lượng tiền đủ lớn để bù đắp những rủi ro thực tế của ngân hàng qua các năm.
Cùng với những biện pháp mà ngân hàng thực hiện như chọn lọc khách hàng cẩn
thận để tránh những rủi ro hay phân bổ đa dạng các khoản vay, ngân hàng đã tạo
cho khách hàng và chủ đầu tư một niềm tin rằng trong điều kiện kinh tế bất ổn
như vậy ngân hàng vẫn làm chủ được tình hình rủi ro tín dụng.
4.4.5. Hệ số rủi ro tín dụng
Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ
xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm
bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Như đã phân tích ở phần trên, ta thấy nợ
xấu của ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm. Xét về hệ số rủi ro tín dụng thì ta
thấy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tiến triển theo chiều
hướng tốt. Hệ số rủi ro tín dụng giảm mạnh qua 3 năm. Cụ thể: năm 2010 hệ số
rủi ro tín dụng là 0,39%, năm 2011 hệ số tín dụng đã giảm xuống còn 0,30%. Do tình hình kinh tế dần được ổn định, nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng lên, người
dân làm ăn có lãi nên đã trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Năm 2012 hệ số rủi ro
tín dụng vẫn tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,28% giảm 0,02% so với năm 2011.
Qua 3 năm phân tích ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng ở mức
thấp và có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là khá tốt, quy trình cho vay chặt chẽ, cán bộ tín
dụng thẩm định các khoản cho vay kỹ càng, phương án sản xuất có hiệu quả….
Đặc biệt là thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc thu nợ khách hàng. Tuy nhiên khi
phát sinh rủi ro tín dụng thì khả năng thu hồi các khoản vay này là rất thấp và
phải chờ đợi nguồn thu từ phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Tuy nhiên, thời
gian phát mãi các tài sản này thường kéo dài do tâm lý người mua đòi giảm giá,
tâm lý không tốt đối với tài sản bị xử lý. Vì vậy, ngân hàng cần thẩm định thật
kỹ, theo dõi, giám sát các khoản cho vay để kịp thời có những biện pháp xử lý
tránh xảy ra rủi ro tín dụng.
4.5. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG
Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, hiệu quả đạt được và rủi ro luôn luôn
song hành với nhau, một vấn đề đặt ra là làm sao để đạt được mức lợi nhuận
mong muốn trong khi rủi ro gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất. Đây là một
điều không dễ dàng thực hiện được đặc biệt là rủi ro trong hoạt động của ngân
rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua quá trình phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank - Cần Thơ trong thời gian qua, ta rút ra được những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh như sau: