Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
665,83 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN NGỌC ĐÀI TRANG
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 8/ năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em kính gởi lời chúc sức
khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh và tất cả thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu và cần thiết để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin cảm ơn
cô Huỳnh Thị Tuyết Sương đã tận tình chỉ dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho
em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em thành thật biết ơn Ban Giám Đốc Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vương – Chi nhánh Cần Thơ đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo cơ hội
cho em tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc tại Ngân hàng. Ngoài ra, em xin
chân thành cảm ơn các anh, chị phòng dịch vụ khách hàng, những người trực tiếp
hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài
liệu ở ngân hàng để hoàn thiện luận văn của mình hơn.
Kính gửi lời tri ân sâu sắc đến tấc cả người thân, bạn bè đã động viên em suốt
thời gian qua.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô cùng các cô chú, anh, chị ở ngân hàng
những lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Ngọc Đài Trang
i
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ..... tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Ngọc Đài Trang
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
................................................................................................................. …………….
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày ….tháng …. năm 2013
Thủ trưởng đơn
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2
1.3.1. Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2. Thời gian ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 3
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng .............................................. 3
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ................................................................................. 3
2.1.1.2. Các hình thức tín dụng ............................................................................ 3
2.1.1.3. Phân loại tín dụng ................................................................................... 3
2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng .......................... 4
2.1.2.1. Nguyên tắc vay vốn ................................................................................ 4
2.1.2.2. Điều kiện cho vay ................................................................................... 4
2.1.2.3. Phương thức cho vay .............................................................................. 4
2.1.2. Rủi ro tín dụng........................................................................................... 5
2.1.2.1. Rủi ro là .................................................................................................. 5
2.1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng ......................................................................... 5
2.1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng.......................................................................... 5
2.1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ....................................................... 7
2.1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng...................................................................... 7
2.1.2.6 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng ........................................................ 8
2.1.2.7 Những căn cứ để xác định mức độ rủi ro tín dụng .................................... 9
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân
hàng .................................................................................................................. 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 12
vi
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 12
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 13
CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................. 15
3.1. KHÁI QUÁT VỀ VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................... 15
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 15
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 16
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự ......................................................................... 16
3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ...................................................... 16
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK CHI NHÁNH
CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ........ 18
3.2.1.Thu nhập .................................................................................................. 20
3.2.2. Chi phí..................................................................................................... 20
3.2.3. Lợi nhuận ................................................................................................ 20
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của VPBank- Cần Thơ............................... 21
3.2.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 21
3.2.4.2. Khó khăn .............................................................................................. 22
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................... 23
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỐN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ............ 23
4.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 .................................. 23
4.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 .................................... 24
4.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG .............. 25
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn .............................................. 25
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn ............................................................ 25
4.2.1.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn .............................................................. 27
4.2.1.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn ............................................................... 30
4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo đối tượng ............................................ 31
4.2.2.1. Doanh số cho vay theo đối tượng .......................................................... 31
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo đối tượng ............................................................ 33
4.2.2.3. Tình hình dư nợ theo đối tượng............................................................. 35
vii
4.3. PHÂN TÍCH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG ........................................... 37
4.3.1. Nợ xấu theo thời hạn ............................................................................... 37
4.3.1.1. Nợ xấu theo thời hạn qua 3 năm 2010 – 2012 ....................................... 37
4.3.1.2. Nợ xấu theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 ......................................... 38
4.3.2. Nợ xấu theo đối tượng ............................................................................. 39
4.3.2.1. Nợ xấu theo đối tượng qua 3 năm 2010 – 2012 ..................................... 39
4.3.2.2. Nợ xấu theo đối tượng 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 40
4.3.3. Nợ xấu theo nhóm nợ .............................................................................. 40
4.3.3.1. Nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm 2010 – 2012 ...................................... 40
4.3.3.2. Nợ xấu theo nhóm nợ 6 tháng đầu năm 2013 ........................................ 41
4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀN ................... 41
4.4.1. Vòng quay vốn tín dụng........................................................................... 42
4.4.2. Hệ số thu nợ ............................................................................................ 43
4.4.3. Dư nợ ngắn hạn, trung hạn/ tổng dư nợ .................................................... 44
4.4.4. Dự phòng rủi ro tín dụng ......................................................................... 44
4.4.5. Hệ số rủi ro tín dụng ................................................................................ 44
4.5. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG .............................................................................................................. 45
4.5.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 45
4.5.1.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng .......................................................... 45
4.5.1.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ............................................................ 47
4.5.1.3. Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng ............................... 47
4.5.2. Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 48
4.5.2.1 Do môi trường kinh tế không ổn định .................................................... 48
4.5.2.2. Do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện …….......................................... . 49
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................ 50
5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG
VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG................. 50
5.1.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 50
5.1.2. Những mặt còn tồn tại ............................................................................. 50
viii
5.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG .................................................................................................. 51
5.2.1. Sàng lọc và lựa chọn khách hàng tiềm năng ............................................. 51
5.2.2. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của ngân
hàng .................................................................................................................. 52
5.2.3. Nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ hoạt động trong ngân hàng ...... 52
5.2.4. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng......................................... 53
5.2.5. Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay ...................... 54
5.2.6. Mua bảo hiểm cho các khoản vay ............................................................ 54
5.2.7. Biện pháp hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn ..................................... 54
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 56
6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 56
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 56
6.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước...................................................................... 56
6.2.2. Kiến nghị đối với Hội sở.......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58
ix
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm 2010 –
2012 .................................................................................................................. 23
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ....................................................................................... 24
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm
2010 – 2012 ...................................................................................................... 26
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 27
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm 2010
– 2012 ............................................................................................................... 28
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................... 29
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm 20102012 .................................................................................................................. 30
Bảng 4.8: Tình hình dư nợ theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................... 30
Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm
2010 – 2012 ...................................................................................................... 32
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 33
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm
2010 – 2012 ...................................................................................................... 34
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 35
Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm
2010 – 2012 ...................................................................................................... 35
Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 36
Bảng 4.15: Nợ xấu theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ qua 3 năm 2010 –
2012 .................................................................................................................. 37
Bảng 4.16: Nợ xấu theo thời hạn của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................... 38
x
Bảng 4.17: Nợ xấu theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm 2010 –
2012 .................................................................................................................. 39
Bảng 4.18: Nợ xấu theo đối tượng của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................... 40
Bảng 4.19: Nợ xấu theo nhóm nợ của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm 2010 2012 .................................................................................................................. 41
Bảng 4.20: Nợ xấu theo nhóm nợ của VPBank- Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................... 41
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của VPBank- Cần Thơ qua
3 năm 2010 – 2012 ............................................................................................ 42
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng.......................................................................4
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank – Cần Thơ.....................................16
xii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CHXHCNVN
: Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
CBTD
: Cán bộ tín dụng
DSCV
: Doanh số cho vay
DSTN
: Doanh số thu nợ
ĐVT
: Đơn vị tính
KQHĐKD
: Kết quả hoạt động kinh doanh
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
VPBank
: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
NH
: Ngân hàng
QĐ
: Quyết định
VN
: Việt Nam
UBND
: Ủy ban nhân dân
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TCKT
: Tổ chức kinh tế
13
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thị trường ngày càng
được mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế, đây là
tiền đề thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, những năm gần đây tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
lạm phát cao, tình hình chính trị ở các nước lân cận bất ổn…và có xu hướng
thường xuyên xảy ra. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất cũng
như việc tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước. Dẫn đến các doanh
nghiệp này có thể bị phá sản hoặc không còn khả năng cạnh tranh, tình hình tài
chính yếu kém nên khó có thể trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn.
Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhưng với tốc độ không ổn định thì
mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay là rất cao. Nhiều doanh nghiệp đầu tư quá
mức, mở rộng quy mô vượt quá khả năng quản lý, kiểm soát của mình. Trong khi
đó, về phía ngân hàng, trình độ quản lý, thẩm định của nhiều cán bộ tín dụng
chưa đáp ứng yêu cầu và còn chạy theo chỉ tiêu về tăng trưởng. Một khi các
doanh nghiệp và ngân hàng đều có những sơ sót và không nhận thức hết những
rủi ro tiềm ẩn thì hậu quả về rủi ro tín dụng là khó lường được.
Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải
nâng cao công tác quản lý đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng vì hoạt động tín
dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nó
mang lại khoảng thu nhập khá cao cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó
cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam
phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể
những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ
với chức năng chủ yếu là đi vay để cho vay lại. Nên việc phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo tại ngân hàng.
Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín
dụng, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc
lẫn lãi là công việc khó hơn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên tôi chọn đề tài
“Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài luận văn của mình.
1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
- Phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tình hình dư nợ cho vay
qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích tình hình rủi ro tín dụng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
- Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các chỉ số tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của
ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi
nhánh Cần thơ.
1.3.2. Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013.
Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu được thu thập qua các năm 2010, 2011,
2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
- Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người
đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian xác định với một khoản chi phí
nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội
dung:
+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
sử dụng.
+ Sự chuyển nhượng này có tính thời hạn.
+ Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí.
2.1.1.2. Các hình thức tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng cơ bản bao gồm:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
- Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia là
pháp nhân, thể nhân khác trong nền kinh tế quốc dân.
- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và dân cư, hoặc tổ
chức kinh tế xã hội khác được thực hiện bằng cách bán công trái, trái phiếu.
- Tín dụng tiêu dùng: là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp
hoặc với các tổ chức tín dụng khác.
2.1.1.3. Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế, khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì sự phân loại
càng chi tiết. Tín dụng được phân loại theo thời hạn như sau:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn sử dụng dưới 12 tháng. Loại tín dụng này
thường được sử dụng vào loại nghiệp vụ thanh toán để mua các loại hàng hóa
thuộc nhóm tài sản lưu động nhằm bù đắp mức vốn lưu động tạm thời thiếu hụt
của các tổ chức kinh tế và chi tiêu cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn sử dụng trọn 12 tháng đến 5 năm. Loại
này sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới sản xuất công nghệ.
3
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn sử dụng vốn trên 5 năm. Loại này dùng vốn
để xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới quy trình công nghệ, có quy mô sản xuất
lớn và các công trình thuộc cơ sở hạ tầng có thời gian hoàn vốn lâu.
Theo tính chất đảm bảo của các khoản vay, tín dụng có 2 loại: tín dụng có
đảm bảo và tín dụng không đảm bảo.
Trong nền kinh tế thị trường, việc phân loại tín dụng theo những tiêu thức
trên chỉ có ý nghĩa tương đối.
2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.2.1. Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
2.1.2.2. Điều kiện cho vay
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
a. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sư và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
b. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
c. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong
thời hạn cam kết.
d. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu
quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định
của pháp luật.
e. Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của chính phủ, hướng
dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam và của ngân hàng.
2.1.2.3. Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách
hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cẩn thiết và ký kết hợp đồng
tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo phương thức này thì ngân hàng và
khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời
hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo
hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức
tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay.
4
- Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng
phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân
hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.
- Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà ngân hàng và người vay thỏa
thuận số lãi vốn vay cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong
thời hạn cho vay.
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng chấp
nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh
toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc
điểm ứng tiền mặt.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh
toán của khách hàng.
- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ cức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng.
2.1.2. Rủi ro tín dụng
2.1.2.1. Rủi ro là gì?
- Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn.
- Tuy nhiên, chỉ có tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được
xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào
chưa từng xảy ra và không ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất
trắc.
- Rủi ro còn được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá
trị kỳ vọng. Đây là cơ sở để có thể đo lường rủi ro.
- Khi nói đến rủi ro, cần lưu ý mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
2.1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của
tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
- Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bao
gồm các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh...
2.1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia
thành các loại sau:
5
Rủi ro
tín dụng
Rủi ro
giao dịch
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro
đảm bảo
Rủi ro
danh mục
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập trung
Hình 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bao gồm 2 loại chính:
- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng khách
hàng cụ thể. Đây là rủi ro có thể phát sinh liên quan đến quá trình thẩm định xét
duyệt cho vay, kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc thực hiện bảo
đảm tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra
quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như: các
điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm,
cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục tín dụng: là rủi ro phát sinh liên quan đến sự kết hợp
nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sản phẩm không
phù hợp hoặc quá tập trung cho vay một ngành, lĩnh vực.
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
6
2.1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
* Những nguyên dân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng không hợp lý, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cho vay
đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh
nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.
+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin
không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
+ Do tính chất cạnh tranh nên các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị
phần cao hơn các ngân hàng khác.
+ Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục
pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản là: dễ định giá,
dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ.
* Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được…
+ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
+ Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.
* Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài:
+ Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn …
+ Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn.
+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân
thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
+ Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
2.1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
- Đối với ngân hàng bị rủi ro: do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại
phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi
trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu
trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.
- Đối với hệ thống ngân hàng: hoạt động của một ngân hàng trong một quốc
gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng, các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân
7
trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí
dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền
ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác.
- Đối với nền kinh tế: ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là
kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá
sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn
định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn
xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn.
- Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh
của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia, cũng như toàn bộ nền kinh tế của
quốc gia đó trên trường quốc tế. Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
nước ta bị giảm xuống.
2.1.2.6 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê
tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, xem xét thật cẩn thận
trước khi đưa ra quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, không có bảo đảm
bằng tài sản hoặc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục
cho vay và cấp tín dụng khác để tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản. Sắp xếp
lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh
doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh
doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ.
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín
dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó
bao gồm: cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín
dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín
dụng.
Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín
dụng.
Đối với các trường hợp dây dưa nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các
biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản
cố định, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án
Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan
bảo hiểm chuyên nghiệp. Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các
khoản dự phòng để đối phó với rủi ro. Thực hiện tốt việc thẩm định và khả năng
trả nợ.
8
2.1.2.7 Những căn cứ để xác định mức độ rủi ro tín dụng
Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng người ta
thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.
a. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó
ngân hàng chuyển từ tài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản dư nợ quá
hạn. Nợ quá hạn được tính từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nếu tại một thời điểm nhất
định nào đó, ở ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng dư nợ càng lớn thì
nó phản ánh nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng càng kém và ngược lại.
b. Phân loại nợ
Tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm theo Quyết định 18/2007/QĐNHNN.
* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời
hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều
này.
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về
khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b
Khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
9
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 quy định tại Khoản 3 Điều này.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu ngày càng cao đó
chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Chúng có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các
cam kết này đã đến hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiếu hướng xấu, có thể dẫn
đến khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.
+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ
gốc và lãi.
+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản
nợ quá hạn trên 90 ngày.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của
ngân hàng
- Hệ số thu nợ: Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân
hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định,
10
ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả
năng thu hồi nợ càng tốt.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
x 100%
Doanh số cho vay
- Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh
giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ
Dư nợ
cuối kỳ
=
Dư nợ
đầu kỳ
+
Doanh số cho vay
trong kỳ
-
Doanh số thu nợ
trong kỳ
Như vậy dư nợ cho vay cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố:
+ Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kỳ đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển
sang, là số không thay đổi trong năm nay.
+ Thứ hai là doanh số cho vay trong kỳ: doanh số cho vay trong kỳ tăng thì
dư nợ cho vay trong kỳ cũng tăng và ngược lại.
+ Thứ ba là doanh số thu nợ trong kỳ: doanh số thu nợ trong kỳ tỷ lệ nghịch
với dư nợ cho vay cuối kỳ. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kỳ
giảm và ngược lại.
- Vòng quay tín dụng: chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm.
Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng
quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó bình quân dư nợ được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì
Dư nợ bình quân =
2
- Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không
có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó ngân
hàng chuyển từ tài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu. Nợ xấu
được tính từ nhóm 3 đến nhóm 5.
11
- Hệ số rủi ro tín dụng: đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân
hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và
ngược lại.
Nợ xấu
Hệ số rủi ro tín dụng =
x 100%
Tổng dư nợ
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD): là khả năng của ngân hàng
trong việc trích lập DPRRTD nhằm phòng ngừa rủi ro xảy ra.
DPRRTD được trích lập
Tỷ lệ DPRRTD =
x 100%
Tổng dư nợ
- Khả năng bù đắp rủi ro: là khả năng của ngân hàng có thể bù đắp khi ngân
hàng gặp rủi ro các khoản vay mất vốn, dựa trên số DPRRTD mà ngân hàng trích
lập ra. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tài chính linh hoạt của ngân hàng trong
việc dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
DPRRTD được trích lập
Khả năng bù đắp rủi ro =
Nợ xấu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ phòng dịch vụ khách hàng của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ (VPBank – Cần Thơ), cụ thể là:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.
+ Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
+ Các bảng báo cáo: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn
- Thu thập các thông tin từ các tạp chí, Internet, các giáo trình đại học và
các sách báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thông tin mới giúp ích cho
quá trình phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp sử dụng cho từng mục tiêu cụ thể:
12
- Mục tiêu 1, 2, 3: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh tương đối, tuyệt đối để phân tích tình hình nguồn vốn, hoạt động tín dụng và
thực trạng RRTD của ngân hàng.
- Mục tiêu 4: sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình RRTD của
ngân hàng.
- Mục tiêu 5: trên cơ sở phân tích và đánh giá RRTD đề xuất một số giải
pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế RRTD của ngân hàng.
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Δy = y1 – y0
Trong đó: y0 là chỉ tiêu năm trước
y1 là chỉ tiêu năm sau
Δy là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị
số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế.
y1 - y0
Δy =
x 100%
y0
Trong đó: y0 là chỉ tiêu năm trước
y1 là chỉ tiêu năm sau
Δy biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình mức độ biến động của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa
các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.
* Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và
thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được
sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu
13
thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Tạo ra nền tảng của mọi phân tích
định lượng về số liệu. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp: biểu diễn dữ
liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
14
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. KHÁI QUÁT VỀ VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
VPBank - Cần Thơ được hình thành ngày 23/07/2005, theo công văn chấp
thuận số 227/NHNN-HAN (ngày 23/03/2005) NHNN Việt Nam cho phép
VPBank mở nhánh cấp I tại Cần Thơ.
- Địa chỉ: số 52-54 Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
- Số điện thoại: (0710) 3815766 ; Fax: (0710) 3815770
Chi nhánh Cần Thơ nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, một trung tâm
thương mại lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung các doanh
nghiệp, các đơn vị kinh doanh, các cá nhân sản xuất kinh doanh với sự đa dạng
về ngành nghề nên rất thuận tiện cho việc giao dịch phát triển các dịch vụ hiện có
của ngân hàng.
Tuy mơi thành lập, nhưng với sự nhạy bén, sự năng động, nổ lực hết mình
của toàn thể nhân viên Chi nhánh nên đã tạo được niềm vui nơi khách hành, thu
hút một lượng lớn khách hàng đến giao dịch.
Hiện nay VPBank - Cần Thơ dần dần chiếm lĩnh thị trường cạnh tranh với
các NHTM đang song song phát triển. VPBank - Cần Thơ đã và đang không
ngừng phấn đấu, rèn luyện, đào tạo nhân viên các kỹ năng chăm sóc khách hàng
một cách chuyên nghiệp với phương châm: “Lợi ích của khách hàng là trên hết,
lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng,
đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng”. VPBank - Cần Thơ ngày
càng khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trên địa bàn được người
dân ngày càng tin cậy và giao dịch ngày càng đông.
Tiếp tục định hướng là Ngân hàng bán lẻ, phấn đấu trở thành ngân hàng
đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân trên địa bàn - các đối
tượng này chính là những khách hàng truyền thống của VPBank - Cần Thơ, phù
hợp với Chính sách của Đảng và Nhà nước. Từng bước mở rộng hoạt động một
cách vững chắc, an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhằm tiếp tục
đưa tiện ích ngân hàng đến với khách hàng tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói
chung, duy trì và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank - Cần Thơ
15
nói riêng. Chú ý phát triển bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao
sức cạnh tranh cũng như nâng cao sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của tình
hình kinh tế xã hội. Quan tâm và tăng cường công tác quản trị, trên cơ sở đó kịp
thời phát hiện sai sót trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp chấn chỉnh phù
hợp trong từng thời kỳ nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự
Ban Giám Đốc Chi nhánh
Phòng
phục vụ
khách hàng
Phòng
hành chính
nhân sự
Phòng giao dịch
Ninh Kiều
Phòng
kế toán
giao dịch
Phòng giao dịch
Hưng Lợi
Phòng
giao dịch
ngân quỹ
Phòng giao dịch
Bình Thủy
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức VPBank – Cần Thơ
3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Ban Giám đốc: gồm 03 thành viên: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
a) Giám đốc:
- Là người đứng đầu ngân hàng, chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi
hoạt động kinh doanh tại ngân hàng;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các Chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán
kinh doanh theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên;
- Chịu trách nhiệm về tài sản, vốn, tổ chức cán bộ trong chi nhánh;
- Quyết định đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Giám đốc ngân
hàng cấp trên ủy quyền;
- Chỉ đạo, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh
doanh;
- Đại diện đương nhiệm pháp nhân VPBank – Cần Thơ trước pháp luật.
b) Phó Giám đốc:
16
- Là người thay thế quyền và trách nhiệm của Giám đốc khi vắng mặt và
tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Đối với các trường hợp vượt trách nhiệm của mình thì phải được sự đồng ý hay
nhận sự ủy quyền của Giám đốc;
- Hỗ trợ Giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành trực tiếp phòng kế toán
giao dịch, theo dõi tài sản, vốn, nhân sự nôi bộ.
Phòng phục vụ khách hàng: các nhân viên phòng phục vụ khách hàng
cùng thực hiên các nghiệp vụ sau:
a) Thẩm định hồ sơ tín dụng:
Thẩm định các hồ sơ tín dụng, nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình tài
chính của khách hàng. Phân tích thẩm định, đè xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ
sơ tín dụng. Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định Chi nhánh và các đơn vị
trực thuộc Chi nhánh.
b) Quản lý tín dụng:
- Kiểm soát hố sơ và trình lại Ban lãnh đạo Chi nhánh;
- Hoàn chỉnh hố sơ và lập thủ tục giải ngân;
- Kiểm tra việc sử dụng vốn định kỳ hoặc đột xuất sau khi cho vay đối với
khách hàng;
- Quản lý danh mục cho vay, quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm
bảo của khách hàng. Đưa ra giải pháp xử lý nợ xấu, lập kế hoạch dự phòng rủi ro
và theo dõi thực hiện;
- Lập thủ tục giải chấp tài sản;
- Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho ban lãnh đạo Chi
nhánh;
- Tìm kiếm khách hàng mới, bên cạnh đó duy trì mối quan hệ tốt đẹp lâu dài
với khách hàng truyền thống.
Phòng kế toán giao dịch: thực hiện các chức năng chủ yếu:
- Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển
tiền giữa NH với khách hàng, giữa NH với NH khác và với NHNN;
- Tạo điều kiện cho các tiểu thương, các DNV&N thuận lợi trong việc vay
vốn, tiếp cận sản phẩm hiện đại, tiện ích của NH; đồng thời thực hiện chiến lược
đa dạng hóa khách hàng, nâng cao hiệu qủa huy động vốn, tập trung vốn cho mục
tiêu phát triển các DN, tố chức, cá nhân trên địa bàn của VPBank- Cần Thơ;
- Quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu
lãi, trả tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn;
17
- Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các khoản thu- chi phát sinh trong ngày;
- Theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng;
- Thông báo về thu nợ, trả lãi tiền gửi của khách hàng;
- Lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hằng ngày để trình lên Ban Giám
đốc;
- Định kì, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (lãi/lỗ) trình Ban Giám
đốc.
* Bộ phận ngân quỹ: thuộc Phòng kế toán giao dịch, có nhiệm vụ:
- Thực hiện các công tác thu- chi đồng Việt Nam, ngoại tệ;
- Kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày;
- Trực tiếp thu ngân và giải ngân các khoản phát sinh trong ngày;
- Cuối ngày, khóa sổ ngân quỹ, kết hợp hế toán theo dõi nghiệp vụ phát sinh
và điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót.
Phòng hành chính nhân sự:
Thực hiện các chức năng là tổ chức sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban,
tạo điều kiện thuận lợi giữa các phòng ban thực hiện tốt nghiệp vụ, chức năng
của mình như: cung cấp thiết bị đồ dùng, văn phòng phẩm, tổ chức điều chỉnh
lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí,…
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK CHI NHÁNH
CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một bản bản báo
cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
giúp cho nhà quản trị hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó đó
đề ra những biện pháp tăng cường khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân
hàng.
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước
gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thới giới. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ , đúng đắn của Ban
Giam đốc và cùng với sự phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên,
VPBank- Cần Thơ đã vượt qua những khó khăn, thách thức và đạt được những
kết quả nhất định. Từ đó, đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng
phát triển bền vững. cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank- Cần Thơ
giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng số liệu
sau:
18
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Năm
2011
Năm
2012
100.488
120.295
141.803
85.877
98.821
118.201
139.389
1.667
2.094
2.Chi phí
90.251
Chi phí trả lãi
Chỉ tiêu
1.Thu nhập
Thu từ lãi (từ lãi cho vay)
Thu ngoài lãi
Chi phí ngoài lãi
3. Lợi nhuận
Năm
2010
6 tháng
2012
6 tháng
2013
So sánh
2011/2010
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
So sánh
6T2013
2012/ 2011
/6T2012
số
tỷ lệ
số
tỷ lệ
tiền
%
tiền
%
số
tiền
tỷ lệ
%
88.577
19.807
19,71
21.508
17,88
2.700
3,14
84.264
86.824
19.380
19,61
21.188
17,93
2.560
3,04
2.414
1.613
1.753
427
25,61
320
15,28
140
8,68
106.725
126.044
78.858
82.203
16.474
18,25
19.319
18,10
3.345
4,24
82.644
98.617
117.372
72.789
75.991
15.973
19,33
18.755
19,02
3.202
4,40
7.607
8.108
8.672
6.069
6.212
501
6,59
564
6,96
143
2,36
10.237
13.570
15.759
7.019
6.374
3.333
32,56
2.189
16,13
(645)
(9,19)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank- Cần Thơ
19
3.2.1. Thu nhập
Qua bảng 1 ta thấy, thu nhập của VPBank - Cần Thơ tăng trưởng ổn định
trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng 2013. Cụ thể là năm 2011 tổng thu nhập
là 120.295 triệu đồng, tăng 19,71% so với năm 2010, năm 2012 là 141.803 triệu
đồng tăng 17,88% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 88.577 triệu
đồng tăng 3,14% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Trong đó thu nhập từ lãi là
nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, chiếm khoảng 80% trên tổng thu nhập. Nền
kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, tình trạng lạm phát cao, cùng với chính sách
thắt chặt tiền tệ của Nhà nước đã dẫn đễn sự gia tăng lãi suất và từ đó kéo theo sự
gia tăng nguồn thu từ lãi của các ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải tăng
lãi suất để tăng khả năng huy động vốn, cũng như khả năng cạnh tranh của các
ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, ngân hàng phải cho vay với lãi suất
cao, điều này dẫn đến thu nhập từ lãi tăng lên cao. Một trong những nguyên nhân
làm cho khoản mục này tăng nữa là do năm những năm này ngân hàng đã đẩy
mạnh cho vay các món trung dài hạn thay vì các món ngắn hạn vì thế mà các
khoản lãi thu được nhiều hơn. Bên cạnh nguồn thu từ lãi, ngân hàng còn có nhiều
khoản thu từ các sản phẩm dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán giữa các ngân
hàng, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán thẻ,… Tuy nhiên nguồn thu
này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu của ngân hàng do người dân ít có
nhu cầu sử dụng tới các dịch vụ này, nhưng nhìn chung nguồn thu này cũng tăng
đều qua các năm, cụ thể là từ năm 2011 là 2.094 triệu đồng tới năm 2012 là
2.414 triệu đồng.
3.2.2. Chi phí
Dựa vào bảng 1, ta nhận thấy rằng cùng với sự gia tăng của khoản thu nhập
thì khoản chi phí của VPBank - Cần Thơ giai đoan 2010 - 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 cũng tăng tưng ứng. Cụ thể năm 2011 tổng chi phí là 106.725 triệu
đồng, tăng 18,25% với năm 2010 năm 2012 là 126.044 triệu đồng, tăng 18,10%
so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 82.203 triệu đồng tăng 4,24% so
với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí qua
các năm là do chạy đua cùng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng
huy động vốn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn làm cho ngân
hàng đã tăng lãi suất huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, cải thiện hệ thống, mở thêm phòng giao dịch.... để
mở rộng thị phần nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao uy
tín của ngân hàng. Trong các khoản chi phí đó thì chủ yếu là chi phí từ lãi, chi
phí này tăng tăng mạnh cùng với sự gia tăng của tổng chi phí, tăng mạnh nhất
vào năm 2012. Do năm này, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh. Bên
cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, ngân hàng đã dùng
tới nguồn vốn có chi phí cũng khá cao đó là vốn điều chuyển từ Hội sở chính.
20
Phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Bên cạnh chi phí trả lãi thì Ngân
hàng còn có khoản chi phí khác như: chi phí tiền lương, chi phí quản lý, chi dự
phòng rủi ro, chi phí cho việc xây dựng, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chi phí
cho việc quảng cáo và quảng bá hình ảnh của ngân hàng... cũng tăng qua các
năm, cụ thể là từ năm 2010 khoản chi phí này là 7.607 triệu đồng và đến năm
2012 tăng lên 8.672 triệu đồng.
3.2.3. Lợi nhuận
Qua bảng 1, ta thấy lợi nhuận của VPBank - Cần Thơ tăng đều trong giai
đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là năm 2011 lợi nhuận đạt
được 13.570 triệu đồng, tăng 32,56% so với năm 2010, năm 2012 là 15.759 triệu
đồng, tăng 16,13% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 6.374 triệu đồng
giảm 645 triệu đồng ứng với tỷ lệ 9,19% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
nhân là do nền kinh tế của thành phố được phục hồi và dần đi vào ổn định nên
ngân hàng cũng đã bắt nhịp được với sự thay đổi của nền kinh tế và cùng với
chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, đúng đắn giúp cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Đồng thời, ngân hàng đã chú trọng
hơn trong việc quản lý khoản mục chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng tăng.
Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện ở chổ doanh thu của ngân hàng luôn
tăng qua các năm. Tuy nhiên ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh
tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại khác đặc biệt là hiện nay nhiều chi
nhánh ngân hàng đang lần lượt ra đời và phát triển như Sacombank,
Tedcombank, Vietinbank… thêm vào nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng
thương mại khác cũng được hình thành. Cho nên, để đạt được doanh thu cao
ngân hàng phải chi ra một khoản chi phí khá lớn nên lợi nhuận thu được chỉ ở
mức tương đối. Vì vậy, ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm
thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí,
nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị ngân
hàng. Đặc biệt là văn hoá phục vụ của các nhân viên vì họ chính là những người
trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh so
với các ngân hàng khác và làm cho ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả
trong quá trình hội nhập như hiện nay.
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của VPBank - Cần Thơ
3.2.4.1. Thuận lợi
- Ngân hàng được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong
công tác cho vay và thu nợ.
21
- Ngân hàng luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng cấp trên cùng
với sự nhạy bén của lãnh đạo ngân hàng nên qua nhiều năm hoạt động ngân hàng
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và chỉ tiêu mà ngân hàng cấp trên đề ra.
- Với mặt bằng trụ sở hiện tại của ngân hàng rất thuận lợi cho khách hàng
đến giao dịch. Trụ sở của chi nhánh đặt ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, đây
là trung tâm kinh tế lớn nhất của Cần Thơ nói riêng và của Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung.
- Thể thức huy động vốn linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
nên lượng vốn huy động được ngày càng tăng.
- Có mạng lưới giao dịch nằm rải rác khu vực các quận trên địa bàn thành
phố nên thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch cũng như đơn vị nắm bắt
được thông tin từ phía khách hàng thuận tiện và nhanh hơn trong việc huy động
tiền gửi và cho vay.
- Có đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng nổ, luôn cố gắng hoàn thành
tốt nhiệm vụ. Đa số cán bộ đã được đào tạo qua các trường, luôn được đông đảo
khách hàng tin tưởng.
Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của ngân
hàng, giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong
nhiều năm qua. Bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.
3.2.4.2. Khó khăn
- Với xu thế mở cửa trong hoạt động ngân hàng, hiện nay VPBank - Cần
Thơ đang nằm trong thế cạnh tranh gay gắt với nhiều ngân hàng đóng trên địa
bàn như: ngân hàng Công Thương, ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, ngân hàng
Xuất Nhập khẩu…
- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ
công nhân viên ngân hàng nói chung.
- Thị trường nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định và không kích
thích đầu tư sản xuất, kinh doanh không phát triển kéo theo đầu tư mở rộng tín
dụng của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số đơn vị kinh doanh chưa hiệu quả, chưa chú trọng đến công tác huy
động vốn ổn định, chất lượng tín dụng không tốt, nợ xấu lớn, tài chính khó khăn
không có tính bền vững.
Từ những khó khăn trên nên VPBank - Cần Thơ cần phải phấn đấu nhiều
hơn, tìm ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để mở rộng đối tượng khách
hàng, giữ khách hàng và phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng hàng
đầu Việt Nam.
22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỐN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
4.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và
huy động được dùng để đầu tư cho vay và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh khác .
Để có thể tạo ra được lợi nhuận, ngân hàng cần phải huy động được nguồn vốn
để kinh doanh. Tuy nhiên, việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, việc cân đối nguồn vốn của Ngân
hàng là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Nhận thức được điều đó, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động tín
dụng trong những năm qua, VPBank - Cần Thơ đã chú trọng và tăng cường công
tác huy động tại chỗ. Đồng thời lnh động trong việc tiếp nhận vốn linh động từ
Hội sở nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho
khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của ngân hàng
trong giai đoạn 2011- 2012:
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/ 2010
số
tiền
tỷ lệ
%
So sánh
2012/ 2011
số
tiền
tỷ lệ
%
Vốn huy động
406.968 469.539 591.079
62.571
15,37 121.540
25,88
Vốn điều chuyển
240.343 243.536 228.048
3.193
1,33 (15.488)
(6,36)
Tổng
647.311 713.075 819.127
65.764
10,16 106.052
14,87
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, tổng nguồn vốn của VPBank - Cần Thơ tăng liên
tục trong giai đoạn 2010- 2012. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn là 713.075
triệu đồng, tăng 10,16% so với năm 2010 và đến năm 2012 là 819.127 triệu đồng
, tăng 14,87% so với năm 2011. Trong đó:
- Vốn huy động có tỷ trọng lớn nhất, chiếm gần 70% tổng nguồn vốn. Nhìn
chung, nguồn vốn huy động của ngân hàng giai đoạn này có xu hướng tăng. Cụ
thể, năm 2011 vốn huy động là 469.539 triệu đồng, tăng 15,37% so với năm
23
2010 và đến năm 2012 số vốn này tăng mạnh đạt 591.079 triệu đồng, tăng
25,88% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế có bước tiến triển tốt
dẫn đến số tiền nhàn rỗi trong dân cư càng tăng và doanh nghiệp ngày càng có
nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi suất và thanh toán thông
qua hệ thống công nghệ hiện đại của ngân hàng với độ an toàn cao và chi phí
thấp. Bên cạnh đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao uy tín của mình trong
quá trình hoạt động nên đã tạo lòng tin cho khách hàng và làm cho việc huy động
vốn được thuận lợi hơn.
- Ngoài nguồn vốn huy động, ngân hàng còn tiếp nhận nguồn vốn điều
chuyển từ Hội sở để đủ vốn kinh doanh. Nhìn chung, vốn điều chuyển của
VPBank - Cần Thơ giai đoạn này tăng vào năm 2011, sau đó giảm nhẹ vào năm
2012. Cụ thể là năm 2011, vốn điều chuyển là 243.536 triệu đồng, tăng 1,33% so
với năm 2010. Nguyên nhân là do phải giải quyết tình trạng khó khăn về huy
động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012 vốn điều chuyển giảm còn
228.048 triệu đồng, giảm 6,36% so với năm 2011. Kết quả này là do ngân hàng
đã tận dụng được nguồn vốn trong dân để đem về lợi nhuận cao hơn so với việc
sử dụng nguồn vốn điều chuyển phải tốn chi phí cao hơn.
4.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng
2012
Chỉ tiêu
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
Vốn huy động
493.110
531.987
38.877
7,88
Vốn điều chuyển
185.738
213.417
27.679
14,90
Tổng nguồn vốn
678.848
745.404
66.556
9,80
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Với khả năng bắt kịp sự chuyển biến nền kinh tế vào những tháng đầu năm
2013, công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan,
đạt 745.404 triệu đồng, tăng 9,80% ứng với tăng 66.556 triệu đồng so với 6 tháng
cùng kỳ năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do NHNN điều hành chính
sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt nên ngân hàng đã thực hiện được nhiều giải
pháp tích cực để huy động vốn. Vì vậy, vốn huy động của ngân hàng liên tục
tăng qua năm. Điều này giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn
24
vốn cho vay, giảm chi phí sử dụng vốn và góp phần tăng lợi nhuận của chi
nhánh.
Qua phân tích tình hình nguồn vốn của VPBank - Cần Thơ giai đoạn 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh và
mở rộng loại hình dịch vụ, kinh doanh và có những giải pháp làm tăng nguồn vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh việc mở
rộng quy mô hoạt động tín dụng, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác
huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân và tổc chức kinh tế nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.
4.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn
Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa trực tiếp
phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho
ngân hàng. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển
theo chiều hướng tốt. Thực hiện định hướng phát triển của ngành, ngân hàng
thường xuyên bám sát các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương để hoạt động
tín dụng có hiệu quả. Trong đầu tư tín dụng, ngân hàng luôn quán triệt nguyên
tắc” tăng trưởng khối tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng”.
Nghiên cứu chính xác nhu cầu vốn hàng năm cho hoạt động sản xuất truyền
thống (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến…) cũng như các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó xác định mức đầu tư hợp lý cho từng đối tượng phù
hợp với tốc độ phát triển của sản xuất và giá cả thị trường. Bên cạnh đó, ngân
hàng không ngừng mở rộng mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác để đa
dạng hóa đối tượng đầu tư, khắc phục dần tính thời vụ và phân tán rủi ro. Để hiểu
rõ hơn, ta phân tích chỉ tiêu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản tín dụng mà ngân hàng
cho khách hàng vay, không nói đến khoản vay đó đã thu được hay chưa trong
một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện
quy mô tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Qua bảng 4.3 bên dưới ta thấy doanh số cho vay của VPBank - Cần Thơ
tăng không đều qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể là năm 2011 tổng doanh số cho
vay theo thời hạn đạt 932.437 triệu đồng tăng 56.051 triệu đồng tương ứng
6,40% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng
tăng mạnh nhờ các giải pháp kích thích kinh tế theo hướng hỗ trợ hồi phục tăng
trưởng của Chính phủ: Nghị quyết 03/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP. Đồng thời,
NH cũng đẩy mạnh công tác cho vay hỗ trợ các thành phần kinh tế để phát triển
tăng cường và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến năm 2012, tổng doanh số cho
25
vay theo thời hạn đạt 917.255 triệu đồng giảm 15.182 triệu đồng tuơng ứng
1,63% so với năm 2011 do nền kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tiêu cực
như khũng khoảng nợ công Châu Âu ngày càng trầm trọng và lan rộng, thiên tai
động đất bão lũ diễn ra thường xuyên hơn,… nó đã tác động tiêu cực đến nền
kinh tế Việt Nam cũng như Thành phố Cần Thơ, vì thế nhu cầu vay vốn để duy
trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực đời sống đều tăng.
Đồng thời Chính phủ cũng đã đưa ra chính sách nhằm hỗ trợ cho vay đối với các
tổ chức, cá nhân như thông tư 22/2012/TT-NHNN về hỗ trợ lãi suất nhằm giảm
tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản chỉ thị cho 5 NH lớn ở nước
ta, nên các tổ chức kinh tế này vì tiết kiệm chi phí trong thời kỳ khó khăn nên đã
vay vôn ở các NH có lãi suất hỗ trợ làm cho DSCV của Chi nhánh bị giảm nhưng
không nhiều.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2010
Năm
2011
691.304
753.072
663.728 61.768
Trung và dài hạn 185.082
179.365
253.527 (5.717)
Tổng
932.437
917.255 56.051
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
876.386
Năm
2012
So sánh
2011/2010
số
tiền
tỷ lệ
%
So sánh
2012/2011
số
tiền
tỷlệ
%
8,93 (89.343) (11,86)
(3,09)
74.162
41,35
6,40 (15.182)
(1,63)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
- Cho vay ngắn hạn: thông thường các khoản cho vay ngắn hạn là những
khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp khách hàng tăng cường vốn
lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Phần lớn khách
hàng của ngân hàng là những khách hàng cần vốn lưu động trong hoạt động kinh
doanh mua bán lương thực, thực phẩm, vật tư... đây là các ngành nghề có chu kỳ
sản xuất ngắn. Nên doanh số cho vay ngắn hạn là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao
nhất trong hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa lãi suất cho vay ngắn hạn có thời
điểm thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn nên khách hàng thường chuộng loại
cho vay này, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh, hộ vay số tiền lớn. Thời gian
gần đây tình hình kinh tế biến động khá nhanh, lãi suất thay đổi liên tục nên để
hạn chế rủi ro các khoản tín dụng ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn. Đó cũng là
nguyên nhân chính mà doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay ngắn
hạn chiếm 78,90% trong tổng doanh số cho vay, đến 2011 chiếm 80,80% và do
26
lãi suất tăng cao thì năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn giảm và chiếm 72,36%
trong tổng doanh số cho vay.
- Cho vay trung và dài hạn: ngược lại với cho vay ngắn hạn, cho vay trung
và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng
này có xu hướng tăng dần. Năm 2010 là 185.082 triệu đồng, đến 2011 là 179.365
triệu đồng giảm 3,09% so với 2010, đến năm 2012 doanh số cho vay trung, dài
hạn là 253.527 triệu đồng tăng 41,35% so với 2011. Nguyên nhân là do tình hình
kinh tế có nhiều biến động, lãi suất thay đổi liên tục nên cả ngân hàng và khách
hàng đều lo sợ việc cho vay trong thời hạn dài, bị ảnh hưởng rất lớn khi lãi suất
thay đổi. Tuy nhiên năm 2012 doanh số cho vay trung dài hạn tăng mạnh chứng
tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực như chỉ cho vay đối với những
khách hàng truyền thống có khả năng trả nợ tốt, những khách hàng có hoạt động
sản xuất kinh doanh được đánh giá cao để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn của
khách hàng.
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng
2012
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
Ngắn hạn
331.356
335.592
4.236
1,28
Trung và dài hạn
178.390
201.356
22.966
12,87
Tổng
509.746
536.948
27.202
5,34
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Nhìn vào bảng số liệu bên trên ta thấy, doanh số cho vay theo thời hạn của
ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cho
vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng trong đó cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu
năm 2013 tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng
doanh số cho vay của ngân hàng (tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trên tổng
doanh số cho vay 6 tháng đầu năm: năm 2012 là 65%, năm 2013 là 62,5%).
Nguyên nhân là do ngân hàng cho vay chủ yếu để hỗ trợ vốn lưu động cho các
đơn vị, các thành phần kinh tế trong địa bàn hoạt động với mức lãi suất phù hợp
và những khoản giải ngân phù hợp với nhu cầu vốn của người dân và các tổ chức
kinh tế khác. Còn cho vay trung và dài hạn với chu kỳ luân chuyển vốn chậm,
khoản vay thu hồi chậm nên rủi ro cao vì vậy ngân hàng rất thận trọng khi xem
xét cho vay nhưng vẫn đạt mức độ tăng cao.
27
4.2.1.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khoản tín dụng mà ngân hàng thu về
được trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay,
doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tiền
tỷ lệ
%
73.305
11,91
44.309
6,43
Trung và dài hạn 191.952 154.705 223.534 (37.247)
(19,40)
68.829
44,49
4,47 113.138
13,41
Ngắn hạn
Tổng
615.483 688.788 733.098
807.435 843.493 956.632
36.058
số
tiền
tỷ lệ
%
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Nhìn từ bảng số liệu trên, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm
gần đây diễn biến khá tốt tăng liên tục qua 3 năm.
- Thu nợ ngắn hạn: ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm.
Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này có sự gia tăng trong thời gian qua xuất phát từ
việc tăng dần tỷ trọng các món cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, do thời gian thu hồi
vốn ngắn và ý thức hoàn trả vốn đúng hạn của khách hàng đã góp phần làm tăng
doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011
tăng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 11,91%, và năm 2012 đạt 733.098 triệu
đồng tăng 6,43% so với năm 2011. Đạt được kết quả như vậy trước hết là do
công tác chỉ đạo, quản lý tốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên
ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ.
- Thu nợ trung dài hạn: doanh số thu nợ trung dài hạn lại có dấu hiệu sụt
giảm nhẹ, năm 2011 là 154.705 triệu đồng, giảm 37.247 triệu đồng so với năm
2010 ứng với tỷ lệ giảm là 19,40% là do tình hình kinh tế biến động lớn và bị ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho doanh số thu nợ trung dài hạn
năm 2011 bị giảm nhưng con số giảm này không đáng kể vì nó chỉ chiếm tỷ
trọng tương đối ít trong tổng doanh số thu nợ và nó cũng không ảnh hưởng nhiều
đến tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt
223.534 triệu đồng tăng 68.829 triệu đồng so với năm 2011 ứng với tỷ lệ 44,49%
cho thấy các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ
28
khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nhở người vay trả nợ
đúng hạn. Về phía khách hàng, làm ăn có hiệu quả hơn, có ý thức trong việc trả
lãi, trả vốn gốc đúng hạn cho ngân hàng.
Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng nhưng ngân
hàng có thể an tâm hoạt động vì doanh số thu nợ của ngân hàng là khá tốt và luôn
tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao vì
thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư mở
rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó
ngân hàng cũng đã chú trọng đẩy mạnh công tác thu nợ trung dài hạn vì doanh số
cho vay trung dài hạn cũng có xu hướng tăng nên ngân hàng cần chú trọng công
tác thẫm định, phân loại tín dụng, theo dõi đôn đốc nhắc nhở, cán bộ tín dụng
tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời khi đến hạn, đặc biệt là các món
nợ trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 háng
2012
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
481.165
441.214
(39.951)
(8,30)
90.879
163.049
72.170
79,41
572.044
604.263
32.219
5,63
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ theo thời hạn đạt 604.263
triệu đồng tăng hơn so với cùng kì năm 2012 là 32.219 triệu đồng, tương ứng với
5,63%, điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng thời gian qua diễn ra
khá tốt.
- Xét về doanh số thu nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm so
với 6 tháng đầu năm 2012 là 39.951 tương ứng với 8,30% vì trong thời gian này
khách hàng của các món vay ngắn hạn, sản xuất nhỏ lẻ còn khó khăn chưa chú
trọng đến việc trả nợ đúng hạn, tuy nhiên số khách hàng này ít không gây ảnh
hưởng nhiều tới tổng doanh số thu nợ theo thời hạn.
- Doanh số thu nợ trung, dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ
tăng 163.049 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 79,41% so với 6 tháng đầu năm 2012.
29
Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay
là rất tốt đối với các khoản vay trung dài hạn. Có nhiều khoản cho vay đã đến
hạn thu hồi, đặc biệt là các khoản cho vay trung và dài hạn. Nên doanh số thu hồi
nợ trung và dài hạn đã tăng lên khá mạnh.
Nhìn chung qua doanh số thu nợ theo thời hạn cho thấy các doanh nghiệp
và đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nên có đủ điều kiện trả nợ
đúng hạn cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng luôn có chính sách cho cán bộ tín
dụng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát khách hàng trả nợ và có những
biện pháp xử lý, thu hồi nợ thích hợp khi phát hiện vấn đề phát sinh. Vì vậy,
công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả, nguồn vốn của ngân hàng được
luân chuyển và tái đầu tư liên tục, sinh lời cao.
4.2.1.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của
ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho chúng ta biết được ngân hàng
còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế
của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó
phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.
Trong những năm qua, VPbank - Cần Thơ đã không ngừng mở rộng hoạt
động cho vay, chú trọng trong công tác thu hồi nợ và còn nâng cao mức dư nợ
nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Tình hình dư nợ cho vay của
ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010- 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tiền
467.490
531.774 462.404 64.284
66.223
90.883 120.877 24.660
533.713
622.657 583.281 88.944
tỷ lệ
%
số
tiền
tỷ lệ %
13,75 (69.369) (13,04)
37,24
29.994
33,00
16,67 (39.376)
(6,32)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
- Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ từ trên
60% trở lên và biến động qua các năm. Khách hàng chuộng loại cho vay ngắn
hạn hơn do đó vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền
30
kinh tế, hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh buôn
bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong những năm
qua chi nhánh đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi
năm lần lượt là 467.490 triệu đồng năm 2010, 531.774 triệu đồng năm 2011 và
giảm 462.404 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân năm 2011 dư nợ tăng 13,75%
là do NH mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương cũng như
làm tăng lợi nhuận cho NH, đây là giai đoạn nhu cầu về vốn của khách hàng tăng
dẫn đến doanh số cho vay tăng nên cũng góp phần làm tăng dư nợ. Đến năm
2012 dư nợ giảm 13,04% là do sự tác động của suy giảm kinh tế làm cho các
khách hàng rơi vào tình hình sản xuất mà không tiêu thụ được hàng hóa, do đó
nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất giảm hẳn, bên cạnh đó, NH tăng cường công
tác thu nợ làm cho doanh số thu nợ tăng nên dư nợ năm nay giảm.
- Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng dư nợ trung, dài hạn
cũng tăng qua các năm. Năm 2011, dư nợ trung và dài hạn tăng 37,24% hay tăng
24.660 triệu đồng so với năm 2010, đạt 90.883 triệu đồng. Năm 2012, đạt
120.877 triệu đồng tăng 33% về tỷ lệ hay tăng 29.994 triệu đồng so với năm
2011. Nguyên nhân do nhu cầu về vốn trung dài hạn của các khách hàng truyền
thống có xu hướng tăng mạnh nên NH đã đáp ứng làm cho doanh số cho vay
trung dài hạn tăng nên góp phần làm cho dư nợ cũng tăng.
Bảng 4.8: Tình hình dư nợ theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
6 tháng
2012
Chỉ tiêu
6 tháng
2013
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
Ngắn hạn
381.964
356.782
(25.182)
(6,59)
Trung và dài hạn
178.395
159.184
(19.211)
(10,77)
Tổng
560.359
515.966
(44.393)
(7,92)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Tình hình dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2012, 2013 cũng có sự giảm nhẹ,
dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 515.966 triệu đồng giảm 44.393 triệu đồng so
với cùng kì năm trước đạt tỷ lệ 7,92%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng dư nợ, gần 70% tổng dư nợ. Trong giai đoạn này dư nợ trung dài
hạn cũng giảm xuống, 6 tháng đầu năm 2012 là 178.395 triệu đồng, đến 6 tháng
đầu năm 2013 dư nợ trung dài hạn là 159.184 triệu đồng, giảm 19.211 triệu đồng
31
(tỷ lệ giảm là 10,77%). Nguyên nhân là 6 tháng đầu năm nay, có nhiều món cho
vay ngắn hạn lẫn trung dài hạn đã tới hạn thu hồi nợ nên NH đã tăng cường công
tác thu hồi nợ làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng mạnh nên kéo theo đó
dư nợ đã giảm đáng kể.
4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo đối tượng
Việc phân tích doanh số cho vay theo đối tượng là điều cần thiết, qua đó ta
có thể nắm được cơ cấu cho vay đối với các đối tượng của ngân hàng như thế nào
và tùy theo tình hình kinh tế địa phương mà có sự chuyển dịch cho phù hợp. Có
như thế hoạt động của ngân hàng sẽ đạt kết quả tốt hơn.
4.2.2.1. Doanh số cho vay theo dối tượng
Nhìn bảng 4.9 ta thấy được tỷ trọng của doanh số cho vay đối với doanh
nghiệp cao hơn tỷ trọng của doanh số cho vay đối với cá nhân và hộ sản xuất,
một phần là vì ngân hàng chú trọng vào doanh nghiệp để góp phần phát triển
kinh tế địa phương, một phần là do các doanh nghiệp đa phần là món vay hạn
mức nên làm cho doanh số cho vay của doanh nghiệp cũng cao hơn so với cá
nhân là vay món.
Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tiền
727.387 755.417 780.752
28.030
Cá nhân, hộ gia đình 148.999 177.020 136.503
28.021
Tổng
56.051
876.386 932.437 917.255
tỷ lệ
%
3,85
số
tiền
tỷ lệ
%
25.335
3,35
18,81 (40.517) (22,89)
6,40 (15.182)
(1,63)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
- Đối tượng doanh nghiệp rất đa dạng là các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… đã dẫn đầu về doanh số
cho vay. Đây là những loại hình doanh nghiệp rất phát triển trong những năm gần
đây trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, đa phần các thành phần kinh tế ở Cần Thơ phần
lớn là thuộc các ngành như xuất khẩu thuỷ sản, xây dựng, thương mại dịch vụ…
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay đối với doanh nghiệp luôn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (luôn cao hơn 83% trong tổng doanh số
cho vay). Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay doanh nghiệp đạt 755.417 triệu
đồng tăng 28.030 triệu đồng, tương ưng tăng 3,85% so với năm 2010. Đến năm
32
2012 doanh số này đạt 780.752 triệu đồng tăng 25.335 triệu đồng, tương ứng
tăng 3,35% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong
điều kiện mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, đất nước ta nói chung thành phố
Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển nhu cầu về vốn để hỗ trợ sản
xuất kinh doanh rất lớn. Các doanh nghiệp rất khát vốn để tăng cường hoạt động
kinh doanh và sản xuất tốt hơn. Và các doanh nghiệp nhà nước lần lượt chuyển
đổi mô hình tổ chức sang công ty cổ phần, nâng cao quy mô hoạt động ngày càng
có hiệu quả hơn, dần hoàn thiện và phát triển phương án sản xuất kinh doanh của
mình, tạo được uy tín đối với ngân hàng. Mặt khác đây cũng là những khách
hàng truyền thống của ngân hàng. Chính điều này đã thu hút nguồn vốn đầu tư
của ngân hàng.
- Ngược lại với doanh số cho vay doanh nghiệp, doanh số cho vay cá nhân
lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay theo đối tượng của chi
nhánh. Ngân hàng chủ trương cho vay các đối tượng sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, thương mại - dịch vụ và cho vay khác đối với các cá thể. Năm 2011,
doanh số cho vay cá nhân tăng 28.021 triệu đồng ứng với 18,81% so với năm
2010 do nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh doanh
của các hộ gia đình và tiêu dùng của người dân nên nhu cầu vốn tăng lên. Nhưng
sang năm 2012, doanh số cho vay cá nhân lại giảm đi 40.517 triệu đồng ứng với
22,89%. Lý do làm cho doanh số này giảm là vì kinh tế bị ảnh hưởng của thế giới
làm cho người dân thắt chặt chi tiêu lại nên nguồn vốn vay tiêu dùng cũng giảm
đi không ít.
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Cá nhân, hộ gia đình
Tổng
6 tháng
2012
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
459.174
479.682
20.508
4,47
50.572
57.266
6.694
13,24
509.746
536.948
27.202
5,34
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đối với khách hàng là doanh
nghiệp tăng 20.508 triệu đồng đạt tỷ lệ 4,47% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng
tăng 13,24% tăng hơn 6.694 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
33
nhân của sự gia tăng này là do đời sống của người dân ngày càng phát triển, nhu
cầu ngày càng đa dạng và phong phú nên tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng ngày
càng được mở rộng thông qua dịch vụ cho vay vốn tiêu dùng như các sản phẩm
cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, mua bất động sản, cho vay theo hạn
mức tín dụng quay vòng áp dụng cho hộ kinh doanh… Đồng thời cũng cho thấy
công tác thẩm định lựa chọn khách hàng đã được chú trọng hơn. Tuy cho vay cá
nhân mang lại thu nhập cao nhưng chi phí bỏ ra cũng tăng và mức độ rủi ro cũng
cao hơn. Vì thế ngân hàng cần cân đối hợp lý về tỷ trọng giữa hai loại hình cho
vay trên, để ngân hàng vừa hoạt động có lợi nhuận cao vừa có mức rủi ro thấp.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo đối tượng
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tiền
tỷ lệ
%
số
tiền
tỷ lệ
%
Doanh nghiệp
643.827 691.872 776.275
48.045
7,46
84.403 12,20
Cá nhân, hộ gia đình
163.608 151.621 180.257 (11.987)
(7,33)
28.636 18,89
Tổng
807.435 843.493 956.532
36.058
4,47 113.039 13,40
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: tỷ trọng của doanh số thu nợ đối với
doanh nghiệp chiếm cao trong tổng doanh số thu nợ vì các doanh nghiệp đa phần
là vay hạn mức nên doanh số thu nợ của doanh nghiệp thường cao hơn doanh số
thu nợ của cá nhân. Vì các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn
hạn, thu nhập thường xuyên, đồng vốn quay vòng nhanh, mặt khác họ rất ngại
trong việc tốn thêm chi phí lãi phạt quá hạn trả nợ và cũng ít thích vay trung và
dài hạn vì chi phí cao. Quá trình trả nợ vay khá tiến triển và ngân hàng đang tiếp
tục mở rộng hoạt động tín dụng đối với đối tượng này. Năm 2010 là 643.827
triệu đồng đến năm 2011 con số này là 691.872 triệu đồng tăng 7,46% so với
năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ là 776.275 triệu đồng tăng 12,20% so với
năm 2011. Qua kết quả trên cho ta thấy chính sách mở rộng tín dụng của ngân
hàng đối với đối tượng này là rất khả quan. Bởi vì thực tế cho thấy hoạt động sản
xuất kinh doanh trong đối tượng có bước tiến triển tốt, trình độ quản lý, quy mô
và công nghệ ngày càng được nâng cao, làm ăn có hiệu quả, ngày càng nâng cao
uy tín đối với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ của ngân
34
hàng. Tuy nhiên, ngân hàng phải thận trọng hơn nữa trong việc thẩm định doanh
nghiệp tránh trường hợp cho vay những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
- Đối với cá nhân: năm 2011, ngân hàng thu hồi nợ 151.621 triệu đồng giảm
11.987 triệu đồng tương ứng 7,33% so với năm 2010, nguyên nhân do đa phần
các khách hàng này là kinh doanh nhỏ lẻ hoặc vay tiêu dùng nên thường bị ảnh
hưởng rất nhanh của tình hình kinh tế. Như đã trình bày thì đầu năm 2011 các
khách hàng này còn e ngại trong việc vay vốn để tiêu dùng, sản xuất nhỏ lẻ… vì
kinh tế chỉ mới hồi phục. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 180.257 triệu đồng
tăng 18,89%, tương ứng tăng 28.635triệu đồng so với năm 2011 do các khách
hàng này của ngân hàng có tinh thần trả nợ, và ngân hàng đã đa dạng hóa hình
thức trả nợ: trả góp, trả từng lần phù hợp với thu nhập để giảm áp lực cho khách
hàng nên doanh số thu nợ cá nhân tăng lên.
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng
2012
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
Doanh nghiệp
401.779
429.220
27.441
6,83
Cá nhân, hộ gia đình
170.265
175.043
4.778
2,81
Tổng
572.044
604.263
32.219
5,63
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ của doanh nghiệp đạt 429.220
triệu đồng tăng 27.441triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình thu nợ
đối với cá nhân cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt tỷ lệ 2,81% tương ứng
tăng 4.778 triệu đồng. Nhìn chung, công tác thu nợ của ngân hàng đối với mỗi
đối tượng đều đạt kết quả tốt. Ngân hàng đã biết khai thác hiệu quả hoạt động
của các đối tượng này đồng thời có chính sách linh hoạt trong thời gian thu hồi
nợ nên đã tạo được điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như mang lại hiệu
quả cao cho ngân hàng.
35
4.2.2.2. Tình hình dư nợ theo đối tượng
Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tiền
344.671 408.216 412.693 63.545
tỷ lệ
%
số
tiền
18,44
4.477
tỷ lệ
%
1,10
Cá nhân, hộ gia đình 189.042 214.441 170.588 25.399
13,44 (43.853) (20,45)
Tổng
16,67 (39.376)
533.713 622.657 583.281 88.944
(6,32)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Trong những năm vừa qua, doanh số cho vay của ngân hàng tăng giảm
không đều do ảnh hưởng của nền kinh tế kéo theo dư nợ tín dụng trong giai đoạn
3 năm 2010 – 2012 có nhiều biến động tăng rồi lại giảm.
- Trong đó, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp luôn chiếm trên 50% tỷ trọng dư
nợ. Cụ thể, năm 2011 dư nợ của doanh nghiệp là 408.216 triệu đồng tăng 18,44%
so với năm 2010, năm 2012 dư nợ là 412.693 triệu đồng tăng 1,10%, tương ứng
tăng 4.477 triệu đồng so với năm 2011. Dư nợ cho vay năm 2011 tăng vượt bậc
trong 3 năm, nhưng vẫn đảm bảo được kế hoạch và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo
của Hội sở trung ương về việc chấp hành chỉ tiêu dư nợ theo kế hoạch hạn chế
tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống, tuy doanh số cho vay tăng cao nhưng
phần lớn các khoảng vay là ngắn hạn nên dư nợ tăng lên cũng không nhiều. Năm
2012, ngân hàng đã đẩy mạnh cơ cấu khách hàng về lãi suất vay, xem xét các
khoản vay có chọn lọc, ưu tiên tăng dư nợ cho khách hàng truyền thống có uy tín
trong quan hệ tín dụng và kinh doanh có hiệu quả, cùng tác động của chính sách
ưu đãi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nên dư nợ của doanh nghiệp cũng
tăng lên.
- Ngân hàng còn triển khai nhiều hình thức cho vay cho các khách hàng cá
nhân và hộ gia đình như cho vay tiêu dùng, cho vay du học, vay mua xe, xây
dựng sửa chữa nhà cho khách hàng có thu nhập từ lương. Nên làm cho dư nợ cho
vay của khách hàng cá nhân lại tăng lên trong năm 2011 tăng 25.399 triệu đồng
ứng với 13,44% so với năm 2010.. Bên cạnh đó thì dư nợ cho vay của khách
hàng là cá nhân năm 2012 giảm 20,45% so với năm 2011 không phải do ngân
hàng đã mất đi khách hàng của mình mà do các món vay cá nhân đến thời hạn
thanh toán nên làm cho dư nợ cho vay của cá nhân giảm.
36
Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng
2012
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Cá nhân, hộ gia đình
Theo tổng
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
6 tháng
2013
số
tiền
tỷ lệ
%
465.611
363.155
(102.456)
(22,00)
94.748
152.811
58.063
61,28
560.359
515.966
(44.393)
(7,92)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ cho vay cũng giảm so với cùng kỳ năm
2012, giảm 44.393 triệu đồng ứng với 7,92%. Trong đó, dư nợ cá nhân có tốc độ
tăng mạnh vì trong 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ cá nhân nhiều vì các khoản thu
đến hạn của cá nhân khá thấp trong 6 tháng đầu năm 2013 vì cho vay ra rất nhiều
nhưng thu nợ chưa đáng kể. Dư nợ của doanh nghiệp giảm, nguyên nhân là do
nền kinh tế dần có khởi sắc nên các doanh nghiệp có nhu cần vay vốn để làm vốn
lưu động mở rộng thêm quy mô kinh doanh, nên NH ưu tiên tăng dư nợ cho
khách hàng truyền thống có uy tín trong quan hệ tín dụng và kinh doanh có hiệu
quả, cùng tác động của chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn
nên dư nợ của doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều này cho thấy ngân hàng đã có
chính sách điều chỉnh thành phần tín dụng để phù hợp với tình hình kinh tế cũng
như để giảm thiểu rủi ro nhất cho ngân hàng.
4.3. PHÂN TÍCH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một rủi ro nhất
định, rủi ro nó bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau nhưng dù là
do đâu nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của đơn vị đó thậm chí có thể phá sản.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng là một hoạt động sản xuất kinh
doanh nên nó cũng chứa đựng rủi ro và rủi ro đó chính là không thu hồi được nợ
khi đến hạn. Ở bất kỳ ngân hàng nào cũng có nợ xấu vì nó là những khoản nợ
không thể nào dự đoán trước được. Ngân hàng không thể dự đoán trước được
những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi
được khi ký kết hợp đồng tín dụng. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín
dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu
làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái
37
đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh
hưởng đến thu nhập của ngân hàng.
4.3.1. Nợ xấu theo thời hạn
4.3.1.1. Nợ xấu theo thời hạn qua 3 năm 2010 – 2012
Bảng 4.15: Nợ xấu theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tiền
1.637
1.356
1.148
429
506
470
77
2.066
1.862
1.618
(204)
tỷ lệ
%
(281) (17,17)
số
tiền
tỷ lệ
%
(208)
(15,34)
17,95
(36)
(7,11)
(9,87)
(244)
(13,10)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Từ bảng số liệu 4.15 cho ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng trong thời
gian qua giảm xuống theo cơ cấu thời hạn tín dụng, điều này thể hiện Ban lãnh
đạo ngân hàng đã có những biện pháp theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất
lượng tín dụng của ngân hàng.
- Nợ xấu ngắn hạn: từ số liệu ta thấy, nợ xấu ngắn hạn giảm qua 3 năm, cụ
thể nợ xấu ngắn hạn năm 2010 là 1.637 triệu đồng. Sang năm 2011 nợ xấu giảm
xuống còn 1.255 triệu đồng, giảm 382 triệu đồng so với năm 2010 (ứng với tỷ lệ
giảm là 23,33%). Đến năm 2012 tình hình nợ xấu tiếp tục giảm 208 triệu đồng
chỉ còn 1.148 triệu đồng, giảm 15,34% so với năm 2011. Đạt được kết quả như
vậy là do ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất
lượng tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng
đầu. Cán bộ tín dụng luôn tích cực đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng
hạn.
- Nợ xấu trung dài hạn: qua bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn trung và dài
hạn của VPBank - Cần Thơ biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2011, nợ quá
hạn trung và dài hạn là 506 triệu đồng, tăng 17,95% so với năm 2010 và đến năm
2012 là 470 triệu đồng, giảm 7,11% so với năm 2011. Nguyên nhân này chủ yếu
là do khách hàng vay vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng đạt hiệu quả kinh tế còn thấp do tình hình kinh tế địa phương còn
gặp nhiều khó khăn nên không thể trả nợ đúng hạn. Hơn nữa, cán bộ tín dụng
phân kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của
38
khách hàng, dẫn tới tình trạng khách hàng chưa thu hồi đủ vốn để thanh toán
khoản nợ đến hạn cho ngân hàng.
4.3.1.2. Nợ xấu theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.16: Nợ xấu theo thời hạn của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng
2012
Chỉ tiêu
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
Ngắn hạn
905
1.062
157
17,35
Trung và dài hạn
159
369
210
132,08
1.064
1.431
367
34,49
Tổng
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Nhìn vào bảng số liệu 4.16 ta thấy, nợ xấu theo theo thời hạn 6 tháng đầu
năm 2013 là 1.431 triệu đồng tăng 367 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012
với tỷ lệ tăng 34,49%. Trong đó nợ xấu ngắn hạn trung, dài hạn đều tăng. Chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu vẫn là nợ xấu ngắn hạn. Nguyên nhân chủ
yếu là do ngân hàng cho vay chủ yếu là ngắn hạn nên kết quả là nợ quá hạn ngắn
hạn cũng tăng theo. Bên cạnh đó, lãi suất cao cũng là một phần làm cho khách
hàng gặp khó khăn. Đối với nợ xấu trung dài hạn ở 6 tháng đầu năm nay lại tăng
so với 6 tháng đầu năm trước là 74 triệu đồng tương ứng tăng 30,45% với nguyên
nhân là do trong năm giá cả thị trường có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu
tăng mạnh, trong khi đó thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt nên khả năng
đạt lợi nhuận của khách hàng vay vốn là rất thấp. Một phần trong giai đoạn 6
tháng đầu năm khách hàng sử dụng vốn để xoay vòng tìm kiếm lợi nhuận cho
cuối năm chưa thể trả nợ cho ngân hàng. Điều đó cũng làm cho nợ xấu của ngân
hàng tăng lên.
4.3.2. Nợ xấu theo đối tượng
4.3.2.1. Nợ xấu theo đối tượng qua 3 năm 2010 – 2012
39
Bảng 4.17: Nợ xấu theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
Cá nhân, hộ gia đình
Tổng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010
số
tiền
tỷ lệ
%
1.220
1.087
877
(133) (10,90)
846
775
741
(71)
(8,39)
2.066
1.862
1.618
(204)
(9,87)
So sánh
2012/2011
số
tiền
tỷ lệ
%
(210) (19,33)
(34)
(4,37)
(244) (13,10)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: năm 2010 giá trị nợ xấu doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng cao gần 60% trong tổng giá trị nợ xấu của ngân hàng, đến
năm 2011 giảm 10.682 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 10,90% so với 2010 và tỷ
trọng tăng chiếm gần 59%. Năm 2012 giá trị nợ xấu lại giảm thêm 210 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ là 19,33% so với 2011. Do một số doanh nghiệp hoạt động đạt
được hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật công nghệ được nâng cao nên chất lượng
sản phẩm có tính cạnh tranh tạo điều kiện tốt trên thị trường vì thế khả năng trả
nợ cho ngân hàng đúng hạn. Giá trị nợ xấu cá nhân chiếm tỷ trọng rất thấp trong
tổng nợ xấu.
- Đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình: năm 2010 giá trị nợ xấu là
846 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 40% trong tổng giá trị nợ xấu của ngân hàng,
đến năm 2011 lại giảm 71 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 8,39% so với 2010.
Năm 2012 giá trị nợ xấu giảm thêm 34 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 4,37% so
với 2011. Nguyên nhân của nợ xấu giảm là do trong những năm qua, sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao khiến cho thu nhập của cá nhân đủ đáp ứng để trả nợ
vay cho ngân hàng cộng với công tác quản lý nợ của ngân hàng tốt, đây là tín
hiệu đáng mừng cho khách hàng và cả ngân hàng.
4.3.2.2. Nợ xấu theo đối tượng 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy, tình hình nợ xấu ở 6 tháng đầu năm
2013 diễn biến theo chiều hướng tăng hơn 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể đối với
doanh nghiệp nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 36,65% so với 6 tháng đầu năm
2012. Nợ xấu đối với cá nhân 6 tháng 2013 cũng tăng vơi tỷ lệ 30,77% so với
cùng kỳ năm trước, nguyên nhân vì một số khách hàng cá nhân cố tình lừa dối,
cung cấp thông tin sai sự thật, kinh doanh phi pháp đã qua mặt được cán bộ tín
dụng, từ đó làm ăn thua lỗ dẫn đến việc không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Như vậy nợ xấu là vấn đề hầu như ngân hàng nào cũng phải quan tâm vì nó là chỉ
40
tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng mà các ngân hàng đã đầu tư, đặc biệt đối với
nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nợ xấu lớn dần, có thể sẽ xảy ra rủi
ro nhiều hơn nữa cho ngân hàng. Nợ xấu có nhiều nguyên nhân do chủ quan hay
khách quan gây ra, nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì các nhà làm công
tác quản lý vẫn phải tìm mọi biện pháp để khắc phục và thu hồi được nợ xấu.
Bảng 4.18: Nợ xấu theo đối tượng của VPBank - Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng
2012
Chỉ tiêu
6 tháng
2013
So sánh
6T 2013/ 6T 2012
số
tiền
tỷ lệ
%
Doanh nghiệp
674
921
247
36,65
Cá nhân, hộ gia đình
390
510
120
30,77
1.064
1.431
367
34,49
Tổng
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
4.3.3. Nợ xấu theo nhóm nợ
4.3.3.1. Nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm 2010 - 2012
Bảng 4.19: Nợ xấu theo nhóm nợ của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Tổng
Năm
2010
1.145
796
125
2.066
Năm
2011
1.086
672
104
1.862
Năm
2012
1.045
573
0
1.618
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
số
tỷ lệ
số
tỷ lệ
tiền
%
tiền
%
(59)
(5,15)
(41)
(3,78)
(124) (15,58)
(99) (14,73)
(21) (16,80)
(104) (100,00)
(204)
(9,87)
(244) (13,10)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Nhìn vào bảng số liệu 4.19 ta thấy tình hình của nợ xấu theo nhóm nợ có xu
hướng giảm qua 3 năm. Ta thấy, nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 giảm liên tục
qua 3 năm. Điều này cho thấy tình hình nợ nhóm 3, 4, 5 này diễn biến theo chiều
huớng tốt . Xét đến nợ xấu nhóm 4 ta thấy nợ xấu năm 2012 giảm mạnh hơn so
với nợ xấu 2011 ( nợ xấu 2011 giảm 15,58% so với năm 2010, nợ xấu 2012 giảm
14,73% so với năm 2011) và nợ nhóm 5 thì ta thấy, năm 2010 nợ xấu giảm tới
16,80% so với năm 2010 và đến năm 2012 thì không còn nợ xấu nhóm này nữa.
41
Điều này được giải thích là do khách hàng đã khắc phục được tình hình hoạt
động sản xuất, kinh doanh, thu được phần lợi nhuận cao nên kịp thời trả nợ. Bên
cạnh công tác giám sát và thu hồi nợ của ngân hàng tốt hơn. Cán bộ tín dụng đã
quan tâm nhiều hơn đến việc đôn đốc, nhắc nợ cũng như quản lý tốt các nhóm nợ
trong hạn nên đã phần làm giảm được nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5
4.3.3.2. Nợ xấu theo nhóm nợ 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.20: Nợ xấu theo nhóm nợ của VPBank- Cần Thơ
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Tổng
6 tháng
2012
1.064
0
0
1.064
6 tháng
2013
924
507
0
1.431
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
6T 2012/6T 2013
số
tỷ lệ
tiền
%
(140) (13,12)
507
0.00
0
0.00
367
34,52
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
Trong 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đã chủ động triển khai các giải
pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu,
đồng thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhờ đó, nợ xấu đã được kiềm chế và từng bước được xử lý. Cụ thể 6 tháng đầu
năm 2013 nợ xấu nhóm 3 đã giảm 13,12% so với cùng ký năm trước, đến nợ xấu
nhóm 5 đã được xử lý triệt để.
4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG
Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của ngân hàng,
thu nhập từ hoạt động tín dụng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng. Vì vậy phải thường xuyên xem xét và đánh giá hoạt động tín dụng là việc
rất quan trọng vì nhờ đó mà NH có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm
hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH. Việc
phân tích hoạt động tín dụng ngoài việc dựa vào các bảng số liệu ở trên, ta còn có
thể dùng các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, tỷ lệ
dự phòng RRTD, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ… để phân tích. Sau đây là bảng
tổng hợp các chỉ số kèm theo số liệu phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng
VPBank - Cần Thơ:
42
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của VPBank - Cần Thơ
qua 3 năm 2010 - 2012
Khoản mục
1.Vốn huy động
2.Tổng nguồn vốn
3.Doanh số cho vay
4.Doanh số thu nợ
5.Tổng dư nợ
6.Dư nợ ngắn hạn
7.Dư nợ trung dài hạn
8.Nợ xấu
9.Dư nợ bình quân
10.Vòng quay vốn tín dụng
11.Hệ số thu nợ
12.Nợ xấu/tổng dư nợ
13.Dự phòng RRTD
14.Tỷ lệ dự phòng RRTD
15.Khả năng bù đắp RRTD
Đơn vị
tính
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
vòng
%
%
triệu đồng
%
lần
2010
406.968
647.311
876.386
807.435
533.713
467.490
66.223
2.066
499.238
1,62
92,13
0,39
7.864
1,47
3,80
Năm
2011
469.539
713.075
932.437
843.493
622.657
531.773
90.883
1.862
578.185
1,46
90,46
0,30
8.809
1,41
4,73
2012
591.079
819.127
917.255
956.532
583.281
462.404
120.877
1.618
603.019
1,59
104,28
0,28
7.365
1,26
4,55
Nguồn: Tổng hợp phòng dịch vụ khách hàng VPBank - Cần Thơ
4.4.1. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời
gian thu hồi nợ cho vay nhanh hay chậm của một ngân hàng. Đối với VPBank Cần Thơ, ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động giảm xuống rồi tăng lên qua 3 năm,
nhưng vẫn ở mức trên 1 vòng qua các năm và vòng quay vốn tín dụng cao nhất ở
năm 2010 với 1,62 vòng. Do năm 2010, được sự hỗ trợ từ Nhà nước về lãi suất
vay vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, khôi phục nền kinh tế, nên hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp năm nay cũng khá tốt. Điều này làm tăng
doanh số thu nợ và tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư
nợ bình quân nên làm cho vòng quay tăng lên. Thêm vào đó, năm 2010 ngân
hàng mở rộng cho trung dài hạn nhiều. Sang năm 2011, vòng quay vốn tín dụng
đã giảm xuống chỉ còn 1,46 vòng. Điều này có thể lý giải là do doanh số thu nợ
năm 2011 tăng trưởng ít hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân nên làm
vòng quay vốn giảm xuống. Đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng có xu hướng
tăng trở lại nhưng vẫn còn thấp. Tóm lại, ta thấy vòng quay vốn tín dụng của
VPBank - Cần Thơ chỉ ở mức tương đối, vì ngân hàng cho vay ngắn hạn chiếm
tỷ trọng cao thêm vào đó vẫn đẩy mạnh cho vay trung dài hạn nên khả năng thu
hồi vốn cao và thời gian thu hồi vốn là khá nhanh.
43
4.4.2. Hệ số thu nợ
Thông qua chỉ tiêu này ta sẽ đánh giá được công tác thu hồi nợ cho vay của
ngân hàng. Vì vậy, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.
Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng,
nếu hệ số này quá thấp cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu càng nhiều và ngân hàng có
thể gặp phải rủi ro tín dụng. Do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên hệ số
này càng cao sẽ càng tốt vì điều đó chứng tỏ đa số các khoản tín dụng ngắn hạn
giải ngân đã thu về được khi đáo hạn. Nhìn hung, hệ số thu nợ của VPBank - Cần
Thơ có sự biến động qua các năm nhưng vẫn ở mức khá cao cho thấy công tác
thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hoạt động tín dụng
ngày càng cao. Cụ thể, năm 2010 hệ số thu nợ là 92,13%, năm 2011 là 90,46 %,
năm 2012 là 104,28% và 6 tháng đầu năm 2013 là 112,54%. Nếu như năm 2010,
100 đồng cho vay thì đến hạn thu nợ ngân hàng chỉ thu về được 92,13 đồng thì
đến năm 2011 cứ 100 đồng cho vay đến hạn sẽ còn thu về được 90,46 đồng rồi
đến năm 2012 sẽ thu về được 104,28 đồng. Kết quả này là do chính sách thắt chặt
tiền tệ nên ngân hàng chỉ thực hiện cho vay đối với những khách hàng có uy tín,
có tài sản đảm bảo và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nên cho dù
kinh tế có khó khăn nhưng công tác thu hồi nợ vẫn đạt kết quả khá cao. Đồng
thời cũng cho thấy công tác quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của cán bộ tín
dụng trong quá trình cho vay.
4.4.3. Dư nợ ngắn hạn, trung hạn/ tổng dư nợ
Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể xác định được cơ cấu cho vay của một ngân
hàng. Qua bảng số liệu bên trên, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao
hơn trong tổng dư nợ (trên 63%) nhưng có xu hướng giảm theo thời gian, trong
khi đó dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng có xu
hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn ngắn hạn của người dân
giảm nhẹ và nhu cầu vốn trung và dài hạn lại có xu hướng tăng dần, một phần do
số lượng khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn dài nhiều, một phần do có thêm
nhiều dự án lớn mới trong khi nhiều món vay cũ chưa đáo hạn. Chính vì vậy,
ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa dư nợ cho vay với thời hạn dài trong những
năm tới vì xã hội càng phát triển, nhu cầu đầu tư sửa chữa, mở rộng qui mô sản
xuất kinh doanh, xây dựng mới ngày càng nhiều. Nếu chỉ cho vay ngắn hạn thì
các khách hàng không thể thu hồi kịp vốn để hoàn trả cho ngân hàng dẫn đến
hiệu quả đầu tư của khách hàng giảm, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ cũng
như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
4.4.4. Dự phòng rủi ro tín dụng
Nhìn vào bảng số liệu bên trên, ta thấy dự phòng RRTD của ngân hàng biến
động qua 3 năm. Xét trên tổng dư nợ, thì tỷ lệ dự phòng RRTD của ngân hàng lại
giảm liên tục qua 3 năm và thấp nhất vào năm 2012 (tỷ lệ là 1,26%). Do tốc độ
44
tăng trưởng của nợ xấu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay. Điều đó
dẫn đến tốc độ tăng trưởng của dự phòng RRTD được trích lập cũng sẽ nhỏ hơn.
Đồng thời, xét về mặt giá trị, quỹ dự phòng RRTD cao hơn so với số nợ xấu thực
tế của ngân hàng và có xu tăng qua 3 năm. Như vậy, ngân hàng đã trích lập một
lượng tiền đủ lớn để bù đắp những rủi ro thực tế của ngân hàng qua các năm.
Cùng với những biện pháp mà ngân hàng thực hiện như chọn lọc khách hàng cẩn
thận để tránh những rủi ro hay phân bổ đa dạng các khoản vay, ngân hàng đã tạo
cho khách hàng và chủ đầu tư một niềm tin rằng trong điều kiện kinh tế bất ổn
như vậy ngân hàng vẫn làm chủ được tình hình rủi ro tín dụng.
4.4.5. Hệ số rủi ro tín dụng
Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ
xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm
bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Như đã phân tích ở phần trên, ta thấy nợ
xấu của ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm. Xét về hệ số rủi ro tín dụng thì ta
thấy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tiến triển theo chiều
hướng tốt. Hệ số rủi ro tín dụng giảm mạnh qua 3 năm. Cụ thể: năm 2010 hệ số
rủi ro tín dụng là 0,39%, năm 2011 hệ số tín dụng đã giảm xuống còn 0,30%. Do
tình hình kinh tế dần được ổn định, nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng lên, người
dân làm ăn có lãi nên đã trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Năm 2012 hệ số rủi ro
tín dụng vẫn tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,28% giảm 0,02% so với năm 2011.
Qua 3 năm phân tích ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng ở mức
thấp và có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm. Điều này cho thấy tình hình hoạt
động tín dụng của ngân hàng là khá tốt, quy trình cho vay chặt chẽ, cán bộ tín
dụng thẩm định các khoản cho vay kỹ càng, phương án sản xuất có hiệu quả….
Đặc biệt là thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc thu nợ khách hàng. Tuy nhiên khi
phát sinh rủi ro tín dụng thì khả năng thu hồi các khoản vay này là rất thấp và
phải chờ đợi nguồn thu từ phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Tuy nhiên, thời
gian phát mãi các tài sản này thường kéo dài do tâm lý người mua đòi giảm giá,
tâm lý không tốt đối với tài sản bị xử lý. Vì vậy, ngân hàng cần thẩm định thật
kỹ, theo dõi, giám sát các khoản cho vay để kịp thời có những biện pháp xử lý
tránh xảy ra rủi ro tín dụng.
4.5. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG
Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, hiệu quả đạt được và rủi ro luôn luôn
song hành với nhau, một vấn đề đặt ra là làm sao để đạt được mức lợi nhuận
mong muốn trong khi rủi ro gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất. Đây là một
điều không dễ dàng thực hiện được đặc biệt là rủi ro trong hoạt động của ngân
hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
45
rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng bao gồm cả nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Qua quá trình phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại
VPBank - Cần Thơ trong thời gian qua, ta rút ra được những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh như sau:
4.5.1. Nguyên nhân chủ quan
4.5.1.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không có thiện chí trả nợ
+ Một số trường hợp khách hàng vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất
kinh doanh nhưng lại dùng một phần hay toàn bộ vốn đó để mua sắm đất đai, nhà
cửa , xe máy... dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
+ Thực tế tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích cho vay lại
với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi dẫn đến diễn biến phức tạp và rất
khó phát hiện. Hình thức này cứ thế chồng tiếp lên nhau khiến cho người đi vay
cuối cùng phải chịu một mức lãi suất rất cao. Một khi họ không có đủ khả năng
trả nợ cho người cho vay và tạo ra hiệu ứng dây chuyền, dẫn đến rủi ro cuối cùng
là người đi vay tại ngân hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không thể
trả nợ.
+ Khách hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình trì hoãn việc hoàn trả nợ
vay cho ngân hàng nhằm mục đích chiếm dụng vốn và sử dụng cho nhiều mục
đích sinh lời lớn hơn.
- Khả năng quản lý sản xuất kinh doanh còn yếu kém
Các khách hàng sử dụng nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, cơ sở vật chất mà ít doanh nghiệp
nào đổi mới cung cách quản lý và đầu tư cho bộ máy quản trị, tài chính, kế toán
theo đúng chuẩn mực. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý
không thay đổi là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của phương án kinh doanh
đầy khả thi mà lẽ ra thực tế đã thành công.
- Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch
+ Đa số khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có phương án kinh doanh
cụ thể và khả thi. Nhưng doanh nghiệp này không đánh giá hết được những rủi ro
khi sử dụng đồng vốn và đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của
đồng vốn làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao dẫn đến sản xuất kinh doanh
thua lỗ. Vì vậy, khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên không
có khả năng thanh toán cho ngân hàng.
+ Cơ cấu vốn không hợp lý, nguồn vốn nhỏ bé và tỷ lệ nợ so với vốn tự có
cao dẫn tới những nguy cơ rủi ro tiềm tàng đối với khách hàng.
46
+ Kế hoạch tài chính không phù hợp và thay đổi của ngân sách nên đầu tư
quá mức vào tài sản cố định và mở rộng hoạt động kinh doanh không có kế
hoạch dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và không thể trả nợ đúng hạn cho
ngân hàng.
+ Khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai sự thật cho ngân hàng. Một số
doanh nghiệp vừa và nhỏ báo cáo tài chính không được kiểm toán và thông tin
của họ cung cấp là không đáng tin cậy, trong khi cán bộ tín dụng không có đủ
nguồn thông tin từ phía doanh nghiệp.
4.5.1.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Về cơ chế quản lý
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đơn giản và chưa có sự tách biệt giữa bộ
phận, chứ năng. Trong đó, phòng dịch vụ khách hàng của ngân hàng chịu trách
nhiệm đối với nhiều bước trong quy trình một khoản vay. Điều này dẫn đến
nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu và đồng thời việc
quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu báo cáo
hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Đôi khi quá chú trọng về
chỉ tiêu tăng trưởng mà không chú trọng đến tính chất lành mạnh của khoản vay.
- Về chính sách tín dụng của Ngân hàng
+ Chi nhánh chủ yếu cho vay vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, sự tập
trung quá mức này làm cho ngân hàng gặp rủi ro khi nền kinh tế địa phương bị
suy giảm, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động bất thường...
+ Việc quá coi trọng tài sản đảm bảo tiền vay làm cho cán bộ tín dụng xem
nó như tuyến phòng thủ vững chắc nên có xu hướng ưu tiên cho hồ sơ vay vốn có
tài sản thế chấp, đảm bảo mà ít chú ý đến khả năng sinh lời của phương án sản
xuất kinh doanh.
- Về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
+ Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ ở chi nhánh còn hạn
chế, thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Chính sự hạn chế
này đã làm cho cán bộ ngân hàng không đánh giá kế hoạch và chu kỳ kinh doanh
của khách hàng một cách thấu đáo nên không định đúng kỳ hạn trả nợ phù hợp
với thời điểm thu tiền của khách hàng.
+ Công tác định giá tài sản đảm bảo nợ vay thiếu chính xác và thị trường có
sự biến động giá tài sản dẫn đến không đáp ứng việc thu hồi đủ nợ vay.
+ Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng
vốn vay của khách hàng. Thực chất khâu này là việc cán bộ ngân hàng yêu cầu
khách hàng phải đảm bảo điều kiện vay vốn được duy trì trong suốt thời gian
hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
47
+ Cán bộ tín dụng hầu hết là người địa phương nên có mối quan hệ khá thân
thiết với nhiều người dân ở địa phương, điều đó là rất tốt để tạo niềm tin cho
khách hàng. Nhưng quá lợi dụng mối quan hệ này mà cán bộ tín dụng đã bỏ qua
những bước quan trọng của quy trình tín dụng trước khi cho vay, điều đó cũng
ảnh hưởng lớn cho ngân hàng.
4.5.1.3. Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay
khi gặp phải những trường hợp sau:
- Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người
vay. Tài sản thế chấp cầm cố bị sự cố rủi ro như hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông.
- Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, ngân hàng chỉ giữ lấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản
đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó
khăn cho ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng
không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng.
- Tài sản thế chấp tại ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản
vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn
nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các
ngành có liên quan như: Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì thế không thể xác định
chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo
dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.
- Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, khi cho vay ngân hàng chủ yếu
dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng thi công các công trình xây
dựng cơ bản và bảng tổng kết tài sản của đơn vị vay vốn. Đây là hình thức cho
vay tín chấp, việc cho vay như vậy đã dẫn đến rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.
4.5.2. Nguyên nhân khách quan
4.5.2.1 Do môi trường kinh tế không ổn định
Những năm gần đây tình hình lạm phát biến động rất nhanh, giá cả hàng
hóa thay đổi liên tục dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kì này người gửi
tiền có tâm lý lo sợ đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng. Trong
khi đó ở thời kì này người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu
vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như các khoản cho vay của ngân
hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của
ngân hàng bị phá sản.
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được thị trường thế giới: khi thị
trường thế giới biến động xấu. Sự kiện biến động gía xăng dầu, giá vật tư, giá
48
lương thực thực phẩm kèm cũng gây ảnh hưởng không ít đến thu nhập của người
sản xuất, cũng như hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng
nói chung.
Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: do quá trình tự do
hóa tài chính và hội nhập quốc tế, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã và
đang mở ra hoạt động trên địa bàn tỉnh tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt.
Việc cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các ngân hàng dẫn đến việc thẩm
định các khoản vay một cách qua loa, hình thức, thiếu thận trọng trước khi cho
vay. Điều này khiến cho các ngân hàng có hệ thống quản lý yếu kém, gặp phải
nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên.
4.5.2.2. Do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện
Mặc dù các luật, văn bản dưới luật chi phối hoạt động ngân hàng đã được
sửa đổi rất nhiều cho ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị
trường song vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định của các
luật, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn chậm, công tác thực
hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn tuỳ tiện (thời gian giải quyết một vụ kiện
khách hàng là cá nhân vi phạm hợp đồng tín dụng không trả được nợ ngân hàng
thường kéo dài ít nhất 1 năm chưa kể thời gian thi hành án). Hành lang pháp lý
nói chung chưa ủng hộ công tác thu hồi nợ của ngân hàng và gián tiếp làm tăng
mức độ tổn thất tín dụng.
49
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG
VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
5.1.1. Những kết quả đạt được
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tín
dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt
động mang nhiều rủi ro nhất. Những rủi ro trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại
rất lớn cho ngân hàng, thậm chí có thể làm phá sản ngân hàng. Nhận thức được
được điều này, VPBank - Cần Thơ đã có những biện pháp thực hiên cụ thể sau:
- Trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay và ngày
càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh thì kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng qua 3 năm là khá tốt. Bên cạnh đó ngân hàng luôn tìm cách giữ chân
khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
- Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn, phương án vay vốn và tài sản
đảm bảo nợ vay. Ngân hàng sẽ từ chối cho vay đối với khách hàng có mục đích
không rõ ràng, không đáp ứng các điều kiện về tình hình kinh tế tài chính, tài sản
thế chấp không đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi…
- Sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng đối với khách hàng với những qui
định như chỉ cấp tín dụng cho những loại hạng nào và giới hạn mức tối đa dư nợ
đối với khách hàng được xếp loại.
- Kiểm tra giám sát định kỳ quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Nếu
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì đề nghị giải trình và yêu cầu thực hiện
đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng kém hiệu quả, có dấu hiệu rủi ro cao thì ngân hàng có
những biện pháp thích hợp để xử lí nhanh chóng và kịp thời.
5.1.2. Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những mặt làm được trong việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tín
dụng, ngân hàng VPBank- Cần Thơ vẫn còn tồn tại những mặt cần khắc phục. Cụ
thể như sau:
- Có những doanh nghiệp hoạt động ở xa địa bàn kinh doanh của ngân
hàng, điều đó khiến cho công tác kiểm tra giám sát các khoản cho vay gặp nhiều
khó khăn, đôi khi không phát hiện được khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
trên hợp đồng tín dụng.
- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ tín dụng ít, nhưng phải quản lý số dư nợ lớn.
50
Do đó, đã tạo sự quá tải đối với cán bộ tín dụng nên công tác kiểm tra sử dụng
vốn, quản lý khách hàng vay có đôi lúc còn thiếu chặt chẽ, vì thế dễ tạo nguy cơ
nợ xấu phát sinh ngoài tầm kiểm soát.
- Hầu hết các tài sản thế chấp của ngân hàng hiện nay là quyền sử dụng đất,
việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khi khách hàng không trả được
nợ gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng không tự bán được do giá cả, do vị trí đất,
do khách hàng và thủ tục chuyển nhượng.
- Các biện pháp áp dụng xử lý và phòng ngừa nợ xấu chưa linh hoạt trong
các trường hợp khác nhau. Thời gian xử lý tài sản đảm bảo thường kéo dài..
5.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG
Kinh doanh tiền tệ của NHTM là hoạt động dựa trên sự tín nhiệm nên nó là
một hoạt động rất nhạy cảm. Mọi thay đổi trong nền kinh tế - xã hội đều rất
nhanh chóng tác động đến hoạt động của ngân hàng, có thể gây ra những biến
động bất ngờ và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn
nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Như đã phân tích ở phần thực trạng hoạt động tín
dụng và một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng tại VPBank - Cần
Thơ. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan,
từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên
ngoài. Nhận diện đuợc những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng
ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn vừa qua, VPBank - Cần Thơ đã
thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, quản lý
rủi ro là một quá trình liên tục nên để đạt hiệu quả bền vững thì không ngừng đề
ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Sự chủ
động này được thể hiện ngay từ khi xây dựng chính sách, quy trình cho vay, thực
hiện quy trình và kể cả các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn vốn cho ngân
hàng khi khách hàng gặp rủi ro. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích việc áp
dụng giải pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng
5.2.1. Sàng lọc và lựa chọn khách hàng tiềm năng
Sự lựa chọn, tìm kiếm đối tượng trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng
phải sàng lọc và lựa chọn. Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải lựa chọn
những khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có triển vọng
xấu. Muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập
hợp các thông tin tin cậy về những người vay tiền, lịch sử vay tiền của khách
hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín dụng. Đánh
giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để quyết định cho vay. Để thực
hiện tốt khâu thẩm định trước tiên phải xem xét khách hàng thật sự là người có
51
tâm quyết làm ăn, có kinh nghiệm với ngành nghề sản xuất kinh doanh, dự án
vay thật sự có hiệu quả, có tính khả thi, giá cả được thị trường chấp nhận. Ngân
hàng có thể đầu tư với mức vốn bao nhiêu vào chu kỳ sản xuất kinh doanh là hợp
lý, an toàn tức là phải xem xét yếu tố về hiệu quả kinh tế là hàng đầu khi quyết
định cho vay.
Đối với khách hàng vay là cá nhân, ngân hàng cần tập hợp các thông tin về
tuổi tác, thu nhập, tài sản, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, những khoản
tiền đã vay và những món tiền vay còn tồn đọng, mục đích sử dụng tiền vay hiện
tại,… bằng cách phỏng vấn trực tiếp người vay, hoặc những người có liên quan
do khách hàng cung cấp.
Đối với những khoản vay kinh doanh do các doanh nghiệp thực hiện, ngoài
các thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh,… ngân hàng
cần tìm hiểu về khả năng cạnh tranh, cách thức sử dụng tiền vay cũng như kế
hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.
5.2.2. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của
ngân hàng
- Nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng: nhận diện các dấu hiệu rủi ro là
một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn,
tham khảo dự báo sự phát triển của các ngành nghề, mô hình chấm điểm, xếp loại
từng khách hàng để có những dự báo sớm nhận diện được rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
- Những dấu hiệu để nhận biết một khách hàng có nguy cơ rủi ro: khách
hàng vay nhiều tổ chức tín dụng, khách hàng luôn che dấu thông tin về hoạt động
sản xuất kinh doanh, địa điểm kinh doanh không ổn định, thiếu chiến lược,
phương án sản xuất kinh doanh lâu dài. Tương tự, ta cũng có thể chỉ ra những
dấu hiệu nhận biết một khoản vay có rủi ro: không trả gốc và lãi vay đúng hạn,
vốn tự có tham gia vào dự án thấp, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, từ
chối hay trì hoãn các yêu cầu chính đáng của ngân hàng.
5.2.3. Nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ hoạt động trong ngân
hàng
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của
bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con
người lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn, nó quyết định đến chất lượng tín
dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu
quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để ngân hàng ngày càng vững mạnh đáp ứng
được yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nội địa và quốc tế đòi
hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi,
tuân thủ đúng qui định của ngân hàng và có đạo đức kinh doanh. Để đạt được
52
mục tiêu trên các ngân hàng phải quan tâm đến công tác quản trị và đào tạo nhân
viên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, chế độ khen
thưởng, thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn cho nhân viên. Ngân hàng là
ngành kinh tế rất nhạy cảm, động chạm trực tiếp đến tiền bạc đòi hỏi đội ngũ cán
bộ phải có nhận thức và trách nhiệm cao trước công việc được giao. Bên cạnh đó,
nguồn nhân lực hay nói cách khác là trình độ cán bộ làm việc trong hệ thống tài
chính, ngân hàng thường cao hơn so với các ngành khác. Mức độ cạnh tranh
trong thu hút nguồn nhân lực cũng gay gắt hơn. Vì vậy, cũng cần có sự chọn lọc
hơn trong việc tuyển dụng nhân viên.
5.2.4. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Về phía ngân hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là một
trong những nguyên lý quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng, đây là một cách
để ngân hàng thu thập thông tin về những người vay tiền. Để hoạt động tín dụng
được ổn định và mở rộng thì phải giữ được khách hàng củ đồng thời khai thác
khách hàng mới. Thực hiện tốt vấn đề này ngân hàng cần phải có sự quan tâm
đúng mức với từng khách hàng, thái độ phục vụ phải ân cần hoà nhã, hướng dẫn
tận tình đến nơi đến chốn, tạo tình cảm thân quen để khách hàng luôn cảm thấy
ngân hàng là người bạn đồng hành của mình trong suốt quá trình sản xuất kinh
doanh. Nếu một khách hàng đã có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng trong hoạt
động gửi hoặc vay tiền, thì thông qua các giao dịch phát sinh trên các tài khoản
tiền gửi, tiền vay, cán bộ tín dụng có thể biết được nhu cầu và khả năng thanh
toán của khách hàng, biết khi nào khách hàng cần vay tiền và lịch sử tín dụng của
khách hàng. Qua đó giúp cho ngân hàng giảm thiểu các chi phí có liên quan đến
việc thu thập thông tin, đánh giá tiềm năng và rủi ro tín dụng của khách hàng.
Việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và
đảm bảo chính xác hơn. Đối với khách hàng có mối quan hệ lâu dài với ngân
hàng cũng giúp họ dễ được vay ngân hàng với mức lãi suất thấp, thời gian nhanh
nhất vì ngân hàng phải bỏ ra ít chi phí hơn trong việc thu thập thông tin đánh giá
khách hàng. Sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng với khách hàng đem lại lợi ích
cho cả hai.
Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này ngân hàng có thể nắm giữ các cổ phần
trong các doanh nghiệp mà họ cho vay tiền. Hoặc đưa ra một hạn mức tín dụng
cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn
nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại khách hàng phải
cung cấp định kỳ cho ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt
động kinh doanh, tài sản Có và tài sản Nợ,… cam kết này sẽ có lợi cho cả hai
phía: khách hàng yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần đến, còn ngân hàng có
thể giảm chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng. Đồng thời việc quản lý
rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.
53
Đối với khách hàng mới thì ngân hàng có thể thông qua những người quen
biết khác để có sự giới thiệu lẫn nhau tạo nên mối quen biết dây chuyền, thực
hiện chi tiền tại nhà, sử dụng lãi suất cho vay mềm. Và có thể đạt được hiệu quả
cao khi Ban giám đốc ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các cuộc giao dịch
đó. Tuy nhiên, trong quá trình giữ và tìm khách hàng thì ngân hàng cũng cần phải
từng bước thanh lọc những khách hàng yếu kém để loại trừ nhằm vừa có thể mở
rộng cho vay vừa nâng cao chất lượng tín dụng.
5.2.5. Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro
tín dụng. Biện pháp đảm bảo tiền vay hiệu quả nhất là sử dụng tài sản cầm cố, thế
chấp. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi khi đáo
hạn, ngân hàng có thể phát mãi tài sản đảm bảo để bù lại tổn thất của mình do
khách hàng vay gây nên. Trong quy trình quản lý tài sản cần lưu ý giá trị có thể
chuyển đổi thành tiền thực tế trên thị trường tài sản hay gọi là giá trị thị trường
của tài sản đảm bảo. Giá trị của bất cứ tài sản nào luôn khác biệt khi chúng ta bán
nó ở tương lai. Vì vậy, việc định giá tài sản đảm bảo tiền vay phải hết sức chính
xác.
5.2.6. Mua bảo hiểm cho các khoản vay
Hiện tại ngân hàng đã áp dụng bảo hiểm tiền vay đối với khách hàng.
Nhưng sản phẩm này chưa áp dụng rộng rãi vì nhiều thủ tục phức tạp dẫn đến
nhiều khách hàng không hiểu được yêu cầu cũng như không đủ điều kiện để
tham gia bảo hiểm. Sản phẩm này chỉ áp dụng cho các cá nhân vay vốn tại ngân
hàng như: mua nhà, mua ô tô, và tiêu dùng khác … vì vậy cần mở rộng bảo hiểm
ra nhiều nhiều đối tượng. Chi phí bảo hiểm khách hàng phải chịu và tính chung
vào lãi suất cho vay. Nên đa số khách hàng e ngại khi sử dụng sản phẩm này do
phải tốn thêm chi phí. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải tư vấn sản phẩm bảo hiểm
này đối với khách hàng mới và cả các khách hàng cũ để họ hiểu được lợi ích khi
sử dụng sản phẩm.
5.2.7. Biện pháp hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay
vốn. Kiểm soát cho vay phải thực hiện từ khâu bắt đầu cho vay đến khi thu hết
nợ, cần tập trung kiểm tra ở các khâu như: kiểm tra chặt chẽ tính hợp lệ hợp pháp
của hồ sơ, kiểm tra năng lực pháp lý của người vay, xem xét mục đích sử dụng
của vốn vay có thật sự hợp pháp không? Tính toán lại doanh thu, chi phí để xác
định chính xác mức đầu tư hợp lý, tránh lãng phí vốn. Xác định thời hạn cho vay,
thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay, xem xét tài sản
thế chấp có phù hợp hay không, số tiền cho vay có đúng theo quy định đối với
giá trị tài sản thế chấp không? Kiểm tra trong quá trình sử dụng tiền vay theo
54
mục đích cho vay ghi trên hợp đồng. Ngoài việc phát hiện những sai sót trong
quá trình sử dụng vốn vay để có hướng xử lý thì việc kiểm tra trong khi cho vay
phải kiểm tra hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, để có thể đánh giá được khả
năng thu hồi. Kiểm tra sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải giành thế chủ động
nghĩa là phải giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị một cách chặt
chẽ, cán bộ tín dụng không thể ngồi chờ cho đến khi khoản vay hết hạn mà phải
tiếp tục theo dõi, từ đó phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề, xác định
được nguyên nhân, trên cơ sở đó có biện pháp tác động kịp thời. Việc kiểm tra
thường xuyên các khoản vay chưa đến hạn là phương pháp hữu hiệu để đảm bảo
nguồn vốn ngân hàng mang lại hiệu quả về hai phía hộ vay và ngân hàng. Đây
cũng là biện pháp tích cực nhằm hạn chế nợ xấu và quá hạn phát sinh.
- Trước khi nợ đến hạn 10 ngày, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng
biết số tiền phải trả và ngày trả. Việc làm này phải thường xuyên và liên tục thì
mới có thể đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân nhằm mục đích giúp
công tác điều hành có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về giải pháp xử lý như: cho
khoanh nợ, thu hồi tiền gốc trước, thu hồi tiền lãi sau, hoặc kéo dài thời gian trả
nợ…
- Lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm thường xuyên và chủ động xây dựng
chưong trình hoạt động trong tháng, giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý
rủi ro cụ thể cho từng cán bộ tín dụng và có sự động viên khen thưởng kịp thời
đối với các cán bộ thực hiện tốt vấn đề này.
Tóm lại, tất cả các biện pháp từ khâu lựa chọn khách hàng đến khâu giảm tỷ
lệ nợ quá hạn nếu được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng trong quá trình cho vay thì
vốn tín dụng sẽ phát huy hiệu quả, kích thích người dân mạnh dạn làm ăn, tạo ý
thức tự giác trong quan hệ vay trả, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
55
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hoạt động đầy cạnh tranh và với một áp lực ngày càng cao
từ những đối thủ có tiềm lực về tài chính, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với
VPBank - Cần Thơ là hiệu quả kinh tế đạt được trong hoạt động kinh doanh
trong khi đó làm thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên để đạt
được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi VPBank - Cần Thơ không ngừng
nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên
phát triển. Bên cạnh đó VPBank - Cần Thơ không ngừng đa dạng hoá, làm phong
phú hơn danh mục đầu tư không những giúp cho ngân hàng phân tán được rủi ro
mà còn làm cho lợi nhuận liên tục tăng lên. Cụ thể:
- Tình hình nợ xấu của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ do ngân
hàng đã tạo lập được mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng đặc biệt là những
khách hàng lớn, có uy tín, đồng thời có những biện pháp thu hút những khách
hàng làm ăn có hiệu quả thực hiện đúng hợp đồng tín dụng và hạn chế cho vay
những đối tượng khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, từ
đó làm cho các khoản nợ xấu của ngân hàng giảm dần.
- Bên cạnh đó ngân hàng cần áp dụng một số giải pháp để tiếp tục hạn chế
nợ xấu, thu thập được những thông tin cần thiết về khách hàng, đồng thời giám
sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nâng cao trình độ cho cán bộ tín
dụng, thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó có thể hạn chế
cho vay những khách hàng xấu, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Qua quá trình phân tích đã giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của
ngân hàng cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, ngân hàng cần có
những phương pháp quản trị rủi ro thích hợp, phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức
thấp nhất
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
- Duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc; khuyến khích hình thành
và phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường vốn tạo tiền đề thúc đẩy cải tiến và
đổi mới công nghệ ngân hàng Việt Nam, từng bước hội nhập vào nền tài chính
thế giới.
56
- Cần thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm toán bắt buộc, trước mắt là các
doanh nghiệp lớn và các dự án lớn; cung cấp thông tin giữa ngân hàng và các cơ
quan nhà nước, áp dụng kỷ luật trong lập báo cáo và cung cấp thông tin.
- Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì ngân hàng gặp
rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy
cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho ngân hàng, có sự phối
hợp tốt giữa ngân hàng với tòa án để ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn đọng có
hiệu quả hơn.
- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng
trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách
hàng giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn.
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hỗ trợ tối đa cho chi nhánh
trong việc xử lý và thu hồi nợ khó đòi đã xử lý, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để
ngân hàng thu hồi sớm vốn đã cho vay, tiếp tục công việc kinh doanh của mình.
- Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ
chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để ngân hàng thu hồi
vốn để tái đầu tư.
6.2.2. Kiến nghị đối với Hội sở VPBank
- Cần có chính sách lãi suất cạnh tranh hơn áp dụng cho từng đối tượng
khách hàng để có thể thu hút khách hàng mới, giữ khách hàng cũ.
- Cần có văn bản liên tịch giữa các ngành tòa án, thi hành án, địa chính và
ngân hàng để tạo điều kiện thuận tiện nhanh chóng cho ngân hàng trong khâu xử
lý và thu hồi các món nợ cần khởi kiện ra tòa và những món nợ cần xử lý tài sản
là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo kỹ năng cho cán bộ nhân viên.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Đăng Dờn. 2006. “Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng thương
mại”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Minh Kiều. 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
Nhà xuất bản Hà Nội.
- Th.s Thái Văn Đại. 2008. “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương
mại”, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
- Th.s Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt. 2010. “Bài giảng Quản trị
ngân hàng”, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
- Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của VPBank- Cần Thơ qua 3 năm
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Một số trang web
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn
+ Công cụ tìm kiếm: http://www.google.com.vn
+ Tin nhanh VnExpress - Đọc báo – tin tức 24h: http://vnexpress.net
+ Nhịp sống Kinh tế Việt Nam và thế giới: http://vneconomy.vn
+ Cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn
+ Ngân hàng VPBank: http://www.vpbank.com.vn
58
[...]... đề tài Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ làm đề tài luận văn của mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình... - Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bao gồm các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh 2.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: 5 Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Hình 2.1 Phân loại rủi. .. biệt là quản trị rủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Nó mang lại khoảng thu nhập khá cao cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến... lượng tín dụng không tốt, nợ xấu lớn, tài chính khó khăn không có tính bền vững Từ những khó khăn trên nên VPBank - Cần Thơ cần phải phấn đấu nhiều hơn, tìm ra những chi n lược kinh doanh phù hợp để mở rộng đối tượng khách hàng, giữ khách hàng và phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH... VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển VPBank - Cần Thơ được hình thành ngày 23/07/2005, theo công văn chấp thuận số 227/NHNN-HAN (ngày 23/03/2005) NHNN Việt Nam cho phép VPBank mở nhánh cấp I tại Cần Thơ - Địa chỉ: số 52-54 Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. .. gây nên rủi ro Cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là đi vay để cho vay lại Nên việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo tại ngân hàng Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng, bởi... khoản nợ xấu Nợ xấu được tính từ nhóm 3 đến nhóm 5 11 - Hệ số rủi ro tín dụng: đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD): là khả năng của ngân hàng trong việc trích lập DPRRTD nhằm phòng ngừa rủi ro xảy ra DPRRTD được trích... 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng .4 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank – Cần Thơ 16 xii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CHXHCNVN : Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam CBTD : Cán bộ tín dụng DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ ĐVT : Đơn vị tính KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh. .. suất xảy ra được xem là sự bất trắc - Rủi ro còn được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng Đây là cơ sở để có thể đo lường rủi ro - Khi nói đến rủi ro, cần lưu ý mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận 2.1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có... Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng bao gồm 2 loại chính: - Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng khách hàng cụ thể Đây là rủi ro có thể phát sinh liên quan đến quá trình thẩm định xét duyệt cho vay, kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan