4.2.2.1. Giai đoạn 2010 - 2012
Ngoài việc phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn thì việc phân tích hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh tế là điều cần thiết và cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng biết được cơ cấu cho vay theo từng ngành nghề cụ thể để chuyển dịch cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế địa phương góp phần mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
a. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Tổng DSCV theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng tăng giảm khômg đồng đều qua 3 năm, cụ thể biến động theo từng ngành nghề như sau:
- Về ngành nông, lâm, thủy sản: Nước ta là nước nông nghiệp truyền thống, thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ thì nguồn vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 0,97%) và đứng vị trí thứ 3 trong tổng DSCV. Tuy nhiên, ngành nông lâm thủy sản nằm trong viện cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn được Chính phủ khuyến khích các NHTM cho vay nên ngành này tăng đều qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2012 (tăng 10,89%). Trong đó thì cho vay chủ yếu là đối với nông nghiệp kế đến là thuỷ sản (nuôi cá).
35
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2010/2011
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, thủy sản 29.481 30.477 33.795 996 3,38 3.318 10,89
Xây dựng 113.019 112.175 87.986 -844 -0,75 -24.189 -21,56
Thương mại dịch vụ 3.197.122 2.940.511 3.321.652 -256.611 -8,03 381.141 12,96
Khác 19.047 24.901 31.941 5.854 30,73 7.040 28,27
Tổng 3.358.669 3.108.065 3.475.374 -250.604 -7,46 367.309 11,82
36
- Về ngành xây dựng: Ngành xây dựng cũng chiếm tỷ trọng thấp và đứng vị trí thứ 2 trong tổng DSCV. Trong đó, DSCV năm 2010 cao nhất và giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2010 là năm khánh thành và đưa vào sử dụng các công trình lớn như cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui...nên kích thích nhu cầu xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây chung cư, xây nhà ở...xuất phát từ nhu cầu đó ngân hàng đã mở rộng cho vay ngành này đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Sang năm 2011 DSCV giảm nhẹ, đến năm 2012 DSCV tiếp tục giảm lý do là trong giai đoạn này thị trường bất động sản ảm đạm, thêm vào đó có nhiều dự án gặp khó khăn trong việc đền bù giải toả nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, từ đó làm giảm DSCV của ngân hàng.
- Về ngành thương mại dịch vụ: Qua bảng số liệu 4.7 ta nhận thấy, DSCV của ngành TM - DV chiếm ưu thế trong tổng DSCV (trên 90%). Thật đơn giản để lý giải cho điều này vì ngành TM - DV là ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, thành phố Cần Thơ thực hiện chính sách phát triển thương mại, dịch vụ thông thoáng về đất đai, thủ tục hành chính đơn giản,... đã thu hút đông đảo doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, năm 2011 DSCV của ngành giảm nhẹ so với năm 2010 (giảm 8,03%). Nguyên nhân là do thời điểm này số lượng doanh nghiệp khó khăn nhiều và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức cao đã làm cản trở dòng tín dụng, chưa kể thị trường bất động sản đóng băng ảnh hưởng không chỉ các công ty kinh doanh nhà, văn phòng cho thuê mà còn đến các công ty liên quan đến xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch,…cũng bị ảnh hưởng. Bước sang năm 2012 tình hình DSCV của ngành phục hồi trở lại là do năm 2012 chi nhánh thực hiện nghiêm các chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ, các doanh nghiêp và cá nhân kinh doanh tiếp cận được nguồn vốn, đồng thời chuyên viên tín dụng cũng đã nắm bắt được nhu cầu vốn của ngành nên công tác tìm kiếm khách hàng cũng thuận tiện hơn.
- Về ngành khác: DSCV đối với ngành khác tăng tương đối ổn định qua các năm, tăng trong khoảng 28% - 30%. Cấp tín dụng cho ngành khác chủ yếu là các ngành phục vụ nhu cầu cá nhân như kinh doanh lúa gạo, dược phẩm, xây dựng sửa chữa nhà,...Cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp, dịch vụ của thành phố nên trong những năm gần đây các ngành công nghiệp thực phẩm, kinh doanh lúa gạo phát triển mạnh nên ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu này làm tăng DSCV.
37
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, thủy sản 22.543 38.839 40.006 16.296 72,29 1.167 3,00
Xây dựng 90.624 106.532 114.016 15.908 17,55 7.484 7,03
Thương mại, dịch vụ 2.675.607 2.853.227 3.171.920 177.621 6,64 318.693 11,17
Khác 18.337 20.376 22.715 2.040 11,12 2.339 11,48
Tổng 2.807.110 3.018.975 3.348.657 211.864 7,55 329.682 10,92
38
Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy, tình hình doanh số thu nợ của ngân hàng tăng tương đối ổn định qua 3 năm và tăng cao nhất vào năm 2012. Đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng này là ngành thương mại và dịch vụ với DSTN chiếm trên 90% trên tổng DSTN của toàn ngành. Kế tiếp ngành xây dựng, ngành nông, lâm, thuỷ sản, và ngành khác. Để hiểu rõ chi tiết ta đi vào phân tích từng ngành nghề kinh tế:
- Về ngành nông, lâm, thuỷ sản: Tình hình doanh số thu hồi nợ đối với các khoản tín dụng này đều tăng trưởng qua 3 năm. Đặc biệt, DSTN năm 2011 tăng tương đối cao, trên 70% . Nguyên nhân là trong năm này hàng loạt chính sách hỗ trợ nông nghiệp đã được ban hành như miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, ưu đãi về tín dụng đối với nông nghiệp, hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, miễn, giảm, hỗ trợ tiền thuê đất,… Nhờ sự ra đời kịp thời của các chính sách này mà ngành nông nghiệp ở địa phương có điều kiện phát triển, người dân thu được lợi và trả nợ vay Ngân hàng đầy đủ. Đối với ngành thủy sản, thời gian gần đây có gặp nhiều biến cố là vụ công ty thủy sản Bình An không thanh toán các khoản nợ cho nguời dân ảnh hưởng đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối vơi ngành này rất thấp nên không làm giảm DSTN. Đồng thời, chính quyền địa phương chú trọng việc phát triển nông nghiệp nông thôn, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật đã nâng cao hiệu hoạt động sản xuất trong nhân dân trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Về ngành xây dựng: DSTN của ngành xây dựng tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn 2010 - 2011. Do những bất ổn của nền kinh tế nên DSCV của ngành này đều giảm qua 3 năm, tuy nhiên DSTN chuyển biến theo chiều ngược lại. Nguyên nhân là do ngân hàng rất thận trọng đối với các khoản vay này nên thẩm định hồ sơ rất kỹ trước khi cho vay và thường cho vay trung và dài hạn nên đến năm 2011 và 2012 có nhiều khoản vay đến hạn thu nợ và khách hàng thanh toán các khoản nợ vay cho ngân hàng nên DSTN ngày một tăng.
- Về ngành thương mại và dịch vụ: Đây là ngành kinh doanh then chốt của thành phố nên được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, đồng thời thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long nên được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, thông thoáng, phát triển hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại... Đặc biệt trong những năm gần đây ngành du lịch ngày một phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ vận chuyển hành khách, dịch vụ ăn uống ngày một ăn nên làm ra. Bên cạnh đó do
39
đặc điểm của ngành có chu kỳ kinh doanh ngắn nên thời gian luân chuyển vốn nhanh. Mặc khác cho vay ngành thương mại dịch vụ của ngân hàng chủ yếu tập trung vào những hoạt động kinh doanh này nên công tác thu hồi nợ liên tục tăng trưởng qua 3 năm.
- Về ngành khác: Cùng với xu thế tăng trưởng của DSCV thì DSTN đối với ngành khác cũng đều tăng qua các năm với tốc độ tăng ổn định khoảng 11%. Do cho vay những ngành đáp ứng nhu cầu cá nhân như mua bán dược phẩm, kinh doanh lúa gạo....mà các ngành này thường là cho vay ngắn hạn nên thời gian thu hồi vốn nhanh và hoạt động kinh doanh thường rất ổn định nên thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.
c. Dư nợ theo ngành nghề kinh tế
Nhìn chung tình hình tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng trưởng tương đối đồng đều qua 3 năm cùng với sự gia tăng của DSCV và DSTN. Trong đó thì dư nợ của ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể năm 2010 chiếm 82,95%, năm 2011 chiếm 84,15%, năm 2012 chiếm 87,63%, những ngành còn lại chỉ chiếm duới 20%. Để tìm hiểu nguyên nhân ta đi vào phân tích sâu hơn:
- Về ngành nông, lâm, thuỷ sản: DSCV liên tục tăng và DSTN cũng tăng nhưng tốc độ tăng nhanh hơn DSCV nên dư nợ đối với các ngành này giảm qua 3 năm là đều tất nhiên và tốc độ tăng tương đối ổn định khoảng 20%, tuy nhiên không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng dư nợ của ngân hàng. Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ là điều đáng khen ngợi đối với ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng cần quan tâm tìm kiếm khách hàng hơn nữa đối với các khoản cho vay thuộc ngành này vì vừa đáp ứng được chính sách hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ vừa làm tăng thêm lợi nhuận. Mặc khác cũng cần thẩm định kỹ với những phương án vay vì đây là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nên rất rủi ro.
- Về ngành xây dựng: Khác với ngành nông, lâm, thuỷ sản, dư nợ đối với ngành xây dựng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 đạt 120.774 triệu đồng, tăng 5.643 triệu đồng tương đương 4,90% so với năm 2010, mặc dầu tốc độ tăng của DSTN trong thời điểm này nhanh hơn tốc độ tăng của DSCV là do nợ của kỳ trước còn tồn và có một số khoản vay nhỏ được giải ngân. Sang năm 2012, dư nợ giảm trở lại và giảm 21,55% so với năm 2011. Do đặc điểm của ngành trong giai đoạn này đang gặp rất nhiều khó khăn nên ngân hàng rất thận trọng đối với các phương án xin vay vốn, nên việc giải ngân cho ngành này là rất rủi ro nên dư nợ giảm.
40
- Về ngành thương mại và dịch vụ: Như đã nói ở trên, do đặc điểm kinh tế của ngành là có thời gian luân chuyển vốn nhanh và chu kỳ hoạt động ngắn nên dư nợ liên tục tăng mặc dù cả DSCV cũng như DSTN đều tăng và do với mục tiêu phát triển ngành thương mại của Thành Phố, nền kinh tế xã hội của Cần Thơ ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết nên ngân hàng đã chú trọng mở rộng quy mô tín dụng trong lĩnh vực này. Hơn nữa, cho vay ngành thương mại dịch vụ cũng phù hợp với cơ cấu cho vay của ngân hàng hiện nay là tập trung cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.
- Về ngành khác: Đối với những ngành phục vụ nhu cầu cá nhân thường được đảm bảo bằng lương nên rủi ro là rất thấp nên ngân hàng đã mở rộng cho vay các khoản này nhằm tăng quy mô và chất lượng tín dụng. Vì thế mà dư nợ tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2011 đạt 25.183 triệu đồng ,tăng 4.524 triệu đồng tương đương 21,9% so với năm 2010, sang năm 2012 đạt 34.411 triệu đồng, tăng 9.228 triệu đồng tương đương 36,64% so với năm 2011. Đối với những khoản cho vay này Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn trong công tác quan hệ khách hàng nhằm tìm kiếm thêm những khách hàng mới góp làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
41
Bảng 4.9: Dư nợ theo ngành kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2102 - 2013.
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010/2011
Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, thủy sản 38.689 30.328 24.116 -8.361 -21,61 -6.212 -20,48
Xây dựng 115.131 120.774 94.743 5.643 4,90 -26.031 -21,55
Thương mại dịch vụ 848.914 936.198 1.085.930 87.284 10,28 149.732 15,99
Khác 20.659 25.183 34.411 4.524 21,90 9.228 36,64
Tổng 1.023.393 1.112.483 1.239.200 89.090 8,71 126.717 11,39
42
4.2.2.2.Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 a. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 6t/2012 và 6t/2013. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6t/2012 6t/2013 Chênh lệch 6t/2012 & 6t/2013 Số tiền %
Nông, lâm, thủy sản 15.711 17.129 1.418 9,03
Xây dựng 48.164 58.445 10.281 21,35
Thương mại dịch vụ 1.932.642 2.371.935 439.293 22,73
Khác 15.817 17.698 1.881 11,89
Tổng 2.012.334 2.465.207 452.873 22,50
Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.
Qua bảng 4.10 ta thấy, tình hình DSCV của ngân hàng thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2.465.207 triệu đồng, tăng 452.873 triệu đồng tương đương 22,50% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, DSCV của tất cả các ngành đều tăng vì ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, xem khách hàng là trọng tâm thì điều tất yếu là DSCV tăng cao. Đặc biệt DSCV của ngành thương mại và dịch vụ và ngành xây dựng tăng nhiều nhất (tăng trên 20%) và chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là ngành thương mại và dịch vụ (chiếm 96,21%). Nguyên nhân cũng như đã nói ở các phần trên là do ngành thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế then chốt của địa bàn và là những khoản cho vay phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững của ngân hàng. Đồng thời, do việc làm ăn có hiệu quả nên khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên khi có nhu cầu vốn phục vụ sản xuất thì ngân hàng đáp ứng ngay. Khi mở rộng quy mô hoạt động thì đồng thời với việc chấp nhận rủi ro nên ngân hàng đã mạnh dạng cho vay các khoản vay trung và dài hạn nhằm làm tăng lợi nhuận đối với ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành xây dựng. Tuy nhiên, DSCV các ngành này vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp và tốc độ tăng vừa phải phù hợp với cơ cấu của ngân hàng.
b.Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế
Cùng với sự gia tăng của DSCV thì tổng DSTN của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể đạt 2.363.862 triệu đồng tăng 14,15%. Nguyên nhân cũng như đã nói là do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nên làm ăn có lãi từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng.
43
DSTN tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là ngành thương mại dịch vụ (trên 90%) vì đây là ngành cho vay chủ lực của ngân hàng. Qua bảng 4.11 ta thấy, DSTN của tất cả các ngành đều tăng ngoại trừ ngành nông, lâm, thủy sản là