Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ phòng giao dịch tây đô (Trang 73)

ngại công tác thu hồi nợ, ngân hàng và cán bộ tín dụng cần phối hợp giúp đỡ khách hàng vượt qua khó khăn nhằm kết thúc hợp đồng mà không phải để rơi vào nợ xấu gây thiệt hại cho khách hàng lẫn ngân hàng. Cán bộ tín dụng nên nắm rõ tình hình kinh doanh của từng khách hàng cho vay tại địa bàn qua đó có kế hoạch giúp đỡ khách hàng và có biện pháp giải quyết kịp thời, hay xem xét gia hạn thêm thời gian trả nợ vay cho khách hàng nếu cần thiết.

5.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng

Để nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn, ngân hàng cần có các cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn cao, tích cực tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng từ khâu thẩm định khách hàng, đến theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, thu hồi nợ, và trình độ chuyên môn về một nhóm ngành nghề nào đó. Vì thế, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức tín dụng là một yêu cầu bức thiết, có tính thường xuyên cũng như lâu dài.

Bên cạnh những áp lực công việc của cán bộ tín dụng thì ngân hàng cần có chính sách lương thưởng khuyến khích công bằng công tác thi đua tốt cho cán bộ tín dụng. Tạo sân chơi giải trí, hoạt động tập thể nhằm nâng cao khả năng đoàn kết của nhân viên.

5.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng hàng

Công tác kiểm soát nội bộ nhằm mục đích ngăn chặn và xử lí kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể nội dung kiểm soát nội bộ.

Kiểm tra việc chấp hành quy trình cho vay vốn và quy chế đảm bảo tiền vay

Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản vay đã cho vay có cần những vấn đề cần bổ sung sữa chữa

Phân tích đánh giá chất lượng của các khoản vay để làm cơ sở vững chắc cho khoản vay tiếp theo.

Tiến hành phân loại nợ, phân loại dư nợ, tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biện pháp cụ thể để xử lí các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sủ dụng vốn của khách hàng.

63

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Sự phát triển của nền kinh tế của một đất nước không thể không có sự hiện diện của ngân hàng. Với vai trò trung gian giữa thu hút và cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, một công cụ để Nhà Nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là cầu nối tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế, ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Kết quả hoạt động của ngân hàng cũng tác động đến nền kinh tế thị trường và các ngân hàng luôn có sự ảnh hưởng, liên kết với nhau. Qua thời gian từ năm 2011 đến năm 6T2014, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô đã luôn nỗ lực hết mình nhằm đem đến những sản phẩm dịch vụ thiết thực cho khách hàng bên cạnh đó còn góp phần vào cung cấp vốn cho người dân tại Cần Thơ. Mặc dù nền kinh tế qua 3 năm 2011-2013 gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn có những kết quả kinh doanh nhất định.Qua quá trình phân tích hoạt động rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ta thấy:

Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn nên việc nâng cao khả năng huy động vốn là rất cần thiết.. Ngân hàng cần có chính sách huy động tiền gửi nhiều hơn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nhằm tạo uy tín và thương hiệu cho ngân hàng tại địa bàn.

Về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn: Tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng thông qua các chỉ số như doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng trưởng qua các năm. Riêng dư nợ không ổn định qua các năm. Ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn nhất vào năm 2012 - 2013 khi nợ xấu tăng cao so với năm 2011 và năm 2013. Đứng trước những khó khăn của nền kinh tế vào năm 2011, ngân hàng có doanh số thu nợ cao, dư nợ bình quân giảm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu thấp và trong khả năng kiểm soát của ngân hàng. Hoạt động cho vay tăng qua các năm. Ngân hàng đón đầu được những khó khăn và có chính sách thu hồi nợ trong các ngành nghề gặp khó khăn tại địa bàn như ngành thủy sản. Ngân hàng tập trung cho vay đối với ngành thương nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên Ngân hàng cần san sẻ rủi ro, không nên tập trung vào một mảng hay nhóm ngành nghề nào đó, cố gắng mở rộng công tác cho vay đa dạng và trong khả năng kiểm soát.

64

Về tình hình rủi ro tín dụng: Qua phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo nhóm nợ, ngành kinh tế và đối tượng khách hàng thì nhìn chung nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2012. Nợ xấu ngắn hạn chủ yếu tập trung nợ nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn. Rủi ro xảy ra ở nhóm này chưa cao khả năng thu hồi các khoản nợ này về còn cao, tuy niên ta thấy trong những năm 2011-6T2014 tình hình thu nợ xấu tại ngân hàng chưa thật sự tốt cụ thể là nợ nhóm 4 và nhóm 5 gia tăng qua các năm và tốc độ tăng cao.

Tuy nợ xấu ngắn hạn tăng nhưng vẫn ở mức ngân hàng kiểm soát được nên rủi ro xảy ra là không cao. Trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra rà soát hoạt động tín dụng nhất là hoạt động tín dụng ngắn hạn.

Các chỉ tiêu đánh giá : qua phân tích các chỉ tiêu như hệ số thu nợ ngắn hạn, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/vốn huy động ngắn hạn,vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu hệ số khả năng mất vốn, hệ số DPRRTD cho ta thấy kết quả, chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô ta tương đối tốt và mức độ xảy ra rủi ro là thấp, các chỉ tiêu đánh giá đều nằm ở mức cho phép theo quy định của hệ thống ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đặc biệt là nợ nhóm 5, nhóm nợ cực kì nguy hiểm tăng mạnh qua các năm, tuy tỷ lệ tăng cũng như số lượng tăng không cao vẫn nằm trong tằm kiểm soát của ngân hàng nhưng nợ nhóm này tăng lên cho thấy vẫn còn thiếu sót trong công tác thu hồi nợ cũng như kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn. Chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn về tình hình khách hàng vay vốn tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Nhìn chung qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn cũng như tình hình kiểm soát rủ ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu_ PGD Tây Đô giai đoạn 2011-6T2014 ta thấy trong thời gian này nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng nhưng ACB_Tây Đô vẫn hoạt động tốt và kiểm soát rủi ro rất tốt, các chỉ số đánh giá đều nằm trong giới hạn cho phép. Hoạt động tín dụng ngắn hạn được chú trọng đúng mức công tác cho vay thu hồi nợ được tiến hành rất hành rất tốt, quá trình xử lí nợ quá hạn được thực hiện dung quy trình và linh hoạt giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất cho ngân hàng khi xử lí tài sản đảm bảo. Từ đó rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là không cao. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa những chính sách những họat động kiểm soát rủi ro hơn nữa để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1Nguyễn Đăng Dờn,2013. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông

2 Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương

mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

3 Trần Ái Kết, 2007. Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

4 Nguyễn Văn Tiến, 2013. Vòng quay tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng.

http://bank.hvnh.edu.vn/4980/news-detail/818655/2012-2013/vong-quay-tin- dung-noi-gi-ve-hieu-qua-tin-dung-gs-ts-nguyen-van-tien.html

5 Phòng kinh doanh - NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô, n.d. Báo cáo tài chính ba năm 2011-2013 của Ngân hàng TMCP

Á Châu.

6 Phòng kinh doanh - NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Tây Đô, n.d. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2013 và định hướng hoạt động 2014 của Ngân hàng TMCP Á Châu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Nghị định 493/2005 NĐ-CP về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ phòng giao dịch tây đô (Trang 73)