Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
564,78 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG 73 – CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN
MSSV: LT11092
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG 73 – CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS. ĐOÀN TUYẾT NHIỄN
Tháng 11 - 2013
ii
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đoàn Tuyết Nhiễn.
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài nổ lực của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô để em có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ nói
chung và Khoa Kinh tế - QTKD nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc và toàn
thể nhân viên của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình Giao thông
73, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ em rất nhiều trong
khoảng thời gian em thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kính chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe và thành công.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Tuyền
iii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện và kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Bích Tuyền
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3.1 Không gian .....................................................................................................2
1.3.2 Thời gian ........................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............3
2.1. Phương pháp luận .............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích tài chính ...........................3
2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính ..............................................................................4
2.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính ............................................................................4
2.1.4 Phân tích DuPont.......................................................................................... 10
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính .........................10
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................11
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 ...............................................13
3.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................13
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................13
3.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động ..................................................................13
3.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ................................................................14
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty ...............................................................14
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản trị và phòng ban ............................15
3.3 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng của công ty...........................................16
3.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty ...............................................17
3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng ................................................................................17
3.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................17
v
Chương 4: PHÂN TÍCH TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 – CẦN
THƠ ..............................................................................................................20
4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Công trình Giao thông 73 từ năm 2010 – 6 tháng năm 2013 ..................................20
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Công trình Giao thông 73 từ năm 2010 –2012 ........................................................20
4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Công trình Giao thông 73 trong 6 tháng năm 2013 .................................................23
4.2 Phân tích tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng
Công trình Giao thông 73 từ năm 2010 – 6 tháng năm 2013 ..................................24
4.2.1 Phân tích tình hình tài sản trong 3 năm từ năm 2010-2012............................ 24
4.2.2 Phân tích tình hình tài sản trong 6 tháng đầu năm 2013 ................................30
4.3 Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng
Công trình Giao thông 73 từ năm 2010 – 6 tháng năm 2013 ..................................32
4.3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn trong 3 năm từ năm 2010-2012 ..................... 32
4.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 ..........................38
4.4 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính ........................................40
4.4.1 Tỷ số thanh khoản ........................................................................................40
4.4.2 Tỷ số quản lý tài sản .....................................................................................44
4.4.3 Tỷ số quản lý nợ ...........................................................................................49
4.4.4 Tỷ số khả năng sinh lời .................................................................................54
4.4.5 Tỷ số tăng trưởng .........................................................................................58
4.5 Phân tích DuPont .............................................................................................59
4.6 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của công ty .................................63
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG 73 – CẦN THƠ ......................................................................................67
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................67
5.2 Một số giải pháp nâng cao tình hình tài chính ..................................................67
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................69
6.1 Kết luận ...........................................................................................................69
6.2 Kiến nghị .........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................70
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2012 ......................20
Bảng 4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm
2013 .......................................................................................................................23
Bảng 4.3 Phân tích từng khoản mục tài sản ngắn hạn năm 2010 - 2012 ..................25
Bảng 4.4 Phân tích từng khoản mục tài sản dài hạn năm 2010 - 2012.....................26
Bảng 4.5 Phân tích từng khoản mục tài sản 6 tháng đầu năm 2013 .........................30
Bảng 4.6 Phân tích từng khoản mục nợ phải trả năm 2010 - 2012 ..........................33
Bảng 4.7 Phân tích từng khoản mục vốn chủ sở hữu năm 2010 - 2012 ..................34
Bảng 4.8 Phân tích từng khoản mục nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 ..................38
Bảng 4.9 Các tỷ số thanh khoản ............................................................................41
Bảng 4.10 Các tỷ số quản lý tài sản .......................................................................45
Bảng 4.11 Các tỷ số quản lý nợ .............................................................................50
Bảng 4.12 Các tỷ số khả năng sinh lời ...................................................................54
Bảng 4.13 Các tỷ số tăng trưởng............................................................................ 58
Bảng 4.14: Các tỷ số tài chính ............................................................................... 59
Bảng 4.15: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của công ty ....................64
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty .............................................................14
Hình 2: Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty........................................................... 17
Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ Kế toán của Công ty .................................................19
Hình 4: Sơ đồ Dupont của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây dựng CTGT 73
năm 2010,2011.......................................................................................................60
Hình 5: Sơ đồ Dupont của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây dựng CTGT 73
năm 2011, 2012 .....................................................................................................61
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTGT: Công trình giao thông
TCCB: Tổ chức cán bộ
LĐ: Lao động
QĐ: Quyết định
BGTVT: Bộ giao thông vân tải
PGĐ: Phó giám đốc
QLĐB: Quản lý đường bộ
SCĐB: Sữa chữa đường bộ
TSCĐ: Tài sản cố định
TSDH: Tài sản dài hạn
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
CP: Cổ phần
BQ: Bình quân
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xây dựng là một trong những ngành khá quan trọng và cũng là ngành
mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triến đất nước, nhận được nhiều
sự quan tâm của chính phủ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do
hiện nay cơ sở hạ tầng Việt Nam đang được đánh giá là yếu kém, nên trong
những năm tới chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạng mục cầu đường, giao
thông; vì vây xây dựng sẽ là một ngành đầy tiềm năng. Ngành xây dựng là
ngành sản xuất độc lập có những đặc điểm đặc thù về mặt kinh tế, mỗi sản
phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây
dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm đều có yêu cầu về tổ chức quản
lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công
trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và
bảo đảm cho sản xuất được liên tục. Để đầu tư đạt hiệu quả cao doanh nghiệp
phải có biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí,
thất thoát trong sản xuất. Sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động: Xây
dưng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại, hay hiện đại hóa các công trình hiện
có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông
thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân
dụng khác). Quá trình xây dựng gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi công,
nghiệm thu..), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên
công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với
ngành kinh doanh khác.
Phân tích tình hình tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực
trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử
dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích
tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh
nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho nhà
đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định
chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho
biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắng,
có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao
nhất.
Trong nội bộ doanh nghiệp cũng tiến hành phân tích tài chính để có thể
hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính doanh nghiệp, phân
tích tài chính giúp doanh nghiệp có biện pháp biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì
và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể nâng cao uy
tín của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Vì vậy em mới chọn đề tài:
“Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng
Công Trình Giao Thông 73” làm đề tài tốt nghiệp ra trường.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng
Công Trình Giao Thông 73 tại Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 để
thấy được thực trạng về tình hình tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng
phát triển như những rủi ro về tài chính trong tương lai của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài gồm có những mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây
Dựng Công Trình Giao Thông 73 từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
- Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây
Dựng Công Trình Giao Thông 73 .
- Đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình
tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông
73.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Số liệu thứ cấp được thu thập ở phòng Tài chính – Kế toán của Công ty
Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông 73 - Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/08/2013 đến ngày
18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013, cụ thể phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: bảng cân
đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá tình hình
tài chính.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích tài chính
2.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính.
Đây là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh
doanh, là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình
tài chính đã qua và hiện tại. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ
cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả
kinh doanh cũng như những rủi ro tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
[2, trang 8]
2.1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính
Mỗi báo cáo sẽ phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính. Do đó,
khi phân tích từng báo cáo chỉ có thể đánh giá được một khía cạnh tài chính
nào đó.Và vì vậy, sự liên kết phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính sẽ
đánh giá được một cách toàn diện về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp các nhà phân tích đánh
giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt
động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong
tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những lựa chọn, những biện pháp,
những quyết định cho thích hợp. [2, trang 10]
2.1.1.3 Ý nghĩa phân tích tài chính
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình
hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng
tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng
trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá
trình nhận thức kinh doanh, là cơ sở đưa ra quyết định đúng đắn trong tổ chức
quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh
doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính là một
công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài
chính như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của
Nhà nước, xem xét cho vay vốn…Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được
nhiều nhóm người khác nhau quan tâm, và mỗi nhóm người xem xét trên từng
khía cạnh khác nhau về bức tranh tài chính của doanh nghiệp nhưng thường có
liên quan với nhau.
- Đối với nhà quản lý: Mối quan tâm của họ là làm sao điều hành quá
trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm được lợi nhuận tối đa và đủ khả
năng trả nợ. Dựa trên cơ sở phân tích, các nhà quản lý có thể định hướng hoạt
động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt
động sao cho có lợi nhất.
3
- Đối với chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả
nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra. Thông qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá
hiệu quả điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hay bãi
miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh.
- Đối với chủ nợ: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp): Mối quan
tâm chủ yếu của họ là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, họ
cần chú ý tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến
lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ
được hay không trước khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho đơn
vị.
- Đối với nhà đầu tư trong tương lai:
Điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế
đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy, họ cần những thông tin về
tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng, sự tăng trưởng của
doanh nghiệp. Do đó, họ thường phân tích qua các thời kỳ để có cơ sở quyết
định nên đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư
vào lĩnh vực nào. [2, trang 11]
2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của một doanh nghiệp gồm có:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ngoài ra, còn có hai bảng báo cáo thuộc hệ thống báo cáo tài chính của
một doanh nghiệp hay một công ty là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết
minh báo cáo tài chính. Nhưng do đề tài nghiên cứu nghiêng về phân tích tình
hình tài chính nên chỉ cần sử dụng số liệu cung cấp từ hai bảng - bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là đủ. Cho nên hai bảng sau
đã không sử dụng trong đề tài nghiên cứu này.
2.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tài chính.
Các tỷ số tài chính được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong
các báo cáo tài chính.
Từ giác độ quan điểm của nhà đầu tư, việc phân tích các báo cáo tài
chính, mục đích nhằm dự báo về tương lai và triển vọng của công ty. Trong
khi từ giác độ quan điểm của nhà quản lý, việc phân tích này lại là phương tiện
hữu ích để dự đoán tình trạng của công ty trong tương lai và điều quan trọng
hơn nữa, đây là điểm xuất phát cho các hoạt động hoạch định của công ty.
[1, trang 73]
2.1.3.1 Phân tích tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty. Liên quan đến tỷ số thanh khoản bao gồm các tỷ số về thanh khoản hiện
thời và tỷ số thanh khoản nhanh.
4
Tỷ số thanh khoản hiện thời
Tỷ số này được xác định dựa vào số liệu từ bảng cân đối tài sản bằng
cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả.
Công thức:
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị tài sản lưu động
---------------------Giá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
Tỷ số thanh khoản nhanh
Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định dựa vào số liệu bảng cân đối tài
sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản lưu động kém thanh
khoản khác vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán.
Công thức:
Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số thanh khoản nhanh = --------------------------------------------------Giá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán.
Tỷ số thanh khoản tức thời
Công thức:
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Tiền và các khoản tương đương tiền
--------------------------------------------------Giá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng tiền mặt có thể huy động ngay để thanh toán.
2.1.3.2 Phân tích tỷ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng ta
có thể đánh giá các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản so với hiện
tại. Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền
với sự tồn tại của công ty. Nó là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở
hữu và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử
dụng vốn là có tác dụng đánh giá chất lượng của công tác quản lý các loại tài
sản sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của công ty.
Tỷ số hoạt động hàng tồn kho
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi việc xác định qui mô hàng tồn kho
như thế nào để đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất, điều này phụ thuộc vào sự
kết hợp của nhiều yếu tố: thời gian trong năm và loại hình kinh doanh. Tỷ số
này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm
và số ngày tồn kho.
5
Số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu chia
cho bình quân giá trị hàng tồn kho.
Công thức:
Doanh thu
Vòng quay hàng tồn kho = -------------------------------Bình quân giá trị hàng tồn kho
Số ngày trong năm
Số ngày tồn kho =
-----------------------Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng
trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn
kho của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày.
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các
khoản phải thu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan
hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và số dư bình quân các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả và chất lượng các khoản phải
thu . Tỷ số này phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải
thu, nghĩa là bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải
thu.
Công thức:
Doanh thu
-------------------------
Vòng quay khoản phải thu =
Bình quân giá trị khoản phải thu
Số ngày trong năm
Kỳ thu tiền bình quân = ---------------------------Vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu
ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu
tiền bình quân càng thấp và ngược lại.
Vòng quay tài sản lưu động
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà
không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động
khoản phải thu.
Công thức:
Vòng quay tài sản lưu động =
Doanh thu
------------------------Bình quân tài sản lưu động
6
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu
Vòng quay tài sản cố định
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc,
thiết bị và nhà xưởng. Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết bình quân trong năm
một đồng giá trị tài sản cố định của công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài
sản cố định càng cao.
Công thức:
Doanh thu
----------------------------Vòng quay tài sản cố định =
Bình quân tài sản cố định ròng
Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung không có phân
biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định.
Công thức:
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu
------------------------Bình quân tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết
mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
2.1.3.3 Phân tích các tỷ số quản lý nợ
Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một công ty. Cơ
cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản
của một công ty. Vì vậy, các tỷ số này được xem là một chính sách tài chính
nhằm gia tăng lợi nhuận của công ty. Nó phản ánh sự góp vốn của chủ sở hữu
công ty trong tổng nguồn vốn. Các tỷ số quản trị nợ bao gồm:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản hay còn gọi ngắn gọn là tỷ số nợ, nó đo lường
mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản.
Công thức:
Tỷ số nợ so với tổng tài sản =
Tổng nợ
----------------Tổng tài sản
Về ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết (1) mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài
sản của doanh nghiệp, (2) nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp.
7
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh
nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu
Công thức:
Tổng nợ
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = ---------------------Vốn chủ sở hữu
Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết (1) mối quan hệ tương quan giữa mức độ
sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, (2) mối quan hệ giữa nợ và
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh
nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công thức:
EBIT
Tỷ số khả năng trả lãi = ---------------Chi phí lãi vay
Về ý nghĩa, tỷ số khả năng trả lãi cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi
vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp
có khả năng trả lãi hay không.
Khả năng trả lãi cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi
và mức độ sử dụng nợ. Nói chung tỷ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp
mới có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang
trãi lãi vay. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng: (1) doanh nghiệp vay
nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra
không đủ trả lãi vay, (2) khả năng sinh lợi quá thấp khiến cho lợi nhuận làm ra
quá thấp không đủ trả lãi vay.
Tỷ số khả năng trả nợ:
Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh
nghiệp từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế.
Công thức:
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT
------------------------------------------Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng
có thể sử dụng để trả nợ. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì nguồn tiền doanh nghiệp
sử dụng để trả nợ lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả. Điều này chứng tỏ khả năng
trả nợ của doanh nghiệp khá tôt.
8
2.1.3.4 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng của một loạt các chính sách và
quyết định của công ty, đây cũng là đáp số sau cùng về khả năng quản trị của
các nhà lãnh đạo. Đối với các nhà đầu tư chỉ tiêu này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết
một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức:
Lợi nhuận ròng
--------------------Doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
(ROS)
x 100
Tỷ số sức sinh lợi căn bản
Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp,
chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Công thức:
EBIT
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = ---------------------------Bình quân tổng tài sản
Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh
nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công
ty.
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản =
(ROA)
Lợi nhuận ròng
------------------------Bình quân tổng tài sản
Tỷ số này cho biết bình quân 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu hay chính
xác hơn là đo lường khả năng sinh lời trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến
khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư.
Công thức:
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu = ---------------------------(ROE)
Bình quân vốn chủ sở hữu
9
Tỷ số này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hửu của doanh nghiệp
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.3.5 Phân tích các tỷ số tăng trưởng
Tỷ số lợi nhuận giữ lại
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Do
đó nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.
Công thức:
Lợi nhuận giữ lại
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = --------------------Lợi nhuận sau thuế
Tỷ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua
tích lũy lợi nhuận. Do đó tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng từ lợi
nhuận giữ lại.
Công thức:
Lợi nhuận giữ lại
Tỷ số tăng trưởng bền vững = -----------------------Vốn chủ sở hữu
2.1.4 Phân tích Du Pont
Phân tích Du Pont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và
ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng
bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà
quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên
cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Kỹ thuật phân tích Du
Pont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phương trình
Du Pont. [1, trang 105]
ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
------------- ----Doanh thu
Doanh thu
----------------------Bình quân tổng tài sản
x
ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần
Doanh thu
Bình quân tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
= -------------------- x ----------------------- x -----------------------Doanh thu
Bình quân
Bình quân vốn
tổng tài sản
cổ phần thường
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính
2.1.5.1 Chỉ tiêu hệ số tài trợ
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ
độc lập về mặt tài chính của công ty. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn
vốn của công ty, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. [2, trang 173]
10
Công thức:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài trợ = --------------------Tổng số nguồn vốn
2.1.5.2 Chỉ tiêu hệ số tự tài trợ dài hạn
Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn.
[2,trang 174]
Công thức:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = ------------------Tài sản dài hạn
2.1.5.3 Chỉ tiêu hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản cố định.
[2,trang 174]
Công thức:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định = ------------------Tài sản cố định
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sử dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu này, đều là số liệu thứ
cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính từ phòng Kế toán - Tài chính công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 73 – Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1:
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình biến động về quy
mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty và so sánh những biến động của
kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 bằng
cách so sánh ngang, dọc bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế
toán.
+ Khi ta so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số
tương đối trên từng chỉ tiêu, để xác định mức biến động tăng, giảm về quy mô
tài sản và nguồn hình thành tài sản và sự biến động của kết quả kinh doanh ta
nên so sánh ngang bảng báo cáo tài chính.
+ Khi ta phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng
cân đối kế toán và phân tích mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với doanh thu,
với tổng giá vốn hàng bán với tổng tài sản… ta so sánh dọc theo bảng báo cáo
tài chính.
11
Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích tình hình tài chính của công
ty qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Sử dụng mô hình DuPont để phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài
sản mà công ty sử dụng.
- Mục tiêu 2:
Để đánh giá tình hình huy động vốn của công ty, ta so sánh sự biến động
của tổng số nguồn vốn và so sánh sự biến động của cơ cấu nguồn vốn theo
thời gian cả về số tuyệt đối và số tương đối, từ đó đánh giá được tình hình tạo
lập và huy động vốn về quy mô và tính hợp lý trong cơ cấu huy động.
Để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty ta sử
dụng các chỉ tiêu đánh giá thông dụng nhất là “Hệ số tài trợ” và “Hệ số tự tài
trợ dài hạn” và “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định”.
- Mục tiêu 3: Các kết quả thu được từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để từ đó
đề xuất giải pháp về tình hình tài chính của công ty.
12
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là Xí Nghiệp Quản Lý Đường Bộ 73 được hình
thành theo quyết định số 854/QĐ.TCCB ngày 20/04/1993 của Bộ giao thông
vận tải. Trụ sở đóng tại thị xã Bạc Liêu tỉnh Minh Hải (nay thuộc tỉnh Bạc
Liêu). Trực thuộc Xí Nghiệp Liên Hợp Xây Dựng Giao Thông Khu Vực VII,
nay là Khu Quản Lý Đường Bộ VII Cục đường bộ Việt Nam Bộ Giao Thông
Vận Tải.
Ngày 02/06/1992 theo quyết định số 264/TCCB-LĐ của Tổng Giám Đốc
Khu Đường Bộ VII, Xí Nghiệp Quản Lý Đường Bộ 73 chuyển thành Phân
Khu Quản Lý Đường Bộ 73 đóng tại 81 đường Trần Phú, TP.Cần Thơ.
Căn cứ quyết định số:503/1998/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Trưởng Bộ Giao
Thông Vận Tải về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích,
Phân Khu Đường Bộ 73 đã được chuyển thành Công Ty Quản Lý Và Sửa
Chữa Đường Bộ 73, trụ sở tại 81 đường Trần Phú,TP.Cần Thơ.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 73 được
thành lập trên cơ sở chuyển từ Công ty Quản Lý và sửa chữa Đường Bộ 73
theo quyết định số 2874/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2006 của Bộ Giao Thông
Vận Tải phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Quá trình triển khai thực hiện các bước chuyển đổi doanh nghiệp đến
ngày 10/06/2008, Công ty đã tổ chức thành công Đại Hội cổ đông thành lập và
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần từ 01/07/2008.
- Điện thoại: 0710.3823647
- Fax: 0710.3823539
- Tài khoản số: 3571.0.9008518 Tại Kho Bạc Nhà Nước Cần Thơ.
- Tài khoản số: 730.10.00.000002.9 Tại BIDV Vĩnh Long
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là: 8.000.000.000 đ (tám
tỷ đồng), trong đó: vốn Nhà nước chiếm 66,58% vốn điều lệ, vốn cổ đông
chiếm 33,42% vốn điều lệ.
3.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
+ Quản lý, khai thác, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ.
+ Sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản các công trình cầu
đường.
+ Tổ chức thu phí đường bộ trên tuyến Quốc lộ 80 TP.Cần Thơ.
+ Đảm bảo giao thông thông suốt khi có dịch hoạ xảy ra.
13
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, sửa chữa phụ trợ và kinh
doanh các dịch vụ khác.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 73 là tổ
chức sản xuất, hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, được
mở tài khoản ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và được sử dụng con dấu riêng.
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Hội Đồng Quản Trị
Ban Giám Đốc
PGĐ Tài chính
P.Tổ Chức
Hành Chính
Hạt
QLĐB
73.1
PGĐ Kỹ Thuật
P.Sản xuất
kinh doanh
Hạt
QLĐB
73.2
P.Tài chính
Kế toán
Hạt
QLĐB
73.3
Hạt
QLĐB
73.4
P.Quản lý
đường bộ
Hạt
QLĐB
73.5
Đội SCĐB
73.7
Hạt
QLĐB
73.6
Đội SCĐB
73.8
Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
14
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản trị và phòng ban
- Giám Đốc: Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, có trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị, được quyền tổ chức và điều hành bộ máy công ty.
- Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ cho Giám Đốc công ty trong các
mặt nghiệp vụ cụ thể như: Tổ chức, điều hành các vấn đề tài chính, kỹ thuật,
thi công, vật tư thiết bị. Điều hành các đơn vị cơ sở trong trường hợp cần thiết
theo uỷ quyền của Giám Đốc, nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành sản
xuất kinh doanh.
- Phòng Tổ chức hành chánh: Thực hiện chức năng trợ lý tổng hợp cho
Giám Đốc công ty, phụ trách công tác lao động và tiền lương, tham mưu cho
lãnh đạo công ty về công tác tổ chức gồm: Tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự,
bồi dưỡng, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tiếp nhận và
lưu trữ các văn bản đi và đến, các tài liệu có liên quan. Quản lý toàn bộ các
công cụ, dụng cụ hành chính văn phòng,…
- Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác
huy động và sử dụng các nguồn tài chính. Lập và thực hiện kế hoạch tài chính,
quản lý nguồn vốn, thu – chi tài chính. Cung cấp vốn để đảm bảo thi công các
công trình và bảo toàn vốn cho công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc,
trước Pháp Luật Nhà Nước về những số liệu báo cáo tài chính của công ty.
Cung cấp số liệu, chứng từ cho các phòng ban và cơ quan cấp trên khi có yêu
cầu.
- Phòng Sản xuất kinh doanh: Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,
sửa chữa thường xuyên thi công các công trình cầu đường. Quản lý tuyến độ
thi công các công trình, giám sát yếu tố kỹ thuật, đảm bảo chất lượng các công
trình, lập dự toán các công trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm, quản lý xe máy thiết bị và việc mua sắm vật tư, xe máy, thiết bị phục vụ
cho sản xuất kinh doanh.
- Phòng Quản lý đường bộ: Quản lý hệ thống cầu, đường trên toàn tuyến
quốc lộ được giao quản lý, quản lý hành chánh về luật giao thông đường bộ và
an toàn giao thông đường bộ.
- Hạt Quản lý đường bộ: Nằm rải rác trên các tuyến đường thuộc công ty
quản lý. Có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường, đảm bảo
an toàn lưu thông. Đảm bảo an toàn giao thông khi có thiên tai dịch hoạ, sửa
chữa và xây dựng cơ bản.
- Đội Sửa Chữa Cầu Đường: Trực tiếp thi công các công trình, sửa chữa
cầu, đường bộ, sản xuất vật liệu xây dựng, bán thành phẩm…
15
3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY
*Thuận lợi:
+ Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập với đội ngũ công nhân viên
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh
nghiệm, có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao và không ngừng học.
+ Được sự quan tâm của lãnh đạo Khu quản lý đường bộ VII, sự hỗ trợ
của các phòng nghiệp vụ Khu quản lý đường bộ VII, sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương tuyến đường công ty quản lý đi qua.
* Khó khăn:
+ Kinh phí Nhà nước giao cho công tác quản lý, duy tu sửa chữa thường
xuyên cầu đường bộ còn hạn hẹp so với nhu cầu vốn cần thiết để đáp ứng các
nhu cầu hư hỏng phát sinh của công trình cầu đường trên tuyến do đơn vị quản
lý; địa hình các tuyến quốc lộ hầu hết đi cặp sát bờ sông có những đoạn rất
hẹp, mặt đường bị xói lở nhiều ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến.
+ Lưu lượng xe tăng cả về số lượng lẫn tải trọng, khi đó hệ thống cầu
đường còn những đoạn tuyến chưa được đầu tư nâng cấp và thiếu đồng bộ; các
cầu yếu, cầu thép đang chờ dự án.
+ Trên nhiều tuyến đường qua nội thị không có hệ thống thoát nước làm
ảnh hưởng đến mặt đường.
+ Thiết bị phục vụ thi công lạc hậu sắp hết niên hạn. Giá cả các loại vật
tư ngày một tăng cao.
* Phương hướng:
+ Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra, tích cực tìm thêm
những công trình ngoài với địa phương để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân
viên.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch và phương hướng chống lũ, dự trữ vật tư
thiết bị sẵn sàng ứng phó đảm bảo cho lưu thông.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tổ chức bộ máy
công ty gọn nhẹ, trên cơ sở áp dụng công nghệ tin học, máy vi tính vào công
tác điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng
nâng cao tay nghề kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên đủ năng lực.
+ Lãnh đạo công ty tạo điều kiện giúp đỡ đoàn thể hoạt động có hiệu
quả, phát động sản xuất tích cực là động lực thúc đẩy sản xuất góp phần hoàn
thành kế hoạch đã đề ra và xây dựng công ty ngày càng phát triển và lớn
mạnh.
16
3.4 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
Ban hành 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán
3.4.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh
toán
Kế toán
vật tư
Kế toán TSCĐ
và Ngân hàng
Thủ quỹ
(Kiêm Thủ
kho)
Hình 2: Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty
3.4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Tham mưu cho Giám Đốc, tổ chức chỉ đạo toàn bộ
công tác kế toán, làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước
tại Công ty. Đồng thời, Kế Toán Trưởng cũng là người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các vi phạm nguyên tắc tài chính, chịu trách nhiệm việc kiểm tra
chấp hành việc bảo vệ tài sản, vật tư vốn và đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ
đối với Ngân Sách Nhà Nước.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp các chứng từ ghi sổ các bộ phận kế toán,
sau đó ghi và theo dõi trên sổ cái. Cuối quý, đối chiếu và lập bảng cân đối số
phát sinh.
- Kế toán thanh toán: Lập phiếu thu, chi, mở sổ theo dõi tạm ứng, thanh
toán lương, BHXH, KPCĐ.
- Kế toán Ngân hàng: Mở sổ chi tiết theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền
vay và lãi ngân hàng. Đồng thời, lập uỷ nhiệm thu, chi để thu tiền cũng như trả
nợ cho khách hàng.
- Kế toán TSCĐ: Mở sổ TSCĐ, theo dõi tình hình tăng, giảm của từng
loại TSCĐ, tính khấu hao cho từng loại TSCĐ.
17
- Kế toán vật tư: Căn cứ phiếu nhập, phiếu xuất vật tư, kế toán lên bảng
tổng hợp chứng từ, chứng từ ghi sổ và ghi vào thẻ chi tiết để theo dõi vật tư
cung cấp cho các đội.
- Kế toán công nợ: Theo dõi chi tiết các khoản phải thu khách hàng và
phải trả cho người bán.
- Thủ quỹ (Kiêm thủ kho vé thu phí): Thực hiện thu, chi tiền mặt. xuất vé
thu phí đường bộ khi có yêu cầu, ghi sổ quỹ, đối chiếu sổ quỹ với sổ cái tiền
mặt.
3.4.3 Hình thức kế toán.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 73 đang áp
dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
- Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế
toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối
lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để
ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do
một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng
cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và
bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để
lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên
Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
18
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng tổng hợp
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
19
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73
– CẦN THƠ
4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 TỪ NĂM
2010- 6 THÁNG NĂM 2013
4.1.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Công trình Giao thông 73 từ năm 2010 đến năm 2012
Bảng 4.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
CHỈ TIÊU
2011/2010
2010
2011
2012
1. Doanh thu thuần
36.711
31.877
34.474
-4834
-13,17
2.597
8,15
2. Giá vốn hàng bán
31.977
25.883
28.283
-6094
-19,06
2.400
9,27
4.734
5.994
6.190
1.260
26,62
196
3,27
81
93
45
12
14,81
-48 -51,61
468
248
271
-220
-47,01
23
9,27
3.241
4.499
4.581
1.258
38,82
82
1,82
1.106
1.340
1.384
234
21,16
44
3,28
8. Thu nhập khác
73
869
676
796
10,90
9. Chi phí khác
70
90
141
20
28,57
3
779
535
776
259
1.109
2.119
1.919
1.012
91,42
-200
-9,44
292
379
390
87
29,79
11
2,90
817
1.740
1.597
923
113
-143
-8,22
3. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Doanh thu hoạt động tài
chính
5. Chi phí tài chính
6. Chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
10. Lợi nhuận khác
11. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
12. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
13. Lợi nhuận sau thuế
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
-193 -22,21
51
56,67
-244 -31,32
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh phòng Tài chính- Kế toán Công ty CP đầu tư và
xây dựng CTGT 73, 2010, 2011, 2012
20
%
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy, tổng lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty
qua 3 năm 2010 – 2012 có sự tăng giảm không đồng đều. Cụ thể,
►Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng lên 1.597 triệu đồng khá
cao so với năm 2010, tăng với số tương đối là 113%. Bảng phân tích trên cho
thấy doanh thu thuần và giá vốn hàng bán có giảm, tuy nhiên khoản lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng 1.260 triệu đồng, điều này do
trong năm 2011 nền kinh tế đang khó khăn nên việc đầu tư của công ty đã có
phần giảm.
Trong năm 2011 khoản doanh thu hoạt động tài chính tăng, làm cho lợi
nhuận kế toán sau thuế tăng 12 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh thu hoạt động
tài chính 14,81% trong khi đó tốc độ giảm của chi phí tài chính giảm 47.01%
cho thấy chi phí tài chính của công ty khá cao, chứng tỏ hoạt động tài chính
của công ty còn chưa có hiệu quả. Nguồn thu nhập từ hoạt động tài chính còn
hạn chế.
Ngoài ra nguồn thu nhập khác trong năm 2011 tăng khá nhiều, làm cho
lợi nhuận kế toán sau thuế tăng 796 triệu đồng. Tốc độ tăng của thu nhập khác
khá cao so với tốc độ tăng của chi phí khác, cho thấy lợi nhuận của hoạt động
khác ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận trước thuế của công ty. Do trong năm
công ty có những nguồn thu từ việc thanh lý tài sản cố định.
Tuy nhiên các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm
2011 có tăng khá nhiều, tăng lên 4.499 triệu, tăng với tốc độ 38,82% so với
năm 2010, khá cao so với tốc độ giảm của doanh thu 13,17%, công ty cần phải
kiểm tra các khoản chi phí quản lý và đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí
nhằm gia tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 234 triệu đồng với tỷ lệ 21,16%,
và khoản thu được một khoản lợi nhuận khác là tăng 776 triệu đồng đã làm
cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.012 triệu đồng với tỷ lệ 91,42%. Như
vậy lợi nhuận của công ty gia tăng là do hoạt động khác mang lại nhiều hơn là
từ hoạt động kinh doanh chính của công ty.
►Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011
Năm 2012, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 143 triệu đồng với
tỷ lệ giảm 8,22% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận bị sụt
giảm là do:
Giá vốn hàng bán tăng, làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế giảm 2.400
triệu đồng. Trong năm 2012 công ty đã đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu
thuần. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán cũng tăng lên là tất
yếu. Tuy nhiên chúng ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
năm 2011 là 81,20% còn năm 2012 là 82,04% tăng 0,84% chứng tỏ giá đầu
vào của sản phẩm tăng. Công ty cần xem xét lại việc quản lý giá vốn hàng
bán, tìm kiếm những nhà cung cấp sản phẩm có uy tín và có giá bán hợp lý để
hạ thấp giá vốn hàng bán tăng lợi nhuận cho công ty.
21
Chi phí tài chính tăng, làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế giảm 23 triệu
đồng. Doanh thu hoạt động tài chính giảm, làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế
giảm 48 triệu đồng. cho thấy công ty không thu lợi nhuận từ hoạt động tài
chính.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế
giảm 82 triệu đồng. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, mặc dù có tăng hơn
so với năm 2011 nhưng về tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu
thuần lại giảm 0,82% (năm 2011 là 14,11% còn năm 2012 là 13,29%). Khi
doanh thu tăng thì đồng thời các khoản chi phí cũng sẽ tăng theo. Ở đây tốc độ
tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 thấp hơn so với năm 2011
cho thấy công ty có quan tâm đến khoản mục chi phí này.
Thu nhập khác giảm, làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế giảm 193 triệu
đồng so với năm 2011. Chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế
giảm 51 triệu đồng so với năm 2011, cho thấy trong năm 2012 lợi nhuận từ
hoạt động khác giảm khá nhiều giảm 244 triệu đồng làm ảnh hưởng không ít
đến lợi nhuận chung của công ty. Tuy nhiên công ty cũng thu được nguồn lợi
nhuận này khá nhiều so với hoạt động tài chính không có thu được lợi nhuận.
22
4.1.2 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Công trình Giao thông 73 sáu tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6 năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu
6.2012
1. Doanh thu thuần
13.412
2. Giá vốn hàng bán
11.180
6.2013/6.2012
6.2013
Số tiền
28.24
1
23.64
0
%
14.829
111
12.460
111
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.232
4.601
2.369
106
4. Doanh thu hoạt động tài chính
33
6
-27
-81,82
5. Chi phí tài chính
51
380
329
645
1.973
2.642
669
33,91
241
1.585
1.344
558
38
0,215
-37,79
-99,43
-
-
-
-
38
0,215
-37,79
-99,43
279
1.585
1.306
468
12. Chi phí thuế TNDN
47
396
349
743
13. Lợi nhuận sau thuế
232
1.189
957
413
6. Chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
8. Thu nhập khác
9. Chi phí khác
10. Lợi nhuận khác
11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh phòng Tài chính - Kế toán Công ty CP đầu tư và
xây dựng CTGT 73, 6.2012, 6.2013
23
Qua số liệu bảng 4.2 ta thấy, tháng 6 năm 2013 so với tháng 6 năm 2012
tổng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 957 triệu đồng. tương ứng tốc độ tăng
468%. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận sau thuế tăng là doanh thu thuần
tăng làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 14.829 triệu đồng với tốc độ tăng 111%
tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng 12.460 triệu đồng, tốc độ tăng của giá vốn
hàng bán tương đương với tốc độ tăng của doanh thu thuần, vậy chứng tỏ công
ty chưa tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất trong giá vốn hàng bán. Công ty
không thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính do doanh thu hoạt động tài
chính quá thấp còn chi phí tài chính thì quá cao. Chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng 669 triệu đồng, khoản này góp phần làm lợi nhuận sau thuế giảm 669
triệu đồng, tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần tháng 6
năm 2012 là 14,71% đến tháng 6 năm 2013 là 9,36%, giảm 5,35% làm ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Và khoản chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp sáu tháng đầu năm 2013 tăng mạnh, so với đầu
năm 2012, tuy làm giảm lợi nhuận sau thuế nhưng không nhiêu, do lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhiều hơn so với mức tăng của chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Sáu tháng đầu năm 2013 thu nhập khác của
công ty giảm rất nhiều so với sáu tháng đầu năm 2012, nguồn lợi nhuận từ thu
nhập khác quá thấp, không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận sau thuế. Do
đầu năm nên nguồn thu này còn hạn chế.
Nhìn chung sáu tháng đầu năm 2013 hoạt động kinh doanh của công ty
có thu lợi nhuận, tuy nhiên các khoản chi phí khá cao, nguồn thu đem về lợi
nhuận cho công ty chủ yếu doanh thu thuần. Qua đó công ty nên có những
biện pháp tăng, giảm chi phí cho hiệu quả hơn, công ty nên mở rộng tăng thêm
nguồn thu từ hoạt động tài chính nhiều hơn và thu nhập khác.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 TỬ NĂM
2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Phân tích tình hình tài sản trong 3 năm 2010-2012
Nhìn chung tình hình tài sản của công ty qua các năm có nhiều thay đổi
đáng kể. Cụ thể năm 2011 là 28.019 triệu đồng, so với năm 2010 giảm 4.807
triệu đồng, với số tương đối là 14,64%. Nguyên nhân giảm là do khoản mục
tài sản ngắn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, nhưng năm
2011 tài sản ngắn hạn giảm mạnh hơn so với tài sản dài hạn, giảm 4.606 triệu
đồng, với số tương đối là 15,12%, chứng tỏ trong năm 2011 tình hình kinh tế
còn khó khăn nên công ty hạn chế đầu tư. Tình hình này được cải thiện sang
năm 2012 tăng lên 40.302 triệu đồng tăng 12.283 triệu đồng, với số tương đối
43,84%. Nguyên nhân tăng là do khoản mục tài sản ngắn hạn tăng khá cao,
bên cạnh đó tài sản dài hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng ít hơn tài sản ngắn
hạn tăng 33,00%. Điều này cho thấy quy mô về vốn của công ty được tăng lên,
khả năng kinh doanh của công ty đang mở rông từ năm 2012. Để thấy rỏ tình
hình sử dụng vốn của công ty ta phân tích chi tiết từng khoản mục cấu thành
tổng tài sản qua 2 bảng 4.3 và bảng 4.4.
24
Bảng 4.3: Phân tích từng khoản mục tài sản ngắn hạn năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn
Chênh lệch
2011
Tỷ trọng
Số tiền
2012
2011/2010
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
30.468
x
25.862
x
37.433
x
-4.606
2012/2011
%
Số tiền
x 11.571
%
x
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
II. Các khoản phải thu
371
1,13
3.809
13,59
4.829
11,98
3.438
12,46
1.020
-1,61
19.487
x
7.204
x
7.103
x
-12.283
x
-101
x
1. Phải thu khách hàng
17.361
52,89
5.819
20,77
4.760
11,81
-11.542
-32,12
-1.059
-8,96
2. Trả trước cho người bán
1.080
3,29
955
3,41
937
2,32
-125
0,12
-18
-1,09
3. Các khoản phải thu khác
1.047
3,19
1.288
4,60
2.263
5,62
241
1,41
975
1,02
-
x
-857
-3,06
-857
-2,13
x
x
-
0,93
10.211
31,11
14.548
51,92
25.145
62,39
4.337
20,81 10.597
10,47
400
x
302
x
356
x
-98
x
54
x
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
30
0,09
13
0,05
-
-17
-0,04
-13
-0,05
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3
x
2
x
-
x
-1
x
-2
x
-
x
48
0,17
38
0,09
x
x
-10
-0,08
366
1,15
239
0,85
318
0,79
-127
-0,3
79
-0,06
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
III. Hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn khác
3. Thuế và các khoản phải thu
nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
Nguồn: Bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty 73, 2010,2011,2012.
25
Bảng 4.4: Phân tích từng khoản mục tài sản dài hạn năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
Chênh lệch
2011
Tỷ trọng
Số tiền
2012
Tỷ trọng
Số tiền
2011/2010
Tỷ trọng
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
B. Tài sản dài hạn
2.359
x
2.157
x
2.869
x
-202
x
712
x
I. Tài sản cố định
2.210
x
1.857
x
2.437
x
-353
x
580
x
1. Tài sản cố định hữu hình
2.140
6,52
1.790
6,39
2.374
5,89
-350
-0,13
584
-0,5
13.247
x
12.553
x
13.006
x
-694
x
453
x
-11.107
x
-10.762
x
-10.632
x
345
x
130
x
2. Tài sản cố định vô hình
70
0,21
66
0,24
63
0,16
-4
0,03
-3
-0,08
- Nguyên giá
71
x
71
x
71
x
-
x
-
x
- Giá trị hao mòn lũy kế
-1
x
-5
x
-8
x
-4
x
-3
x
II. Tài sản dài hạn khác
149
x
300
x
432
x
151
x
132
x
1. Chi phí trả trước dài hạn
149
0,45
300
1,07
364
0,90
151
0,62
63
-0,17
-
x
-
x
68
0,17
-
x
x
x
32.826
100
28.019
100
40.302
100
-4.807
x
12.283
x
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Thuế TNDN hoãn lại
Tổng tài sản
Nguồn: Bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty 73, 2010,2011,2012
26
►Tài sản ngắn hạn
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng tài sản. Do công ty 73 là công ty xây dựng và công ty chủ yếu đầu tư vào
việc sữa chữa đường bộ hoặc làm mới các công trình xây dựng nhỏ. Vì vậy
nguồn vốn của công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặc mua thêm tài
sản cố định để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
Năm 2010 các tài sản ngắn hạn chiếm 92,85% trong tổng tài sản, trong
đó khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm rất cao tỷ trọng hai loại
tài sản này chiếm tới 84% tổng tài sản, riêng khoản phải thu từ khách hàng
trong năm chiếm 52,89% tỷ trọng trong tổng tài sản. Theo kết quả kinh doanh
năm 2010 doanh thu của công ty đạt 36.711 triệu đồng, trong khi đó khoản
phải thu trong năm đạt 19.487 triệu đồng, chủ yếu nhất là nguồn thu từ khách
hàng. Điều này cho thấy trong năm 2010 công ty bị chiếm dụng vốn khá
nhiều, nguyên nhân do công ty áp dụng chính sách bán hàng thu tiền chậm, do
nền kinh tế trong năm còn nhiều khó khăn. Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng tài sản góp phần để nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt
động kinh doanh. Các khoản mục khác chiếm tỷ trọng khá thấp, như khoản
mục tiền và các khoản tương đương tiền lại chiếm tỷ trọng thấp chỉ khoản
1,13%, do năm 2010 công ty bán hàng bị chiếm dụng vốn khá nhiều nên việc
thu tiền mặt còn hạn chế.
Đến năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty là 25.862 triệu đồng giảm
hơn so với năm 2010, do cơ cấu tài sản của công ty đầu tư chủ yếu vào tài sản
ngắn hạn nên việc tài sản ngắn hạn giảm làm cho tổng tài sản của công ty cũng
giảm theo. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu trong năm 2011
giảm mạnh, giảm 12.283 triệu đồng với số tương đối giảm 63,03%, điều này
cho thấy trong năm 2011 tình trạng vốn bị chiếm dụng được hạn chế. Ngược
lại với khoản phải thu, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của
công ty lại tăng mạnh hơn so với năm 2010, tăng 3.438 triệu đồng với số
tương đối tăng 926,68%, khoản này tăng là điều tốt cho thấy khả năng thanh
toán của công khá tốt. Nhưng ngược lại hàng tồn kho trong năm cũng tăng
mạnh tăng 4.337 triệu đồng, với số tương đối tăng 42,47%, điều này cho thấy
trong năm 2011 công ty rất có khả năng bị ứ động vốn, vì hàng tồn kho tăng
nhanh hơn so với mức giảm của doanh thu. Bên cạnh đó trong năm 2011 công
ty có trích lập thêm khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, nên góp phần
làm giảm tài sản trong năm 2011. Xét dọc theo bảng 4.3 ta thấy trong tài sản
ngắn hạn thì khoản mục hàng tồn kho trong năm 2011 chiếm tỷ trọng rất cao,
chiếm 51,92% trong tổng tài sản, con số này cho thấy trong năm công ty bị
lượng tồn kho quá nhiều gây ứ động vốn, điều này cũng làm ảnh hưởng đến
doanh thu của công ty trong năm 2011 giảm hơn so với năm 2010, do trong
năm 2011 tình hình sản xuất còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các khoản phải
thu và tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng tương đối cao, tuy
nhiên khoản phải thu khách hàng trong năm 2011 giảm mạnh giảm 11.542
triệu đồng, tỷ trong giảm 32,12% trong tổng tài sản. Điều này tốt khoản vốn bị
chiếm dụng được giảm nhưng nguyên nhân giảm là do doanh thu trong năm
2011 bị giảm và hàng tồn kho cao nên các khoản phải thu bị giảm điều này
27
chưa tốt. Bên cạnh đó khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm
2011 tuy có tăng hơn so với năm 2010, nhưng chỉ chiếm 13,59% tỷ trọng
trong tổng tài sản, điều này cho tình trạng vốn bị chiếm dụng trong năm 2011
được hạn chế. Tóm lại trong năm 2011 cơ cấu phần tài sản ngắn hạn của công
ty lượng hàng tồn kho quá nhiều, các tài sản có tính thanh khoản chiếm tỷ
trọng thấp hơn tỷ trọng hàng tồn kho, công ty nên cơ cấu lại tài sản ngắn hạn
của mình tốt hơn để nâng cao khả năng thanh toán của công ty.
Sang năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2011 tăng
11.571 triệu đồng, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 92,87 %. Nguyên nhân tăng
do hàng tồn kho tăng mạnh, năm 2012 hàng tồn kho đạt 25.145 triệu đồng, so
với năm 2011 tăng 10.597 triệu đồng, với số tương đối tăng 72,84%, điều này
cho thấy trong năm 2012 công ty dự trữ hàng tồn kho để phục vụ cho việc sản
xuất kinh doanh, tuy nhiên hàng tồn kho năm 2012 tăng cao bất thường điều
này có thể do công ty còn tồn nguyên vật liệu hoặc còn một số công trình còn
đang thi công chưa hoàn thành... Bên cạnh đó tiền và các khoản tương đương
tiền cũng tăng không kém, năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.020 triệu đồng,
với số tương đối tăng 26,78%. Điều này nói lên trong năm công ty bán hàng
thu tiền ngay khá tốt tuy nhiên vẫn còn chậm hơn hàng tồn kho. Ngược lại
khoản phải thu giảm hơn so với năm 2011 giảm 101 triệu đồng, mà chủ yếu là
khoản phải thu khách hàng giảm mạnh giảm 1.059 triệu đồng. Mức giảm của
khoản phải thu khách hàng so với mức tăng của tiền và các khoản tương
đương tiền chênh lệch không nhiều, điều này cho thấy trong năm lượng vốn bị
chiếm dụng đã được cải thiện. Doanh thu năm 2012 tăng hơn so với năm 2011
nhưng khoản vốn bị chiếm dụng đã giảm, đây là tín hiệu tốt. Xét dọc bảng 4.3
ta thấy, cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty thì tỷ trọng hàng tồn kho trong
năm 2012 chiếm tỷ trong quá lớn chiếm 62,39% trong tổng tài sản, điều này
cho thấy trong năm công ty dự trữ lượng hàng tồn kho quá nhiều có khả năng
gây ứ động vốn và gia tăng chi phí tồn kho. Tuy doanh thu năm 2012 có tăng
hơn so với năm 2011 là 2.597 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng doanh thu thấp
hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Các khoản mục khoản phải thu và khoản
mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trong khá thấp hơn so với
năm 2011, đây là những tài sản có tính thanh khoản cao nhưng lại chiếm tỷ
trọng thấp, điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty có khả
năng bị hạn chế. Công ty nên có các biện pháp giải phóng hàng tồn kho, tránh
tình trạng vốn bị ứ động.
►Tài sản dài hạn
Do đặc điểm là công ty xây dựng nên việc đầu tư vào tài sản dài hạn chủ
yếu là đầu tư vào tài sản cố định hữu hình là phần lớn (như mua máy móc,
thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình xây dựng…).
Qua bảng 4.4 ta thấy, tài sản dài hạn năm 2010 đạt 2.359 triệu đồng
chiếm 7,18% tỷ trọng trên tổng tài sản, mà chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố
định hữu hình chiếm hết 6,52 % trong tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn khác
chiếm tỷ trọng rất thấp.
28
Đến năm 2011 tài sản dài hạn đạt 2.157 triệu đồng so với năm 2010 có
giảm nhẹ là 202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,70% trong tổng tài sản. Nguyên
nhân giảm là do trong năm công ty giảm bớt đầu tư vào tài sản cố định, chủ
yếu giảm đầu tư vào tài sản cố định hữu hình khá nhiều giảm 350 triệu đồng.
Tài sản cố định vô hình có giảm nhưng không nhiều. Bên cạnh đó công ty có
tăng đầu tư vào tài sản dài hạn khác.
Năm 2012 tài sản dài hạn được đầu tư là 2.869 triệu đồng so với năm
2011 tăng 712 triệu đồng, chiếm 7,12 % tỷ trọng trong tổng tài sản. Chủ yếu
công ty tăng đầu tư vào tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trong 5,89% trong
tổng tài sản, điều này cho thấy trong năm công ty đầu tư thêm máy móc thiết
bị để phục vụ việc kinh doanh. Bên cạnh đó tài sản dài hạn khác tăng cũng khá
nhiều, trong năm 2012 khoản thuế thu nhập hoãn lại tăng 68 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 0,17% tuy nhiên cũng góp phần làm tăng tài sản dài hạn.
Tóm lại, phần lớn cơ cấu tài sản của công ty trong 3 năm 2010 đến năm
2012 thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng tài sản, do công
ty chủ yếu đầu tư vào việc sữa chữa đường bộ hoặc làm mới các công trình
giao thông nhỏ, thông thường các công trình dưới 1 năm. Công ty đầu tư vào
tài sản dài hạn chủ yếu là trang bị máy móc phục vụ cho việc thi công công
trình là chủ yếu. Công ty nên cơ cấu lại hàng tồn kho tốt hơn trong những năm
sau, tránh tình trạng vốn ứ động.
29
4.2.2 Phân tích tình hình tài sản trong 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn chung tình hình tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013
được đầu tư cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 7.377 triệu đồng, với
số tương đối tăng 26,15%. Do trong 6 tháng đầu năm cả tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn đều tăng lên đáng kể, cụ thể:
Bảng 4.5: Phân tích từng khoản mục tài sản 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu
6.2012
6.2013
Tỷ trọng
Số tiền
33.029
x
6.826
x
11,98
5.230
14,70
1.850
2,72
4.972
x
12.116
x
7.144
x
3.332
11,81
10.023
28,16
6.691
16,35
656
2,33
895
2,51
239
0,18
1.584
5,61
2.056
5,78
472
0,17
-600
-2,13
-857
-2,41
-257
-0,28
17.602
62,39
15.283
42,94
-2.319
-19,45
249
0,88
400
1,12
151
0,24
B. Tài sản dài hạn
2.008
x
2.559
x
551
x
I. Tài sản cố định
1.706
x
2.200
x
494
x
1. Tài sản cố định hữu hình
1.662
5,89
2.143
6,02
481
0,13
- Nguyên giá
9.104
x
12.640
x
x
x
-7.442
x
-10.497
x
x
x
2. Tài sản cố định vô hình
44
0,16
57
0,16
13
x
- Nguyên giá
50
x
57
x
x
x
- Giá trị hao mòn lũy kế
-6
x
-
x
x
x
II. Tài sản dài hạn khác
302
x
359
x
57
x
1. Chi phí trả trước dài hạn
255
0,90
290
0,81
35
-0,09
48
0,17
68
0,19
20
0,02
28.211
100
35.588
100
7.377
x
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
II. Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
III. Hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn khác
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Thuế TNDN hoãn lại
Tổng tài sản
Số tiền
Tỷ trọng
26.203
x
3.380
Số tiền
6.2013/6.2012
Nguồn: bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng
CTGT 73, 2010, 2011, 2012
30
%
► Tài sản ngắn hạn
Sáu tháng đầu năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty tăng khá mạnh so
với 6 tháng năm 2012 tăng 6.826 triệu đồng. Tăng mạnh nhất là các khoản
phải thu, 6 tháng đầu năm 2013 các khoản phải thu của công ty là 12.116 triệu
đồng, chủ yếu là phải thu từ khách hàng, con số này khá cao do doanh thu đầu
năm tăng khá nhiều, nên các khoản phải thu tăng lên là điều bình thường, đây
chưa khẳng định được là khách hàng thanh toán chậm, mà có thể do đầu năm
các công trình chưa hoàn thành. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng khá
cao so với sáu tháng đầu năm 2012, cho thấy 6 tháng đầu năm công ty thu tiền
mặt về khá nhiều. Ngoài ra còn khoản tài sản ngắn hạn khác có tăng nhẹ góp
phần làm tăng tài sản. Bên cạnh đó các khoản hàng tồn kho 6 tháng đầu năm
2013 giảm xuống 15.283 triệu đồng, tuy nhiên doanh thu đầu năm tăng lên
28.241 triệu đồng , điều này cho thấy hàng tồn kho của công ty trong 6 tháng
đầu năm lưu thông tương đối tốt hơn so với đầu năm 2012. Xét dọc bảng ta
thấy cơ cấu tài sản của công ty cũng không thay đổi nhiều vẫn chiếm tỷ trọng
khá cao chiếm 92,80%. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm công ty cơ cấu lại
việc đầu tư vào các tài sản ngắn hạn. Cụ thể, hàng tồn kho của 6 tháng đầu
năm 2012 chiếm tỷ trọng rất cao, nhưng đầu năm nay công ty đã giảm bớt tỷ
trọng hàng tồn kho xuống còn 46,27%, thay vào đó thì công ty tăng tỷ trọng
vào các tài sản ngắn hạn khác hàng tồn kho như: khoản phải thu khách hàng,
tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác.
► Tài sản dài hạn
Sáu tháng đầu năm 2013 các tài sản dài hạn tăng khá nhiều, tăng nhiều
nhất là tài sản cố định, do đầu năm công ty cần trang bị thêm một số máy móc,
thiệt bị mới để phục vụ cho sản xuất. So với 6 tháng năm 2012 thì năm nay
tăng 494 triệu đồng, với số tương đối tăng 28,96%, tài sản dài hạn khác có
tăng nhưng không nhiều tăng lên 57 triệu đồng. Nhìn dọc theo bảng 4.5 cơ cấu
tài sản dài hạn chỉ chiếm 7,18% tỷ trọng trong tổng tài sản, do công ty chủ yếu
đầu tư vào tài sản ngắn hạn, nên tài sản dài hạn chủ yếu trang bị thêm các máy
móc để phục vụ công trình xây dựng. Vì thế tỷ trọng tài sản cố định luôn được
ưu tiên trong tài sản dài hạn. Cụ thể tài sản cố định hữu hình trong sáu tháng
đầu năm 2013 chiếm 6,02% tỷ trọng trong tổng tài sản, tăng 0,13% tỷ trọng so
với sáu tháng năm 2012, tài sản cố định vô hình tỷ trong không thay đổi, riêng
khoản thuế TNDN hoãn lại sáu tháng đầu năm 2013 tăng 0,02% tỷ trọng so
với sáu tháng đầu năm 2012.
31
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 TỬ NĂM
2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn trong 3 năm từ năm 2010-2012
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các công ty cần xác định nhu cầu
đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Công ty có thể
huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó qui
về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Việc phân tích tình hình
nguồn vốn cho ta thấy rõ nguồn hình thành của các loại vốn kinh doanh của
công ty và qua đó thấy được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cơ cấu của
từng loại nguồn vốn đồng thời nhìn rõ khó khăn mà công ty đang gặp phải
trong từng loại nguồn vốn từ đó đề ra biện pháp khắc phục giúp công ty sử
dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
Nhìn chung nguồn hình thành nên tài sản của công ty qua các năm có
nhiều thay đổi, phần lớn được tài trợ từ nợ phải trả, đây là nguồn mà công ty
phải có trách nhiệm thanh toán. Cụ thể, nguồn vốn năm 2011 giảm 4.807 triệu
đồng so với năm 2010, do trong năm 2011 nguồn huy động từ nợ phải trả ngắn
hạn giảm mạnh – 5.699 triệu đồng, với số tương đối giảm 89,12% và do tình
hình kinh tế trong năm còn nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao, nên việc huy
động vốn từ nợ hạn chế. Tình hình này được cải thiện sang năm 2012 tăng lên
40.302 triệu đồng tăng 12.283 triệu đồng, với số tương đối 43,84%. Nguyên
nhân tăng là do khoản mục nợ ngắn hạn tăng mạnh, bên cạnh đó nợ dài hạn
cũng tăng khá nhiều với tốc độ tăng 102% nhiều hơn nợ ngắn hạn. Điều này
cho thấy quy mô về vốn của công ty được tăng lên, khả năng kinh doanh của
công ty đang mở rông từ năm 2012. Để thấy rỏ tình hình huy động vốn của
công ty ta phân tích chi tiết từng khoản mục cấu thành tổng nguồn vốn qua 2
bảng 4.6 và bảng 4.7.
32
Bảng 4.6: Phân tích từng khoản mục nợ phải trả năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền
trước
4. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
5. Phải trả người lao
động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả,
phải nộp khác
8. Quỹ khen thưởng
phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
2. Dự phòng trợ cấp
mất việc làm
2010
Số tiền Tỷ trọng
Năm
2011
Số tiền Tỷ trọng
Chênh lệch
2012
Số tiền Tỷ trọng
23.664
23.491
4.692
4.378
x
x
14,29
13,34
17.963
17.792
2.231
2.729
x
x
7,96
9,74
29.738
29.392
5.524
3.638
x
x
13,71
9,03
-5.701
-5.699
-2.461
-1.643
x
x
-6,33
-3,6
11.775
11.600
3.293
909
x
x
5,75
-0,71
2.011
6,13
1.292
4,61
3.529
8,76
719
-1,52
2.237
4,15
3.330
10,14
1.852
6,61
4.026
10,00
-1.478
-3,53
2174
3,38
5.281
16,09
5.523
19,71
7.020
17,42
242
3,62
1.497
-2,29
43
0,13
82
0,29
306
0,76
39
0,16
224
0,47
3.512
10,70
3.857
13,77
4.886
12,12
345
3,07
1.029
-1,65
243
0,74
226
0,81
464
1,15
-17
0,07
238
0,34
172
64
x
0,19
171
171
x
0,61
346
346
x
0,86
-1
107
x
0,42
175
175
x
0,25
108
0,34
-
x
-
x
x
-x
x
x
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Nguồn: bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73, 2010, 2011, 2012
33
Bảng 4.7: Phân tích từng khoản mục vốn chủ sở hữu năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư chủ sở
hữu
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Quỹ dự phòng tài
chính
4. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
Tổng nguồn vốn
Chênh lệch
2011
Số tiền
Tỷ trọng
9.163
x
9.116
Số tiền
2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
10.056
x
10.564
x
893
x
508
x
x
10.054
x
10.584
x
938
x
530
x
8.000
24,37
8.000
28,55
8.000
19,85
0
4,18
0
-8,7
113
0,34
195
0,70
717
1,78
82
0,36
522
1,08
57
0,17
97
0,35
184
0,46
40
0,18
87
0,11
946
2,88
1.762
6,29
1.682
4,17
816
3,41
-80
-2,12
47
0,14
2
0
-20
-0,05
-45
-0,14
-22
-0,05
32.826
100
28.019
100
40.302
100
-4.807
-
12.283
-
Nguồn: bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73, 2010, 2011, 2012
34
%
►Nợ phải trả
Phản ánh số vốn mà công ty đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động
kinh doanh, do đó công ty cần phải có trách nhiệm thanh toán. Qua bảng 4.6 ta
thấy:
Cơ cấu nợ phải trả của công ty năm 2010 tỷ trọng nợ chiếm 72,09%
trong tổng nguồn vốn, chủ yếu là nợ ngắn hạn phần lớn là công ty vay nợ và đi
chiếm dụng vốn của người bán và khoản phải trả người lao động. Trong đó tỷ
trọng chiếm dụng của người lao động là 16,09% trong tổng nguồn vốn, đây là
nguồn vốn rất có lợi cho công ty, vừa tăng vốn lại không tốn chi phí lãi suất.
Kế đến là nguồn vay và nợ ngắn hạn không thể thiếu đối với bất kỳ công ty
nào, đây cũng là nguồn rất có lợi cho công ty, tuy nhiên nguồn này phải chi trả
lãi suất nhưng được lợi tiết kiệm được thuế cho công ty. Và nguồn chiếm dụng
vốn của khách hàng chiếm tỷ trọng khá nhiều trong tổng nguồn vốn, bằng các
chính sách trả chậm giữa công ty với khách hàng. Ngoài ra nguồn từ thuế và
các khoản phải nộp nhà nước; và nguồn các khoản phải trả phải nộp khác cũng
không kém phần quan trong. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp, phần lớn
công ty huy động vốn từ các nguồn nợ ngắn hạn nhiều hơn, do công ty đầu tư
chủ yếu vào các tài sản ngắn hạn nên việc huy động nguồn vốn ngắn hạn tốt
hơn so với nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn dài hạn phải chịu lãi cao hơn so với
nguồn vốn ngắn hạn.
Năm 2011 nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty giảm khá nhiều so với
năm 2010. Nợ phải trả giảm nhiều so với năm 2010, nguyên nhân giảm do các
khoản vay và nợ ngắn hạn giảm mạnh, giảm mạnh 2.461 triệu đồng với số
tương đối giảm 52,45%, do trong năm 2011 tình hình lãi suất trong năm khá
cao, chính vì vậy công ty đã hạn chế vay nợ, điều này làm ảnh hưởng đến
nguồn vốn của công ty giảm khá nhiều. Nguồn phải trả người bán cũng giảm
đáng kể, do kinh tế năm 2011 còn nhiều khó khăn nên khách hàng cũng hạn
chế việc bán chịu. Bên cạnh đó nguồn từ người mua trả tiền trước và nguồn
thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng giảm. Tuy nhiên công ty vẫn tận
dụng khá nhiều vào nguồn phải trả người lao động trong năm 2011 tăng 242
triệu đồng. Nguồn nợ dài hạn trong năm 2011 là 171 triệu đồng có giảm nhẹ,
giảm 1 triệu đồng, do khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2011 không
phát sinh và ngược lại thì các khoản vay và nợ dài hạn năm 2011 tăng 107
triệu đồng, tăng mạnh hơn so với năm 2010. Xét dọc bảng4.6 ta thấy cơ cấu
nguồn vốn của công ty trong năm 2011 tỷ trọng nợ phải trả tuy giảm xuống
còn 64,11% nhưng vẫn còn khá cao trong tổng nguồn vốn, trong đó khoản
mục phải trả người lao động chiếm 19,71%, công ty luôn tận dụng tối đa
nguồn phải trả người lao động vì đây được xem là nguốn vốn rất tốt cho công
ty. Năm 2011 công ty chiếm dụng nhiều hơn đến nguồn phải trả phải nộp
khác, do trong năm 2011 tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nên các nguồn
vay và phải trả người bán trong năm bị hạn chế. Ngoài ra các nguồn nợ khác
có tăng nhưng không nhiều, chưa đủ để tăng nguồn vốn của công ty. Nhìn
chung trước tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất tăng cao nhưng công ty cơ cấu
nguồn nợ phải trả như trên có thể chấp nhận được.
35
Năm 2012 nợ của công ty có nhiều biến động, hầu hết các khoản nợ tăng
khá cao so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012 khoản vay và nợ
ngắn hạn tăng mạnh 3.293 triệu đồng so với năm 2011 với số tương đối tăng
147%, đây có thể do tình hình lãi suất đang hạ nhiệt. Và khoản người mua trả
tiền trước tăng cũng không kém tăng 2.237 triệu đồng so với năm 2011, điều
này cho thấy uy tín của công ty khá tốt. Và nguồn thuế và các khoản phải nộp
nhà nước có tăng góp phần gia tăng nguồn vốn cho công ty, tuy nhiên khoản
thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng nhiều quá sẽ không tốt cho công ty.
Nguồn từ phải trả người lao động hầu như luôn được công ty tận dụng khá
nhiều và là nguồn hình thành vốn không thể thiếu, các khoản phải trả phải nộp
khác, các nguồn khác cũng tăng nhưng không nhiều. Bên cạnh đó nợ dài hạn
tăng khá cao, năm 2012 nợ dài hạn tăng lên 346 triệu đồng, tăng 175 triệu
đồng so với năm 2011. Nếu xét dọc theo bảng 4.6 cơ cấu nợ của công ty thì
khoản nợ phải trả trong năm 2012 có nhiều biến động. Nhìn chung khoản phải
trả người lao động chiếm tỷ trọng đến 17,42% khá cao, luôn được công ty chú
trọng khá nhiều, do nguồn này khá có lợi cho công ty, tuy cơ cấu tỷ trọng
nguồn này trong năm có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn khá cao trong
tổng nguồn vốn. Nguồn vay và nợ ngắn hạn trong năm 2012 được tăng thêm
khá nhiều, do trong năm 2012 tình hình lãi suất đang giảm, nhà nước khuyến
khích sản xuất. Do đó công ty cũng hạn chế bớt chiếm dụng vốn của người
bán, và giảm tỷ trọng phải trả người bán giảm 2,96%, giảm tỷ trọng chiếm
dụng phải trả người lao động giảm 7,16% và giảm tỷ trọng các khoản phải trả,
phải nộp khác. Bên cạnh đó các khoản từ nguồn người mua trả tiền trước và
khoản thuế phải nộp nhà nước trong năm 2012 cũng được tăng và nguồn quỹ
khen thưởng phúc lợi được công ty tận dụng để tăng nguồn vốn của mình.
Điều này cho thấy trong năm công ty đã cơ cấu lại nợ của mình khá tốt.
►Vốn chủ sở hữu
Đây là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và
bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh, ngoài ra còn có các nguồn kinh phí
và quỹ khác…Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua 3 năm,
phần lớn từ nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu hàng năm vẫn 8.000 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng khá nhiều trong vốn chủ sở hữu, cụ thể qua bảng 4.7 ta thấy:
Năm 2010 trong cơ cấu nguồn vốn của công ty nợ chiếm hết 72,09%,
còn lại vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 27,91% mà vốn chủ sở hữu của công ty đạt
là 9.116 triệu đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm hết 8.000
triệu đồng chiếm 24,37% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, phần còn lại là nguồn
từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ. Cho thấy nguồn hình thành
nên vốn chủ sở hữu chủ yếu từ vốn đầu tư chủ sở hữu, các nguồn khác chỉ góp
phần gia tăng thêm vốn chủ sở hữu.
Năm 2011 nguồn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được tăng lên
đáng kể trong năm 2011 tăng lên 1.762 triệu, với số tương đối tăng 186,26%,
góp phần tăng vốn chủ sở hữu lên 10.054 triệu đồng, chiếm 35,89% tỷ trọng
trong tổng nguồn vốn của mình, ta thấy trong năm công ty đã cơ cấu lại nguốn
vốn của mình, giảm bớt nguồn nợ phải trả, tăng cường tính tự chủ về mặt tài
chính của mình. Các nguồn từ quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính
36
năm 2011 tăng rất cao so với năm 2010. Tuy nhiên riêng nguồn kinh phí và
quỹ khác trong năm 2011 công ty đã cắt giảm bớt. Nếu xét dọc bảng 4.7 ta
thấy tỷ trọng nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối tăng nhẹ so với năm, đây là tín hiệu tốt. Các nguồn quỹ đầu tư phát
triển và quỹ dự phòng tài chính trong năm có tăng nhẹ, nhưng cũng góp phần
làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm trong năm 2011. Tuy tỷ trọng các
nguồn vốn chủ sở có tăng hơn so với năm 2011 nhưng vẫn chưa đủ để làm
tăng tổng nguồn vốn trong năm.
Năm 2012 vốn chủ sở hữu có tăng nhẹ tăng 508 triệu đồng so với năm
2011, tăng là do nguồn quỹ đầu tư phát triển năm 2012 tăng mạnh lên 717
triệu đồng, tăng 522 triệu đồng với số tương đối tăng 267,69%, và nguồn quỹ
dự phòng tài chính tăng 87 triệu đồng so với năm 2011. Riêng nguồn kinh phí
và quỹ khác trong năm bị - 20 triệu đồng, cho thấy trong năm nguồn kinh phí
của công ty bị hạn hẹp. Xét dọc bảng, ta thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu trong
năm 2012 giảm hơn so với năm 2011, do trong năm lãi suất có giảm nên công
ty đã tận dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, tỷ trọng vốn đầu tư chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng khá nhiều so với các nguồn hình thành vốn chủ sở hữu khác.
Tuy nhiên so với năm 2011 thì giảm 8,7%, và nguồn lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối cũng giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó thì công ty tăng thêm tỷ
trọng vào các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.
37
4.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.8: Phân tích từng khoản mục nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu
6.2012
6.2013
Số tiền
Tỷ trọng
A. Nợ phải trả
18.417
x
I. Nợ ngắn hạn
18.175
1. Vay và nợ ngắn hạn
Tỷ trọng
Số tiền
24.941
x
6.524
x
x
24.595
x
6.420
3.867
13,71
7.023
19,73
3.156
x
6,02
2. Phải trả người bán
1.947
6,90
3.348
9,41
1.401
2,51
3. Người mua trả tiền trước
1.870
6,63
153
0,43
-1.717
-6,2
4. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
2.818
9,99
4.570
12,84
1.752
2,85
5. Phải trả người lao động
4.314
15,29
4.668
13,12
354
-2,17
214
0,76
14
0,04
-200
-0,72
2.820
10,00
4.350
12,22
1.530
2,22
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi
325
1,15
470
1,32
145
0,17
II. Nợ dài hạn
242
x
346
x
104
x
1. Vay và nợ dài hạn
242
0,86
346
0,97
104
0,11
B. Vốn chủ sở hữu
9.794
x
10.648
x
854
x
I. Vốn chủ sở hữu
9.808
x
10.668
x
860
x
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu
8.000
28,36
8.000
22,48
0
-5,88
2. Quỹ đầu tư phát triển
502
1,78
1.196
3,36
694
1,58
3. Quỹ dự phòng tài chính
129
0,46
238
0,67
109
0,21
1.177
4,17
1.234
3,47
57
-0,7
-14
-0,05
-20
-0,06
-6
-0,01
28.211
100
35.588
100
7.377
x
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải
nộp khác
4. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
Tổng nguồn vốn
Số tiền
6.2013/6.2012
Nguồn: bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng
CTGT 73, 2010, 2011, 2012
38
%
Phần lớn nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ, nợ chiếm 70,08 % tỷ
trọng trong nguồn vốn, mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Công ty đi chiếm dụng
vốn của khách hàng bán và của người lao động và thuế và các khoản phải nộp
cho nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn có các khoản phải trả, phải nộp khác.
Cụ thể:
► Nợ phải trả
Vay và nợ ngắn hạn của công ty đầu năm tăng khá mạnh lên 7.023 triệu
đồng tăng 3.156 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Do đầu năm tình
hình lãi suất đang dần được đi xuống, nên công ty đã huy động nguồn vốn từ
khoản đi vay này có phần cao hơn năm trước. Bên cạnh đó công ty cũng huy
động được nguồn vốn từ phải trả người bán bằng cách chiếm dụng vốn của
người bán hàng, công ty chiếm dụng vốn khoản này khá nhiều tăng 1.401 triệu
đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguồn vốn huy động được từ người lao
động tuy không tăng nhiều nhưng vẫn không thể thiếu, khoản phải trả cho
người lao động 6 tháng năm 2013 đạt 4.668 triệu đồng, tăng 354 triệu đồng
với số tương đối tăng 8,21%. Ngoài ra công ty còn huy động động nguồn từ
thuế và các khoản phải nộp nhà nước đầu năm 2013 nhiều hơn so với đầu năm
2012 đến 1.752 triệu đồng, với số tương đối tăng là 62,17%. Nguồn huy động
từ các khoản phải trả, phải nôp khác và nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi đầu
năm 2013 có tăng hơn so với đầu năm 2012. Tuy nhiên riêng khoản mục
người mua trả tiền trước trong 6 tháng đầu năm nay giảm quá nhiều, điều này
cho thấy mức an toàn về vốn của mình có phần giảm.
Nguồn huy động từ nợ dài hạn trong sáu tháng đầu năm 2013 có tăng khá
nhiều so với đầu năm 2012 là 104 triệu đồng, tăng 42,98%. Chủ yếu là khoản
vay và nợ dài hạn. Đây là nguồn huy động trả lãi cao hơn so với vay ngắn hạn,
nên nguồn huy động dài hạn của công ty còn hạn chế.
Xét dọc theo bảng 4.8 ta thấy 6 tháng đầu năm công ty cơ cấu lại tỷ
trọng nợ lại khá hợp lý, tuy khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là
19,73% khá cao nhưng xét đến tình hình kinh tế thì chính phủ đang khuyến
khích sản xuất, vì thế lãi suất giảm khá nhiều so với những năm trước, nên tỷ
trọng khoản vay và nợ ngắn hạn đầu năm của công ty là khá tốt. Tỷ trong
nguồn người mua trả tiền trước đầu năm nay chiếm quá thấp, đây là nguồn
huy động khá có lợi cho công ty, vừa huy động được vốn vừa không phải chịu
lãi, mà còn đảm bảo an toàn về tài chính cho công ty, nhưng 6 tháng đầu năm
cho thấy giảm rất nhiều. Nguồn vốn chiếm dụng từ người lao động sáu tháng
đầu năm 2013 tỷ trọng trong tổng nguồn vốn còn khá cao, nhưng có giảm hơn
so với sáu tháng đầu năm 2012, đây là tín hiệu tốt. Tỷ trọng nợ dài hạn đầu
năm tuy có tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
1,39% rất thấp trong nợ.
► Vốn chủ sở hữu
Nhìn vào bảng ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong sáu tháng
đầu năm có tăng nhưng không nhiều, tăng 854 triệu đồng, với số tương đối
tăng 8,72% chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu mỗi năm 8000 triệu đồng.
Nguyên nhân làm nguồn vốn chủ sở hữu tăng do từ các nguồn quỹ đầu tư phát
39
triển và quỹ dự phòng tài chính sáu tháng đầu năm 2013 tăng mạnh. Ngoài ra
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sáu tháng đầu năm có tăng nhẹ, cũng góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Xét dọc theo các khoản hình thành vốn chủ sở
hữu ta thấy, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm phần lớn, mỗi năm đều 8.000
triệu đồng, khoản này chiếm hơn 22,48% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn.
Tóm lại phần lớn nguồn vốn của công ty chủ yếu được tài trợ 70% bằng
nợ, tuy nhiên trong sáu tháng đầu năm 2013 công ty đã cơ cấu nguồn nợ phải
trả có thể chấp nhận được, điều này chứng tỏ tính chủ động về mặt tài chính
của công ty có cải thiện tuy nhiên tỷ trọng nợ chiếm còn nhiều, công ty còn
chiếm dụng vốn khá nhiều so với vốn bị chiếm dụng. Công ty nên tăng tỷ
trọng vốn chủ sở hữu thêm để gia tăng sức mạnh tài chính của mình.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH
4.4.1 Tỷ số thanh khoản
Phân tích khả năng thanh khoản là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính
của công ty tốt hay xấu, và đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty.
Để hiểu rõ hơn về các tỷ số thanh khoản của công ty biến động như thế
nào ta hãy xem bảng 4.9.
40
Bảng 4.9: Các tỷ số thanh khoản
Chỉ tiêu
BQ
ngành
2010
2011
BQ
ngành
2011
2012
BQ
ngành
2012
6.2013
BQ
ngành
6.2013
Đơn vị tính
2010
1. Tài sản lưu đông
Triệu đồng
30.468
-
25.862
-
37.433
-
33.029
-
2. Tiền và các khoản tương đương tiền
Triệu đồng
371
-
3.809
-
4.829
-
5.230
-
3. Hàng tồn kho
Triệu đồng
1.021
-
14.548
-
25.145
-
15.283
-
4. Nợ ngắn hạn
Triệu đồng
23.491
-
17.792
-
29.392
-
24.595
-
5. Tỷ số thanh khoản hiện thời (1/4)
Lần
1,03
0,88
1,45
1,07
1,27
1,05
1,34
1,06
6. Tỷ số thanh khoản nhanh (1-3)/4
Lần
0,86
0,45
0,64
0,47
0,42
0,45
0,72
0,46
7. Tỷ số thanh khoản tức thời (2/4)
Lần
0,02
0,06
0,21
0,06
0,16
0,04
0,21
0,04
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73
2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68
41
►Tỷ số khả năng thanh khoản hiện thời
Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả có
bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền mặt để thanh
toán. Qua số liệu bảng 4.9 ta thấy, tỷ số thanh khoản hiện hành của công ty
qua các năm có sự tăng giảm không đồng đều.
Năm 2010, tỷ số thanh khoản hiện thời ở mức 1,03 lần, tức là 1 đồng nợ
ngắn hạn của công ty năm 2010 có 1,03 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng
để thanh toán. Trong khi đó tỉ lệ trung bình của ngành xây dựng năm 2010 là
0,88 lần. So với bình quân ngành thì tỷ số thanh khoản của công ty không quá
chênh lệch. Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ khá tốt.
Năm 2011 tỷ số thanh toán hiện thời là 1,45 lần, một đồng nợ ngắn hạn
của công ty có 1,45 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán, tỷ số
này năm 2011 tăng 0,42 lần. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn của công ty giảm
xuống, trong khi đó tài sản ngắn hạn cũng giảm. Tốc độ giảm của nợ ngắn hạn
nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên tỷ số thanh toán hiện thời
tăng so với năm 2010. Tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2011 là 1,07 lần.
So với bình quân ngành tỷ số này khá cao, điều này cho thấy khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là khá tốt.
Năm 2012, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty giảm còn 1,27 lần, có
nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,27 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng
để thanh toán. So với năm 2011 tỷ số này có giảm, nhưng khi so với tỷ số bình
quân ngành năm 2012 là 1,05 lần thì tỷ số này tương cao, điều này cho thấy
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2012 vẫn còn được
đảm bảo.
Tháng 6 năm 2013 là 1,34, tỷ số này có phần tăng nhẹ. Tỷ số bình quân
ngành là 1,06 lần. Nếu so với bình quân ngành thì tỷ số này khá cao, mỗi đồng
nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm nay có 1,34 đồng tài sản lưu động có thể
sử dụng để thanh toán.
Tuy nhiên ta nhận thấy cơ cấu tài sản lưu động của công ty có hàng tồn
kho và khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng lớn, điều này không tốt vì nếu đến
hạn thanh toán nợ ngắn hạn mà công ty không giải phóng được hàng tồn kho
hay chưa thu hồi kịp được khoản phải thu thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán. Vì vậy, công ty cần thực hiện tốt công tác thanh toán hiện
thời đối với nợ ngắn hạn đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến tình hình tài
chính của công ty.
►Tỷ số thanh khoản nhanh
Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh
toán. Qua các chỉ số về khả năng thanh khoản của công ty từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013, ta thấy tỷ số khả năng thanh khoản của công ty giảm qua
các năm 2010, 2011, 2012 tăng nhẹ vào tháng 6 năm 2013. Cụ thể:
42
Năm 2010 tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0,86 lần, cho biết mỗi
đồng nợ ngắn hạn năm 2010 có 0,86 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng
ngay để thanh toán. Tỷ số bình quân ngành là 0,45 lần, so với bình quân ngành
tỷ số này cao hơn nên chấp nhận được. Nếu so với tỷ số thanh khoản hiện thời
thì tỷ số này ở mức không thấp lắm, điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng tương đối thấp, khả năng thanh toán nhanh của công ty trong
năm 2010 khá tốt.
Đến năm 2011 tỷ số này giảm còn 0,64 lần, cho biết mỗi đồng nợ ngắn
hạn có 0,64 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán trong khi
đó tỷ số trung bình ngành xây dựng là 0,47 lần, so với trung bình ngành thì tỷ
số này chênh lệch không nhiều lắm, điều này cho thấy tài sản lưu động có thể
sử dụng ngay của công ty vẫn đủ thanh toán nợ ngắn hạn, nếu như các chủ nợ
không đòi tiền ngay cùng lúc.
Đến năm 2012 tiếp tục giảm 0,42 lần, Mỗi đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,42
đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Nếu so với năm
2011 tỷ số thanh khoản nhanh năm nay còn thấp hơn năm 2011, điều này cho
thầy tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để đủ đảm bảo cho việc thanh toán
nợ ngắn hạn năm 2012 còn kém. Nếu so với trung bình ngành thì tỷ số này
không quá chênh lệch, nên chấp nhận được.
Tháng 6 năm 2013 tỷ số này có tăng 0,72 lần nhưng vẫn nhỏ hơn 1. Mỗi
đồng nợ ngắn hạn có 0,72 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh
toán, so với tỷ số bình quân ngành thì con số này chênh lệch không nhiều lắm.
Điều này cho thầy tài sản lưu động có thể sử dụng ngay có thể đủ đảm bảo cho
việc thanh toán nợ ngắn hạn, nếu như các chủ nợ không đòi cùng một lúc.
Tóm lại tỷ số thanh khoản nhanh của công ty ở mức chấp nhận được, so
với bình quân ngành tuy có chênh lệch nhưng không nhiều.Nếu so với tỷ số
thanh khoản hiện thời thì tỷ số thanh khoản nhanh hơi thấp, điều này do giá trị
tồn kho và khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu
động. Công ty cần có biện pháp tích cực hơn trong việc quản lý hàng tồn kho.
►Tỷ số thanh khoản tức thời
Tỷ số thanh khoản tức thời cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản
tương đương tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ, hay nói cách khác cho biết cứ
một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng tiền mặt của đơn vị. Qua
các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản tức thời của công ty từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013 tăng, giảm không ổn định. Cụ thể:
Năm 2010 tỷ số thanh khoản tức thời là 0,02 lần, nghĩa là một đồng nợ
ngắn hạn thì có 0,02 đồng tiền mặt có thể thanh toán ngay. So với tỷ số bình
quân ngành thì tỷ số này trong năm còn khá thấp, tiền mặt để thanh toán nợ
ngắn hạn trong năm quá thấp chưa đủ thanh toán nợ ngắn hạn.
Năm 2011 tỷ số này tăng lên 0,21 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo có được 0,21 đồng tiền mặt, so với năm 2010 thì tỷ số năm nay
cao hơn, đây là tín hiệu tốt. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này khá cao
43
cho thấy tiền mặt để đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chấp nhận
được.
Năm 2012 tỷ số thanh khoản tức thời có giảm nhẹ năm 2012 còn 0,16
lần, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 0,16 đồng tiền mặt thanh toán ngay.
Tuy tỷ số này có khá thấp nhưng so với tỷ số bình quân ngành thì vẫn còn cao
hơn.
Tháng 6 năm 2013 tăng lên 0,21 lần, nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn thì
có 0,21 đồng tiền mặt có thể thanh toán ngay. Nếu so với 1 thì tỷ số này khá
nhỏ cho thấy tiền mặt của công ty có thể thanh toán ngay còn hạn chế. Tuy
nhiên so với bình quân ngành thì tỷ số này có thể chấp nhận được vì vẫn
còncao hơn.
Tóm lại tiền và các khoản tương đương tiền của công ty dùng để thanh
toán nợ vẫn còn khá thấp, do lượng vốn bị chiếm dụng của công ty và hàng
tồn kho còn chiếm tỷ trọng khá nhiều, công ty nên có biện đẩy nhanh hàng tồn
kho và tăng thu tiền mặt nhiều hơn.
4.4.2 Tỷ số quản lý tài sản
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng ta
có thể đánh giá các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản so với hiện
tại. Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền
với sự tồn tại của công ty. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả quản lý tài sản của công
ty biến động như thế nào ta hãy xem bảng 4.10.
44
Bảng 4.10: Các tỷ số quản lý tài sản
36.711
BQ
ngành
2010
-
31.877
BQ
ngành
2011
-
Triệu đồng
10.058
-
12.380
-
19.847
-
16.442
-
3. Bình quân khoản phải thu
Triệu đồng
19.195
-
13.346
-
7.154
-
8.544
-
4. Bình quân tài sản lưu động
Triệu đồng
30.013
-
28.165
-
31.648
-
29.616
-
5. Bình quân tài sản cố định
Triệu đồng
2.177
-
2.034
-
2.147
-
1.953
-
6. Bình quân tổng tài sản
Triệu đồng
32.334
-
30.422
-
34.161
-
31.899
-
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
1. Doanh thu thuần
Triệu đồng
2. Bình quân hàng tồn kho
2011
BQ
ngành
2012
34.474
2012
BQ
ngành
6.2013
28.241
-
6.2013
7. Vòng quay hàng tồn kho (1/2)
Lần
3,65
2,94
2,57
2,48
1,74
1,86
1,72
2,13
8. Vòng quay khoản phải thu (1/3)
Lần
1,91
3,60
2,39
3,93
4,82
3,02
3,31
0,80
9. Vòng quay tài sản lưu động (1/4)
Lần
1,22
1,39
1,13
1,43
1,09
1,11
0,95
1,19
10. Vòng quay tài sản cố định (1/5)
Lần
16,87
3,97
15,68
5,86
16,06
6,72
14,46
2,23
11. Vòng quay tổng tài sản (1/6)
Lần
1,14
0,88
1,05
0,99
1,01
0,86
0,89
0,93
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73
2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68
45
► Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh hàng hóa được luân
chuyển bao nhiêu lần trong một kỳ hoặc một năm.
Qua bảng 4.10 ta thấy số hàng tồn kho của công ty thay đổi qua các năm.
Cụ thể năm 2010 số hàng tồn kho của công ty quay được 3,65 vòng một năm
để tạo ra doanh thu, số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay là 99 ngày.
Trong khi tỷ số trung bình của ngành xây dưng là 2,94 vòng, như vậy hàng tồn
kho của công ty luân chuyển nhanh hơn các công ty khác trong ngành.
Năm 2011 hàng tồn kho quay được 2,57 vòng một năm để tạo ra doanh
thu, giảm 1,08 vòng so với năm 2010, thực hiện một vòng quay là 140 ngày
tăng lên 41 ngày so với năm 2010, điều này cho thấy do trong năm 2011 tình
hình sản xuất còn khó khăn nên việc luân chuyển hàng tồn kho chậm hơn.
Vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty
cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên khi so với tỷ số trung bình ngành xây dựng năm
2011 là 2,48 vòng, cho thấy hàng tồn kho của công ty chênh lệch không nhiều
có thể chấp nhận được.
Đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của công ty tiếp tục giảm xuống
còn 1,74 vòng một năm để tạo ra doanh thu, thực hiện một vòng quay mất 267
ngày, tăng 127 ngày so với năm 2011, điều này cho thấy khả năng thanh toán
nhanh của công ty năm 2012 kém hơn so với năm 2010 và năm 2011. So với
tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2012 là 1,86 vòng, như vậy hàng tồn kho
của công ty đã luân chuyển chậm hơn các công ty khác trong ngành. Do công
ty giữ tồn kho quá nhiều trong năm, nên số ngày tồn kho quá cao nên khả năng
thanh toán nhanh của công ty cũng kém hơn các công ty khác cùng ngành.
Tuy nhiên đến tháng 6 năm 2013, số hàng tồn kho của công ty quay được
1,72 vòng trong sáu tháng, thực hiện một vòng quay mất 105 ngày. Điều này
cho thấy tình hình đang dần được cải thiện ở 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên so
với tỷ số trung bình của ngành xây dựng là 2,13, như vậy hàng tồn kho của
công ty luân chuyển chậm hơn các công ty khác trong ngành, nhưng khả năng
thanh toán nhanh của công ty tốt hơn các công ty khác trong ngành.
►Vòng quay khoản phải thu
Qua bảng 4.10 ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty từ năm
2010 tăng dần đến sáu tháng năm 2013, cụ thể:
Năm 2010 số khoản phải thu của công ty quay được 1,91 vòng, cho biết
bình quân công ty mất 188 ngày cho một khoản phải thu. Điều này cho thấy
trong năm công ty bị chiếm dụng vốn khá lâu làm ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của tài sản. Đây có thể do hàng tồn kho của khách hàng chưa tiêu
thụ được, hay tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn, nên ảnh hưởng
khoản phải thu của công ty. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này khá
thấp, cho thấy bình quân khoản vốn thu hồi khá chậm hơn so với các công ty
khác cùng ngành, tỷ trọng khoản phải thu chiếm khá nhiều trong tổng nguồn
vốn.
46
Năm 2011 khoản phải thu của công ty được tăng lên quay được 2,39
vòng, cho biết bình quân công ty mất 151 ngày cho một khoản phải thu, đây là
tín hiệu tốt cho thấy lượng vốn bị chiếm dụng đã giảm, tuy nhiên so với tỷ số
bình quân ngành thì vẫn còn khá thấp, bình quân khoản vốn thu hồi vẫn còn
chậm so với các công ty khác cùng ngành.
Đến năm 2012 khoản phải thu của công ty quay được 4,82 vòng, khoản
phải thu bình quân mất 75 ngày. Vòng quay khoản phải thu năm 2012 cao hơn
so với năm 2011 khá nhiều, đây cho thấy vốn bị chiếm dụng của công ty được
hạn chế hơn. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này cao hơn, cho thấy
khoản thu hồi vồn bình quân của công ty trong năm 2012 nhanh hơn so với
công ty khác cùng ngành.
Đến tháng 6 năm 2013 số vòng quay khoản phải thu quay được 3,31
vòng trong nữa năm, tức khoản phải thu bình quân mất 54 ngày. So với bình
quân ngành cao hơn rất nhiều, cho thấy khoản phải thu bình quân của công ty
khá nhanh hơn các công ty khác cùng ngành trong sáu tháng đầu năm. Công ty
cần phát huy biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ tránh tình trạng vốn bị
chiếm dụng.
Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty trong 3 năm 2010, 2011,
2012 tuy đã giảm dần nhưng vẫn còn khá cao. Điều này cho thấy thời gian
khoản vốn bị chiếm dụng của công ty tương đối dài, có thể do đặc điểm của
ngành xây dựng nên khiến số ngày thu tiền có phần cao.
►Vòng quay tài sản lưu động
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty, cho
biết mỗi đồng tài sản lưu động của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu. Vòng quay tài sản lưu động của công ty từ năm 2010 đến tháng 6 năm
2012 đều giảm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm,
khi so với bình quân ngành hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty kém
hơn, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận được. Cụ thể:
Năm 2010 tỷ số vòng quay tài sản lưu động của công ty là 1,22 lần cho
biết mỗi đồng tài sản lưu động của công ty tạo ra được 1,22 đồng doanh thu,
trong khi tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2010 là 1,39 lần, so với bình
quân ngành thì tỷ số tương đối thấp, cho thấy mỗi đồng tài sản để tạo ra doanh
thu còn thấp hơn so với các công ty khác cùng ngành, tuy nhiên không chênh
lệch nhiều, nên tạm chấp nhận được.
Đến năm 2011 tỷ số này là 1,13 giảm hơn so với năm 2010 giảm 0,09,
tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động mang về cho công ty được 1,13
đồng doanh thu, do trong năm 2011 việc đầu tư tài sản của công ty có phần
giảm hơn so với năm 2010 và doanh thu mang về cho công ty lại bị giảm xút
nên góp phần giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Trong khi tỷ số bình
quân ngành năm 2011 là 1,43 lần, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
của công ty còn kém hiệu quả.
Sang năm 2012 tỷ số này là 1,09, thấp hơn so với năm 2011, mỗi đồng
tài sản lưu động mang về cho công ty 1,09 đồng doanh thu, tuy năm 2012 tài
47
sản ngắn hạn tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 44,74% nhanh
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu chỉ đạt 8,15%. Trong khi đó tỷ số bình
quân ngành xây dựng là 1,11 lần. Tỷ số này chênh lệch không nhiều, điều này
cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong năm 2012 là tương tốt.
Tháng 6 năm 2013 tỷ số này là 0,95 lần, trong khi đó tỷ số trung bình
ngành xây dựng là 1,19 lần, điều này cho thấy tỷ số của công ty thấp hơn, cho
thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trong 6 tháng đầu năm
chưa được tốt.
►Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết
bị. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu. Qua số liệu bảng 4.10 ta thấy, vòng quay tài sản cố định có xu
hướng giảm, tăng qua các năm.
Năm 2010 là 16,87 vòng có nghĩa là 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra
16,87 đồng doanh thu, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của
công ty rất tốt. Nếu so với ngành tỷ số này cao hơn rất nhiều, do đặc điểm của
ngành xây dựng là ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố
định, sản phẩm tạo ra được xem là một loại hàng hóa đặc biệt, do công ty hoạt
động chủ yếu về làm mới hoặc sữa chữa đường bộ, nên hầu như giá trị tài sản
cố định không quá lớn.
Đến năm 2011 quay được 15,68 vòng giảm 1,19 vòng so với năm 2010.
Việc giảm vòng quay tài sản cố định là do tốc độ giảm của doanh thu thuần
(mức giảm 13,17%) lớn hơn tốc độ giảm của tài sản cố dịnh bình quân (mức
giảm 6,57%). Tuy nhiên so với bình quân ngành thì tỷ số này vẫn còn rất cao,
cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty rất tốt.
Đến năm 2012 số vòng quay tài sản cố định của công ty tăng lên 16,06
vòng, tăng 0,38 vòng. Nguyên nhân tăng là do doanh thu thuần tăng 34.473
triệu đồng và tài sản cố định bình quân tăng 2.147 triệu đồng, điều này cho
thấy công ty khai thác khá tôt tài sản cố định để nâng cao doanh thu hơn so với
năm 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 mỗi đồng tài sản cố định của công ty tạo ra
được 14,46 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố
định của công ty có xu hướng tăng khá tốt. Nếu so với bình quân ngành thì tỷ
số này vẫn rất cao. Tuy nhiên công ty nên trang bị thêm mới tài sản này để
nâng cao năng suất.
►Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của
công ty, cho biết mỗi đồng tài sản của công ty mang về bao nhiêu đồng doanh
thu.
Qua bảng 4.10 ta thấy vòng quay tổng tài sản giảm qua 3 năm 2010,
2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm. Do tỷ trọng tài sản
48
ngắn hạn chiếm nhiều hơn so tài sản dài hạn, nên vòng quay tổng tài sản cũng
bị giảm dần như vòng quay hàng tồn kho, Cụ thể:
Năm 2010 vòng quay tổng tài sản là 1,14 vòng, nghĩa là 1 đồng tài sản
tao ra 1,14 đồng doanh thu, tỷ số bình quân ngành xây dựng là 0,88, nếu so
với bình quân ngành thì tỷ số này lớn hơn, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
cố định của công ty khá tốt.
Đến năm 2011 tỷ số vòng quay tổng tài sản là 1,05 lần, nghĩa là 1 đồng
tài sản tạo ra 1,05 đồng doanh thu, giảm 0,09 lần so với năm 2010. Nguyên
nhân là do tốc độ giảm của tổng doanh thu (giảm 13,17%) nhiều hơn tốc độ
giảm của tổng tài sản bình quân (giảm 5,92%) làm cho vòng quay tổng tài sản
giảm. Tỷ số bình quân ngành xây dựng là 0,99 lần, so với bình quân ngành thì
tỷ số này vẫn còn cao, cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng tổng tài sản của
công ty khá tốt.
Năm 2012 tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm nhẹ, giảm 0,04 lần so với
năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tổng doanh thu ( tăng
8,14%) thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân (tăng 12,29%) làm cho
vòng quay tổng tài sản giảm. Trong khi tỷ số bình quân của ngành xây dựng là
0,86 lần, so với bình quân ngành thì tỷ số này cao hơn, cho thấy năm 2012
công ty sử dụng khá tốt tài sản của mình, đặc biệt tài sản cố định sử dụng hiệu
quả hơn.
Tháng 6 năm 2013 vòng quay tổng tài sản là 0,89 lần, cho biết mỗi đồng
tài sản của công ty tạo ra được 0,89 đồng doanh thu, trong khi tỷ số bình quân
ngành xây dựng là 0,93 lần, so với bình quân ngành thì tỷ số này tuy thấp
nhưng không nhiều, cho thấy trong 6 tháng đầu năm hiệu quả sử dụng tài sản
của công có thể tạm chấp nhận được.
4.4.3 Tỷ số quản lý nợ
Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một công ty. Cơ
cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản
của một công ty. Để hiểu rõ hơn về các tỷ số này của công ty biến động như
thế nào ta hãy xem bảng 4.11.
49
Bảng 4.11: Các tỷ số quản lý nợ
Chỉ tiêu
BQ
ngành
2010
2011
BQ
ngành
2011
2012
BQ
ngành
2012
6.2013
BQ
ngành
6.2013
Đơn vị tính
2010
1. Tổng nợ
Triệu đồng
23.664
-
17.963
-
29.738
-
24.941
-
2. Tổng tài sản
Triệu đồng
32.826
-
28.019
-
40.302
-
35.588
-
3. Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
9.163
-
10.056
-
10.564
-
10.648
-
4. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Triệu đồng
1.493
-
1.495
-
1.609
-
1.585
-
5. Chi phí lãi vay
Triệu đồng
468
-
248
-
271
-
380
-
6. Giá vốn hàng bán
Triệu đồng
31.977
-
25.883
-
28.283
-
23.640
-
7. EBIT
Triệu đồng
1.109
-
2.119
-
1.919
-
1.585
-
8. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (1/2)
Lần
0,72
0,62
0,64
0,80
0,74
0,83
0,70
0,83
9. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (1/3)
Lần
2,58
3,10
1,79
4,92
2,82
6,73
2,34
7,54
10. Tỷ số khả năng trả lãi (4/5)
Lần
3,19
2,32
6,03
1,68
5,94
0,95
4,17
0,77
11. Tỷ số khả năng trả nợ (6+7)/(5+1)
Lần
1,37
0,81
1,54
1,10
1,01
0,88
1,00
0,28
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73
2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68
50
►Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường được gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường
mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho
biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013 có biến động nhưng không nhiều. Năm 2010 tỷ số nợ trên
tổng tài sản là 0,72 lần, có nghĩa là giá trị tài sản của công ty được tài trợ từ nợ
vay chiếm 72% trong tổng nguồn vốn. Trong khi tỷ số bình quân ngành xây
dựng là 0,62 lần, so với tỷ số bình quân ngành tỷ số nợ trên tổng tài sản của
công ty cao hơn so với bình quân ngành, điều này cho thấy công ty sử dụng
quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản, khiến cho công ty quá phụ thuộc vào nợ
vay và khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty bị hạn chế, tuy nhiên khả
năng thanh toán nhanh của công ty tốt hơn so với các công ty khác cùng
ngành, do công ty tái sử dụng tài sản cố định khá hiệu quả.
Đến năm 2011 tỷ số này là 0,64 lần giảm 0,08 lần, nguyên nhân giảm là
do tổng nợ và tổng tài sản của công ty đều giảm nhưng tốc độ giảm của tổng
nợ nhiều hơn (giảm 24,09 %) so với tốc độ giảm của tổng tài sản (giảm
14,64%). Tỷ số bình quân ngành xây dựng là 0,80 lần, so với bình quân ngành
thì tỷ số này nhỏ hơn, điều này cho thấy công ty năm 2011 có giảm bớt sử
dụng nợ để tài trợ cho tài sản, cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của
công ty tương đối tốt, khả năng thanh toán khá tốt .
Sang năm 2012 tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng lên 0,74 lần, cho biết giá trị
tài sản của công ty được tài trợ 74% từ nợ, nguyên nhân tăng là do tổng nợ và
tổng tài sản đều tăng tổng nợ tăng cao hơn (tăng 65,55% ) còn tổng tài sản
tăng 43,83%. Tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2012 là 0,83 lần, so với
bình quân ngành thì tỷ số nợ trên tổng tài sản có chênh lệch thấp hơn nhưng
không nhiều, cho thấy mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản ở mức khá tốt.
Đến tháng 6 năm 2013 giá trị tài của công ty được tài trợ 70% nợ, trong
khi đó tỷ số bình quân ngành xây dựng là 0,83 lần, so với bình quân ngành thì
tỷ số này nhỏ hơn cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty tương
đối tốt.
Qua việc phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013 ta thấy cơ cấu tài sản của công ty hầu hết được tài trợ từ
nợ, nợ chiếm hơn 60%, vì vậy công ty nên cần theo dõi chặc chẽ các các nợ
sắp đáo hạn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.
►Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty
so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty từ giai đoạn năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013 có nhiều biến động tăng, giảm. Cụ thể:
Năm 2010 mức độ sử dụng nợ của công ty gấp 2,58 lần vốn chủ sở hữu.
Trong khi tỷ số bình quân ngành xây dựng là 3,10, so với tỷ số bình quân
51
ngành tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty nhỏ hơn, cho thấy tương ứng
với mỗi đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng nợ ít hơn so với công ty cùng
ngành.
Đến năm 2011 tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng
đến 1,79 đồng nợ vay, tỷ số này có giảm hơn so với năm 2010, cho thấy công
ty trong năm đã hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính giảm hơn, do trong năm
tình hình lãi suất còn khá cao. Trong khi tỷ số bình quân ngành xây dựng là
4,92 lần, so với tỷ số bình quân ngành tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công
ty nhỏ hơn, cho thấy công ty sử dụng nợ ít hơn so với công ty cùng ngành.
Sang năm 2012 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng lên 2,82 khá cao so
với năm 2010 và năm 2011, điều này cho thấy công ty trong năm 2012 trong
mỗi đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng 2,82 đồng nợ vay. Do trong năm
2012 tình hình lãi suất đang hạ nhiệt nên công ty tận dụng đòn bẩy tài chính
tăng lên. Tỷ số bình quân ngành xây dựng là 6,73 lần, so với bình quân ngành
thì tỷ số của công ty vẫn còn nhỏ hơn, cho thấy công ty mức độ sử dụng nợ ít
hơn so với công ty trong cùng ngành để tài trợ cho tài sản của mình, cho thấy
khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty khá tốt.
Đến tháng 6 năm 2013 tỷ số này là 2,34, cho thấy mức độ sử dụng nợ
của công ty gấp 2,34 lần vốn chủ sở hữu, trong khi đó tỷ số bình quân ngành
xây dựng là 7,54 lần, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty còn khá thấp so
với công ty khác trong cùng ngành, cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính
khá tốt
Nhìn chung tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty, nợ chiếm tỷ trọng
khá nhiều so với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu so sánh với bình quân ngành
xây dựng thì tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn nhỏ, cho thấy
mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của công ty ở mức chấp nhận đươc.
►Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trãi nợ vay của công ty từ
lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa
chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty, qua đó giúp đánh giá xem công ty có
khả năng trả lãi vay hay không. Theo bảng 4.11 ta thấy, tỷ số khả năng trả lãi
của công ty .
Năm 2010 là 3,19 lần, có nghĩa là công ty tạo ra lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh gấp 3,19 lần chi phí lãi vay, như vậy khả năng trả lãi của công ty
năm 2010 khá tốt, vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay công ty có đến 3,19 đồng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh có thể sử dụng để thanh toán. Nếu so với tỷ số
bình quân ngành tỷ số này khá cao cho thấy khả năng sử dụng lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh để trả lãi vay của công ty khá cao.
Đến năm 2011 mỗi đồng chi phí lãi vay công ty có đến 6,03 đồng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh có thể sử dụng để thanh toán, năm 2011 tăng
2,84 đồng so với năm 2010, cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay rất
cao. Nguyên nhân do tốc độ giảm của chi phí lãi vay (giảm 47%) nhiều hơn so
với tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (tăng 13,40%). Và mức
52
độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản năm 2011 giảm hơn so với năm trước. So
với tỷ số bình quân ngành thì cao hơn rất nhiều, công ty thừa khả năng trả lãi.
Sang năm 2012 công ty tạo ra lợi nhuận trước thuế gấp 5,94 lần chi phí
lãi vay, cứ mỗi đồng chi phí lãi vay công ty có đến 5,94 đồng lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh để thanh toán, tuy tỷ số này giảm hơn so với năm
2011 nhưng không nhiều giảm 0,09 lần với tốc độ giảm 1,49%. Tuy mức độ
sử dụng nợ của công ty năm 2012 có tăng nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều
đến khả năng trả lãi của công ty. Nếu đem so với bình quân ngành thì tỷ số
này cao hơn rất nhiều, cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất tốt
hơn so với các công ty khác cùng ngành.
Đến tháng 6 năm 2013 tỷ số khả năng trả lãi của công ty khá tốt, công ty
tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 4,17 lần chi phí lãi vay, điều này cho cho
biết khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất tốt, cứ mỗi đồng chi phí lãi
vay công ty có đến 4,17 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. So với bình
quân ngành tỷ số này khá cao, cho thấy mức độ sử dụng nợ của công ty không
quá nhiều, không làm ảnh hưởng khả năng trả lãi của công ty. Đây là nhân tố
giúp cho công ty đưa ra quyết định đầu, vay thêm tiền đầu tư vào hoạt động
kinh doanh để tích lũy lợi nhuận.
►Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công
ty, vì ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác. Để đo lường
khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả nợ. Tỷ số này cho biết
mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ, theo bảng
4.11 ta thấy:
Năm 2010 cứ mỗi đồng nợ phải trả của công ty có 1,37 đồng có thể sử
dụng để trả nợ, con số này lớn hơn 1 cho thấy nguồn tiền công ty có thể sử
dụng để trả nợ lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả. So với bình quân ngành tỷ số
này lớn hơn, cho thấy khả năng trả nợ gốc của công ty cao hơn so với các công
ty khác cùng ngành.
Đến năm 2011 cứ mỗi đồng nợ phải trả của công ty có đến 1,54 đồng có
thể sử dụng để trả nợ, tỷ số này tăng 0,17 lần so với năm 2010, cho biết khả
năng trả nợ gốc năm 2011 tốt hơn so năm 2010, do trong năm lãi suất còn khá
cao nên việc sử dụng nợ cũng được hạn chế. So với bình quân ngành thì tỷ số
này chênh lệch cao hơn nhưng không nhiều, cho thấy khả năng trả nợ của
công ty so với các công ty khác cùng ngành vẫn còn khá tốt.
Tuy nhiên sang năm 2012 con số này giảm còn 1,01 so với năm 2011,
mỗi đồng nợ phải trả có 1,01 đồng có thể sử dụng để trả nợ. So với bình quân
ngành tỷ số này vẫn còn chênh lệch cao hơn, nên chấp nhận được, khả năng
thanh toán nợ của công ty tuy giảm nhưng không ảnh hưởng xấu đến khả năng
trả nợ.
Xét đến 6 tháng đầu năm 2013 cứ mỗi đồng nợ phải trả có 1,00 đồng có
thể sử dụng để trả nợ, so với bình quân ngành thì tỷ số này khá cao. Cho thấy
khả năng thanh toán nợ của công ty trong 6 tháng đầu năm khá tốt.
53
4.4.4 Tỷ số khả năng sinh lời
Bảng 4.12: Các tỷ số khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
BQ
ngành
2010
2011
BQ
ngành
2011
2012
BQ
ngành
2012
6.2013
BQ
ngành
6.2013
1. Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
817
-
1.740
-
1.597
-
1.189
-
2. Doanh thu
Triệu đồng
36.711
-
31.887
-
34.474
-
28.241
-
3. EBIT
Triệu đồng
1.109
-
2.119
-
1.919
-
1.585
-
4. Chi phí lãi vay
Triệu đồng
468
-
248
-
271
-
380
-
5. Bình quân tổng tài sản
Triệu đồng
32.334
-
30.423
-
34.161
-
31.899
-
6. Bình quân vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
9.146
-
9.610
-
10.310
-
10.221
-
7. ROS (1/2)
%
2,23
4,20
5,46
3,60
4,63
0,00
4,21
-1,00
8. Tỷ số sức sinh lợi căn bản (3+4)/5
%
4,88
7,20
7,78
10,40
6,41
5,60
4,97
0,40
9. ROA (1/5)
%
2,53
4,20
5,72
2,80
4,67
0,40
3,73
-0,80
10. ROE (1/6)
%
8,93
21,00
18,11
12,60
15,49
-2,20
11,63
-31,20
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73
2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68
54
►Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và
doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tao ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Theo bảng 4.12 ta thấy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có sự tăng giảm
từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Cụ thể:
Năm 2010 tỷ số này là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 2,23 đồng lợi
nhuân dành cho cổ đông. Tỷ số bình quân ngành xây dựng là 4,2%, so với
bình quân ngành thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty nhỏ hơn, cho
thấy rằng doanh thu của công ty quá thấp, mà chi phí lại quá cao.
Đến năm 2011 tỷ số này tăng 3,24%, điều này cho biết cứ 100 đồng
doanh thu tạo ra được 5,46 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nguyên nhân
tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng (tăng 113%) cao hơn so với tốc độ
giảm của doanh thu thuần (giảm 13,17%) nên tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
tăng hơn so với năm 2010. Tỷ số trung bình của ngành xây dựng là 3,6%, mức
lợi nhuận trên doanh thu của công ty cao hơn trung bình của ngành xây dựng,
cho thấy doanh thu và chi phí của công trong năm khá ổn.
Sang năm 2012 tỷ số này giảm hơn so với năm 2011 giảm 0,83%, cho
biết cứ 100 đồng doanh thu mang về cho công ty được 4,63 đồng lợi nhuận
dành cho cổ đông. Nguyên nhân giảm là do lợi nhận ròng năm 2012 (giảm
8,21%) còn doanh thu thuần năm 2012 (tăng 8,11%). Tỷ số trung bình ngành
xây dựng 0%, mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty cao hơn So với bình
quân ngành, cho thấy trong năm công ty làm ăn khá hiệu quả.
Tháng 6 năm 2013 tỷ số này là 4,21, cho biết cứ 100 đồng doanh thu tạo
ra được 4,21 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Tỷ số trung bình ngành xây
dựng 6 tháng đầu năm 2013 là -1%, mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty
ở mức cao hơn nhiều So với bình quân ngành, cho thấy công ty trong 6 tháng
đầu năm làm ăn rất tốt.
►Tỷ sức sinh lợi căn bản
Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể
đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính, cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản
của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Theo bảng 4.12 ta thấy, tỷ số sức sinh lợi căn bản năm 2010 là 4,88% có
nghĩa là bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản công ty được 4,88 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay. So với bình quân ngành tỷ sức sinh lợi căn bản của công
ty khá thấp, cho thấy công ty làm ăn chưa hiệu quả bằng các công ty khác
trong ngành.
Năm 2011 tỷ số này là cứ 100 đồng tài sản công ty được 7,78 đồng lợi
nhuận trước thuế, tỷ số này tăng lên đây là tín hiệu tôt tài sản của công ty năm
nay đầu tư có hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên so với bình quân ngành thì
tỷ số này còn ở mức khá thấp, điều này chứng tỏ công ty làm ăn chưa có hiệu
quả bằng các công ty khác trong cùng ngành.
55
Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ số này là cứ 100 đồng tài sản công ty thu
về được 6,41 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2012, so với năm 2011 giảm 6,41
đồng, điều này cho thấy năm nay doanh thu có tăng nhưng suất sinh lợi căn
bản vẫn chưa tăng, hiệu quả kinh doanh chưa được cải thiện hơn năm 2011. so
với bình quân ngành tỷ số này cao hơn so với bình quân ngành, điều này cho
thấy trong năm công ty làm ăn có hiệu quả hơn so với các công ty khác trong
ngành.
Đến tháng 6 năm 2013 tỷ số này đạt 4,97%, cho thấy mỗi 100 đồng tài
sản công ty được 4,97 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. So với bình quân
ngành tỷ số này chênh lệch cao hơn, công ty vẫn làm ăn hiệu quả hơn các công
ty khác cùng nghành, tài sản của công ty vẫn đem về lợi nhuận cho công ty.
►Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài
sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Qua số liệu
bảng 4.12 ta thấy, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty qua các năm có
sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010 là trong 100 đồng tài sản thì mang về cho công ty 2,53 đồng
lợi nhuận sau thuế. So với bình quân ngành tỷ số này năm nay thấp hơn rất
nhiều so với ngành, điều này cho thấy tài sản mang về lợi nhuận sau thuế cho
công ty còn hạn chế. Do trong năm 2012 chi phí phát sinh khá nhiều làm ảnh
hưởng lợi nhuận.
Đến năm 2011 tỷ số này là cứ 100 đồng tài sản thì mang về cho công ty
7,78 đồng lợi nhuận, tăng 3,2% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng do tốc độ
tăng của lợi nhuận ròng (tăng 113 %) nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản
bình quân (giảm 5,92%) nên làm cho tỷ số này tăng. So với bình quân ngành
tỷ số này cao hơn khá nhiều, cho thấy tài sản được đầu tư có hiệu quả hơn so
với công ty khác trong ngành.
Sang năm 2012 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 4,67% giảm
1,05% so với năm 2011, cho biết trong 100 đồng tài sản mang về cho công ty
được 4,67 đồng lợi nhuận, tỷ số này giảm cho thấy công ty sử dụng tài sản
kém hiệu quả hơn so với năm 2011. Do trong năm 2012 tài sản tuy có tăng
nhưng chi phí khá cao, nên lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 bị giảm.Tuy
nhiên so với bình quân ngành tỷ số này cao hơn rất nhiều, cho thấy tài sản đem
về lợi nhuận sau thuế cho công ty khá tốt so với các công ty khác cùng ngành.
Tháng 6 năm 2013 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 3,73%, cho
biết cứ 100 đồng tài sản đem về cho công ty 3,73 đồng lợi nhuận. so với bình
quân ngành tỷ số này cao hơn rất nhiều, cho thấy tài sản để đem về lợi nhuận
cho công ty trong sáu tháng đầu năm khá tốt hơn so với bình quân trong
ngành.
56
►Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu
của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
Qua số liệu bảng 4.12 ta thấy, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
năm 2010 là 8,93%, cho biết cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về cho
công ty 8,93 đồng lợi nhuận. Tỷ số trung bình ngành xây dựng là 21%, lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty thấp hơn các công ty khác trong
cùng ngành, do công ty sử dụng nợ quá nhiều.
Năm 2011 tỷ số này là 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về cho công ty
18,11 đồng lợi nhuận, tăng 9,18% tăng khá cao so với năm 2010. Do trong
năm tình hình lãi suất còn nhiều biến động nên công ty cũng đã hạn chế bớt
việc sử dụng nợ. So với taỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2011 là 12,6%,
lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn so với bình quân
ngành, cho thấy trong năm 2011 công ty cơ cấu lại nguồn vốn của mình, mức
độ sử dụng nợ có phần giảm hơn so với năm 2010.
Sang năm 2012 tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 15,49% hay
trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 15,49 đồng lợi nhuận, so
với năm 2011 tỷ số này giảm 2,62%. Tỷ số này giảm do lợi nhuận năm 2012
giảm hơn so với mức vốn chủ sở hữu bình quân. Tỷ số bình quân ngành xây
dựng là -2,2%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn nhiều so với
tỷ số bình quân ngành xây dựng, cho thấy việc sử dụng nợ của công ty khá
hợp lý.
Đến tháng 6 năm 2013 tỷ số này là 11,63% tức là 100 đồng vốn chủ sở
hữu mang về cho công ty 11,63 đồng lợi nhuận. Tỷ số bình quân ngành xây
dựng 6 tháng đầu năm 2013 là -31,2%, so với bình quân ngành tỷ số lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu của công ty cao, đây là tín hiệu tốt.
Qua các chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng sinh lời cũng như hiệu quả
kinh doanh, tính đến sáu tháng đầu năm 2013 ta thấy công ty làm ăn rất có
hiệu quả, khả năng thanh toán khá tốt, điều này cho thấy tình hình tài chính
của công ty trong những năm qua khá lành mạnh.
57
4.4.5 Tỷ số tăng trưởng
Bảng 4.13: Các tỷ số khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
2011
2012
6.2013
1. Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
9.163
10.056
10.564
10.648
2. Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
817
1.740
1.597
1.189
3. Lợi nhuận giữ lại
Triệu đồng
367
783
719
535
4. Tỷ suất lợi nhuận giữ lại (3/2)
%
45
45
45,02
45
5. Tỷ số tăng trưởng bền vững (3/1)
%
4,01
7,79
6,81
5,02
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – Kế toán Công ty
CP đầu tư và xây dựng CTGT 73, 2010 – 6.2013
►Tỷ suất lợi nhuận giữ lại
Nhìn chung tỷ số lợi nhuận giữ lại của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 không nhiều biến động, tỷ suất lợi nhuận sau khi thực hiện
nghĩa vụ luôn ở mức 45% mỗi năm.
Năm 2010 có 100 đồng lợi nhuận sau thuế tích lũy được 45 đồng lợi
nhuận giữ lại, sang năm 2011 tỷ số lợi nhuận giữ lại vẫn 45% cho biết 100
đồng lợi nhuận sau thuế có 45 đồng lợi nhuận giữ lại. Đến năm 2012 100 đồng
lợi nhuận sau thuế có đến 45 đồng lợi nhuận giữ lại.
Tóm lại từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 công ty vẫn luôn duy
trì mức lợi nhuận sau hoàn thành nghĩa vụ thuế và trích lập các quỹ ở mức
45%.
►Tỷ số tăng trưởng bền vững
Nhìn chung từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng khá tốt.
Tuy nhiên do công ty nguồn vốn nợ chiếm 70% nên tỷ số tăng trưởng bền
vững chưa cao, vốn chủ sở hữu đem lại lợi nhuận giữ lại cho công ty còn ít.
Cụ thể:
Năm 2010 trong 100 đồng vốn chủ sở hữu có 4,01 đồng lợi nhuận giữ
lại. Năm 2011 tỷ số này tăng trưởng 7,79%, tăng 3,78%. Do nguồn lợi nhuận
giữ lại năm 2011 (tăng 113%) tăng khá nhiều hơn so với tốc độ tăng vốn chủ
sở hữu (tăng 9,75%). Năm 2011 khả năng sinh lời của công ty khá tốt, trong
100 đồng vốn chủ sở hữu có 7,79 đồng lợi nhuận giữ lại.
Đến năm 2012 trong 100 đồng vốn chủ sở hữu có 6,81 đồng lợi nhận giữ
lại, năm 2012 tỷ số này giảm hơn so với năm 2011, do trong năm lợi nhuận
sau hoàn thành nghĩa vụ giảm 8,17% và vốn chủ sở hữu lại tăng 5,05%. Tuy
58
nhiên khả năng sinh lời của công ty trong năm khá tốt, nên tỷ số tăng trưởng
này có thể chấp nhận được. Sang 6 tháng đầu năm 2013 trong 100 đồng vốn
chủ sở hữu đem về cho công ty 5,02 đồng lợi nhuận giữ lại. Khả năng sinh lời
của công ty trong sáu tháng đầu năm khá tốt. Đây là tín hiệu tốt cho thấy triển
vọng phát triển của công ty khá tốt.
4.5 PHÂN TÍCH DU PONT
Bảng 4.14: Các tỷ số tài chính
Năm
Chỉ tiêu
1. Lãi gộp
Đơn vị tính
2010
2011
2012
%
2,23
5,46
4,63
2. Vòng quay tổng tài sản
vòng
1,14
1,05
1,01
3. Bình quân tổng tài sản
Triệu đồng
32.334
30.423
34.161
4. Bình quân vốn cổ phần
Triệu đồng
9.146
9.610
10.310
5. Doanh thu thuần
Triệu đồng
36.711
31.877
34.473
6. Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
817
1.740
1.597
Lần
3,53
3,17
3,31
8. ROA
%
2,53
5,72
4,67
9. ROE
%
8,93
18,11
15,49
7. Hệ số sử dụng vốn cổ
phần (3/4)
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – Kế toán Công ty
CP đầu tư và xây dựng CTGT 73, 2010, 2011, 2012
59
ROE (%)
Năm 2010
Năm 2011
8,93
18,11
ROA (%)
Hệ số sử dụng vốn cổ phần
Năm 2010
Năm 2011
2,53
5,72
Năm 2010
Năm 2011
3,53
3,17
Tỷ lệ lãi gộp(%)
Năm 2010
Năm 2011
2,23
5,46
Lợi nhuận ròng
2010
2011
817
1.740
Số vòng quay tổng tài sản (vòng)
Doanh thu
Chia cho
Năm 2010
Năm 2011
1,14
1,05
Doanh thu
2010
2011
2010
2011
36.711
31.877
36.711
31.877
Tổng tài sản
Chia cho
2010
2011
32.334
30.423
Hình 4: Sơ đồ Dupont của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng CTGT 73 năm 2010, 2011
60
ROE (%)
Năm 2011
Năm 2012
18,11
15,49
ROA (%)
Hệ số sử dụng vốn cổ phần
Năm 2011
Năm 2012
5,72
4,67
Năm 2011
Năm 2012
3,17
3,31
Tỷ lệ lãi gộp(%)
Năm 2011
Năm 2012
5,46
4,63
Lợi nhuận ròng
2011
2012
1.740
1.597
Số vòng quay tổng tài sản (vòng)
Doanh thu
Chia cho
Năm 2011
Năm 2012
1,05
1,01
Doanh thu
2011
2012
2011
2012
31.877
34.473
31.877
34.473
Tổng tài sản
Chia cho
2011
2012
30.423
34.161
Hình 5: Sơ đồ Dupont của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng CTGT 73 năm 2011, 2012
61
Nhận xét:
Qua sơ đồ DuPont trên cho ta thấy suất sinh lời của tổng tài sản năm
2011 so với năm 2010 tăng 9,2%, nguyên nhân tăng là do hai nhân tố:
+ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 3,19%. Tuy doanh thu trong năm
giảm nhưng không vì thế mà giảm lợi nhuận giảm, do trong năm công ty đã
giảm được chi phí làm cho mức lợi nhuận tăng lên một cách nhanh chóng.
Đây được xem là nhân tố làm tăng suất sinh lời của tổng tài sản.
+ Số vòng quay của tài sản năm 2011 tuy có giảm năm 2011 có giảm so
với năm 2010 nhưng không nhiều, không ảnh hưởng nhiều đến sức sản xuất
tài sản của công ty tăng, do tài sản năm 2011 cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn giảm 15% khá nhiều nhưng chênh lệch không nhiều so với doanh thu
(giảm 13%) của công ty.
Do vậy làm cho suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng hơn so
với năm 2010, mặc dù hệ số sử dụng vốn cổ phần năm 2011 có giảm hơn so
với năm 2010, nhưng giảm 0,36 lần ít hơn so với sức tăng của suất sinh lời của
tổng tài sản tăng 3,19%.
Từ sơ đồ DuPont ta thấy, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản năm 2012 giảm
hơn so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do số vòng quay tổng tài sản giảm
và tỷ lệ lợi nhuận theo doanh thu cũng giảm, cụ thể:
+ Tỷ suất doanh thu theo tài sản giảm, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản giảm. Để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng
quy mô về doanh thu thuần như: tăng khoản doanh thu từ các công trình tự
tìm, tăng doanh thu hoạt động tài chính. Mặt khác phải sử dụng tiết kiệm chi
phí và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. Như vậy tổng doanh thu thuần và
tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường chúng có
quan hệ cùng chiều. Nghĩa là tổng tài sản tăng thì tổng doanh thu thuần cũng
tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu tăng 8,14% chậm hơn so với tốc độ
tăng của tổng tài sản tăng 12,29%, nên làm cho số vòng quay bị giảm. Điều
này cho thấy việc sử dụng và cơ cấu tài sản của công ty chưa được tốt.
+Tỷ lệ lãi gộp năm 2012 giảm hơn so với năm 2011, làm cho tỷ suất lợi
nhuận theo tài sản giảm. Điều này chứng tỏ công ty trong năm các khoản chi
phí còn khá nhiều nên làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm hơn năm 2011. vì hệ
số này phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản, đó là tổng lợi nhuận và tổng doanh
thu thuần, tuy nhiên doanh thu thuần của công ty năm 2012 tăng hơn so năm
2011 nhưng các khoản chi phí khá cao làm cho lợi nhuận ròng giảm.
Do đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2012 cũng giảm hơn so
với năm 2011, tuy hệ số sử dụng vốn cổ phần có tăng hơn so với năm 2011
nhưng tăng không nhiều, không làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng.
mà ROE lại phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính.
Nhìn chung ROE năm 2012 tuy giảm nhưng có thể chấp nhận được, chưa
có dấu hiệu bất lợi cho công ty. Tuy nhiên công ty cần thực hiện tối đa hóa lợi
62
nhuận bằng nhiều hình thức tăng doanh thu bán hàng từ các nguồn thu sản
phẩm dịch vụ công ích được nhà nước giao và công ty nên tự tìm thêm công
trình để góp phần tăng doanh thu cho công ty, ngoài ra công ty nên tạo nguồn
thu từ hoạt động tài chính nhiều hơn trong những năm tới, đồng thời hạ chi
phí, tăng số vòng quay tài sản.
4.6 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY
Mức độ độc lập, tự chủ về tài chính được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu
khác nhau như mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tài trợ tài
sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn
chủ sở hữu,… Tuy nhiên, để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài
chính, chỉ tiêu thông dụng nhất là hệ số tài trợ và hệ số tự tài trợ tài sản dài
hạn.
63
Bảng 4.15: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của công ty
2010
BQ
ngành
2010
2011
BQ
ngành
2011
6.2013
BQ
ngành
6.2013
Đơn vị tính
1. Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
9.163
2. Tài sản dài hạn
Triệu đồng
2.359
3. Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
32.826
4. Tài sản cố định
Triệu đồng
2.210
Hệ số tài trợ (1/3)
Lần
0,28
0,18
0,36
0,20
0,26
0,17
0,30
0,15
Hệ số tự tài trợ TSDH (1/2)
Lần
3,88
0,56
4,66
0,87
3,68
0,90
4,16
0,79
Hệ số tự tài trợ TSCĐ(1/4)
Lần
4,15
0,66
5,42
1,08
4,33
1,14
4,84
1,35
-
10.056
2.157
28.019
1.857
2012
BQ
ngành
2012
Chỉ tiêu
-
10.564
-
10.648
-
2.869
-
2.559
-
40.302
-
35.588
-
2.437
-
2.200
Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73
2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68
64
-
► Hệ số tài trợ
Qua hệ số tài trợ ta thấy tỷ số này biến động tăng giảm qua các năm.
Năm 2010 hệ số tài trợ là 0,28, cho thấy trong tổng nguồn vốn của công
ty vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28%, tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2010
vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 18%, tỷ số này của công ty cao hơn so với bình
quân ngành, cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty khá
tốt.
Đến năm 2011 tỷ số tài trợ của công ty là 0,36, tăng 0,08 so với năm
2010, vốn chủ sở hữu chiếm 36% trong tổng nguồn vốn, trong khi đó tỷ số
bình quân ngành xây dựng năm 2011 là 20%, tỷ số tài trợ của công ty cao hơn
so với tỷ số bình quân ngành xây dựng, đây là tín hiệu tốt, cho thấy khả năng
tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty khá tốt và mức độ độc lập về mặt tài
chính của công ty tương đối tốt.
Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ số này giảm còn 0,26 lần so với năm 2011
giảm 0,1 lần, điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 26%
trong tổng nguồn vốn. Tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2012 là 17%, tỷ
số tài trợ của công ty vẫn còn cao hơn so với tỷ số bình quân ngành, cho thấy
mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty năm 2012 chấp nhận được.
Sáu tháng đầu năm 2013 vốn chủ sở hữu chiếm 30% trong tổng nguồn
vốn, so tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này khá cao. Nhìn chung trong sáu
tháng đầu năm 2013 công ty sử dụng khá hiệu quả đòn bẩy tài chính, khả năng
sinh lời trên vốn chủ sở hữu khá tốt.
► Hệ số tài trợ tài sản dài hạn
Qua bảng 4.15 ta thấy, hệ số tài trợ tài sản dài hạn của công ty có nhiều
biến động, cụ thể:
Năm 2011 hệ sô tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty tăng 4,66 lần, cao
hơn so với năm trước 0,78 lần, một đồng tài sản dài hạn có tới 4,66 đồng vốn
chủ sở hữu được tài trợ. Trong khi đó tỷ số bình quân ngành chỉ có 0,87 đồng
vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này cho thấy vốn chủ sở
hữu của công ty có đủ và đảm bảo thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn, công
ty sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn.
Năm 2012 hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn giảm còn 3,68 lần, một đồng tài
sản dài hạn có 3,68 đồng tài trợ từ vốn chủ sở hữu, tuy có giảm hơn năm 2010
là 0,98 lần nhưng không vì thế nói mức độ an ninh tài chính của công ty bị đe
dọa, ta nhìn thấy hệ số này vẫn còn khá cao, nếu so với 1 thì lớn hơn rất nhiều.
So với tỷ số bình quân ngành thì khá cao, Điều này cho thấy mức độ độc lập
về tài chính của công ty khá tốt.
Đến tháng 6 năm 2013 hệ số này cũng vẫn khá cao, một đồng tài sản dài
hạn có 4,16 đồng được tài trợ từ vốn chủ sở hữu. So với bình quân ngành, cho
thấy vốn chủ sở hữu của công ty thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ
dài hạn, an ninh tài chính của công ty rất bền vững, mức độ độc lập về mặt tài
chính của công ty rất tốt, khả năng sinh lời khá tốt, công ty ít gặp khó khăn
65
trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn, vì vốn chủ sở hữu thừa khả năng
tài trợ tài sản dài hạn của công ty.
► Hệ số tài trợ tài sản cố định
Khác với bộ phận tài sản dài hạn khác, bộ phận tài sản cố định là phương
tiện phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty, tài sản này không dễ
dàng đem bán hoặc thanh lý ngay được. Qua bảng 4.15 ta thấy, hệ số tự trài
trợ tài sản cố định của công ty có sự tăng, giảm qua các năm, cụ thể:
Năm 2011 hệ sô tự tài trợ tài sản cố định của công ty trong một đồng tài
sản cố định có tới 5,42 đồng vốn chủ sở hữu được tài trợ. Trong khi đó tỷ số
bình quân ngành chỉ có 1,08 đồng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản cố
định. Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty có đủ và đảm bảo thừa
khả năng tài trợ tài sản cố định, công ty sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ
đáo hạn dài hạn.
Năm 2012 hệ số tự tài trợ tài sản cố định giảm còn 4,33 lần, một đồng tài
sản cố định có 4,33 đồng tài trợ từ vốn chủ sở hữu. So với tỷ số bình quân
ngành thì khá cao, Điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty
khá tốt.
Đến tháng 6 năm 2013 hệ số này cũng vẫn khá cao, một đồng tài sản cố
định có 4,84 đồng được tài trợ từ vốn chủ sở hữu. So với bình quân ngành, cho
thấy vốn chủ sở hữu của công ty thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ
dài hạn, an ninh tài chính của công ty rất bền vững, mức độ độc lập về mặt tài
chính của công ty rất tốt.
66
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 – CẦN THƠ
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Trong nhiều năm qua, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng CTGT 73 đã có
kết quả sản xuất kinh doanh tương đối tốt. Mặc dù công ty đã gặp không ít
những khó khăn nhưng bằng nổ lực và quyết tâm cao trong quản lý và sự nhiệt
tình làm việc của công nhân viên nên công ty cũng vượt qua và phát triển. Tuy
nhiên khả năng sinh lời của công ty chưa cao do chi phí tăng nhiều hơn doanh
thu nên làm cho lợi nhuận giảm hơn so với năm trước, tuy đến tháng 6 năm
2013 tình hình lợi nhuận khá tốt, doanh thu tăng nhanh nhưng chi phí tăng
cũng không kém. Điều này nhắc nhở công ty nên kiểm soát tốt hơn các khoản
thu và chi.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty tuy nợ chiếm khá nhiều nhưng nhìn chung
mức độ độc lập về tài chính của công ty vẫn được đảm bảo, nhưng về cơ cấu
tài sản thì khoản phải thu và hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng khá nhiều, làm
cho khả năng thanh khoản nhanh của công ty bị hạn chế, và tài sản quay vòng
chậm. Qua việc phân tích tình hình tài chính giúp cho công ty đưa ra được các
giải pháp phục vụ cho công tác quản lý việc sử dụng và huy động vốn của
mình tránh được rủi ro trong kinh doanh.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Để định hướng nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty trên thực tế, đòi hỏi sự điều hành của Ban lãnh
đạo, sự nổ lực phấn đấu và đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên của
công ty.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty, qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm gần
đấy và sáu tháng đầu năm 2013 và tham khảo định hướng phát triển của công
ty, em xin được đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh cũng như nâng cao năng lực tài chính của công ty trong
tương lai. Cụ thể là:
► Tăng doanh thu: Tăng doanh thu từ đó có điều kiện tăng lợi nhuận
bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
Tăng doanh thu từ sản phẩm dịch vụ công ích được nhà nước giao, như
doanh thu sữa chữa vừa và doanh thu sữa chữa thương xuyên vì nguồn thu
chính của công ty là từ các công trình được nhà nước giao.
Công ty cần tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng xây dựng, đẩy nhanh tốc độ
thi công, công trình. Và Nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật bằng cách lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm đáng tin cậy, có nhiều nhà
cung cấp để lựa chọn tránh tình trạng phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nâng cao
67
trình độ tổ chức quản lý, khả năng hiểu biết của công nhân nhằm tăng năng
suất.
Tăng đầu tư vào hoạt động tài chính, để có nguồn lợi nhuận từ hoạt động
tài chính, như: từ lãi tiền gửi và tiền cho vay.
► Giảm chi phí: Giảm chi phí để tăng lợi nhuận bằng cách:
Giảm chi phí giá vốn, công ty 73 là công ty xây dựng cho nên để giảm
chi phí giá vốn hàng bán thì công ty phải giảm chi phí mua hàng bằng cách
mua hàng với giá cả hợp lý, giảm các chi phí trong quá trình mua hàng như chi
phí đi lại.
Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Để hạn chế chi phí này công ty nên
quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện, nước, điện
thoại, chi phí tiếp khách, công tác phí…phải đúng mục đích và có hiệu quả.
Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên.
Giảm chi phí nhân công trực tiếp, để giảm khoản chi phí này công ty cần
bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ tay nghề và yêu cầu công việc,
tránh tình trạng công nhân tăng ca nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe của công nhân
dễ dẫn đến lao động không có hiệu quả.
► Quản lý vốn lưu động
Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh để tình trạng
vốn bị chiếm dụng kéo dài ảnh hưởng đến vòng quay của vốn.
Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả ngắn hạn để có kế hoạch trả nợ
kịp thời, giữ vững uy tín của công ty.
Nên có công tác quản lý tốt hàng hóa tồn kho để không bị ứ động vốn
hay thiếu hụt vốn. Thường xuyên đánh giá hàng tồn kho và có biện pháp xử lý
kịp thời hàng ứ đọng, kém mất phẩm chất để giải phóng nhanh đồng vốn.
Huy động mọi nguồn vốn vào kinh doanh để tăng tốc độ chu chuyển
đồng vốn tăng sức sản xuất, sức sinh lợi và sử dụng tiết kiệm vốn lưu động.
68
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu đánh giá về
tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng CTGT 73 từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013 cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối
ổn định, tuy nhiên công ty chỉ tập trung đến mỗi hoạt động kinh doanh chính
của công ty vì vậy mà công ty chưa quan tâm đến việc đầu tư vào các tài sản
sinh lợi khác như đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn và dài hạn khác để
mang về cho công ty những khoản thu nhập khác, và nguồn vốn được sử dụng
có hiệu quả hơn. Khả năng sinh lời của công ty ở mức khá tốt công ty cần
quản lý tốt hơn các khoản chi phí để tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
Công ty cần tạo điều kiện để tiêu thụ hàng nhanh chóng, tăng tốc độ luân
chuyển của hàng tồn kho để thu hồi vốn nhanh, từ đó nâng cao khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, giữ uy tín với nhà cung cấp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn đang theo chiều hướng tốt. Công ty cần tiếp tục phát huy khả
năng quản lý để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Mức độ độc lập về tài chính của công ty khá tốt, tuy nhiên về cơ cấu
nguồn vốn, nợ còn chiếm tỷ trọng khá nhiều nhưng so với các công ty cùng
ngành thì cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lý.
Công ty có đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết, nhất
trí cao và không ngừng học.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với công ty
Công ty cần có các chính sách đãi ngộ tốt hơn nữa để tạo điều kiện cho
nhân viên làm việc và thể hiện tốt nhất khả năng của mình, nhằm tăng khả
năng hoạt động của công ty lên. Ngoài ra công ty cũng cần có các chương
trình để cho các nhân viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và tay
nghề của mình, cho họ được giao lưu học hỏi từ những công ty khác.
Về hiệu quả hoạt động trong thời gian sắp tới công ty nên chú trọng đến
việc chủ động nguồn vốn kinh doanh để tránh phụ thuộc quá nhiều vào các
khoản nợ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Vì thế, công ty cần
phải gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tăng cường mối quan hệ tốt đối với các công ty, các tổ chức tài
chính, ngân hàng để có thể tìm được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Đối với Nhà nước
Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho công ty
trong công tác quản lý, duy tu sữa chữa thường xuyên các công trình do nhà
nước giao.
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Giáo trình tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà
Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.
2. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Trần Ái Kết và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Căn bản về quản trị tài chính.
Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
4. Các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 73 từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013.
70
[...]... chiếu, kiểm tra Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 19 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 – CẦN THƠ 4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 TỪ NĂM 2010- 6 THÁNG NĂM 2013 4.1.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình Giao thông 73 từ năm 2010... tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông 73 từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 - Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông 73 - Đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông 73 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian... chung Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông 73 tại Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 để thấy được thực trạng về tình hình tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển như những rủi ro về tài chính trong tư ng lai của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài gồm có những mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ. .. thứ cấp được thu thập ở phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình Giao Thông 73 - Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán,... đề tài nghiên cứu này, đều là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính từ phòng Kế toán - Tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 73 – Cần Thơ 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty và so sánh những biến động của kết quả kinh doanh của công. .. hoãn lại Tổng tài sản Nguồn: Bảng cân đối kế toán phòng Tài chính – Kế toán Công ty 73, 2010,2011,2012 26 Tài sản ngắn hạn Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản Do công ty 73 là công ty xây dựng và công ty chủ yếu đầu tư vào việc sữa chữa đường bộ hoặc làm mới các công trình xây dựng nhỏ Vì vậy nguồn vốn của công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn... chính của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thông dụng nhất là “Hệ số tài trợ” và “Hệ số tự tài trợ dài hạn” và “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” - Mục tiêu 3: Các kết quả thu được từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để từ đó đề xuất giải pháp về tình hình tài chính của công ty 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT... TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 73 TỬ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Phân tích tình hình tài sản trong 3 năm 2010-2012 Nhìn chung tình hình tài sản của công ty qua các năm có nhiều thay đổi đáng kể Cụ thể năm 2011 là 28.019 triệu đồng, so với năm 2010 giảm 4.807 triệu đồng, với số tư ng đối là 14,64% Nguyên nhân giảm là do khoản mục tài sản... giá tình hình tài chính 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích tài chính 2.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính Đây là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh, là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và. .. Phú,TP .Cần Thơ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 73 được thành lập trên cơ sở chuyển từ Công ty Quản Lý và sửa chữa Đường Bộ 73 theo quyết định số 2874/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2006 của Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Quá trình triển khai thực hiện các bước chuyển đổi doanh nghiệp đến ngày 10/06/2008, Công ty đã tổ chức thành công Đại Hội cổ đông