1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ phòng giao dịch tây đô

76 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

... NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ, PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 2011-6T 2014 Ngân hàng. .. 4.5.2 Các tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn 56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ-PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ... TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 21 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  TRẦN MINH THƠM MSSV: C1200200 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 THÁNG 08 - 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  TRẦN MINH THƠM MSSV: C1200200 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGUYỄN TRUNG TÍNH THÁNG 08- 2014 2 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản với sự dạy dỗ tận tâm của thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh và sự hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian thực tập của các anh chị trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ, phòng giao dịch Tây Đô đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu,Chi nhánh Cần Thơ, phòng giao dich Tây Đô”. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua, đồng thời luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy mới để cho chúng em học tập đạt hiệu quả nhất. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Tínhđã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và toàn thể cơ quan của Ngân hàng Á Châu_ PGD Tây Đô đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết và chỉ dẫn góp ý cho em hoàn thiện luận văn này. Cuối lời, em xin kính chúc Thầy Nguyễn Trung Tính cùng với quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh lời chúc sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Em cũng xin kính chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe, ngày càng thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày....tháng....năm...... Người thực hiện Trần Minh Thơm i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Trần Minh Thơm ii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi thời gian ..................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi không gian.................................................................................. 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tín dụng ........................................................ 4 2.1.2 Đặc trưng của tín dụng ............................................................................. 5 2.1.3 Các bước trong quy trình tín dụng ............................................................ 6 2.1.4 Một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng .............................................. 6 2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ......................................................................6 2.1.4.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng .................................................................6 2.1.5 Nguyên nhân rủi ro tín dụng.....................................................................7 2.1.5.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................................7 2.1.5.2 Nguyên nhân thuộc về người đi vay ...................................................... 7 2.1.5.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay ............................................. 7 2.1.6 Tác động của rủi ro tín dụng.....................................................................7 2.1.7 Phân loại nợ ............................................................................................. 8 2.1.8 Trích lập dự phòng ................................................................................... 10 2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn ...................... 10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu..................................................................12 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ ....................... 14 iii 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ ..................................................... 14 3.1.1 Quá trình hình thành ................................................................................ 14 3.1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ACB – Phòng Giao Dịch Tây Đô ....................................................................................................16 3.2 KHÁI QUÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011-6T 2014.......................................... 17 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ............................................................... 21 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ ................................................................ 21 4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ ............................ 24 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PDG TÂY ĐÔ ........................................... 29 4.3.1 Doanh số cho vay .................................................................................... 29 4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 29 4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .......................................................................32 4.3.2 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 33 4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .................................................................................... 33 4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .......................................................................35 4.3.3 Tình hìn dư nợ ......................................................................................... 37 4.3.3.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .................................................................................... 37 4.3.3.2Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 6T2014 .......................................................................39 4.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ............................................. 41 4.4.1 Nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo nhóm nợ tại ACB_ PGD TâyĐô giai đoạn 2011 – 6t 2014 ................................................................................... 46 4.4.2 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 ............................................................. 49 iv 4.4.3 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014................................................... 50 4.5 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH TMCP Á CHÂU, PGD TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 20116T 2014 ............................................................................................................ 53 4.5.1 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn .....................................53 4.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn .......................................... 56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ-PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ ......................................59 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................................59 5.1.1 Những thuận lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ-phòng giao dịch Tây Đô .....................................................................59 5.1.2 Những khó khăn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Tây Đô ..................................................................59 5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT .......................................................... 60 5.2.1 Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. ............................... 61 5.2.3 Chủ động phân tán rủi ro .......................................................................... 61 5.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng ........................................ 62 5.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng ........... 62 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65 v DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 – 2013 của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ –phòng giao dịch Tây Đô ......18 Bảng 3.2: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh trong 6T2014 của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô .................... 18 Bảng 4.1 Khái quát nguồn vốn tại NHTPCP Á Châu - PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6T2014 ..................................................................................... 21 Bảng 4.2 Khái quát nguồn vốn tại NHTPCP Á Châu - PGD Tây Đô sáu tháng đầu năm 2014 .................................................................................... 21 Bảng 4.3 khái quát tình hình tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 20112013.................................................................................................................. 24 Bảng 4.4 khái quát tình hình tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................................25 Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-1013 .................................................................................... 29 Bảng 4.6 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 30 Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-1013 ....................................................................32 Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô 6 tháng đầu năm 2014..................................................................32 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 2013 ................................................................................... 33 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 34 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 35 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014. .......................................................................36 Bảng 4.13 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ............................................................................. 37 Bảng 4.14 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 .................................................................38 Bảng 4.15 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ..................................................... 39 vi Bảng 4.16 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014.............................................. 39 Bảng 4.17 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013......................................................................................................... 41 Bảng 4.18 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô 6 tháng đầu năm 2014 ....................................................................................... 42 Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 2013 ............................................................................................ 46 Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB, PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014 ...................................................................................................47 Bảng 4.21 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 50 Bảng 4.22 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB, PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014 ........................................................................................ 50 Bảng 4.23 các chỉ tiêu đáng giá rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ................................................................................ 53 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 20112013.................................................................................................................. 43 Hình 4.2 Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô6T đầu năm 2014.................................................................................................................. 45 Hình 4.3 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014 .............................................................................................. 48 Hình 4.4 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014. ........................................................................ 51 Hình 4.5 Vòng quay vốn tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ........................................................................................................ 55 Hình 4.6 Hệ số rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 20113 ......................................................................................................56 Hình 4.7 Hệ dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 .............................................................................................. 57 Hình 4.8 Hệ số bù đắp dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 .................................................................................... 57 Hình 4.9 Hệ số khả năng mất vốn tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ........................................................................................................ 58 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNH: Ngân Hàng Nhà Nước TMCP: Thương mại cổ phần HĐQT: Hội đồng quản trị PGD: Phòng giao dịch TPCT: Thành phố Cần Thơ BĐS: Bất động sản ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long TCTD: Tổ chức tín dụng VHĐ: Vốn huy động RRTD: Rủi ro tín dụng NH: Ngắn hạn DPRRTD: Dự phòng rủi ro tín dụng DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ TDNH: Tín dụng ngắn hạn HGĐ: Hộ gia đình DNNH: Dư nợ ngắn hạn ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là tổ chức trung gian trong các hoạt động tài chính, điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và thực hiện nhiều nghiệp vụ về tiền để tạo ra lợi nhuận. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Hiện nay, tùy theo nhu cầu về vốn và khả năng mà mỗi doanh nghiệp đều có những khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác nhau từ chính thức đến phi chính thức. Trong đó nguồn tín dụng chính thức là nguồn tín dụng được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận khi có nhu cầu về vốn ngoài mức lãi suất thấp hơn lãi suất của nguồn tín dụng phi chính thức còn do sự đa dạng về thời gian tín dụng từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng tại ngân hàng,…không dừng lại ở đó rủi ro tín dụng là một chỉ tiêu để đo lường “sức khỏe” của ngân hàng cũng như cả hệ thống ngân hàng. Một hệ thống ngân hàng có đủ khả năng hoạt động tốt thì nền kinh tế đất nước mới phát triền và bền vững. Thành phố Cần Thơ là một trung tâm trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Kinh tế xã hội thành phố có những bước gia tăng trong các năm, trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập GDP bình quân đầu người tăng, các ngành hàng về dịch vụ không ngừng gia tăng, đặc biệt là ngành ngân hàng. Hiện nay, tại thành phố Cần Thơ có tổng cộng 43 tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó có 2 chi nhánh ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng lớn tại thành phố Cần Thơ với vốn điều lệ gần mười ngàn tỷ đồng, với chức năng chính là huy động vốn, sử dụng vốn, thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ và phát hành tín dụng. Hiện nay, tại Cần Thơ, ngân hàng Á Châu có 1 chi nhánh tại quận Ninh Kiều và 5 phòng giao dịch, trong đó phòng giao dịch Tây Đô là một trong những phòng giao dịch lớn của ngân hàng tại thành phố Cần Thơ thực hiện các giao dịch về tiền gửi, tín dụng, bảo lãnh vay, thanh toán,… Trong những năm gần đây, cũng như những bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng Á Châu chịu thiệt hại từ những bê bối tiền tệ 1 khiến tình hình phòng giao dịch có nhiều biến động lớn. Đặc biệt, phòng giao dịch Tây Đô chủ yếu thực hiện cho vay ngắn hạn thay vì trung và dài hạn. Chính vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm giúp có một cái nhìn khái quát hơn về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch Tây Đô, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ. Phân tích đáng giá thực trạng rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi thời gian Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo của phòng giao dịch Tây Đô giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 2 1.3.2 Phạm vi không gian Phạm vi không gian của nghiên cứu này là tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Như vậy, một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. - Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói các khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức cho người cho vay (lãi vay) (Trần Ái Kết,2007 trang 52) Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn phạm trù tín dụng nữa. Trong tín dụng thì doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các Ngân hàng, gồm: + Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư… 4 + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. + Vốn từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác. 2.1.2 Đặc trưng của tín dụng Trong hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng thì đặc trưng của tín dụng đều dựa trên 3 đặc tính chủ yếu: lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả.  Yếu tố lòng tin Tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay và người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Lòng tin trong quan hệ tín dụng được biểu hiện chủ yếu từ phía người cho vay đối với người vay bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng.  Tính thời hạn và tính hoàn trả Khác với quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay công thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người cho vay. Mọi khoản vay dưới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hóa vì thế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong kinh doanh tín dụng người cho vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng các khoản vay” chứ không bán “giá trị của khoản vay” nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoản thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định. Như vậy, khối lượng hàng hóa hay tiền tệ (phần gốc) cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên chở giá trị sử dụng của chúng, nó được phát ra qua các thời gian nhất định rồi sẽ thu về chứ không được bán đứt. Tín dụng được phân chia theo nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng mà tín dụng được phân chia theo các hình thức phù 5 hợp. Thông thường các ngân hàng phân chia tín dụng theo tiêu thức thời gian bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là tín dụng từ 1-5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.3 Các bước trong quy trình tín dụng Khách hàng vay vốn của ngân hàng cần phải thực hiện theo quy trình sau: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành phân tích và thẩm định, ra quyết định, giải ngân, kết thúc hợp đồng tín dụng. - Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn - Phân tích và thẩm định khách hàng để quyết định cho vay - Ngân hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng - Giải ngân - Kiểm tra giám sát - Thu nợ gốc và lãi - Thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.1.4 Một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng 2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Căn cứ khoản 01 điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc NHNN thì “ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”( Nguyễn Đăng Dờn,2013 trang 165). 2.1.4.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng Phát sing trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng 6 Khả năng xảy ra tổn thất khi người đi vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng. Là loại rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là loại rủi chủ yếu của rủi ro ngân hàng Ruỉ ro tín dụng là loại rủi ro luôn tồn tại khách quan và gắn liền với hoạt động ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2013 trang 167) 2.1.5 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 2.1.5.1 Nguyên nhân khách quan - Do sự biến động của môi trường kinh tế( nội địa, toàn cầu) - Những bấp cập trong cơ chế chính sách của nhà nước - Hành lan pháp lí cho hoạt động ngân hàng chưa được hoàn thiện. - Những nguyên nhân bất khả kháng ( thiên tai, dịch bệnh). 2.1.5.2 Nguyên nhân thuộc về người đi vay - Tình hình sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả và ổn định vững chắc - Tình hình tài chính không tốt - Công tác quản lí kinh doanh còn hạn chế. - Thái độ thếu thiện chí và bất hợp tác của người đi vay. - Hiện tượng cố ý cố tình lừa đảo….. 2.1.5.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay - Chính sách tín dụng chưa hợp lí - Chưa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động TD - Chưa xác định đúng quy mô và tốc độ tăng trưởng của TD - Chưa có chính sách khách hàng hợp lí. - Quá cứng nhắc trong việc xác định và kiểm soát hạn mức tín dụng. - Quy trình cho vay có nhiều kẽ hở bị khách hàng lợi dụng…..( Nguyễn Đăng Dờn,2013 trang 168) 2.1.6 Tác động của rủi ro tín dụng - Đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Rủi ro sẽ gây tổn thất tài sản cho ngân hàng, làm giảm uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng, do không thu hồi nợ được làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát trong khi ngân hàng 7 vẫ chi trả tiền lãi cho nguồn vốn huy động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, dẫn đến lợi tức và giá trị của ngân hàng giảm, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì ngân hàng có thể phá sản do hàng loạt người gởi tiền rút tiền ra khỏi ngân hàng. - Đến hệ thống ngân hàng Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trong quốc gia đó. Nếu một ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc phá sản sẽ gây tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN thì tâm lí “bầy đàn” sẽ khiến khách hàng đồng loạt rút tiền ở nhiều ngân làm cho các ngân hàng khách rỏi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Đối với nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động của nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và toàn bộ tầng lớp dân cư, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng sẽ làm cho toàn bộ nền kinh tế rối loạn, người dan ồ ạt rút tiền, doanh nghiệp không thể vay vốn sản xuất kinh doanh hoạt độn kinh tế mất ổn định, trì trệ, thất nghiệp gia tăng,… (Nguyễn Đăng Dờn, 2013 trang 172) 2.1.7 Phân loại nợ Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, sau này là Thông tư 02/2014/TT-NHNN, được áp dụng vào ngày 01/06/2014, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; 8 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định; Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/NHNN/QĐ-NHNN) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ va trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 9 2.1.8 Trích lập dự phòng Dự phòng chung: Giá trị trích lập dự phòng chung = ((dư nợ Nhóm 1-4)*0,75%) Dự phòng cụ thể Tỷ lệ dự phòng cụ thể được trích lập như sau Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100% 2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng ngắn hạn 2.1.9.1 các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng  Tổng dư nợ ngắn hạn /vốn huy động Tỷ lệ tổng dư nợ ngắn hạn/vốn huy động =(DNNH/VHĐ) x 100% Tỷ lệ này cho biết tổng dư nợ ngân hàng còn phải thu trên vốn huy động vào, cho thấy số tiền ngân hàng đang còn bị giam ở các món nợ cho vay và số tiền ngân hàng đang có được từ vốn huy động, bên cạnh đó còn cho ta thấy số hiệu quả của sử dụng nguồn vốn và chất lượng tín dụng.  Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = Doanh số thu nợ/ DN bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, phản ánh vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm. Ngân hàng thu nợ theo kế hoạch thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Sau đó lại tiến hành cho vay dự án mới. Vòng quay tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng chu kỳ sản xuất kinh doanh chứng tỏ khách hàng hoàn trả nợ vay đúng hạn, có nghĩa là chất lượng tín dụng tốt và ngược lại ngân hàng phải gia hạn nợ và có thể chuyển nợ quá hạn, phản ảnh chất lượng tín dụng yếu. Vòng quay vốn tín dụng chỉ phản ánh một khía cạnh của chính sách tín dụng là thiên về cho vay ngắn hạn hay dài hạn. Nếu vòng quay càng mau, chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn, còn nếu vòng quay thưa chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay trung và dài hạn. (Nguyễn Văn Tiến, 2012) 10  Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) Hệ số thu nợ ngắn hạn = (DSTN ngắn hạn/ DSCV ngắn hạn) x 100% Chỉ tiêu này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng như thế nào, nó còn phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hay không. Nó phản ánh ở một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì được đánh giá là càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. 2.1.9.2 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ( hệ số rủi ro tín dụng) Hệ số rủi ro tín dụng(%) = (Nợ xấu ngắn hạn / Tổng dư nợ)*100 Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng càng cao, theo quy định của ngân hàng nhà nước hệ số rủi ro đạt dưới 3% là mức an toàn. Trong đó nợ xấu là những nhóm nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 trong quyết định 493/2010/NHNN. (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang179) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) = (DPRR TD/ Tổng Dư nợ)*100 Khi ngân hàng xuát hiện nợ quá hạn thì phải trích lập một tỷ lệ dự phòng để bù đắp rủi ro có thể xảy ra. Tỷ lệ này phải phù hợp với quy mô của từng ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá nhỏ không tốt thì không thể bù đắp khi có rủi ro xảy ra. Ngược lại nếu tỷ lệ này quá lớn thì ngân hàng không thể tận dụng hết nguồn vốn của ngân hàng. (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang180) Hệ số khả năng bù đắp rủi ro (%) = (DPRR TD/ Nợ xấu)*100 Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng bù đắp rủi ro cho ngân hàng giống như tên gọi của nó, hệ số này được so sánh với 1, nếu hệ số này lớn hơn 1 thì ngân hàng có đủ khả năng bù đắp rủi ro và ngược lại.(Nguyễn Đăng Dờn2013tr180) Hệ số khả năng mất vốn= (nợ nhóm 5/ dư nợ bình quân) Nếu hệ số này cao tương đương với món vay không thu hồi được là rất lớn và ngược lại. (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang181) 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ các báo cáo về cho vay ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6t 2014. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối giữa các năm, kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê mô tả qua biểu bảng thống kê, dùng đồ thị, biểu đồ để biểu diễn và tính tỷ trọng qua các năm để phân tích thực trạng về cho vay ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô Phân tích các chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết hợp với biểu bảng và đồ thị để phân tích những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích các chỉ tiêu. Đồng thời, phân tích các yếu tố bên ngoài có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch.  Nội dung các phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là: so sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với số liệu kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu có thể so sánh khác nhau, điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô điều kiện kinh doanh. Từ đó, so sánh số liệu thu thập qua các năm. Phương pháp so sánh bao gồm phương pháp so sánh số tương đối và phương pháp so sánh số tuyệt đối: + Phương pháp so sánh số tương đối: So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế. ∆y = ((Y1-Yo)/Yo) x 100 Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trước. Y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. 12 + Phương pháp số tuyệt đối So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. ∆Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước. Y1: chỉ tiêu năm sau. ∆Y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 3.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số 52/QP-UBND tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh, giấy phép chấp nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NHNN Việt Nam cấp, số 069384 do Ủy Ban kế Hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 16/09/1995. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh cần thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/03/1996, tọa lạc tại 17-19 Nam KÌ Khởi Nghĩa_Q. Ninh Kiều_TPCT. Qua 15 năm hoạt động, NHTMCP Á Châu chi nhánh cần thơ dã góp phần to lớn cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ, trở thành đối tác tin cậy của mọi khách hàng, phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần niềm nở, luôn tao sự tin tưởng đối với khách hàng.  Cơ cấu tổ chức: a. Giám đốc Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiêm, khen thưởng, kỉ luaath hay nân lương cho các bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng. Thực hiện công việc khác theo ủy thác của HĐQT/ Tổng Giám Đốc b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng kinh doanh Chức năng: sử dụng vốn của chi nhánh để cho vay và đảm bảo thu hồi vốn và lãi đúng hạn. 14 Nhiệm vụ: - Tìm kiếm và phát triển khách hàng - Thực hiện cho vay theo tỷ lệ và quy định của NHNN và ACB - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo quy định của ACB - Theo dõi nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp thu hồi nợ qua hạn kịp thời - Tổ chức, quản lí lưu trữ hồ sơ có lien quan đến nghiệp vụ của phòng - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN và ACB c. Chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch và ngân quỹ Nghiệp vụ huy động vốn + Huy động vốn VND, ngoại tệ có kì hạn và không kì hạn của các tổ chức cá nhân dưới hình thức tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm. + Các hình thức huy động khách được Tổng Giám Đốc cho phép. Dịch vụ thanh toán + Cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc mỡ và sử dụng tài khoản tiền gởi của khách hàng: Xác nhận số dư tài khoản, xác nhận năng lực tài chính, liệt kê giao dịch tài khoản, sao lục chứng từ, các dịch vụ khác. + Cung cấp phương tiện thanh toán, cuyển tiền, thu hộ- chi hộ, chi trả kiều hối_Western Union tận nhà. + Tiếp thị mỡ đại lí thanh toán thẻ đại lí Western Union trong khu vực do ACB Cần Thơ phụ trách quản lí. + Quản lí thông tin, hồ sơ khách hàng thẻ, kiều hối, Western Union + Tra soát và lập lệch chi tiền cho đại lí Western Union + Kinh doanh ngoại tệ + Dịch vụ ngân quỹ + Các sản phẩm liên kết khách d. Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính - Chức năng văn thư + Nhận và lưu trữ công văn + Photocoppy, phân phối các văn bản, tài liệu GĐ, các phòng nghiệp vụ. + Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của GĐ - Chức năng hành chính + Trực tổng đài điện thoại 15 + Theo dõi quản lí hồ sơ của nhân viên, cộng tác viên, TS của chi nhánh + Thực hiện chế độ BHXH, BHYT của nhân viên, chế độ thôi việc, nghĩ việc, công tác tuyển nhân viên. + Lập danh sách chế độ tiền thưởng + Theo dõi hình thức chi tiền hành chính + Quản lí, cấp phát văn phòng phẩm, ấn phẩm + Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, sữa chữa trang thiết bị máy móc. + Kiểm tra công tác bảo vệ trụ sở và vệ sinh cơ quan E. Bộ phận kế toán. - Tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở, cân đối nội bảng-ngoại bảng hằng ngày. - Hoạch toán bù trừ, báo Có tài khoản khách hàng, theo dõi thu chi nội bộ. - Kiểm tra, đánh số hoàn tất chứng tù phát sinh trong ngày - Cho và giải kí hiệu mật trong thanh toán điện tử lien ngân hàng. - Lập và kiểm tra cac bảng cân đối, báo cáo hàng tháng hàng năm gởi về hội sở và các cơ quan có lien quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê….) - Tổng hợp báo cáo số liệu hằng ngày cho GĐ. F. Vi Tính - Vận hành hệ thống mạng nội bộ - Sữa chữa lắp đặt bảo trì hệ thống. - Chép, lưu trữ dữ liệu. - Các chương trình quản lí theo yêu cầu của các phòng ban. 3.1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ACB – Phòng Giao Dịch Tây Đô.  Quá trình hình thành và phát triển của ACB – Phòng Giao Dịch Tây Đô. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng cũng không ngừng phát triển và mỡ rộng mạng lưới hoạt động của mình. Ngân hàng Á Châu cũng là một trong số đó, với việc dời chi nhánh về số 14-16B, đường đại lộ Hòa Bình, hường An cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phòng giao dịch Tây Đô là một trong những kênh phân phối quan trọng nhằm khai thách khách hàng tiềm năng tại khu vực của của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu về tài chính và tín dụng của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ và khu vực lân cận. 16 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Giao Dịch Tây Đô - Chức năng: Là một kênh phân phối vô cùng quan trọng, PGD Tây Đô kế thừa và phát huy số lượng khách hàng đã quen thuộc với địa diểm củ của chi nhánh. Ngoài ra, PGD còn triển khai các sản phẩm mới, giới thiệu và cung cấp sản phẩm đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng khi cần thiết. Với chức năng là một kênh bán hàng tại TPCT, PGD Tây Đô phát triển các quy trình tiếp thị, phân phối sản phẩm có hiệu quả. Không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, phát triển và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó PGD còn thu thập thong tin về khách hàng, phân chia thị phần các gói sản phẩm sao cho phù hợp với từng khách hàng. - Nhiệm vụ Với những chức năng trên, PGD Tây Đô thực hiện nhiện vụ giới thiệu và cung cấp sản phẩm đến với khách hàng bao gồm các sản phẩm tài chính, sản phẩm tín dụng và các dịch vụ hỗ trợ. Tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm và giới thiệu khách hàng khi cần thiết. Thừa hưởng được vị trí quan trọng mà chi nhánh để lại, PGD Tây Đô có nhiệm vụ phải duy trì số lượng khách hàng củ của chi nhánh, đồng thời không ngừng phát triển khai thác khách hàng mới, tạo them uy tín và lòng tin cho khách hàng. 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011-6T 2014 Nền kinh tế luôn thay đổi theo thời gian, nên ngân hàng luôn đánh giá, tìm hiểu để nắm sát tình hình và nhu cầu thị trường. Mục tiêu cuối cùng của ngân hàng qua mọi hoạt động đi vay và cho vay, cung ứng các sản phẩm dịch vụ,… là tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro thấp nhất và đảm bảo chấp hành đúng các quy định của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô luôn theo đuổi các mục tiêu kinh doanh và góp phần đáp ứng nhu cầu vốn, và nhu cầu tiết kiệm của người dân Cần Thơ. Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô, đã giúp kết quả kinh doanh qua 3 năm từ 2010-2012 khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động. 17 Bảng 3.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 – 2013 của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1 Tổng thu nhập 38.407 58.649 64.530 20.242 52,7 Thu nhập từ lãi 35.894 55.382 60.773 19.488 54,29 5.391 9,73 2513 3.267 3.757 754 30 490 15 2 Tổng chi phí 37.332 56.332 61.650 18.988 50,86 5.330 9,46 Chi phí lãi 33.061 51.643 57.144 18.498 55,86 5.531 10,72 4.271 4.689 4.506 418 9,79 1.075 2.317 2.880 1.272 118,33 Thu nhập ngoài lãi Chi phí ngoài lãi 3 Lợi nhuận 5.881 10,03 (183) (3,9) 533 22,71 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Bảng 3.2: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh trong 6T2014 của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Số tiền % 1 Tổng thu nhập 32.265 37.040 4.775 14,80 Thu nhập từ lãi 29.709 34.360 4.651 15,66 2.556 2.680 124 4,85 2 Tổng chi phí 31.056 35.427 4.371 14,07 Chi phí lãi 28.714 32.882 4.168 14,52 2.342 2.545 203 8,67 1.209 1.613 404 3342 Thu nhập ngoài lãi Chi phí ngoài lãi 3 Lợi nhuận Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Thu nhập Qua bảng số liệu ở bảng 3.1, ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng qua 3 năm. Năm 2011 thu nhập tại phòng giao dịch là 38.407 triệu đồng. Đến năm 18 2012, thu nhập là 58.649 triệu đồng, tăng 20.242 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 52,70% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập là 64.530 triệu đồng, tăng 5.881 triệu đồng so với năm 2012, tương đương với tỷ lệ tăng là 10,03%. Năm 2011-2012 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn với nhiều sự kiện nổi bật. Theo Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, hệ thống ngân hàng đã phải "thắt lưng buộc bụng", kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, chỉ từ 12 13% so với trung bình của 5 năm gần đây là 33% và 10 năm là 29,4%, lạm phát tăng cao đến 18,58%, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2011. Từ khoảng giữa năm, trước động thái siết chặt tín dụng của ngân hàng Nhà nước đối với thị trường bất động sản vào ngày 30/6/2011, thị trường bất động sản đã hoàn toàn chấm dứt chuỗi ngày tăng giá và bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cầu giảm, nợ xấu tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ và chỉ lệnh tái cấu trúc ngân hàng từ ngân hàng Nhà nước đã làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị chậm lại và gặp nhiều khó khăn trước các biến động trên. Trong bối cảnh đó, thu nhập của ngân hàng vẫn tăng thêm trên 20 tỷ đồng cho thấy hiệu quả của chính sách và kế hoạch của ban lãnh đạo và sự cố gắng của cán bộ nhân viên của ngân hàng. Năm 2012 với những diễn biến phức tạp và biến động dẫn đến giảm chi tiêu trong dân, ngân hàng Nhà nước đã có những chuẩn bị và định hướng cho năm 2013 nói chung và ngân hàng cũng có những chính sách và hướng chuẩn bị trước những biến đổi của nền kinh tế, nên đến năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 đánh dấu những chuyển biến tốt của nền kinh tế như: giá cả tiêu dùng được kiểm soát chặt chẽ, qua đó đã thúc đẩy nhu cầu của thị trường tăng mạnh, bắt đầu mang đến những chuyển biến tích cực cho sản xuất dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu nguồn vốn, nhu cầu thanh khoản và các hoạt động bảo lãnh thanh toán. Ngoài ra, việc tăng sản phẩm các dịch vụ cung ứng kịp thời cho doanh nghiệp và người dân đã làm thu nhập tăng thêm 5.881 triệu đồng trong năm 2013 so với năm 2012, và tăng 4.475 triệu đồng trong sáu tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm trước. Chi phí Từ kết quả báo cáo về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu phòng giao dịch Tây Đô ta nhận thấy mặc dù doanh thu của phòng giao dịch tăng đều qua các năm nhưng chi phí hoạt động của phòng giao dịch cũng khá lớn. Cụ thể trong năm 2011 tổng chi phí hoạt động của phòng giao dịch là 37.332 triệu đồng đã gia tăng khá nhanh trong năm 2012 19 với 56.322 triệu đồng, tăng tương ứng 50,86%. Trong năm 2012 với sự biến động khá lớn của thị trường vàng với mức tăng đột biến khiến nhiều người đổ xô đầu tư mua vàng, gây khó khăn trong việc huy động vốn trong dân cư khiến tổng vốn huy động giảm 23,91% so với năm 2011 đồng thời đẩy chi phí hoạt động của phòng giao dịch tăng cao do các chi phí bỏ ra trong hoạt động huy động vốn cũng như trong năm 2012 phòng giao dịch Tây Đô cũng tiến hành nâng cấp một số trang thiết bị, gia tăng bộ máy nhân sự cho mảng tín dụng. Chính vì thế trong năm 2012 tổng chi phí hoạt động của ngân hàng tăng khá cao. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 khi tình hình phần nào ổn định, ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng Đề án Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đồng thời thị trường vàng đã có những bước giảm đáng kể và đi vào ổn định. Giá vàng trong 2013 không còn biến động như trong năm trước nên khiến người dân không còn đổ xô vào đầu tư giúp phần nào giảm khó khăn huy động vốn của phòng giao dịch nhưng vấp phải sự cạnh tranh của nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác khiến tổng vốn huy động trong tổ chức kinh tế và dân cư tiếp tục giảm nhưng chi phí hoạt động lại tăng 14,07% do một phần phòng giao dịch phải gánh rủi ro nợ xấu khiến chi phí hoạt động gia tăng. Lợi nhuận Chi phí tăng mạnh, nhưng theo đó là thu nhập tăng đã làm cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013và 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng. Lợi nhuận năm 2011 là 1.075 triệu đồng, tăng lên 2.347 triệu đồng vào năm 2012 với mức tăng 1.272 triệu đồng, tương ứng với 118,33%. Cho thấy hiệu quả thiết thực từ các chính sách hạn chế rủi ro tín dụng, gia tăng các sản phẩm, chuyển hướng cho vay nhiều hơn ở các cá nhân, gia đình nhằm đối phó với các biến cố xảy ra trong nền kinh tế của lãnh đạo ngân hàng. Đến năm 2013, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng lên 2.880 triệu đồng. Năm 2013, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục sau những biện pháp ổn định. Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước năm 2012, tổng phương tiện thanh toán cả năm khá cao, tăng khoảng 20%; tín dụng ước tính cả năm tăng khoảng 7% (tăng 6,45% so với cuối năm 2011). Ngân hàng đã có những biện pháp phòng tránh rủi ro và công tác quản lý tốt trong năm 2013 đã góp phần làm cho lợi nhuận cao hơn năm 2012 là 533 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 22,71%. 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 4.1. KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ, PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 2011-6T 2014 Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của ngân hàng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của ngân hàng mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng. Bảng 4.1 khái quát nguồn vốn tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 % Số tiền Số tiền % Tiền gửi thanh toán 16.226 22.032 19.325 5.806 35,78 (2.707) (12,29) TGTK có kỳ hạn 281.316 202.473 156.322 (78.843) (28,03) (46.151) (22,79) TGTK không kỳ hạn 1.213 2.830 2.211 1.617 133,31 (619) (21,87) Tổng vốn huy động 298.755 227.335 177.858 (71420) (23.91) (49.477) (21,76) (nguồn: phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014) Bảng 4.2 Khái quát nguồn vốn tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6T đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Tiền gửi thanh toán TGTK có kỳ hạn TGTK không kỳ hạn Tổng vốn huy động 6t 2013 19.815 197.424 2.929 220.168 6t 2014 17.143 139.620 1.969 158.732 chênh lệch số tiền % (2.672) (13,48) (57.804) (29,28) (960) (32,78) (61.436) (27,90) (nguồn: phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014) Qua bảng số liệu cho thấy: Tiền gửi thanh toán: Năm 2012 đạt 22.032 tỷ đồng tăng 35,78% tương đương 5.806 triệu đồng so với năm 2011 là do tiền gửi thanh toán giúp cho 21 doanh nghiệp chủ động kiểm soát dòng tiền và thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn, chính xác và an toàn cao nên thu hút được nhiều doanh nghiệp sử dụng bên cạnh đó PGD Tây Đô có nhiều sản phẩm tiền gửi cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, các sản phẩm phù hợp với khách hàng doanh nghiệp. Đến năm 2013 tiền gửi thanh toán giảm xuống 12,29% tương đương 2.707 triệu đồng so với năm 2012. Đến sáu tháng đầu năm 2014 tiền gửi thanh toán tiếp tục giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng năm 2014 huy động được 17.143 triệu đồng giảm 2.672 triệu đồng tương ứng 13,48%. Do lạm phát ngày càng tăng các nhà đầu tư hầu như từ chối gửi tiền vào ngân hàng chuyển sang đầu tư vào các thị trường khác. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm. Người gửi tiền có kỳ hạn nằm mục đích hưởng lãi do đó lãi suất được coi là đòn bẩy, là công cụ để thu hút nguồn vốn này nhưng trong năm 2012 và năm 2013 kinh tế có nhiều khó khăn và sự biến động bất ổn của thị trường ngân hàng, thu nhập của người dân giảm cụ thể năm 2012 TGTK có kỳ hạn đạt 202.473 tỷ đồng giảm 28,02% tương đương 78.843 triệu đồng. Đến năm 2013 tiếp tục giảm 22,79% tương đương 46.151 triệu đồng, do tiền gửi không mạng lại lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư khác và PGD cũng gặp khó khăn trong lãi suất dẫn đên huy động vốn giảm. Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình huy động theo TGTK có kỳ hạn giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể sáu tháng năm 2014 đạt 139.620 triệu đồng giảm 29,28% tương đương 57.804 triệu đồng do khách hàng dự trước việc thay đổi hình thức sử dụng vốn bên cạnh đó kinh tế hiện tại có nhiều sự biến động. Từ những số liệu trên cho thấy TGTK có kỳ hạn là nguồn vốn rất quan trọng đối với ngân hàng vì trong TGTK có kỳ hạn bao gồm TGTK ngắn hạn và TGTK trung - dài hạn, TGTK ngắn hạn thu hút được lượng lớn tiền nhàn rỗi từ dân cư nhờ những chính sách quảng bá chính sách lãi suất phù hợp nhưng song đó kinh tế mất ổn định dẫn đến sự sụt giảm qua các năm, TGTK trung và dài hạn cũng là một nguồn vốn quan trọng của ngân hàng vì có tính ổn định cao ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để kinh doanh và giúp ngân hàng sử dụng vốn trong dài hạn và giảm bớt rủi ro về thanh khoản, nhưng các nhà đầu tư lo ngại nếu tiền gửi kỳ hạn dài sẽ dẫn đến việc thu nhập giảm sút trọng trường hợp lạm phát vượt ra khỏi tầm kiểm soát đó là lý do TGTK có kỳ hạn giảm qua các năm. 22 Tiền gửi không kỳ hạn: là tiền gửi phục vụ nhu cầu giao dịch, thanh toán, không vì mục đích hưởng lãi. Chính vì vậy lãi suất không phải là công cụ để thu hút nguồn vốn này. Quan sát bảng số liệu ta thấy loại tiền gửi này có xu hướng tăng mạnh trong năm 2012, Cụ thể, năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn đạt 1.213 triệu đồng, năm 2012 loại tiền gửi này tăng 1.167 triệu đồng, tương đương 133,30 %. Lượng tiền gửi tăng lên cho thấy tỷ lệ sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tăng lên. Đến năm 2013 loại tiền này có xu hướng giảm vì trong năm 2013 tình hình ngân hàng có nhiều biến động và hoạt động sản xuất kinh doanh không còn sôi nổi như trước, thu nhập của dân cư có phần sụt giảm hơn so với năm 2012 nên TGTK không kỳ hạn giảm 21,87% tương đương 619 triệu đồng và sang 6 tháng đầu năm 2014 TGTK không kỳ hạn huy động được 1.969 triệu đồng tiếp tục giảm 32,78% tương ứng 960 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2013. Loại tiền gửi này cho phép khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán một cách nhanh chóng, kiểm tra tài khoản nhanh hơn gửi tiết kiệm. Tuy nhiên loại tiền này người gửi tiền có quyền sử dụng chủ động và linh hoạt nên đối với ngân hàng đây là nguồn vốn có tính ổn định kém. Vì vậy ngân hàng cần cân đối mức hợp lý để sự dụng một cách cụ thể và hiệu quả. Nhìn chung ngồn vốn huy động có sự sụt giảm nhẹ qua các năm tuy nhiên vẫn đảm bảo được các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự biến động của nền kinh tế cũng như những ảnh hưởng của thị trường vàng làm cho tình hình huy động vốn của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn. 23 4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ Để có cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động của ngaan hàng qua các năm ta phân tích tình hình tính dụng chung tại ngân hàng giai đoạn 20116T2014. Ta xét bảng sau: Bảng 4.3 khái quát tình hình tín dụng chung tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền 1 Doanh số cho vay % 2013/2012 Số tiền % 45.175 67.317 71.772 22142 49,01 4.455 6,62 Ngắn hạn 31.029 40.795 46.914 9.766 31,47 6.119 15,00 Trung – dài hạn 14.146 26.522 24.858 12.376 87,49 (1.664) (6,27) 2 Doanh số thu nợ 28.681 42.852 63.231 14.171 49,41 20.379 47,56 Ngắn hạn 20.500 12.999 40.449 (7.501) (36,59) 27.450 211,17 8.181 29.853 22.782 21.672 264,91 (7.071) (23,69) 43.751 68.216 76.757 24.465 55,92 8.541 12,52 Ngắn hạn 27.563 55.359 61.824 27.796 100,85 6.465 11,68 Trung – dài hạn 16.188 12.857 14.933 (3.331) (20,58) 2.076 16,15 Trung – dài hạn 3 Dư nợ 4 Nợ xấu Ngắn hạn Trung – dài hạn 48 844 1.262 796 1658,33 418 49,53 48 522 788 474 987,50 266 50,96 - 362 474 - 112 30,94 - Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 24 Bảng 4.4 Khái quát tình hình tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 số tiền 1 Doanh số cho vay % 30.861 34.406 3.545 11,49 Ngắn hạn 18.432 21.758 3.326 18,04 Trung – dài hạn 12.429 12.648 219 1,76 2 Doanh số thu nợ 10.365 23.081 12.716 122,68 Ngắn hạn 7.364 13.328 5.964 80,99 Trung – dài hạn 3.001 9.753 6.752 224,99 88.712 88.082 (630) (0,71) Ngắn hạn 66.427 70.254 3.827 5,76 Trung – dài hạn 22.285 17.828 (4.457) (20,00) 2.785 2.175 (610) (21,90) Ngắn hạn 1.578 989 (589) (37,33) Trung – dài hạn 1.207 1.186 (21) (174) 3 Dư nợ 4 Nợ xấu Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Doanh số cho vay Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì nhờ hoạt động cho vay tạo ra thu nhập cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên hoạt động này mang tính rủi ro lớn, vì vậy phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng qua ba năm, cụ thể năm 2012 tăng 49,01% so với năm 2011 trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 31,47%và DSCV trung - dài hạn tăng 87,49%. Đến năm 2013 DSCV tăng nhẹ 6,62% trong đó bao gồm DSCV ngắn hạn tăng 15%,trung - dài hạn giảm 6,27%.Nguyên nhân làm cho DSCV tăng là do càng ngày giá cả các hàng hóa dịch vụ tăng, nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng càng lớn, mặt khác ngân hàng ngày càng tạo được lòng tin, 25 uy tín đối với khách hàng thu hút được đông đảo khách hàng trên địa bàn . Khi xét về cơ cấu DSCV, DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DSCV trung - dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng DSCV ngắn hạn 3 năm lần lượt: năm 2011 là 68,68%, năm 2012 là 60,6%, năm 2013 là 65,36% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay và luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do khả năng thu hồi nợ nhanh và vòng quay vốn nhanh nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn lớn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu bổ sung vốn lưu động tạm thời của doanh nghiệp thường cao hơn, và những nhu cầu như vay tiêu dùng là ngắn hạn, và vòng quay vốn ngắn hạn lớn hơn rất nhiều trong năm vì thế khi tổng hợp trong mỗi năm thì DSCV ngắn hạn cao hơn. Tình hình cho vay tại ngân hàng trong sáu tháng đầu năm 2014 tăng 11,49% so với cùng kì năm trước. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 18,04%, trung và dài hạn tăng 1,76%. Ta thấy trong thời gian này ngân hàng cũng mở rộng cho vay trung và dài hạn làm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng cơ cấu doanh số cho vay tăng lên cụ thể chỉ tiêu này chiếm 40,27% trong sáu tháng năm 2013 và 36,76% trong năm 2014. Tuy nhiên doanh số cho vay tăng rất ít.Nguyên nhân là thời gian này nhu cầu vay vốn mua nhà cũng như vay sữa chữa nhà ở trong dân cư trên địa bàn tăng lên, nắm bắt được thị trường nên ngân hàng chủ động mở rộng cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên việc xét duyệt cho vay các khoản vay này khá gắc gao nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Doanh số thu nợ Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc họ trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số thu nợ qua các năm của ngân hàng đều tăng trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn luôn trên 60%. Cùng với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 49,41% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh năm 2012 tăng là do ngân hàng luôn chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng với tốc độ tăng 47,56%.và tăng 122,68% trong sáu tháng đầu 26 năm 2014 so với cùng kì. Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình hình thu nợ được thực hiện tốt như vậy là do cán bộ của ngân hàng đã không ngừng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, phối hợp chặt chẽ của ban quản lý tín dụng trong việc thu hồi nợ nhắm đến mục tiêu chung là thu hồi nợ đạt kế hoạch mà ngân hàng đặt ra. Mặt khác, các khách hàng vay vốn ngân hàng ngày càng sử dụng tiền vay đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, thu về được lợi nhuận cao. Vì vậy, các khách hàng vay vốn dễ dàng hoàn trả khoản vốn và lãi vay khiến doanh số thu nợ của ngân hàng cũng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng mạnh qua các năm. Ta thấy năm 2012-2013 cũng như sáu tháng năm 2014 nền kinh tế có những khó khăn nhất định nhưng ngân hàng vẫn thu hồi được các khoản nợ cho vay như vậy là rất tốt. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận sự nổ lực của toàn thể các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, họ thực hiện tốt công tác thẩm định, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng trước đây, giúp giảm bớt rủi ro trong việc thu hồi vốn. Dư nợ Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà ngân hàng còn phải thu về. Đây cũng là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên việc kết hợp giữa dư nợ cho vay với nợ quá hạn thì sẽ phản ánh chính xác hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, vốn mạnh và đa dạng. Qua bảng số liệu ta thấy được dư nợ cho vay tăng nhẹ qua các năm, trong đó năm 2102 dư nợ tại ngân hàng tăng 24.465 triệu đồng tăng 55,92 % so với năm 2011. Bước sang năm 2013 thì dư nợ cho vay tăng nhẹ so với năm 2012 là 12,52 %. Do trong giai đoạn qua doanh số cho vay của Ngân hàng như đã phân tích ở trên có xu hướng tăng, chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn do đó doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng và dư nợ cho vay qua các năm cũng tăng. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể. 27 Trong sáu tháng đầu năm 2014 nhìn chung tình hình dư nợ có sự giảm nhẹ giảm 630 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong thời gian này nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ được tiến hành dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dư nợ trong ngân hàng còn cao, tốc độ tăng dư nợ cao hơn tốc độ tăng thu nợ, ngân hàng cần quản lí tốt hơn đối với các khoản cho vay trước đó, đồng thời cần chọn lọc các khách hàng đủ điều kiện và có quan hệ tín dụng tốt để giảm dư nợ trong ngân hàng. Từ đó phần nào giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu Hoạt động ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào khác cũng không thể tránh khỏi các hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, mức rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà không trả nợ đúng hạn, sẽ chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Các khoản nợ xấu của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, nhiều rủi ro. Chính vì vậy, ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân phát sinh để tìm cách xử lý nợ xấu. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu tăng mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2013. Trong đó nợ xấu ngắn hạn tăng 987,50 % vào năm 2012 và sang năm 2013 tăng 50,96 %. Nguyên nhân là do tình hình thu nợ tại ngân hàng chưa đạt kết quả tốt, tuy qua các năm ta thấy doanh số thu nợ đều tăng nhưng dư nợ của ngân hàng cũng tăng mạnh qua các năm, nhiều nhóm khách hàng không hoàn trả nợ đúng thời hạn nên đã làm cho nợ xấu trong ngân hàng tăng lên bên cạnh đó do nền kinh tế có chuyển biến xấu có mầm móng từ những năm trước đó ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên các khoản nợ trước đó không trả lại chuyển sang và do ngân hàng cho khách hàng gia hạn nợ vì các hoạt động kinh doanh của khách hàng bị biến động nên khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn được. Trong sáu tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu tại ngân hàng có sự sụt giảm nhẹ điều này cho thấy công tác thẩm định xét duyệt các khoản cho vay cũng như công tác thu hồi nợ tại ngân hàng được chú trọng đúng mức, nhiều khản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng nên ngân hàng tiến hành thu hồi nợ trước hạn, từ đó phần nào làm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng. 28 Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại ngân hàng Á Châu PGD Tây Đô đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng tăng cho thấy ngân hàng đã có chính sách huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, bên cạnh đó nợ xấu của ngân hàng vẫn còn có xu hướng tăng. Trong hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trong sáu tháng đầu năm 2014 thì tình hình tín dụng tại ACB PGD Tây Đô có nhiều chuyển biến tốt, tuy công tác thu hồi nợ còn gặp khó khăn nhưng ta thấy ngân hàng đã chủ động nắm bắt thị trường mạnh dạn mở rộng cho vay. Tuy nhiên ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác xét duyệt cho vay, để từ đó phần nào làm hạn chế rủi ro cũng như gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong thời gian tới. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ 4.3.1 Doanh số cho vay 4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 6t 2014 Khi phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế, sẽ giúp ta thấy được sự tác động của các ngành kinh tế đến doanh số cho vay như thế nào. Ta xét bảng số liệu sau: Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-1013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 2011 2012 2013 5.551 4.955 20.523 6.174 5.812 28.809 6.828 6.503 33.583 31.029 40.795 46.914 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 số tiền % số tiền % 10,59 623 11,22 654 857 17,30 691 11,89 8.286 40,37 4.774 16,57 9.766 31,47 6.119 15,00 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 29 Bảng 4.6 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 6T 2013 1.467 1.893 15.072 18.432 6T2014 1.245 2.636 17.877 21.758 Chênh lệch % Số tiền (222) (15,13) 743 39,25 2.805 18,61 3.326 1804 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy mặc dù bị giới hạn về số lượng cho vay nhưng phòng giao dịch Tây Đô vẫn cố gắng sử dụng vốn huy động xoay vòng cho vay nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng. Có thể thấy khi xem xét về ngành kinh tế thì ngành cho vay nhiều nhất là ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đây cũng chính là nhóm khách hàng chính của phòng giao dịch cũng như cả chi nhánh ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu tại Cần Thơ. Ngành thủy sản, vào giai đoạn năm 2011 – 2013, nhìn chung doanh số cho vay ngành này có sự gia tăng qua các năm. Tuy trong giai đoạn này ngành thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các yếu tố tác động của nền kinh tế dẫn đến xuất khẩu khó khăn, hàng hóa bị ứ đọng nhiều, rào cản quốc tế của các nước nhập khẩu cũng là vấn đề nan giải đối với người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, do chính sách của ngân hàng nhằm hổ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn có đủ khả năng hoạt động để vượt qua khó khăn cũng như những biến động của nền kinh tế, nên ta thấy doanh số cho vay của ngành này tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc xét duyệt cho vay của ngành này rất gắt gao, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện của ngân hàng đưa ra thì doanh nghiệp đó mới được giải ngân, đồng thời nhu cầu vốn của ngành này không cao đã dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thủy sản chiếm tỷ trọng thấp trong các năm từ 2011-2013. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy doanh số cho vay ngành này giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là trong thời gian này các doanh nghiệp thuỷ sản không còn đủ khả năng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng, nên việt xét duyệt cho vay ngành này giảm xuống trong thời gian này. Ngành xây dựng, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng liên tiếp tăng qua các năm với biên độ dao động lớn nhưng lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2011, ngành xây dựng có nhu cầu cần vốn cao do thị trường bất động sản vẫn hoạt động tốt và nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cao. Bên cạnh 30 đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường bất động sản (BĐS) được hoàn thiện và cho thấy sự thành công của cơ quan quản lý trong lĩnh vực này. Ngày 23/6/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Nghị định đã có những quy định làm giảm đi các rủi ro của phương thức "mua bán nhà trên giấy". Ngày 1/9/2010, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 16/2010/TT-BXD quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành Nghị định số 71 nói trên, trong đó, Điều 20 có các quy định chi tiết nhằm chính thức hóa việc chuyển nhượng vốn góp giữa những người tiêu dùng trong phương thức "mua bán nhà trên giấy". Điều này đã tác động sâu sắc đến thị trường và khiến cho nhiều nhà đầu tư và người tiêu dùng kỳ vọng sẽ đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng. Doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng đạt 4.955 triệu đồng chiếm tỉ trọng 15,96 % trong năm 2011. Năm 2012, thị trường BĐS tuy vẫn còn có một lượng cầu nhất định nhưng nhìn chung vẫn ảm đạm. Mặc dù trong năm 2012 doanh số cho vay trong lĩnh vực xây dựng tăng khoảng 17.30% so với 2011 tăng có 967 triệu đồng. Đến năm 2013, thị trường bất động sản tiếp tục bị đóng băng kéo dài và ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế. Hệ quả của sự tăng trưởng nóng của thị trường BĐS làm hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Theo Thông tấn xã Việt Nam (2012), cụ thể năm 2012 có 15.296 trên tổng số hơn 50.000 doanh nghiệp ngành xây dựng thông báo thua lỗ. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Nhưng trái lại, do chính sách phát triển, thúc đẩy xây cất của các khu dân cư tại khu vực thành phố Cần Thơ như nhu cầu sửa chữa nhà ở ở hộ dân cư đã khiến tỷ trọng vay năm 2013 tăng lên khoảng 93,7% so cùng kì năm trước, tương ứng 1.679 triệu đồng. Ngành thương mại dịch vụ, doanh số cho vay ngắn hạn nhìn chung tăng qua các năm. Đứng trước những khó khăn về doanh số cho vay ngắn hạn các ngành khác gặp khó khăn, ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay trên ngành này. Thị trường bất động sản đóng băng, thủy sản gặp khó khăn nên đã có sự dịch chuyển ngành nghề. Điều này thể hiện qua số liệu sau: Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thương mại dịch vụ là 20.523 triệu đồng, Năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này đã tăng lên là 33.583 triệu đồng. Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, một trong 4 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Những năm gần đây nền kinh tế - xã hội tại địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển, đặc biệt ngành thương mại dịch vụ đóng một vai trò không nhỏ. Kinh doanh là một lĩnh vực mang lại lợi 31 nhuận cao và dễ dàng tiếp cận. Chính vì vậy, giai đoạn năm 2011 – 6t 2014 xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình, cá nhân nở rộ trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu và tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay. Nhận thấy được nhu cầu của thị trường ngân hàng đã có những chính sách và chương trình ưu đãi tập trung vào ngành này để có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nhỏ lẻ nhằm mở rộng thế mạnh của ngân hàng trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất. 4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền % % Cá nhân, hộ gia đình 9.876 15.385 17.009 5.509 55,78 1.624 10,56 Doanh nghiệp 21.153 25.410 29.905 4.257 20,12 4.495 17,69 Tổng 31.029 40.795 46.914 9.766 31,47 6.119 15,00 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: Triệu đồng 6T2014/6T2014 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 4.520 7.940 3.420 75,66 Doanh nghiệp 13.912 13.818 (94) (0,68) Tổng 18.432 21.758 3.326 18,04 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Năm 2012 DSCV ngắn hạn của đối tượng là doanh nghiệp đạt 21.153 triệu đồng tăng 20,12% tương đương 4.257 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân tăng vì đây là đối tượng có tầm quan trọng và là một trong những động lực của nền kinh tế, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm cho xã hội, nhận thấy được tầm quan trọng đó 32 PGD Tây Đô triển khai tiếp cận các đối tượng khách hàng có kết quả kinh doanh tốt và triển vọng để mở rộng cho vay tăng thu nhập cho PGD vì trong những năm gần đây Thành phố Cần Thơ mức trưởng kinh tế tăng lên, với những nguyên nhân tích cực này năm 2013 DSCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế tiếp tục tăng, tăng 17,69% tương đương 4.495 triệu đồng so với năm 2012. So với đối tượng là doanh nghiệp thì cá nhân và hộ gia đình tuy chiếm tỷ trong thấp hơn nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong những năm gần đầy PGD đã đa dạng các sản phẩm của dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân, mở rộng dịch vụ cho vay vốn tiêu dùng như cho vay mua xe ô tô, mua nhà, sữa chửa và nâng cấp nhà vì vậy DSCV cá nhân và hộ gia đình tăng qua các năm, năm 2011 là 9.876 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 55,78% tương ứng 5.508 triệu đồng, sang năm 2013 đạt 17.009 triệu đồng tăng 10,55% so với năm 2012. Đầu năm 2014 ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mại,ưu đãi cho khách hàng khi đến vay như “tiếp cận nhanh, lãi suất thấp” và “vay vốn kinh doanh vật tư, nông nghiệp” ngoài ra còn cung cấp nhiều sản phẩm cho vay vì vậy DSCV năm 2014 đạt 6.302 triệu đồng tăng 3.420 triệu đồng ứng với 75,66% so với 6 tháng đầu năm 2014. 4.3.2 Doanh số thu nợ 4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 6T 2014 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế sẽ cho ta thấy kết quả hoạt động của từng ngành cũng như mức độ chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế từ các nước phát triển. Bảng 4.9 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 2011 2012 2013 4.578 2.956 12.966 2.883 1.085 9.031 8.593 4.089 27.767 20.500 12.999 40.449 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền (1.695) (37,025) 5.710 (1.871) (63,295) 3.004 (3.935) (30,349) 18.736 (7.501) (36,59) 27.450 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 33 % 198,06 276,87 207,46 211,17 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 6T2013 1.286 1.415 4.663 7.364 6T2014 985 2.264 10.079 13.328 Chênh lệch % Số tiền (301) (23,41) 849 60,00 5.416 116,15 5.964 80,99 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Ngành thủy sản: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 là 1.286 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn trong ngành này giảm còn 985 triệu đồng, giảm gần 37,01% so với năm trước. Nguyên nhân là do năm 2011, ngành thủy sản tại địa bàn thành phố Cần Thơ gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản tại địa bàn phải đóng cửa. Nên trong năm 2012 - 2013, các khoản vay trong ngành thủy sản mà ngân hàng đã cho vay trước đó được chú trọng thu hồi hầu như hoàn toàn các khoản cho vay trong ngành này để hạn chế rủi ro tín dụng dẫn đến doanh thu nợ trong năm 2013 là 8.593 triệu đồng, tăng gần 198%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đối với ngành này giảm 23,41% với mức giảm 301 triệu đồng so với cùng kì. Có thể thấy công tác thu hồi nợ đối với ngành này được chú trọng rất nhiều, trong giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành này làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng đã tiến hành thu nợ trước hạn đối với những khách hàng không còn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, bước sang năm 2014 tình hình kinh tế có nhiều biến đổi tích cực hơn nên ngân hàng đã tiến hàng thu các khoản nợ mà ngân hàng đã gia hạn cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn nên ta thấy doanh số thu nợ trong thời gian này giảm. Ngành xây dựng: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 đạt 2.956 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành giảm 63,29% tức giảm 1.085 triệu đồng. Cũng như ngành thủy sản, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn trong năm 2011 do ảnh hưởng trực tiếp từ sự đóng băng của thị trường bất động sản nên các khoản vay trong ngành này được ngân hàng thu hồi hầu như hoàn toàn, và các hợp đồng tín dụng năm 2012 được chọn lọc khắt khe chỉ cho vay ngắn hạn ở quy mô nhỏ và chỉ chiếm khoảng 4,5% trong tỷ trọng cho vay. Theo thống kê của Bộ Xây dựng (2012), giá cả bất động sản sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch, so với cùng kỳ năm 2011, tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng tăng 9,4%; trong 34 đó doanh nghiệp xây dựng tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%. Do đó trong năm 2013 cũng như sáu tháng đầu năm 2014 ngân hàng cũng đã tập trung thu hồi vốn trong lĩnh vực ngành này làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn ngành xây dựng năm 2013 tăng gần 276%. Ngành thương mại dịch vụ doanh số thu nợ ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này đạt 12.966 triệu đồng, năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 9.031 triệu đồng và đạt 27.767 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân là một phần là các khoản thu từ các hợp đồng trước đó và doanh số cho vay cũng tăng. Ngoài ra, do thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề chế biến công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản vốn là thế mạnh nay có sự tăng trưởng mạnh qua các năm trước 2011 của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng bị trì trệ nên ngân hàng đã chuyển đổi chính sách khách hàng sang đẩy mạnh ký kết hợp đồng tín dụng trong ngành khác như thương mại dịch vụ có nhu cầu vốn ngày càng tăng. Sáu tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ ngành này tăng mạnh so với cùng kì với mức tăng là 80,99%. Nguyên nhân do trong thời gian này nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả, bên cạnh đó bộ phận tín dụng tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng nên việc thu hồi các khoản nợ được thuận lợi hơn nên chỉ tiêu này tăng lên trong sáu tháng năm 2014. 4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 Để hiểu rõ hơn những vấn đề về thu hồi nợ của NH thì việc phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng là rất quan trọng. Qua đó, giúp chúng ta thấy rõ việc thu hồi nợ có những thuận lợi và khó khăn nào. Qua bảng 4.11 ta thấy doanh số thu nợ của hộ kinh doanh & cá nhân và doanh nghiệp đều tăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Bảng 4.11 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền Cá nhân, hộ gia đình % 2013/2012 Số tiền % 7.450 3.400 12.945 (4.050) (54,36) 9.545 280,74 Doanh nghiệp 13.050 9.599 27.504 (3.451) (26,44) 17.905 186,53 Tổng 20.500 12.999 40.449 (7.501) (36,59) 27.450 211,17 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 35 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6T2014/6T2013 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 2.176 4.500 2.324 106,80 Doanh nghiệp 5.188 8.828 3.640 70,16 Tổng 7.364 13.328 5.964 80,99 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Do doanh nghiệp là đối tượng khách hàng quan trọng của ngân hàng nên vấn đề thu nợ đối với đối tượng này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là đối tượng chính quyết định chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua bảng 4.12 ta thấy DSTN ngắn hạn đối với nhóm khách hàng này có nhiểu biến động cụ thể năm 2011 thu nợ được 13.050 triệu đồng nhưng sang năm 2012 con số này giảm xuống còn 9.599 triệu đồng tương đương giảm 26,44 % so với năm 2011, nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng bởi các biến động trong nền kinh tế dẫn đến kinh doanh không hiệu quả khiến cho việc thu nợ gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 DSTN với đối tượng này tăng mạnh so với năm trước với mức tăng 17.905 triệu đồng tương đương 186,53% để đạt được kết quả như thế là do ngân hàng đã tích cực trong công tác quản lí nợ, các doanh nghiệp thường vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động nên công tác thu nợ diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó khách hàng của PGD chủ yếu tập trung ở địa bàn Cần Thơ nên làm cho công tác thu nợ của ngân hàng được dễ dàng hơn vì thế làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Đối tượng là cá nhân và hộ gia đình: tình hình thu nợ cũng nhiều biến động năm 2012 doanh số thu nợ giảm 54,36 % tương ứng 4.050 triệu đồng so với năm 2011 chỉ đạt 3.400 triệu đồng nguyên nhân là do kinh tế khó khăn vật giá leo thang, thu nhập người dân thấp dẫn đến khả năng thu hồi vốn khó khăn. Đến năm 2013 tình hình thu nợ ngắn hạn của cá nhân và HGĐ tăng lên đáng kể đạt 12.945 triệu đồng tăng với mức độ là 280,73% tương đương 9.545 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm nay DSTN ngắn hạn của cá nhân và HGĐ tiếp tục tăng cụ thể đạt 6.500 triệu đồng tăng 47,54 % tương đương 1.450 triệu đồng. Để tăng được doanh số thu nợ này là nhờ thu nhập bình quân đầu người 36 ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng khả quan nên khả năng thu hồi các khoản nợ củng trở nên dể dàng hơn song đó trên địa bàn thành phố tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng chính sách tiền tề chặt chẽ phần nào tác động đên kết qủa thu nợ cho vay của ngân hàng. Tuy nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua ba năm, nhưng vẫn còn thấp hơn so với doanh số cho vay trong năm, chưa kể đến những khoản nợ vay của năm trước chuyển qua. Nguyên nhân là vì có những món nợ vay phát sinh vào cuối mỗi năm phải để qua năm sau mới thu được. Mặt khác, vẫn còn những món nợ vay được Ngân hàng cho gia hạn nợ, chuyển thành các nhóm nợ 3, 4, 5 của nợ xấu đã làm cho nguồn thu nợ giảm. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần trú trọng hơn đối với công tác thu hồi nợ vì dư nợ càng cao thì nợ xấu sẽ có xu hướng tăng lên làm giảm chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Ngân hàng cần mở rộng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũng như tận tình giúp đỡ khách hàng có nhu cầu vay vốn mà đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng trong công tác thẩm định cũng như thời gian giải ngân cho khách hàng, từ đó tạo được sự tin tưởng cũng như hài lòng về ngân hàng. Những điều đó sẽ giúp cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng thân thiết và công tác thu hồi nợ cũng sẽ thuận lợi hơn. 4.3.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn 4.3.3.1Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế gđ 2011–6T2014 Để hiểu rỏ cũng như có cách nhìn tổng quát về tình hình tín dung ngắn hạn phân theo ngành kinh tế tại ngân hàng ta tiến hành phân tích tình hình dư nợ. Ta xét bảng số liệu sau: Bảng 4.13 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 5.914 4.589 17.060 27.563 9.205 9.316 36.838 55.359 7.440 11.730 42.654 61.824 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số.tiền % Số tiền % 3.291 55,65 (1,.65) (19,17) 4.727 103,01 2.414 25,91 19.778 115,93 5.816 15,79 27.796 100,85 6.465 11,68 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 37 Bảng 4.14 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 6T 2013 9.386 9.794 47.247 66.427 6T 2014 7.700 12.102 50.452 70.254 Chênh lệch % Số tiền (1.686) (17,96) 2.308 23,57 3.205 6,78 3.827 5,76 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Qua bảng số liệu 4.13 và 4.14 ta thấy Ngành thủy sản, dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 5.914 triệu đồng. Năm 2012, tình hình dư nợ ngắn hạn tăng 55,65% tức tăng 3.291 triệu đồng so với 2011. Nhưng đến 2013 dư nợ ngắn hạn của ngành đã giảm đi 19,17% tức giảm đi 1.765 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân do ngân hàng đã cố gắng hoàn tất thu nợ trong ngành này, kết thúc hợp đồng tín dụng và không ký kết hợp đồng tín dụng mới, do các công ty thủy sản chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì vậy khi khủng hoảng tài chính kéo dài tại các nước nhập khẩu của ngành này là nguyên nhân tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty dẫn đến hệ lụy dây chuyền khi nguồn tiền ngân hàng cho vay không được thu hồi như kỳ vọng nên ngân hàng tạm dừng không cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Điều này lý giải vì sao năm 2012 và năm 2013, dư nợ ngắn hạn đối với ngành có xu hướng giảm dần. Đầu năm 2014 dư nợ ngành này cũng giảm mạnh so với cùng kì, lí giải cho sự sụt giảm này là do ngân hàng đẩy mạnh công thu hồi các khoản nợ đến hạn cũng như cắt giảm các khoản cho vay đối với các công ty trong ngành này. Ngành xây dựng, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 là 4.589 triệu đồng, Năm 2012, doanh số dư nợ ngắn hạn tăng 103,01% tức tăng 4.727 triệu đồng. Năm 2013, doanh số dư nợ ngắn hạn giảm 2.414 triệu đồng giảm đi 25,91%. Nguyên nhân là do tình hình thị trường bất động sản đóng băng nếu tiếp tục cho vay thì ngân hàng sẽ chịu rất nhiều rủi ro do đó ngân hàng hạn chế cho vay ngành này từ năm 2012 và sang cả năm 2013, thị trường không còn sôi động nhu cầu vay vốn trong xây dựng không cao tạo nên doanh số dư nợ năm 2013 giảm nhẹ. Đầu năm 2014 dư nợ ngành này giảm mạnh so với cùng kì năm trước, điều này có thể thấy rỏ khi công tác thu hồi nợ ngành xây dựng được đẩy mạnh do sự chuyển biến xấu trong năm 2012 kéo sang năm 2013 và cả sáu tháng đầu năm 2014 38 Ngành thương mại dịch vụ doanh số dư nợ ngắn hạn của ngành tăng qua các năm do doanh số cho vay ngắn hạn trong ngành này tăng. Nguyên nhân là ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn trong ngành, hạn chế các khoản cho vay trong các ngành khác cũng như nhu cầu vốn trong ngành này tăng do sự dịch chuyển ngành nghề trong nền kinh tế trước những biến động thị trường và ngành nghề này đang tăng trưởng tại địa bàn thành phố Cần Thơ bên cạnh đó đây là ngành chủ lực tại địa bàn thành phố cần thơ nên nhu cầu vay vốn của khách hàng là tương đối cao, ngành này phát triển ngày càng nhanh và nhiều loại hình vì thế ngân hàng cũng chú ý đầu tư vào lĩnh vực này nên DSCV tăng lên và cao hơn DSTN vì vậy mà dư nợ qua các năm tăng lên. 4.3.3.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 Bảng 4.15 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền 2013/2012 % Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 12.426 24.411 28.475 11.985 96,45 4.064 16,65 Doanh nghiệp 15.137 30.948 33.349 15.811 104,45 2.401 7,76 Tổng 27.563 55.359 61.824 27.796 100,85 6.465 11,68 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Bảng 4.16 Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: Triệu đồng 6T2014/6T2013 Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 26.755 31.915 5.160 19,29 Doanh nghiệp 39.672 38.339 (1.333) (3,36) Tổng 66.427 70.254 3.827 5,76 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t2014 Doanh số cho vay tăng trưởng hay suy giảm cũng một phần làm cho dư nợ phát triển theo hướng đó, vì vậy doanh số cho vay theo đối tượng tăng nhanh và chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp còn cá nhân, hộ gia 39 đình thì ít nên dư nợ của ngân hàng cũng tăng nhanh và chủ yếu là dư nợ của doanh nghiệp. Dư nợ của doanh nghiệp năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 104,45% và năm 2013 dư nợ của đối tượng này tăng 7,76 % so với năm 2012. Nguyên nhân là ngân hàng đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu của người vay. Dư nợ của đối tượng này tăng dần cho thấy chính sách của ngân hàng đã và đang thực hiện cho thấy chích sách của ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn và phát triển trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác thu hồi nợ đồng thời gia tăng các hoạt động kiểm tra rà soát tình hình sử dụng vốn cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm kịp thời phòng tránh cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không còn khả năng chi trả. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ nhóm khách hàng này đạt 38.339 triệu đồng giảm 3,36 % so với cùng kì năm trước. Doanh nghiệp ngày càng tăng về số lượng và với doanh số thu nợ cao như vậy đối với thành phần này cho thấy kinh doanh của họ có hiệu quả. Vì vậy ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa đến các doanh nghiệp tư nhân vì đây sẽ là đối tượng sẽ tạo nên nguồn thu nhập lớn nếu ngân hàng có những chính sách cho vay phù hợp. Với khách hàng là cá nhân hộ gia đình thì nhìn chung dư nợ nhóm đối tượng này tăng trong giai đoạn 2011-6T 2014. Năm 2011 dư nợ đạt 12.426 triệu đồng tăng lên 24.411 triệu đồng trong năm 2013 và tiếp tục tăng nhẹ 4.064 triệu đồng lên 28.475 triệu trong năm 2013. Với sự gia tăng như thế là do tốc độ cho vay đối với đối tượng này tăng cao hơn là đối với tốc độ thu nợ, bên cạnh đó trong giai đoạn này tình hình đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng cao nên công tác thu hồi nợ gặp khó khăn, đồng thời nhiều khách hàng gia hạn thời hạn trả nợ nên buộc ngân hàng gia hạn cho khách hàng nên dư nợ đối tượng này tăng lên. Nhìn chung trong những năm qua do nhu cầu đầu tư tăng cao đã làm cho doanh số cho vay cũng như dư nợ của ngân hàng tăng theo. Đây là một thuận lợi, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của ngân hàng trong những năm qua. Song, Ngân hàng cần xem xét các rủi ro có thể phát sinh và chất lượng tín dụng trước khi quyết định có nên tăng trưởng dư nợ hay không. 4.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHTMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH CẦN THƠ, PGD TÂY ĐÔ Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một hay một số rủi ro nhất định, rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cho 40 dù là nguyên nhân gì nó cũng mang đến những hậu quả không tốt thậm chí là phá sản đối với cơ quan đơn vị đó. Bản chất của Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên cũng không ngoại lệ là sẽ gặp rủi ro trong kinh doanh và rủi ro chủ yếu là không thu được nợ khi đến hạn. Ngân hàng không thể dự đoán chính xác được khoản nợ nào thu hồi được và khoản nợ nào không thu hồi được. Vì vậy, ngân hàng nào cũng có nợ xấu. Nợ xấu là một trong những rủi ro có tác động nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng hay có thể nói là mất đi làm cho vòng quay vốn bị chậm lại không đáp ứng nhu cầu tái đầu tư, không đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm suy giảm thu nhập của ngân hàng. Để hiểu rỏ hơn về tình hình nợ xấu ngắn hạn tại ACB_ PGD Tây Đô ta phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ qua các năm. 4.4.1 Nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo nhóm nợ tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 Bảng 4.17 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 Chỉ tiêu 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền 2013/2012 % Số tiền Nhóm 3 48 100 435 8,33 559 70,94 387 806,25 Nhóm 4 - - 65 12,45 143 18,15 65 0 78 120,00 Nhóm 5 - - 22 4,22 86 10,91 22 0 64 290,91 48 100 522 100 788 100 474 987,50 Tổng Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 41 124 % 266 28,51 50,96 Bảng 4.18 Nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6T 2013 6T 2014 6T2014/6T2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 1.47 93,16 665 67,24 -805 (54,76) Nhóm 4 88 5,58 226 22,85 138 156,82 Nhóm 5 20 1,28 98 9,91 78 390,00 1.578 100 989 100 -589 (37,33) Tổng Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 Qua bảng 4.15 và 4.16 ta thấy nợ xấu tại ngân hàng tăng mạnh qua các năm đặc biệt năm là 2012 tốc độ tăng gần 987,5% so với năm 2011 với số tăng 474 triệu đồng. Nguyên nhân của sư gia tăng mạnh mẽ này là do tình hình kinh tế biến động theo chìu hướng tiêu cự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xây dựng, theo Thông tấn xã Việt Nam (2012), cụ thể năm 2012 có 15.296 trên tổng số hơn 50.000 doanh nghiệp ngành xây dựng thông báo thua lỗ. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Chính vì thế nên nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh so với năm 2011. Năm 2013 tình hình nợ xấu ngắn hạn tại đơn vị tiếp tục tăng với tốc động tăng 50,96% nhưng thực chất chỉ tăng 266 triệu đồng so với năm 2013 với tình hình nợ xấu tăng như trên cho thấy ngân hàng đã phần nào đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nhằm giảm thiểu rủi rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên trong năm 2013 tình hình kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hệ lụy từ năm 2012 vẫn còn nên tuy công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh, nhưng nợ xấu ngân hàng vẫn tăng. Bước sang sáu tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu ngắn hạn có sự sụt giảm so với cùng kì, cụ thể nợ xấu giảm còn 989 triệu đồng với mức giảm 37,33% so với cùng kì năm trước. Đạt được kết quả như vậy bộ phận tín dụng ngân hàng đã đôn đốc thu hồi nợ nhất là ngành thủy sản và thương mại dịch vụ nên nợ xấu ngắn hạn phần nào giảm xuống. 42 Hình 4.1 Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 2011 4% 2012 13% 100% Nhóm 3 83% Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2013 11% 18% 71% Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 Nợ dưới tiêu chuẩn Qua hai bảng số liệu ta thấy nợ dưới tiêu chuẩn tại ngân hàng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu tại đơn vị. Điều này cho thấy công tác quản lí nợ xấu tại ngân hàng chưa thật sự tốt. Năm 2011 nợ dưới tiêu chuẩn là 48 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% tổng nợ xấu trong năm này. Năm 2012 nhóm nợ này tăng mạnh lên 435 triệu đồng tương đương với tăng 806,25% so với năm trước.và tiếp tục tăng 266 triệu đồng năm 2013 nâng nợ dưới tiểu chuẩn tại ngân hàng trong năm này tăng lên 559 triệu đồng. như đã phân tích trong giai đoạn 2011- 2013 tình hình dư nợ ngắn hạn ngân hàng tăng cao đặc biệt trong năm 2012 (tốc độ tăng 100,85%) nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nợ xấu tại ngân hàng, với tình hình dư nợ tăng cao, kèm theo đó tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hẹp quy mô hoặc ngừng sản xuất kinh doanh nên đã làm cho nợ dưới tiêu chuẩn tại ngân hàng tăng cao, bên cạnh đó sự gia tăng 43 mạnh nợ dưới tiêu chuẩn còn do ảnh hưởng của nợ nhóm 2 chuyển sang, do ngân hàng gia hạn nợ cho khách hàng nhưng hết thời hạn gia hạn nợ mà khách hàng không trả được nợ nên nợ nhóm 2 chuyển sang nợ nhóm 3. Những ảnh hưởng này kéo sang năm 2013 nên tình hình nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên nhưng tốc độ tăng ít hơn nhiều so với năm 2012 cụ thể tăng 28,51% với số tiền tăng là 124 triệu đồng. Nợ nghi ngờ Qua bảng số liệu và hình 4.1 trang 42 ta thấy năm 2011 ngân hàng không tồn tại nợ nhóm 4 đây là kết quả tốt cho thấy công tác tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng trong năm này rất tốt. Năm 2012 chỉ tiêu này là 65 triệu đồng và chiếm 12,45% trong tổng nợ xấu tại ngân hàng. Năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng gấp 1,2 lần so với năm 2012 cụ thể tăng 78 triệu đồng nâng nợ nhóm này lên 143 triệu đồng. Nợ nhóm này tăng lên trong năm 2013 là một phần do nợ nhóm 3 chuyển sang vì gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhiều bộ phận khách hàng nhiều doanh nghiệp vẫn chay ì trong việc trả nợ. Bên cạnh đó trong năm này tuy hình kinh tế dần ổn định nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả nên công tác thu hồi nợ quá hạn không khả quan. Nhưng nhìn chung nhóm nợ này tuy tăng nhưng tốc độ tăng không nhiều, để đạt được kết quả như thế thì bộ phận tín dụng, đặc biệt là bộ phận tín dụng ngắn hạn đã không ngừng đôn đốc khách hàng trả nợ nên phần nào đẫ làm cho nợ xấu ngân hàng giảm đi. Nợ có khả năng mất vốn. Đây là nhóm nợ có nguy cơ mất vốn hoàn toàn, nếu tỷ trọng nợ nhóm này cao trong tổng nợ xấu thì đây là tín hiệu không tốt đối với công tác tín dụng tại ngân hàng. Tỷ trọng nợ nhóm 5 chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu tại ngân hàng. Năm 2012 nợ có khả năng mất vốn hoàn toàn chiếm 4,22% trong tổng nợ xấu với số tiền là 22 triệu đồng. Năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng gần 4 lần so với năm 2012. Đây là kết quả của những khoản nợ nhóm 4 không thu hồi được, quá thời hạn nên buộc ngân hàng chuyển sang nợ nhóm 5. Tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu nhưng sự gia tăng đột biến như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Trước tình hình đó ngân hàng cần đưa ra các biện pháp cụ thể để giảm thiểu nợ có khả năng mất vốn hoàn toàn như nâng cao chất lượng bộ phận tín dụng bằng cách tổ chức giao lưu tập huấn cho các cán bộ tín dụng, tiến hành phân loại khách hàng để có thể đưa ra những chính sách thu hồi nợ cụ thể đối với từng khách 44 hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ….từ đó phần nào giảm thiểu nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Hình 4.2 Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ tại ACB_PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014. 6T 2013 6T 2014 6% 1% 10% 23% 67% 93% Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6T 2014 Sáu tháng đầu năm 2014. Nhìn chung trong thời gian này tình hình nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh qua các năm đặc biệt là nợ nhóm 4 và nhóm 5. Cụ thể nợ nhóm 4 trong thời gian này đã tăng gần 3 lần so với cùng kì năm trước nâng nợ nhóm này lên 226 triệu đồng. Nhóm nợ có khả năng mất vốn hoàn toàn đã tăng gần 5 lần so với cùng kì năm trước. Trước tình hình nợ xấu tăng mạnh như vậy cho thấy công tác thu hồi nợ quá hạn tại ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này chứng minh qua việc gia tăng nợ nhóm 4 và nhóm 5 là do nợ nhóm 3 chuyển sang cụ thể trong năm này nợ nhóm 3 đã giảm 805 triệu đồng. Qua đây cũng cho thấy trong năm 2013 ngân hàng đã tận thu được các khoản nợ quá hạn bằng việc thanh lí tài sản đảm bảo cũng như việc đôn đốc khách hàng trả nợ nên những khách hàng có khả năng đã hoàn trả các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng cụ thể trong 6t cuối năm 2013 tỉ lệ nợ xấu đã giảm rất nhiều so với đầu năm. Nhưng vẫn còn nhiều khách hàng đặc biệt là những khách hàng ngành thương mại dịch vụ và xây dựng không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả nợ cho ngân hàng nên chỉ tiêu này tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm 2014 Qua việc phân tích tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ ta thấy nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng có sự gia tăng mạnh mẽ qua các năm, tuy ngân hàng đã đẩy mạnh chất lượng bộ phận tín dụng, tạo mối quan hệ thân thiết với 45 khách hàng nhằm thúc đẩy công tác cho vay, thu hồi cũng như nâng cao chất lượng hoạt động tín dung, bên cạnh đó trước những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như trước áp lực cạnh tranh đối với các chi nhánh ngân hàng cùng địa bàn nên việc gia tăng nợ xấu là tất yếu. Tuy nhiên nợ xấu tại ngân hàng chiếm môt tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư nợ qua các năm. Điều này cũng cho thấy hiệu quả trong công tác cho vay, thẩm định khách hàng cũng như việc kiểm tra giám sát đôn đốc thu hồi các khoản cho vay dã làm cho nợ xấu ngân hàng giảm. Để nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa thì ngân hàng cần năng động hơn trong việc thu hồi các khoản nợ cũng như có những biện pháp cụ thể giúp thu hồi tốt các khoản nợ quá hạn từ đó giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng xuống mức thấp nhất nhằm năng cao chất lượng cũng như lợi nhuận cho ngân hàng. 4.4.2 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 Để hiểu rõ hơn cũng như biết dược những ngành kinh tế nào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng giai đoạn 20116T 2014 ta tiến hành phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế. Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền Thủy sản - - - Xây dựng - - Thương mại dịch vụ Tổng Số tiền % - 2013/2012 Số tiền Số tiền % % 3,93 - - 31 190 36,40 276 35,03 190 - 86 45,26 48 100 332 63,60 481 61,04 284 591,7 149 44,88 48 100 522 788 474 987,5 266 50,95 100 31 % 2012/2011 100 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 46 - Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB, PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Tổng 6T 2013 6T2014 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 45 2,85 (45) (100) 162 10,27 310 34,71 148 91,36 1.371 86,88 679 65,29 (692) (50,47) 1.578 100 989 100 (589) (37,33) Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 Qua bảng số liệu cũng như hình 4.3 thì nhìn chung nợ xấu tại ngân hàng chủ yếu tập trung vào ngành thương mại dịch vụ kế đến là ngành xây dựng và thủy sản. Đối với ngành thủy sản, trong giai đoạn từ 2011-2013 ngành này chỉ tồn tại nợ xấu trong năm 2013 với số tiền 31 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn này. Nguyên nhân là do năm 2011 ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với ngành này cụ thể tốc độ tăng cho vay ngành này chỉ tăng 11,22 % và 10,09 % trong năm 2012 và 2013. Song song đó ngân hàng tập trung xử lý nợ các hợp đồng tín dụng thuộc nhóm ngành này khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, riêng trong ngành thủy sản giảm mạnh sản lượng xuất khẩu do thị trường xuất khẩu của nhóm ngành này gặp khủng hoảng dẫn đến không có thị trường đầu ra buộc một số doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất, thậm chí một số doanh nghiệp khác phá sản. Đứng trước tình hình này, ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với ngành này đồng thời kết thúc hợp đồng tín dụng đã cho vay trước đó. Nên nợ xấu không tồn tại trong năm 2011 và 2012. Tuy nhiên dù đã hạn chế cho vay và đẩy mạnh thu hồi nợ trước hạn do nhiều khách hàng ngành này không còn đáp ứng được yêu cầu cầu ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều khách hàng không còn khả năng trả nợ từ đó nợ xấu ngành này tăng trong năm 2013. Đối với ngành xây dựng, nợ xấu ngắn hạn nhóm này xuất hiện vào năm 2012 và 2013 chiếm tỷ trọng 36,2% với giá trị 174 triệu đồng năm 2012 và 35,03% với giá trị 276 triệu đồng. Thị trường bất động sản không ổn định trong những năm qua, cao điểm vào năm 2011 thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng. Đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhu cầu tín dụng không còn cao. Do đó, phòng giao dịch đã thận trọng trong các hợp đồng tín dụng trong nhóm mục đích xây dựng, ưu tiên những hợp đồng tín dụng mục đích xây dựng với tài sản thế chấp đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng khi chủ xây dựng mất khả năng chi trả. Chính vì vậy nợ xấu đối với mục đích xây dựng không có trong năm 2011. Nhưng năm 2012 và 2013 nợ xấu lại tăng lên 47 do chủ thể vay không còn khả năng trả nợ, tài sản phát mãi không đủ bù đắp cho khoản vay của ngân hàng. Ngành thương mại dịch vụ, đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất trong tổng nợ xấu luôn trên 60% qua các năm và có tốc độ tăng mạnh qua các năm. Nợ xấu năm 2011 là 48 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế. Năm 2012 chỉ tiêu này là 322 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63,60% trong tổng nợ xấu và tăng gấp gần 5 lần so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu ngành này tăng 44,88% so với năm 2012, nâng nợ xấu lên 481 triệu đồng. Việc gia tăng nợ xấu trong ngành này một phần xuất phát từ sai lầm trong chính sách tập trung cho vay của ngân hàng đối với các chi nhánh và phòng giao dịch. Mặc dù trong thời điểm hiện tại nhóm vay theo ngành thương mại dịch vụ ít rủi ro hơn so với các ngành khác nhưng hợp đồng tín dụng trong ngành này thường ít có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp hay vật đảm bảo được đánh giá có giá trị thấp, thường là giá trị các hợp đồng nhỏ lẻ hay dựa vào thu nhập của người đi vay trong công việc tại công ty/ doanh nghiệp dẫn đến nếu xảy ra rủi ro trong thu nhập của người đi vay sẽ dễ dẫn đến khả năng phòng giao dịch mất hoàn toàn số tiền. Do năm 2012 phòng giao dịch hạn chế cho vay trung, dài hạn nhưng lại cho vay nhiều ở ngắn hạn thuộc ngành này tương đối cao. Tình trạng này xảy ra vào năm 2012 đồng thời kéo dài sang cả năm 2013, đã nâng nợ xấu của phòng giao dịch tăng lên. Hình 4.3 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ACB_PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014 6T 2013 3% 6T 2014 10% 10% 31% 87% Xây dựng Thương mại dịch vụ 59% Thủy sản Xây dựng Thương mại dịch vụ Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 48 Thủy sản Trong sáu tháng đầu năm 2014 Ngành thủy sản qua hình 4.3 ta thấy trong 6T đầu năm 2013 nợ xấu ngành này chiếm 3% trong tổng nợ xấu, bước qua 6T đầu năm 2014 ngành nay không còn tồn tại nợ xấu. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế các doanh nghiệp thủy sản bị ứ đọng hàng hóa sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên ngân hàng đã tiến hành thu hồi các khoản nợ trong ngành này suốt 3 năm 2011-2013 đồng thời hạn chế cho vay đối với ngành này, chỉ giải ngân đối với những khách hàng thật sự tốt và đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng từ đó đến 6T đầu năm 2014 ngành này không còn tồn tại nợ xấu. Ngành xây dựng Bước sang đầu năm 2014 tình hình nợ xấu ngành này tiếp tục tăng so với cùng kì năm trước, cụ thể tăng 184 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với 6t đầu năm 2014. Với tốc độ tăng như vậy cho thấy các khoản nợ xấu ngành này trong năm 2012 2013 không được thu hồi tốt nên tình trạng này kéo sang đến 6T đầu năm 2014 và đã làm tăng nợ nhóm 4 và nhóm 5. Tuy nhiên đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, từ đó ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ tại các ngân hàng.làm cho nợ xấu ngành này tăng. Ngành thương mại dịch vụ Tuy tình hình nợ xấu ngành này tăng mạnh trong năm 2013 nhưng ngân hàng cũng đã tiến hành thu hồi nợ nhanh chóng. Tình hình nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm so với cùng kì năm trước giảm 18,36% . với sự sụt giảm này cho thấy ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ bên cạnh đó trong năm 2014 tuy tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp hoạt động có lãi nên việc thu hồi các khoản nợ quá hạn được dễ dàng hơn, bên cạnh đó để đạt dược kết quả như vậy bộ phận cán bộ tín dụng đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ cũng như đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp vủa và nhỏ vượt qua khó khăn, tạo được lòng tin trong khách hàng từ đó quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng gắn bó hơn nên việc thu hồi nợ cũng có nhiều thuận lợi hơn. 49 4.4.3 Phân tích nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011 – 6t 2014 Để xem tình hình nợ xấu của ngân hàng có chuyến biến tích cực hay không, chúng ta cần đánh giá tình hình nợ xấu đối với từng đối tượng khách hàng trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với từng đối tượng khách hàng để hạn chế rủi ro. Ta xét bảng số liệu sau: Bảng 4.21 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Doanh nghiệp 48 Cá nhân,HGĐ Tổng 48 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2013/2012 Số tiền % 100 357 68,39 434 55,08 309 643,75 0 165 31,61 354 44,92 165 522 788 100 100 100 % 77 21,57 0 189 114,55 474 987,50 266 50,96 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 Bảng 4.22 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB, PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6T 2013 6T 2014 6T2014/6T2013 Chỉ tiêu Số tiền Doanh nghiệp Cá nhân, HGĐ Tổng % Số tiền % Số tiền % 1.198 75,92 457 46,21 -741 (61,85) 380 24,08 532 53,79 152 40,00 1.578 100 989 100 -589 (37,33) Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu tại ngân hàng tăng mạnh qua các năm đặc biệt tăng mạnh và năm 2012. Trong đó nợ xấu đối với đối tượng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao luôn trên 60% trong tổng nợ xấu. Điều này có thể lí giải là do ngân hàng tập trung cho vay đối với đối tượng này, tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực như giá cả tăng cao làm cho chi phí đầu vào tăng lên bên cạnh đó cơn sốt giá vàng trong nước đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống cũng như hoạt động kinh doanh doanh nghiệp làm cho việc hoàn trả các khoản vay gặp nhiều khó khăn. Song song đó nguyên nhân chủ quan là do Ngân hàng đã dễ dãi 50 trong khâu xét duyệt cũng như là thẩm định lại khả năng tài chính của doanh nghiệp trên bởi vì doanh nghiệp này được Ngân hàng đánh giá là khách hàng tốt sau nhiều lần vay vốn luôn thực hiện nghĩa vụ đúng hạn. Còn khách hàng thì thiếu sự nhìn nhận chính xác về nền kinh tế hiện tại, mở rộng qui mô thiếu định hướng; nguyên nhân khách quan là do những năm gần đây, Thành phố Cần Thơ ngày càng tiến sâu vào quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa với các khu dân cư, tái định cư song song đó là khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều như Khu dân cư Hưng Phú, 586, Hồng Phát, Khu Công nghiệp Hưng Phú, Trà Nóc, Cái Răng,… đi cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ làm cho thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp nước ngoài được sự hậu thuẫn từ các tập đoàn quốc tế hùng mạnh. Những điều kiện đó đòi hỏi bản lĩnh vững vàng của các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, do đó, Ngân hàng luôn luôn phải cẩn trọng từng bước trong quy trình cấp tín dụng trước khi giải ngân. Với khách hàng là cá nhân hộ gia đình thì đối tượng này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự biến dộng của kinh tế, nhiều khách hàng chay ì không trả nợ đúng hạn cũng như không có thành ý trả nợ. Từ đó, nợ xấu tại ngân hàng tăng lên cụ thể tăng 233% trong năm 2012 và 336% trong năm 2013 so với năm trước. Hình 4.4 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB_ PGD Tây Đô 6T đầu năm 2014. 6T 2014 6T 2013 24% 46% 54% 76% Doanh nghiệp Doanh nghiệp Cá nhân hộ gia đình Cá nhân hộ gia đình Nguồn: phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t 2014 51 Sáu tháng đầu năm 2014 Nợ xấu đối với đối tượng là doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh so với cùng kì năm trước với mức giảm 741 triệu đồng tương đương giảm gần 61,85%. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do ngân hàng đã xử lí tốt các khoản nợ xấu trong năm 2013 nên nợ xấu chuyển sang đầu năm 2014 giảm xuống. đồng thời nhiều doanh nghiệp hoạt động bắt đầu có lãi nên đã hoàn trả các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng nên góp phần làm giảm nợ xấu trong thời gian này. Đối với đối tượng là khách hàng cá nhân nợ xấu tăng mạnh so với cùng kì năm 2013 tăng 152 triệu đồng với mức tăng gần 40%, và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nợ xấu tại thời điểm này( trên 50%). Tình hình nợ xấu đối tượng này tăng trong năm 2014 là do chỉ tiêu này đã tồn tại trong năm 2013 và chuyển sang năm 2014 do ngân hàng không xử lí được các khoản nợ đối với khách hàng là cá nhân hộ gia đình. Một nguyên nhân có thể đề cập đến là do trong năm 2013 nền kinh tế có sự phục hồi sau một năm 2012 đầy khó khăn. Tuy nhiên dời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn như giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá vàng không ổn định cũng phần nào ảnh hưởng, bên cạnh đó sự biến động của giá xăng dầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân. Các cá nhân hộ gia đình đến vay ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn mua sắm sữa chữa nhà cũng như kinh doanh nhỏ lẽ. Từ đó những biến động mạnh từ nền kinh tế đã ảnh hưởng đến đời sống cũng như hoạt động kinh doanh của đối tượng này. Từ đó nợ xấu đối tượng này tăng qua các năm. Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng qua các năm, đây là tín hiệu báo động cho công tác tín dụng tại ngân hàng đặc biệt là công tác tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên qua phân tích nợ xấu theo nhóm nự thì chủ yếu nợ xấu tại ngân hàng chiếm tỷ trọng cao là nợ thuộc nhóm 3 nên có thể nói công tác tín dụng tại ngân hàng tương đối tốt. Để năng cao chất lượng tín dụng cũng như tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong thừi gian tới thì ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tín dụng hơn nữa đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tình trạng tồn tại nợ xấu là không thể tránh khỏi, mức nợ xấu quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng vì nó làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng tùy theo qui mô và tình hình vốn của từng Ngân hàng mà nợ xấu sẽ phát sinh mức rủi ro khác nhau và Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên làm sao cho chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. 52 4.5 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH TMCP Á CHÂU, PGD TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011-6T 2014 Bảng 4.23 Các chỉ tiêu đáng giá rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ACB, PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6t 2014 CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 1 Tổng VHĐ tr.đồng 298.755 227.335 177.858 202596 158.732 2 Tổng dư nợ tr.đồng 43.751 68.216 76.757 88.712 88.082 3 DSCV NH tr.đồng 31.029 40.795 46.914 18.432 21.758 4 DSTN NH tr.đồng 20.500 12.999 40.449 7.364 13.328 5 Dư nợ ngắn hạn tr.đồng 27.563 55.359 61.824 66.427 70.524 6 Dư nợ ngắn hạn bình quân tr.đồng 1.196 22.123 27.094 43.464 68.476 7 Nợ xấu ngắn hạn tr.đồng 48 522 788 1.578 989 8 Nợ có khả năng mất vốn tr.đồng 22 86 20 98 9 Dự phòng RRTD tr.đồng 294 710 799 901 1.115 A. Tổng dư nợ/tổng VHĐ(2/1) lần 0,15 0,30 0,43 0,44 0,55 B. Dư nợ ngắn hạn/ tổng DN (5/2) lần 63,00 81,15 80,55 74,88 80,07 Vòng 1,13 0,59 1,49 0,17 0,19 % 66,07 31,86 86,22 39,95 61,26 I. Hệ số rủi ro tín dụng(7/5) % 0,17 0,94 1,27 2,38 1,40 II. Hệ số dự phòng RRTD(9/5) % 1,07 1,28 1,29 1,36 1,58 III. Hệ số khă năng bù đắp RRTD (9/7) % 6,13 1,36 1,01 0,57 1,13 IV. Hệ số khả năng mất vốn(8/6) % 0 0,10 0,32 0,05 0,14 Các chỉ tiêu đánh giá TDNH C. Vòng quay vốn TDNH(4/6) D. Hệ số thu nợ NH(4/3) Các chỉ tiêu đánh giá RRTD Nguồn: phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ,PGD Tây Đô, 2011-6t2014 4.5.1 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ Qua bảng 4.21 ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng cao 53 qua các năm, trên 60%, năm 2012 tình hình dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ có sự sụt tăng so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều biến động, tình hình hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng,nên tác động tích cực đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng đặc biệt là tín dụng ngắn hạn đã ảnh hưởng đến tình hình dư nợ tại ngân hàng, năm 2013 chỉ tiêu này có sự sụt giảm nguyên nhân là do ảnh hưởng cua tình hình kinh tế từ năm 2012 kéo dài đến năm 2013 nên trong năm 2013 ngân hàng đã chủ động thu hồi các khoản nợ không còn đáp ứng được yêu cầu đồng thời hạn chế hạn mức cho vay, nên chỉ tiêu này giảm so với năm 2012. Bước sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 chính phủ đã kiềm chế lạm phát thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển nên nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng lên chỉ tiêu này có sự tăng nhẹ, điều này cho thấy ngân hàng đã phản ứng tốt với sự biến động của nền kinh tế Tổng dư nợ ngắn hạn/vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp có thể là ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao. Trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả không được tốt và tổng dư nợ tăng qua năm 2011 đến 6t2014. Tỷ số dư nợ ngắn hạn/ vốn huy động tăng qua 3 năm cho thấy sự nỗ lực của phòng giao dịch trong việc mở rộng công tác cho vay và tận dụng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên tỷ số dư nợ ngắn hạn/ vốn huy động khá thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy dư nợ của ngân hàng khá thấp so với vốn huy động. Điều này này phù hợp với mục đích hoạt động của phòng giao dịch khi hoạt động huy động vốn là chủ yếu thay gì cho vay. Vì thế nguồn vốn huy động hiện giờ của phòng giao dịch huy động chưa được tận dụng tốt và chưa mang lại hiệu quả. Ngoài ra việc doanh số cho vay cũng như dư nợ ngắn hạn của phòng giao dịch thấp còn do phòng giao dịch khó cạnh tranh được với các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn và sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng vay. Vì vậy trong thời gian tới phòng giao dịch nên cố gắng tập trung khai thác nguồn vốn huy động được thông qua cho vay tín dụng nhằm tăng tín hiệu quả cho phòng giao dịch.Để làm được điều đó phòng giao dịch nên tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường các sản phẩm dịch vụ, … nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hệ số thu nợ ngắn hạn Ta thấy ngân hàng có hệ số thu nợ ngắn hạn tăng giảm không ổn định từ 66% năm 2011 giảm còn 31,86 % vào năm 2012, và tăng mạnh lên 86,22% 54 vào năm 2013. Hệ số thu nợ phản ánh chất lượng tín dụng hay hiệu quả trong công tác thu nợ. Hệ số thu nợ giảm vào năm 2012, một phần do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vào năm 2012. Những khó khăn không dừng lại ở đó mà còn kéo hệ lụy sang cả năm 2013 nhưng ngân hàng đã có những chính sách định hướng đúng đắn cho phòng giao dịch trong hoạt động thu nợ năm 2013, vì thế phòng giao dịch đã cố gắng thu hồi các khoản nợ vay giúp hệ số thu nợ tăng lên đến 86,22%. Có thể thấy mặc dù hệ số thu nợ có tăng giảm không đều nhưng hệ số thu nợ ngắn hạn của phòng giao dịch luôn ở mức cao trong những năm qua chứng tỏ phòng giao dịch thực hiện công tác theo dõi và thu hồi nợ khá tốt. Tuy nhiên phòng giao dịch cần duy trì và nâng cao hơn hệ số thu nợ này để giảm thiểu khả năng món nợ rơi vào nợ quá hạn và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Trong sáu tháng đầu năm 2014 hệ số thu nợ tại ngân hàng tăng so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ được tiến hành dễ dàng hơn bên canh đó bộ phận tín dụng đã hoạt động tích cự nhằm thu hồi hết các khoản nợ cho ngân hàng nên hệ số thu hồi nợi trong thời gian này tăng lên Vòng quay vốn tín dụng Hình 4.5 Vòng quay vốn tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Vòng quay vốn TDNH 1.6 1.4 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 2011 2012 2013 Vòng quay vốn TDNH Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển của khoản vay ngắn hạn mà phòng giao dịch cung cấp, chỉ tiêu này cho biết phòng giao dịch thu được nợ ngắn hạn khách hàng bao nhiêu để có thể lại cho vay mới. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng không đều qua 3 năm. Và cả 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng là 1,13 vòng. Sang năm 2012, vòng quay vốn tín dụng là 0,59 vòng. Vòng quay vốn trong năm này giảm mạnh là do tình hình nợ xấu tại ngân hàng trong thòi gian này tăng cao cụ thể nợ xấu năm 2012 tăng gấp 10 lần so với năm 2011 điều này cho thấy ngân 55 hàng không thu hồi được các khoản nợ đến hạn nên vòng quay vốn giảm xuống mạnh (1 vòng quay mất 2 năm).Năm 2013, vòng quay vốn tín dụng là 1,49 vòng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của phòng giao dịch hiện nay chưa được tốt. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do hiện nay phòng giao dịch Tây Đô chủ yếu thực hiến chức năng huy động vốn trong các tổ chức kinh tế và dân cư. Việc cho vay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn huy động của phòng giao dịch vì thế không được chú trọng nhiều. Dù doanh số cho vay hiện nay của phòng giao dịch tăng, doanh số huy động giảm nhưng nhìn chung tỷ lệ giữa cho vay/vốn huy động hiện nay khá thấp. Phòng giao dịch cần có những xem xét và điều chỉnh kịp thời nhằm gia tăng hiệu quả vốn tín dụng. 4.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn Hệ số rủi ro tín dụng Hình 4.6 Hệ số rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 20113 Hệ số rủi ro tín dụng 1.5 1 0.5 0 2011 2012 Hệ số rủi ro tín dụng 2013 Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013 Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ (hệ số rủi ro tín dụng) Chỉ tiêu này phản ánh một cách rõ rệt chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì cho thấy chất lượng tín dụng càng cao.Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 0,11% năm 2012 là 0,77% sang năm 2013 là 1,03% và đến tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này là 1,12% cho thấy chất lượng tín dụng trong thời gian này là khá cao và được như vậy là vì ngân hàng đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để để thực hiện những giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu một cách tốt nhất và góp phần nâng cao hoạt động chất lượng tín dụng ngắn hạn của PGD qua đó thấy được sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên của PGD nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh. 56 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng. Hình 4.7 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Hệ số dự phòng RRTD 1.4 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 2011 2012 2013 Hệ số dự phòng RRTD Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013 Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để bù đắp cho những tổn thất xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết. Nếu tỷ lệ này tăng lên đồng nghĩa với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng nên số tiền trích lập ngày càng lớn. Năm 2011 hệ số này là 1,07% tăng lên 1,28% trong năm 2012 và 1,29% năm 2013. Hệ số này tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ qua việc nợ xấu tại ngân hàng tăng mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2012. Tăng gần 10 lần so với năm trước. nên việc trích lập dự phòng trong năm này tăng lên là điều tất yếu. Hệ số bù đắp dự phòng rủi ro tín dụng Hình 4.8 Hệ số bù đắp dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Hệ số bù đắp dự phòng RRTD 7 6 5 4 3 2 1 0 2011 2012 2013 Hệ số khă năng bù đắp RRTD Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013 57 Hệ số này cho biết khả năng bù đắp những rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng như cam kết. Qua bảng số liệu qua các năm hệ số này luông tăng. Năm 2011 hệ số này là 6,13% chỉ số này rất cao cho thấy trong năm này ngan hàng trích dự phòng rất lớn cho các khoản nợ ngân hàng nghi ngờ. Số 6,13 cho ta biết số dự phòng 1 đồng rủi ro tín dụng ngắn hạn thì được ngân hàng dùng 6 đồng bđể dự phòng và bù đắp nếu rủi ro xảy ra. Chỉ số này cao thì hoạt động tín dụng được an toàn, tuy nhiên khi ngân hàng trích lập dự phòng quá cao sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh tại ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng cần xác định đúng số dự phòng cần trích lập để vừa giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra vừa năng cao tính hiệu quả nguồn vốn ngân hàng. Hệ số khả năng mất vốn Hình 4.9 Hệ số khả năng mất vốn tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Hệ số khả năng mất vốn 0.35 0.3 0.25 0.2 0.15 0.1 0.05 0 2011 2012 2013 hệ số khả năng mất vốn Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013 Phản ánh thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu từ các khoản vay do không thu hồi được dù đã dùng nhiều biện pháp (nợ nhóm 5) buộc ngân hàng phải dùng nguồn dự phòng đã trích lập để bù đắp. Tỷ lệ này rât nhỏ qua các năm, tuy qua các năm có sự tăng lên nhưng không đáng kể, có thể thấy hệ số này chiếm tỷ trọng nhỏ là do nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu ngân hàng. Để giữ tỷ lệ nợ xấu thấp như thế thì ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực như đôn đốc thu hồi nợ, nhắc nhỡ khách hàng khi gần đến hạn thanh toán cho ngân hàng, song song đó việc thanh lí các tài sản đảm bảo được tiến hành thông qua thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng nên giảm một phần chi phí hơn so với việc đưa ra tòa. Từ đó các khoản nợ quá hạn được thu về nhiều hơn làm nợ xấu ngân hàng giảm xuống đặc biệt là nợ nhóm 5. 58 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ-PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1 Những thuận lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ-phòng giao dịch Tây Đô Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Nghị quyết 11 từ tháng 2/2011 là một nước quan trọng theo hướng lấy lại sự ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã lấy lại sự ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012 và 2013. Lạm phát đã giảm xuống mức một con số, tỷ giá hối đoái chính thức ổn định và dự trữ quốc tế đã tăng lên. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 thông qua ngày 1/3/2012; Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) thông qua ngày 31/5/2013. Các biện pháp được thực hiện từ năm 2011 đến nay đã giúp hoạt động ngân hàng bước đầu được cơ cấu lại theo hướng lành mạnh hơn. Tính thanh khoản của hệ thống NHTM cơ bản được bảo đảm, lãi suất liên ngân hàng được duy trì ở mức ổn định. Xử lý căn bản những TCTD yếu kém, xử lý một phần nợ xấu, cơ cấu lại một bước nhỏ sở hữu các NHTM. Cần Thơ ngày một phát triển là trung tâm kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Cần Thơ khá thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng. Ngân hàng TMCP Á Châu nhanh chóng ứng dụng các công nghệ phần mềm mới trong việc điều hành giám sát các khoản vay. 5.1.2 Những khó khăn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Tây Đô Nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao trong những năm qua mặc dù ngân hàng Nhà nước đang cố gắng kiểm soát, thị trường vàng nhiều biến động, một số ngành nghề gặp khó khăn nghiêm trọng như ngành thủy sản, ngành xây dựng. Đây cũng chính là những yếu tố tác động gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng được mở rộng trong khi đó công tác thẩm định, xem xét các dự án cho vay còn nhiều hạn 59 chế, cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng , đây là thách thức không nhỏ đối với ngân hàng. Hoạt động cho vay ngắn hạn chưa phân bổ đầu tư nguồn vốn cho vay hợp lý, chưa đa dạng hóa được rủi ro cũng như chưa khai thác hết tiềm năng các đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh tế mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu là sản xuất kinh doanh thương mại nên khi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, lĩnh vực kinh tế này kém hiệu quả sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay làm ảnh hưởng đến kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số lượng các ngân hàng tại địa bàn ngày càng nhiều, điều này tạo áp lực và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ngân hàng còn tập trung cho vay nhiều đối với ngành thương mại dịch vụ. chưa chủ động mở rộng thị trường mới Một số cán bộ tín dụng chưa thật sự nắm rỏ sự thay đổi của thị trường, chưa tạo quan hệ tốt đối với khách hàng. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 5.2.1 Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngân hàng nên xây dựng bộ phận Marketing chuyên nghiệp để tiếp thị và quảng bá hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng, thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đặc biệt phải có chính sách tri ân đối với khách hàng có số dư tiền gởi lớn tại ngân hàng. Tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng cũ cũng như mới, tìm hiểu những nhu cầu, thị hiếu để thể hiện sự quan tâm của mình đến khách hàng vào những dịp lễ quan trọng như tết, sinh nhật,... cần có những món quà phù hợp với giới tính, văn hóa,… như ngày tết có thể tặng lịch, phiếu mua hàng ở siêu thị, đồng hồ treo tường,… Đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cho từng nhóm khách hàng khác nhau lựa chọn, có chính sách khuyến mãi hấp dẫn tạo nhu cầu cho khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt, đầu tư hiện đại hóa công nghệ kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ thanh toán cho mọi tầng lớp khách hàng thông qua việc phát hành đa dạng các loại thẻ điện tử với nhiều chức năng, tiện ích khác nhau, song song đầu tư mở rộng phân bố máy rút tiền tự động ATM ở những nơi thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch cũng như cố gắng khắc phục những hạn chế trong quá trình sử dụng thẻ mà người sử dụng không hài lòng. Từ đó liên kết với doanh 60 nghiệp, cơ quan nhà nước trong việc thu hộ nợ hay trả lương hộ thông qua ngân hàng. Trong tình hình cạnh tranh gây gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, Ngân hàng nên mở rộng đối tượng khách hàng mới, đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại là điều cần thiết, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh tế cho vay vốn, không nên cho khách hàng vay vốn tập trung chủ yếu vào một vài lĩnh vực kinh tế đang tồn tại hiện nay vận tải kho bãi, thương nghiệp. Việc mở rộng, đa dạng hình thức quy mô, chất lượng phải đảm bảo lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất, khả năng tài chính, nhằm hạn chế tối đa rủi ro mang lại cho Ngân hàng. Cán bộ tín dụng thường xuyên rà soát, đánh giá lại khách hàng theo mức độ tín nhiệm. Kiểm tra lại việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các phòng ban phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về số liệu, những dấu hiệu khả nghi trong việc thu nợ của khách hàng nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Cán bộ tín dụng cần tìm hiều tình hình hoạt động kinh doanh của ngành nghề cho vay, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nghề của khách hàng. Đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thời hạn và tiến độ, nếu xảy ra chậm trễ cần có kế hoạch cụ thể giúp đỡ khách hàng trong trả nợ vay, đồng thời có hướng xử lý nhanh chóng, kịp thời. 5.2.3 Chủ động phân tán rủi ro Chủ động phân tán rủi ro là hành động mà ngân hàng luôn nên đề cập đến trong suốt quá trình cho khách hàng vay. Ngân hàng không nên tập trung cho vay vào các đối tượng cùng chung nhóm ngành nghề nào đó quá nhiều, mặc dù ngành nghề đó đang phát triển cũng cần cân nhắc đến tình trạng phát triển nóng sẽ dễ rơi vào khủng hoảng. Thực hiện đầy đủ, đúng và tốt các khâu trong quy trình tín dụng của ngân hàng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay là công việc quan trọng nhằm khắc phục hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn, nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. 61 Đối với tình huống khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh gây trở ngại công tác thu hồi nợ, ngân hàng và cán bộ tín dụng cần phối hợp giúp đỡ khách hàng vượt qua khó khăn nhằm kết thúc hợp đồng mà không phải để rơi vào nợ xấu gây thiệt hại cho khách hàng lẫn ngân hàng. Cán bộ tín dụng nên nắm rõ tình hình kinh doanh của từng khách hàng cho vay tại địa bàn qua đó có kế hoạch giúp đỡ khách hàng và có biện pháp giải quyết kịp thời, hay xem xét gia hạn thêm thời gian trả nợ vay cho khách hàng nếu cần thiết. 5.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng Để nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn, ngân hàng cần có các cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn cao, tích cực tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng từ khâu thẩm định khách hàng, đến theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, thu hồi nợ, và trình độ chuyên môn về một nhóm ngành nghề nào đó. Vì thế, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức tín dụng là một yêu cầu bức thiết, có tính thường xuyên cũng như lâu dài. Bên cạnh những áp lực công việc của cán bộ tín dụng thì ngân hàng cần có chính sách lương thưởng khuyến khích công bằng công tác thi đua tốt cho cán bộ tín dụng. Tạo sân chơi giải trí, hoạt động tập thể nhằm nâng cao khả năng đoàn kết của nhân viên. 5.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng Công tác kiểm soát nội bộ nhằm mục đích ngăn chặn và xử lí kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể nội dung kiểm soát nội bộ. Kiểm tra việc chấp hành quy trình cho vay vốn và quy chế đảm bảo tiền vay Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản vay đã cho vay có cần những vấn đề cần bổ sung sữa chữa Phân tích đánh giá chất lượng của các khoản vay để làm cơ sở vững chắc cho khoản vay tiếp theo. Tiến hành phân loại nợ, phân loại dư nợ, tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biện pháp cụ thể để xử lí các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sủ dụng vốn của khách hàng. 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Sự phát triển của nền kinh tế của một đất nước không thể không có sự hiện diện của ngân hàng. Với vai trò trung gian giữa thu hút và cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, một công cụ để Nhà Nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là cầu nối tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế, ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Kết quả hoạt động của ngân hàng cũng tác động đến nền kinh tế thị trường và các ngân hàng luôn có sự ảnh hưởng, liên kết với nhau. Qua thời gian từ năm 2011 đến năm 6T2014, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô đã luôn nỗ lực hết mình nhằm đem đến những sản phẩm dịch vụ thiết thực cho khách hàng bên cạnh đó còn góp phần vào cung cấp vốn cho người dân tại Cần Thơ. Mặc dù nền kinh tế qua 3 năm 2011-2013 gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn có những kết quả kinh doanh nhất định.Qua quá trình phân tích hoạt động rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ta thấy: Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn nên việc nâng cao khả năng huy động vốn là rất cần thiết.. Ngân hàng cần có chính sách huy động tiền gửi nhiều hơn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nhằm tạo uy tín và thương hiệu cho ngân hàng tại địa bàn. Về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn: Tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng thông qua các chỉ số như doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng trưởng qua các năm. Riêng dư nợ không ổn định qua các năm. Ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn nhất vào năm 2012 - 2013 khi nợ xấu tăng cao so với năm 2011 và năm 2013. Đứng trước những khó khăn của nền kinh tế vào năm 2011, ngân hàng có doanh số thu nợ cao, dư nợ bình quân giảm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu thấp và trong khả năng kiểm soát của ngân hàng. Hoạt động cho vay tăng qua các năm. Ngân hàng đón đầu được những khó khăn và có chính sách thu hồi nợ trong các ngành nghề gặp khó khăn tại địa bàn như ngành thủy sản. Ngân hàng tập trung cho vay đối với ngành thương nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên Ngân hàng cần san sẻ rủi ro, không nên tập trung vào một mảng hay nhóm ngành nghề nào đó, cố gắng mở rộng công tác cho vay đa dạng và trong khả năng kiểm soát. 63 Về tình hình rủi ro tín dụng: Qua phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ, ngành kinh tế và đối tượng khách hàng thì nhìn chung nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2012. Nợ xấu ngắn hạn chủ yếu tập trung nợ nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn. Rủi ro xảy ra ở nhóm này chưa cao khả năng thu hồi các khoản nợ này về còn cao, tuy niên ta thấy trong những năm 2011-6T2014 tình hình thu nợ xấu tại ngân hàng chưa thật sự tốt cụ thể là nợ nhóm 4 và nhóm 5 gia tăng qua các năm và tốc độ tăng cao. Tuy nợ xấu ngắn hạn tăng nhưng vẫn ở mức ngân hàng kiểm soát được nên rủi ro xảy ra là không cao. Trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra rà soát hoạt động tín dụng nhất là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Các chỉ tiêu đánh giá : qua phân tích các chỉ tiêu như hệ số thu nợ ngắn hạn, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/vốn huy động ngắn hạn,vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu hệ số khả năng mất vốn, hệ số DPRRTD cho ta thấy kết quả, chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ta tương đối tốt và mức độ xảy ra rủi ro là thấp, các chỉ tiêu đánh giá đều nằm ở mức cho phép theo quy định của hệ thống ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đặc biệt là nợ nhóm 5, nhóm nợ cực kì nguy hiểm tăng mạnh qua các năm, tuy tỷ lệ tăng cũng như số lượng tăng không cao vẫn nằm trong tằm kiểm soát của ngân hàng nhưng nợ nhóm này tăng lên cho thấy vẫn còn thiếu sót trong công tác thu hồi nợ cũng như kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn. Chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn về tình hình khách hàng vay vốn tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Nhìn chung qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn cũng như tình hình kiểm soát rủ ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6T2014 ta thấy trong thời gian này nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng nhưng ACB_Tây Đô vẫn hoạt động tốt và kiểm soát rủi ro rất tốt, các chỉ số đánh giá đều nằm trong giới hạn cho phép. Hoạt động tín dụng ngắn hạn được chú trọng đúng mức công tác cho vay thu hồi nợ được tiến hành rất hành rất tốt, quá trình xử lí nợ quá hạn được thực hiện dung quy trình và linh hoạt giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất cho ngân hàng khi xử lí tài sản đảm bảo. Từ đó rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là không cao. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa những chính sách những họat động kiểm soát rủi ro hơn nữa để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đăng Dờn,2013. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông 2 Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 3 Trần Ái Kết, 2007. Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 4 Nguyễn Văn Tiến, 2013. Vòng quay tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng. http://bank.hvnh.edu.vn/4980/news-detail/818655/2012-2013/vong-quay-tindung-noi-gi-ve-hieu-qua-tin-dung-gs-ts-nguyen-van-tien.html 5 Phòng kinh doanh - NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô, n.d. Báo cáo tài chính ba năm 2011-2013 của Ngân hàng TMCP Á Châu. 6 Phòng kinh doanh - NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô, n.d. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2013 và định hướng hoạt động 2014 của Ngân hàng TMCP Á Châu. 7 Nghị định 493/2005 NĐ-CP về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 65 [...]... chọn đề tài Phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm giúp có một cái nhìn khái quát hơn về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch Tây Đô, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch 1.2 MỤC... đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ Phân tích đáng giá thực trạng rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh... trung phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. .. cổ phần Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng lớn tại thành phố Cần Thơ với vốn điều lệ gần mười ngàn tỷ đồng, với chức năng chính là huy động vốn, sử dụng vốn, thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ và phát hành tín dụng Hiện nay, tại Cần Thơ, ngân hàng Á Châu có 1 chi nhánh tại quận Ninh Kiều và 5 phòng giao dịch, trong đó phòng giao dịch Tây Đô là một trong những phòng giao dịch. .. của phòng giao dịch Tây Đô giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 2 1.3.2 Phạm vi không gian Phạm vi không gian của nghiên cứu này là tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN... MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 3.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số 52/QP-UBND tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh, giấy phép chấp nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NHNN Việt Nam cấp, số 069384 do Ủy Ban kế Hoạch tỉnh Cần. .. pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối giữa các năm, kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê mô tả qua biểu bảng thống kê, dùng đồ thị, biểu đồ để biểu diễn và tính tỷ trọng qua các năm để phân tích thực trạng về cho vay ngắn hạn tại phòng giao dịch Tây Đô Phân tích các chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn, phân tích, đánh giá các... lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô, đã giúp kết quả kinh doanh qua 3 năm từ 2010-2012 khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động 17 Bảng 3.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 – 2013 của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ... toán cả năm khá cao, tăng khoảng 20%; tín dụng ước tính cả năm tăng khoảng 7% (tăng 6,45% so với cuối năm 2011) Ngân hàng đã có những biện pháp phòng tránh rủi ro và công tác quản lý tốt trong năm 2013 đã góp phần làm cho lợi nhuận cao hơn năm 2012 là 533 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 22,71% 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ... Ngân hàng thương mại NHNH: Ngân Hàng Nhà Nước TMCP: Thương mại cổ phần HĐQT: Hội đồng quản trị PGD: Phòng giao dịch TPCT: Thành phố Cần Thơ BĐS: Bất động sản ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long TCTD: Tổ chức tín dụng VHĐ: Vốn huy động RRTD: Rủi ro tín dụng NH: Ngắn hạn DPRRTD: Dự phòng rủi ro tín dụng DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ TDNH: Tín dụng ngắn hạn HGĐ: Hộ gia đình DNNH: Dư nợ ngắn hạn

Ngày đăng: 30/09/2015, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w