Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ phòng giao dịch tây đô (Trang 67)

Hệ số rủi ro tín dụng

hàng không thu hồi được các khoản nợ đến hạn nên vòng quay vốn giảm xuống mạnh (1 vòng quay mất 2 năm).Năm 2013, vòng quay vốn tín dụng là 1,49 vòng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của phòng giao dịch hiện nay chưa được tốt. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do hiện nay phòng giao dịch Tây Đô chủ yếu thực hiến chức năng huy động vốn trong các tổ chức kinh tế và dân cư. Việc cho vay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn huy động của phòng giao dịch vì thế không được chú trọng nhiều. Dù doanh số cho vay hiện nay của phòng giao dịch tăng, doanh số huy động giảm nhưng nhìn chung tỷ lệ giữa cho vay/vốn huy động hiện nay khá thấp. Phòng giao dịch cần có những xem xét và điều chỉnh kịp thời nhằm gia tăng hiệu quả vốn tín dụng.

4.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng

Hình 4.6 Hệ số rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 20113

Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013

Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ (hệ số rủi ro tín dụng)

Chỉ tiêu này phản ánh một cách rõ rệt chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì cho thấy chất lượng tín dụng càng cao.Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 0,11% năm 2012 là 0,77% sang năm 2013 là 1,03% và đến tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này là 1,12% cho thấy chất lượng tín dụng trong thời gian này là khá cao và được như vậy là vì ngân hàng đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để để thực hiện những giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu một cách tốt nhất và góp phần nâng cao hoạt động chất lượng tín dụng ngắn hạn của PGD qua đó thấy được sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên của PGD nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.

57

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng.

Hình 4.7 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để bù đắp cho những tổn thất xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết. Nếu tỷ lệ này tăng lên đồng nghĩa với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng nên số tiền trích lập ngày càng lớn. Năm 2011 hệ số này là 1,07% tăng lên 1,28% trong năm 2012 và 1,29% năm 2013. Hệ số này tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ qua việc nợ xấu tại ngân hàng tăng mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2012. Tăng gần 10 lần so với năm trước. nên việc trích lập dự phòng trong năm này tăng lên là điều tất yếu.

Hệ số bù đắp dự phòng rủi ro tín dụng

Hình 4.8 Hệ số bù đắp dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2011 2012 2013 Hệ số dự phòng RRTD Hệ số dự phòng RRTD 0 1 2 3 4 5 6 7 2011 2012 2013 Hệ số bù đắpdự phòngRRTD Hệ số khă năng bù đắp RRTD

58

Hệ số này cho biết khả năng bù đắp những rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng như cam kết. Qua bảng số liệu qua các năm hệ số này luông tăng. Năm 2011 hệ số này là 6,13% chỉ số này rất cao cho thấy trong năm này ngan hàng trích dự phòng rất lớn cho các khoản nợ ngân hàng nghi ngờ. Số 6,13 cho ta biết số dự phòng 1 đồng rủi ro tín dụng ngắn hạn thì được ngân hàng dùng 6 đồng bđể dự phòng và bù đắp nếu rủi ro xảy ra. Chỉ số này cao thì hoạt động tín dụng được an toàn, tuy nhiên khi ngân hàng trích lập dự phòng quá cao sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh tại ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng cần xác định đúng số dự phòng cần trích lập để vừa giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra vừa năng cao tính hiệu quả nguồn vốn ngân hàng.

Hệ số khả năng mất vốn

Hình 4.9 Hệ số khả năng mất vốn tại ACB_ PGD Tây Đô trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Á Châu, CN Cần Thơ, PGD Tây Đô, năm 2011- 2013

Phản ánh thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu từ các khoản vay do không thu hồi được dù đã dùng nhiều biện pháp (nợ nhóm 5) buộc ngân hàng phải dùng nguồn dự phòng đã trích lập để bù đắp. Tỷ lệ này rât nhỏ qua các năm, tuy qua các năm có sự tăng lên nhưng không đáng kể, có thể thấy hệ số này chiếm tỷ trọng nhỏ là do nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu ngân hàng. Để giữ tỷ lệ nợ xấu thấp như thế thì ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực như đôn đốc thu hồi nợ, nhắc nhỡ khách hàng khi gần đến hạn thanh toán cho ngân hàng, song song đó việc thanh lí các tài sản đảm bảo được tiến hành thông qua thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng nên giảm một phần chi phí hơn so với việc đưa ra tòa. Từ đó các khoản nợ quá hạn được thu về nhiều hơn làm nợ xấu ngân hàng giảm xuống đặc biệt là nợ

nhóm 5. 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 2011 2012 2013 Hệ số khả năng mất vốn hệ số khả năng mất vốn

59

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI

NHÁNH CẦN THƠ-PHÒNG GIAO DỊCH TÂY ĐÔ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1 Những thuận lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ-phòng giao dịch Tây Đô chi nhánh Cần Thơ-phòng giao dịch Tây Đô

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Nghị quyết 11 từ tháng 2/2011 là một nước quan trọng theo hướng lấy lại sự ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã lấy lại sự ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012 và 2013. Lạm phát đã giảm xuống mức một con số, tỷ giá hối đoái chính thức ổn định và dự trữ quốc tế đã tăng lên.

Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 thông qua ngày 1/3/2012; Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) thông qua ngày 31/5/2013. Các biện pháp được thực hiện từ năm 2011 đến nay đã giúp hoạt động ngân hàng bước đầu được cơ cấu lại theo hướng lành mạnh hơn. Tính thanh khoản của hệ thống NHTM cơ bản được bảo đảm, lãi suất liên ngân hàng được duy trì ở mức ổn định. Xử lý căn bản những TCTD yếu kém, xử lý một phần nợ xấu, cơ cấu lại một bước nhỏ sở hữu các NHTM.

Cần Thơ ngày một phát triển là trung tâm kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Cần Thơ khá thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng.

Ngân hàng TMCP Á Châu nhanh chóng ứng dụng các công nghệ phần mềm mới trong việc điều hành giám sát các khoản vay.

5.1.2 Những khó khăn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Tây Đô chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Tây Đô

Nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao trong những năm qua mặc dù ngân hàng Nhà nước đang cố gắng kiểm soát, thị trường vàng nhiều biến động, một số ngành nghề gặp khó khăn nghiêm trọng như ngành thủy sản, ngành xây dựng. Đây cũng chính là những yếu tố tác động gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng được mở rộng trong khi đó công tác thẩm định, xem xét các dự án cho vay còn nhiều hạn

60

chế, cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng , đây là thách thức không nhỏ đối với ngân hàng.

Hoạt động cho vay ngắn hạn chưa phân bổ đầu tư nguồn vốn cho vay hợp lý, chưa đa dạng hóa được rủi ro cũng như chưa khai thác hết tiềm năng các đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh tế mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu là sản xuất kinh doanh thương mại nên khi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, lĩnh vực kinh tế này kém hiệu quả sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay làm ảnh hưởng đến kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Số lượng các ngân hàng tại địa bàn ngày càng nhiều, điều này tạo áp lực và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Ngân hàng còn tập trung cho vay nhiều đối với ngành thương mại dịch vụ. chưa chủ động mở rộng thị trường mới

Một số cán bộ tín dụng chưa thật sự nắm rỏ sự thay đổi của thị trường, chưa tạo quan hệ tốt đối với khách hàng.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

5.2.1 Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Ngân hàng nên xây dựng bộ phận Marketing chuyên nghiệp để tiếp thị và quảng bá hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng, thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đặc biệt phải có chính sách tri ân đối với khách hàng có số dư tiền gởi lớn tại ngân hàng. Tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng cũ cũng như mới, tìm hiểu những nhu cầu, thị hiếu để thể hiện sự quan tâm của mình đến khách hàng vào những dịp lễ quan trọng như tết, sinh nhật,... cần có những món quà phù hợp với giới tính, văn hóa,… như ngày tết có thể tặng lịch, phiếu mua hàng ở siêu thị, đồng hồ treo tường,…

Đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cho từng nhóm khách hàng khác nhau lựa chọn, có chính sách khuyến mãi hấp dẫn tạo nhu cầu cho khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt, đầu tư hiện đại hóa công nghệ kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ thanh toán cho mọi tầng lớp khách hàng thông qua việc phát hành đa dạng các loại thẻ điện tử với nhiều chức năng, tiện ích khác nhau, song song đầu tư mở rộng phân bố máy rút tiền tự động ATM ở những nơi thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch cũng như cố gắng khắc phục những hạn chế trong quá trình sử dụng thẻ mà người sử dụng không hài lòng. Từ đó liên kết với doanh

61

nghiệp, cơ quan nhà nước trong việc thu hộ nợ hay trả lương hộ thông qua ngân hàng.

Trong tình hình cạnh tranh gây gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, Ngân hàng nên mở rộng đối tượng khách hàng mới, đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại là điều cần thiết, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh tế cho vay vốn, không nên cho khách hàng vay vốn tập trung chủ yếu vào một vài lĩnh vực kinh tế đang tồn tại hiện nay vận tải kho bãi, thương nghiệp. Việc mở rộng, đa dạng hình thức quy mô, chất lượng phải đảm bảo lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất, khả năng tài chính, nhằm hạn chế tối đa rủi ro mang lại cho Ngân hàng.

Cán bộ tín dụng thường xuyên rà soát, đánh giá lại khách hàng theo mức độ tín nhiệm. Kiểm tra lại việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các phòng ban phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về số liệu, những dấu hiệu khả nghi trong việc thu nợ của khách hàng nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Cán bộ tín dụng cần tìm hiều tình hình hoạt động kinh doanh của ngành nghề cho vay, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nghề của khách hàng. Đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thời hạn và tiến độ, nếu xảy ra chậm trễ cần có kế hoạch cụ thể giúp đỡ khách hàng trong trả nợ vay, đồng thời có hướng xử lý nhanh chóng, kịp thời.

5.2.3 Chủ động phân tán rủi ro

Chủ động phân tán rủi ro là hành động mà ngân hàng luôn nên đề cập đến trong suốt quá trình cho khách hàng vay. Ngân hàng không nên tập trung cho vay vào các đối tượng cùng chung nhóm ngành nghề nào đó quá nhiều, mặc dù ngành nghề đó đang phát triển cũng cần cân nhắc đến tình trạng phát triển nóng sẽ dễ rơi vào khủng hoảng.

Thực hiện đầy đủ, đúng và tốt các khâu trong quy trình tín dụng của ngân hàng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay là công việc quan trọng nhằm khắc phục hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn, nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.

62

Đối với tình huống khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh gây trở ngại công tác thu hồi nợ, ngân hàng và cán bộ tín dụng cần phối hợp giúp đỡ khách hàng vượt qua khó khăn nhằm kết thúc hợp đồng mà không phải để rơi vào nợ xấu gây thiệt hại cho khách hàng lẫn ngân hàng. Cán bộ tín dụng nên nắm rõ tình hình kinh doanh của từng khách hàng cho vay tại địa bàn qua đó có kế hoạch giúp đỡ khách hàng và có biện pháp giải quyết kịp thời, hay xem xét gia hạn thêm thời gian trả nợ vay cho khách hàng nếu cần thiết.

5.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng

Để nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn, ngân hàng cần có các cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn cao, tích cực tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng từ khâu thẩm định khách hàng, đến theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, thu hồi nợ, và trình độ chuyên môn về một nhóm ngành nghề nào đó. Vì thế, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức tín dụng là một yêu cầu bức thiết, có tính thường xuyên cũng như lâu dài.

Bên cạnh những áp lực công việc của cán bộ tín dụng thì ngân hàng cần có chính sách lương thưởng khuyến khích công bằng công tác thi đua tốt cho cán bộ tín dụng. Tạo sân chơi giải trí, hoạt động tập thể nhằm nâng cao khả năng đoàn kết của nhân viên.

5.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng hàng

Công tác kiểm soát nội bộ nhằm mục đích ngăn chặn và xử lí kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể nội dung kiểm soát nội bộ.

Kiểm tra việc chấp hành quy trình cho vay vốn và quy chế đảm bảo tiền vay

Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản vay đã cho vay có cần những vấn đề cần bổ sung sữa chữa

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ phòng giao dịch tây đô (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)