Tỷ số thanh khoản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 73 – cần thơ (Trang 49)

Phân tích khả năng thanh khoản là cơ sởđể đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, và đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Để hiểu rõ hơn về các tỷ số thanh khoản của công ty biến động như thế nào ta hãy xem bảng 4.9.

Bảng 4.9: Các tỷ số thanh khoản Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 ngành BQ 2010 2011 ngành BQ 2011 2012 ngành BQ 2012 6.2013 ngành BQ 6.2013 1. Tài sản lưu đông Triệu đồng 30.468 - 25.862 - 37.433 - 33.029 - 2. Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 371 - 3.809 - 4.829 - 5.230 -

3. Hàng tồn kho Triệu đồng 1.021 - 14.548 - 25.145 - 15.283 -

4. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 23.491 - 17.792 - 29.392 - 24.595 -

5. Tỷ số thanh khoản hiện thời (1/4) Lần 1,03 0,88 1,45 1,07 1,27 1,05 1,34 1,06 6. Tỷ số thanh khoản nhanh (1-3)/4 Lần 0,86 0,45 0,64 0,47 0,42 0,45 0,72 0,46 7. Tỷ số thanh khoản tức thời (2/4) Lần 0,02 0,06 0,21 0,06 0,16 0,04 0,21 0,04

Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73 2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68

►Tỷ số khả năng thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán. Qua số liệu bảng 4.9 ta thấy, tỷ số thanh khoản hiện hành của công ty qua các năm có sự tăng giảm không đồng đều.

Năm 2010, tỷ số thanh khoản hiện thời ở mức 1,03 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty năm 2010 có 1,03 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Trong khi đó tỉ lệ trung bình của ngành xây dựng năm 2010 là 0,88 lần. So với bình quân ngành thì tỷ số thanh khoản của công ty không quá chênh lệch. Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ khá tốt.

Năm 2011 tỷ số thanh toán hiện thời là 1,45 lần, một đồng nợ ngắn hạn của công ty có 1,45 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán, tỷ số này năm 2011 tăng 0,42 lần. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn của công ty giảm xuống, trong khi đó tài sản ngắn hạn cũng giảm. Tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên tỷ số thanh toán hiện thời tăng so với năm 2010. Tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2011 là 1,07 lần. So với bình quân ngành tỷ số này khá cao, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là khá tốt.

Năm 2012, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty giảm còn 1,27 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,27 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. So với năm 2011 tỷ số này có giảm, nhưng khi so với tỷ số bình quân ngành năm 2012 là 1,05 lần thì tỷ số này tương cao, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2012 vẫn còn được đảm bảo.

Tháng 6 năm 2013 là 1,34, tỷ số này có phần tăng nhẹ. Tỷ số bình quân ngành là 1,06 lần. Nếu so với bình quân ngành thì tỷ số này khá cao, mỗi đồng nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm nay có 1,34 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.

Tuy nhiên ta nhận thấy cơ cấu tài sản lưu động của công ty có hàng tồn kho và khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng lớn, điều này không tốt vì nếu đến hạn thanh toán nợ ngắn hạn mà công ty không giải phóng được hàng tồn kho hay chưa thu hồi kịp được khoản phải thu thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy, công ty cần thực hiện tốt công tác thanh toán hiện thời đối với nợ ngắn hạn đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty.

►Tỷ số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Qua các chỉ số về khả năng thanh khoản của công ty từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, ta thấy tỷ số khả năng thanh khoản của công ty giảm qua các năm 2010, 2011, 2012 tăng nhẹ vào tháng 6 năm 2013. Cụ thể:

Năm 2010 tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0,86 lần, cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2010 có 0,86 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán. Tỷ số bình quân ngành là 0,45 lần, so với bình quân ngành tỷ số này cao hơn nên chấp nhận được. Nếu so với tỷ số thanh khoản hiện thời thì tỷ số này ở mức không thấp lắm, điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối thấp, khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2010 khá tốt.

Đến năm 2011 tỷ số này giảm còn 0,64 lần, cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn có 0,64 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán trong khi đó tỷ số trung bình ngành xây dựng là 0,47 lần, so với trung bình ngành thì tỷ số này chênh lệch không nhiều lắm, điều này cho thấy tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của công ty vẫn đủ thanh toán nợ ngắn hạn, nếu như các chủ nợ không đòi tiền ngay cùng lúc.

Đến năm 2012 tiếp tục giảm 0,42 lần, Mỗi đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,42 đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Nếu so với năm 2011 tỷ số thanh khoản nhanh năm nay còn thấp hơn năm 2011, điều này cho thầy tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để đủ đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 còn kém. Nếu so với trung bình ngành thì tỷ số này không quá chênh lệch, nên chấp nhận được.

Tháng 6 năm 2013 tỷ số này có tăng 0,72 lần nhưng vẫn nhỏ hơn 1. Mỗi đồng nợ ngắn hạn có 0,72 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán, so với tỷ số bình quân ngành thì con số này chênh lệch không nhiều lắm. Điều này cho thầy tài sản lưu động có thể sử dụng ngay có thểđủđảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn, nếu như các chủ nợ không đòi cùng một lúc.

Tóm lại tỷ số thanh khoản nhanh của công ty ở mức chấp nhận được, so với bình quân ngành tuy có chênh lệch nhưng không nhiều.Nếu so với tỷ số thanh khoản hiện thời thì tỷ số thanh khoản nhanh hơi thấp, điều này do giá trị tồn kho và khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu động. Công ty cần có biện pháp tích cực hơn trong việc quản lý hàng tồn kho.

►Tỷ số thanh khoản tức thời

Tỷ số thanh khoản tức thời cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ, hay nói cách khác cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng tiền mặt của đơn vị. Qua các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản tức thời của công ty từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 tăng, giảm không ổn định. Cụ thể:

Năm 2010 tỷ số thanh khoản tức thời là 0,02 lần, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,02 đồng tiền mặt có thể thanh toán ngay. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này trong năm còn khá thấp, tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn trong năm quá thấp chưa đủ thanh toán nợ ngắn hạn.

Năm 2011 tỷ số này tăng lên 0,21 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo có được 0,21 đồng tiền mặt, so với năm 2010 thì tỷ số năm nay cao hơn, đây là tín hiệu tốt. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này khá cao

cho thấy tiền mặt để đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chấp nhận được.

Năm 2012 tỷ số thanh khoản tức thời có giảm nhẹ năm 2012 còn 0,16 lần, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 0,16 đồng tiền mặt thanh toán ngay. Tuy tỷ số này có khá thấp nhưng so với tỷ số bình quân ngành thì vẫn còn cao hơn.

Tháng 6 năm 2013 tăng lên 0,21 lần, nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn thì có 0,21 đồng tiền mặt có thể thanh toán ngay. Nếu so với 1 thì tỷ số này khá nhỏ cho thấy tiền mặt của công ty có thể thanh toán ngay còn hạn chế. Tuy nhiên so với bình quân ngành thì tỷ số này có thể chấp nhận được vì vẫn còncao hơn.

Tóm lại tiền và các khoản tương đương tiền của công ty dùng để thanh toán nợ vẫn còn khá thấp, do lượng vốn bị chiếm dụng của công ty và hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng khá nhiều, công ty nên có biện đẩy nhanh hàng tồn kho và tăng thu tiền mặt nhiều hơn.

4.4.2 Tỷ số quản lý tài sản

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng ta có thểđánh giá các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản so với hiện tại. Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại của công ty.Để hiểu rõ hơn về hiệu quả quản lý tài sản của công ty biến động như thế nào ta hãy xem bảng 4.10.

Bảng 4.10: Các tỷ số quản lý tài sản Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 BQ ngành 2010 2011 BQ ngành 2011 2012 BQ ngành 2012 6.2013 BQ ngành 6.2013

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 36.711 - 31.877 - 34.474 - 28.241 -

2. Bình quân hàng tồn kho Triệu đồng 10.058 - 12.380 - 19.847 - 16.442 -

3. Bình quân khoản phải thu Triệu đồng 19.195 - 13.346 - 7.154 - 8.544 -

4. Bình quân tài sản lưu động Triệu đồng 30.013 - 28.165 - 31.648 - 29.616 -

5. Bình quân tài sản cốđịnh Triệu đồng 2.177 - 2.034 - 2.147 - 1.953 -

6. Bình quân tổng tài sản Triệu đồng 32.334 - 30.422 - 34.161 - 31.899 -

7. Vòng quay hàng tồn kho (1/2) Lần 3,65 2,94 2,57 2,48 1,74 1,86 1,72 2,13

8. Vòng quay khoản phải thu (1/3) Lần 1,91 3,60 2,39 3,93 4,82 3,02 3,31 0,80

9. Vòng quay tài sản lưu động (1/4) Lần 1,22 1,39 1,13 1,43 1,09 1,11 0,95 1,19

10. Vòng quay tài sản cốđịnh (1/5) Lần 16,87 3,97 15,68 5,86 16,06 6,72 14,46 2,23

11. Vòng quay tổng tài sản (1/6) Lần 1,14 0,88 1,05 0,99 1,01 0,86 0,89 0,93

Nguồn: Số liệu thống kê và tính toán từ báo cáo tài chinh phòng Tài chính – kế toán Công ty CP đầu tư và xây dựng CTGT 73 2010, 2011, 2012 và số liệu bình quân trên trang cổ phiếu 68

►Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh hàng hóa được luân chuyển bao nhiêu lần trong một kỳ hoặc một năm.

Qua bảng 4.10 ta thấy số hàng tồn kho của công ty thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2010 số hàng tồn kho của công ty quay được 3,65 vòng một năm để tạo ra doanh thu, số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay là 99 ngày. Trong khi tỷ số trung bình của ngành xây dưng là 2,94 vòng, như vậy hàng tồn kho của công ty luân chuyển nhanh hơn các công ty khác trong ngành.

Năm 2011 hàng tồn kho quay được 2,57 vòng một năm để tạo ra doanh thu, giảm 1,08 vòng so với năm 2010, thực hiện một vòng quay là 140 ngày tăng lên 41 ngày so với năm 2010, điều này cho thấy do trong năm 2011 tình hình sản xuất còn khó khăn nên việc luân chuyển hàng tồn kho chậm hơn. Vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên khi so với tỷ số trung bình ngành xây dựng năm 2011 là 2,48 vòng, cho thấy hàng tồn kho của công ty chênh lệch không nhiều có thể chấp nhận được.

Đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của công ty tiếp tục giảm xuống còn 1,74 vòng một năm để tạo ra doanh thu, thực hiện một vòng quay mất 267 ngày, tăng 127 ngày so với năm 2011, điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 kém hơn so với năm 2010 và năm 2011. So với tỷ số bình quân ngành xây dựng năm 2012 là 1,86 vòng, như vậy hàng tồn kho của công ty đã luân chuyển chậm hơn các công ty khác trong ngành. Do công ty giữ tồn kho quá nhiều trong năm, nên số ngày tồn kho quá cao nên khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng kém hơn các công ty khác cùng ngành.

Tuy nhiên đến tháng 6 năm 2013, số hàng tồn kho của công ty quay được 1,72 vòng trong sáu tháng, thực hiện một vòng quay mất 105 ngày. Điều này cho thấy tình hình đang dần được cải thiện ở 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên so với tỷ số trung bình của ngành xây dựng là 2,13, như vậy hàng tồn kho của công ty luân chuyển chậm hơn các công ty khác trong ngành, nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt hơn các công ty khác trong ngành.

►Vòng quay khoản phải thu

Qua bảng 4.10 ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty từ năm 2010 tăng dần đến sáu tháng năm 2013, cụ thể:

Năm 2010 số khoản phải thu của công ty quay được 1,91 vòng, cho biết bình quân công ty mất 188 ngày cho một khoản phải thu. Điều này cho thấy trong năm công ty bị chiếm dụng vốn khá lâu làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tài sản. Đây có thể do hàng tồn kho của khách hàng chưa tiêu thụđược, hay tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn, nên ảnh hưởng khoản phải thu của công ty. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này khá thấp, cho thấy bình quân khoản vốn thu hồi khá chậm hơn so với các công ty khác cùng ngành, tỷ trọng khoản phải thu chiếm khá nhiều trong tổng nguồn vốn.

Năm 2011 khoản phải thu của công ty được tăng lên quay được 2,39 vòng, cho biết bình quân công ty mất 151 ngày cho một khoản phải thu, đây là tín hiệu tốt cho thấy lượng vốn bị chiếm dụng đã giảm, tuy nhiên so với tỷ số bình quân ngành thì vẫn còn khá thấp, bình quân khoản vốn thu hồi vẫn còn chậm so với các công ty khác cùng ngành.

Đến năm 2012 khoản phải thu của công ty quay được 4,82 vòng, khoản phải thu bình quân mất 75 ngày. Vòng quay khoản phải thu năm 2012 cao hơn so với năm 2011 khá nhiều, đây cho thấy vốn bị chiếm dụng của công ty được hạn chế hơn. So với tỷ số bình quân ngành thì tỷ số này cao hơn, cho thấy khoản thu hồi vồn bình quân của công ty trong năm 2012 nhanh hơn so với công ty khác cùng ngành.

Đến tháng 6 năm 2013 số vòng quay khoản phải thu quay được 3,31 vòng trong nữa năm, tức khoản phải thu bình quân mất 54 ngày. So với bình quân ngành cao hơn rất nhiều, cho thấy khoản phải thu bình quân của công ty khá nhanh hơn các công ty khác cùng ngành trong sáu tháng đầu năm. Công ty cần phát huy biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng.

Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 tuy đã giảm dần nhưng vẫn còn khá cao. Điều này cho thấy thời gian khoản vốn bị chiếm dụng của công ty tương đối dài, có thể do đặc điểm của ngành xây dựng nên khiến số ngày thu tiền có phần cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 73 – cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)