Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 60)

4.3.3.1. Giai đoạn 2010 - 2012

Tình hình nợ xấu của ngân hàng theo từng ngành nghề kinh tế có sự tăng giảm khác nhau qua 3 năm. Cụ thể:

- Về ngành xây dựng và nông, lâm, thuỷ sản: Qua bảng số 4.17, ta thấy những ngành này không phát sinh khoản nợ xấu nào. Nguyên nhân là do đây không phải là ngành cho vay chủ lực của ngân hàng, đồng thời do tính chất của ngành là rủi ro cao nên công tác thẩm định đặc biệt được chú trọng. Cùng với đó do ý thức trả nợ của người dân ngày càng được nâng cao và có bước tiến trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nên tạo ra được nguồn tích lũy để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

49

Bảng 4.17: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/ 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm, thủy sản - - - - - - - - - - Xây dựng - - - - - - - - - - Thương mại dịch vụ 8.793 84,55 18.287 92,14 21.578 85,62 9.494 107,97 3.291 18,00

Khác 1.607 15,45 1.560 7,86 3.623 14,38 -47 -2,92 2.063 132,24

Tổng 10.400 100,00 19.847 100,00 25.201 100,00 9.447 90,84 5.354 26,98

50

- Về ngành thương mại dịch vụ: Vì đây là ngành cho vay chủ lực của ngân hàng nên nợ xấu ngành này chiếm tỷ trọng cao trên 80% và chủ yếu là những khoản cho vay ngắn hạn. Nợ xấu tăng liên tục qua 3 năm và tăng mạnh vào năm 2011, cụ thể năm 2011 ở mức 18.287 triệu đồng, tăng 9.494 triệu đồng tương đương 107,97% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này diễn biến kinh tế rất khó luờng, lạm phát tăng cao mức sống người dân giảm, thắt chặt chi tiêu, tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xuyên xảy ra nên các doanh nghiệp kinh doanh ngành thực phẩm gặp khó khăn do các sản phẩm làm ra giảm mức tiêu thụ đáng kể dẫn đến chậm thanh toán nợ làm nợ xấu ngân hàng tăng cao (vì nợ xấu trong năm 2011 phát sinh chủ yếu là ngành thương mại thực phẩm). Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng 18% so với năm 2011 là do năm này là năm có rất nhiều hồ sơ cung cấp thông tin ảo nên qua mặt được cán bộ thẩm định từ đó vốn giải ngân không được sử dụng đúng mục đích nên không thanh toán được cho ngân hàng khi đến hạn từ đó nợ xấu tăng lên. Mặc khác, do doanh nghiệp kinh doanh thật sự không có hiệu quả nên phát sinh nợ xấu (các ngành như gia công giày dép, mua bán vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo).

- Về ngành khác: Các ngành phục vụ nhu cầu cá nhân được đánh giá là có chu kỳ kinh doanh ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên ngân hàng đã mạnh dạng giải ngân những khoản này làm tăng DSCV đồng thời công tác thu hồi nợ cũng tốt nên nợ xấu năm 2011 giảm so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 tình trạng nợ chuyển biến xấu hơn và tăng 132,24% so với năm 2011 chủ yếu rơi vào cho vay các nhu cầu sửa chữa và mua nhà ở, mua xe, các hoạt động vay vốn này thường được đảm bảo bằng thu nhập từ lương hoặc nguồn thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện khách quan như chi phí sinh hoạt tăng cao do sự gia tăng của lạm phát hay rủi ro bệnh tật, do đó dễ xảy ra tình trạng nguồn tích lũy không đủ đảm bảo khoản vay nên phát sinh nợ xấu.

4.3.3.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Qua bảng 4.18 ta thấy, nợ xấu của tất cả các ngành đều giảm nhẹ, và chiếm tỷ trọng cao nhất là đối với các ngành thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ (trên 90%), tuy mức giảm là không nhiều nhưng cũng thể hiện được công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng có tín hiệu tốt và năm 2013 cũng là năm ngân hàng thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững nên đã cố gắng kiềm chế nợ xấu ở mức thấp nhất. Đặc biệt đối với ngành xây dựng và nông, lâm, thủy sản không phát sinh bất kỳ khoản nợ xấu nào chính vì thế ngân hàng cần mở rộng cho vay thêm đối với những ngành này nhằm tăng quy mô cho ngân hàng và phân tán rủi ro tránh tình trạng cho vay tập trung một ngành chủ lực.

51

Bảng 4.18: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của MB Cần Thơ giai đoạn 6t/2012 và 6t/2013. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6t/2012 6t/2013 Chênh lệch 6t/2013 & 6t/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền %

Nông, lâm, thủy sản - - - - - -

Xây dựng - - - - - -

Thương mại dịch vụ 16.904 93,45 16.634 93,42 -270 -1,60

Khác 1.185 6,55 1.172 6,58 -13 -1,10

Tổng 18.089 100,00 17.806 100,00 -283 -1,56

Nguồn: Phòng thẩm định MB – Chi nhánh Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 60)