dù ngắn hạn hay dài hạn đều có mặc tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của chi nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu khách hàng mà ngân hàng quyết định cho vay theo phương thức nào. Hiện tại, ngân hàng đang chú trọng đến rủi ro nên cơ cấu phương thức cho vay trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao vì vòng quay vốn nhanh, ít rủi ro. Còn cho vay trung và dài hạn tuy có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao nên tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn cũng có bước đột phá, do ngân hàng đang quan tâm đến những dự án lớn khả thi mang lại lợi nhuận cao.
b.Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Để hoạt động có hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ, nó được thể hiện ở thiện chí trả nợ của khách hàng và năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh về mặt hiệu quả của ngân hàng, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng quay của đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra đầu tư.
- Về thu nợ ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy, DSTN của ngân hàng tăng tương đối đồng đều qua 3 năm, trong đó DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 95%). Nguyên nhân từ việc tăng tỷ trọng các món cho vay ngắn hạn, đồng thời do thời gian thu hồi vốn ngắn và ý thức hoàn trả vốn đúng hạn và việc kinh doanh có hiệu quả từ khách hàng đã góp phần làm tăng doanh số thu nợ qua các năm và do công tác chỉ đạo, quản lý tốt của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ. Các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn.
31
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.704.890 2.980.034 3.315.906 275.144 10,17 335.872 11,27 Trung và dài hạn 102.220 38.941 32.751 -63.279 -61,90 -6.190 -15,89 Tổng 2.807.110 3.018.975 3.348.657 211.865 7,55 329.682 10,92
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
- Về thu nợ trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp điều đó lý giải vì sao DSTN cũng chiếm tỷ trọng thấp (dưới 5%). DSTN trung và dài hạn giảm dần qua 3 năm đặc biệt giảm mạnh vào năm 2011 (giảm 61,90%). Bởi vì cho vay trung dài hạn có thời hạn dài nên thời gian thu hồi vốn chậm, tình hình các doanh nghiệp sau khi vay vốn của ngân hàng vì lí do khách quan hay chủ quan nên sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do đó không hoàn trả nợ ngân hàng khi đáo hạn. Tuy DSTN trung và dài hạn có giảm nhưng con số giảm này không đáng kể vì nó chỉ chiếm tỷ trọng tương đối ít trong tổng doanh số thu nợ và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.
Qua phân tích ta thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao vì thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, ngân hàng cần chú trọng công tác thẫm định, phân loại tín dụng, theo dõi đôn đốc nhắc nợ, cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời khi đến hạn, đặc biệt là các món nợ trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
c. Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành.
32
Bảng 4.5: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ giai đoạn
2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 906.788 1.006.821 1.123.424 100.033 11,03 116.603 11,58 Trung và dài hạn 116.605 105.662 115.776 -10.942 -9,38 10.114 9,57 Tổng 1.023.393 1.112.483 1.239.200 89.090 8,71 126.717 11,39
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy, tình hình tổng dư nợ tăng tương đối đồng đều qua 3 năm, tốc độ tăng cao nhất là năm 2012 (tăng 11,39%) cùng với sự tăng cao của DSCV. Trong giai đoạn này kinh tế vẫn còn suy thoái nên các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao để giữ vững và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên dư nợ đều tăng.
- Về dư nợ ngắn hạn: Tình hình dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng dư nợ (trên 75%), dư nợ năm 2012 tăng cao nhất đạt 1.123.424 triệu đồng, tăng 116.603 triệu đồng tương đương tăng 11,58% và chiếm tỷ trọng cao nhất trên 97%, nguyên nhân là do giai đoạn này ngân hàng chú trọng mở rộng các khoản vay có kỳ hạn ngắn như cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay hỗ trợ sản xuất, cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay bổ sung vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, một số khách hàng gặp khó khăn nên trả nợ chậm trễ đẩy dư nợ lên cao và nhờ những sự trợ lực của chính phủ: hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế… cùng sự tăng trưởng trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn nên kéo theo sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn là điều tất yếu.
- Về dư nợ trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nên kéo theo dư nợ cũng chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ (dưới 25%). Năm 2011 dư nợ giảm so với năm 2010 là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng giảm trong năm này, sang năm 2012 dư nợ tăng trở lại nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn DSTN nguyên nhân là do khoản nợ các năm trước chưa tới ngày đáo hạn hoặc đáo hạn nhưng chậm thanh toán và trong năm lại có thêm nhiều hợp đồng hạn mức đối với các công ty, doanh nghiệp có qui mô lớn, kết quả hoạt động tốt, có uy tín, quan hệ thường xuyên với ngân hàng.
33
4.2.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.6: DSCV, DSTN và dư nợ theo thời hạn tín dụng của MB Cần Thơ đoạn 6t/2013 và 6t/2013. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6t /2012 6t /2013 Chênh lệch 6t/2012 & 6t/2013 Số tiền %
Doanh số cho vay 2.012.334 2.465.207 452.873 22,50
Ngắn hạn 1.980.371 2.420.578 440.207 22,23 Trung và dài hạn 31.963 44.629 12.666 39,63 Doanh số thu nợ 2.070.900 2.363.862 292.962 14,15 Ngắn hạn 2.046.362 2.339.191 292.829 14,31 Trung và dài hạn 24.538 24.671 133 0,54 Dư nợ 1.053.917 1.340.545 286.628 27,20 Ngắn hạn 940.830 1.204.811 263.981 28,06 Trung và dài hạn 113.087 135.734 22.647 20,03
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ
- Về doanh số cho vay: So với cùng kỳ năm trước thì DSCV cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn của chi nhánh vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với cùng kỳ năm trước vì đầu năm 2013 ngân hàng đã áp dụng cho vay gói tín dụng 1.500 tỷ đối với khách hàng là doanh nghiệp SME và 2.000 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân. Trong đó cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ rất cao trên tổng DSCV. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của người dân đối với các khoản vay ngắn hạn cao để bổ sung vốn lưu động và vay tiêu dùng cũng như ngân hàng hỗ trợ cho vay xuất khẩu. Năm 2013 là năm được nhận định nền kinh tế vẫn trong tình trạng bất ổn nên chi nhánh vẫn chủ trương tiếp tục định hướng “Tái cơ cấu, phát triển bền vững” điều đó lý giải vì sao DSCV dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp so với tổng DSCV. Tuy thực hiện tái cơ cấu nhưng ngân hàng vẫn duy trì các khoản cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cũ đồng thời giải ngân cho những hồ sơ có phương án kinh doanh ít rủi ro nhằm thu hút thêm khách hàng mới và tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng nên DSCV trung và dài hạn tăng so với cùng kỳ năm trước.
- Về doanh số thu nợ: Qua bảng 4.6 ta nhận thấy, tình hình DSTN của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp vào sự gia tăng đó có tới 14,31% gia tăng của DSTN ngắn hạn, trong khi đó DSTN trung và dài hạn chỉ tăng 0,54%. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2013 hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dần đi vào nề nếp
34
trở lại nên sử dụng hiệu quả các khoản vay nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và cán bộ ngân hàng cũng theo dõi các khoản sau vay và thực hiện tốt công tác đôn đốc thu nợ khách hàng. Còn các khoản vay trung và dài hạn tăng chậm là do các hợp đồng vay vốn chưa đến hạn thu hồi.
- Về dư nợ: Dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.053.917 triệu đồng tăng 286.628 triệu đồng tương đương 27,20% so với 6 tháng đầu năm 2012 mặc dù DSTN có tăng (tăng 14,15%) nhưng tốc độ tăng chậm hơn DSCV (tăng 22,50%). Trong đó, dư nợ ngắn vẫn chiếm tỷ trọng cao so với dư nợ trung và dài hạn vì ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn, còn các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và tốc độ tăng cũng chậm do các khoản vay chưa đến hạn thu hồi như đã nói ở trên nên đẩy dư nợ tăng thêm.