Dưới đây là một vài định nghĩa về biện pháp tu từ so sánh: Tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự
Trang 1CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC
“THÂN EM NHƢ…”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI, 2015
Trang 2CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC
“THÂN EM NHƯ…”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Ngọc Lan
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Thị Ngọc Lan - người trực tiếp hướng dẫn đã luôn tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô trong khoa Ngữ văn và các thầy cô tổ Văn học Việt Nam trong suốt bốn năm qua đã trang bị những kiến thức giúp em hoàn thành tốt công việc
Cuối cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện
để người viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Thị Mai
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi trong khóa luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Thị Mai
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của khóa luận 7
7 Cấu trúc khóa luận 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT SO SÁNH 8
TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT 8
1.1 Khái niệm “nghệ thuật so sánh” 8
1.2 Các mô hình so sánh 9
1.2.1 So sánh bằng (205/1467 lần, chiếm 14,0%) 9
1.2.2 So sánh không ngang bằng (73/1467 lần, chiếm 5%) 17
1.3 Cấu trúc so sánh 20
1.3.1 So sánh trực tiếp (so sánh nổi) 20
1.3.2 So sánh gián tiếp (so sánh chìm) 23
1.4 Vai trò, ý nghĩa của so sánh 24
Chương 2 SỰ HIỆN DIỆN VÀ Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG NHỮNG LỜI CA DAO CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC “THÂN EM NHƯ…” 26
2.1 Sự hiện diện của hình ảnh so sánh 26
2.1.1 Khảo sát tư liệu 26
2.1.2 Kết quả khảo sát 29
Trang 62.2 Ý nghĩa biểu đạt của các hình ảnh so sánh 32
2.2.1 Hình ảnh “thân em” đẹp đẽ, sang trọng 32
2.2.2 Hình ảnh “thân em như” thấp hèn, kém giá trị 37
2.2.3 Hình ảnh “thân em” phụ thuộc, trôi nổi 39
2.2.4 Hình ảnh “thân em” đau đớn, buồn tủi 46
2.2.5 Hình ảnh “thân em”ngang tàng, thách thức 52
KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt so với các loại hình nghệ thuật khác Một tác phẩm văn chương có giá trị phải xây dựng được hình tượng nghệ thuật đặc sắc và vì thế người nghệ sĩ phải tìm đến các biện pháp tu từ nghệ thuật như một lẽ tất yếu Đồng thời, đời sống tình cảm vốn trừu tượng của con người được phản ánh một cách rõ nét hơn Trong đó, nghệ thuật so sánh được sử dụng với tần số cao và mang nhiều giá trị nghệ thuật Ca dao là một bộ phận của loại hình nghệ thuật đặc biệt ấy Vì vậy, nghệ thuật so sánh cũng được sử dụng rất nhiều trong ca dao Ca dao là mạch nguồn nuôi dưỡng văn học ngàn đời của mỗi dân tộc Muôn mặt của đời sống với những nốt trầm bổng trong cuộc sống tinh thần của người Việt đều được ca dao phản ánh Ca dao được ví là “thơ của vạn nhà” nó phản ánh toàn bộ cuộc sống của nhân dân trong đó nghiêng nhiều về đời sống tình cảm Bên cạnh những lời ca dao yêu thương tình nghĩa với những lời
ca ngọt ngào, mặn nồng của “vũ trụ tình” còn có những nốt lặng thể hiện nỗi xót
xa của con người sống dưới xã hội phong kiến hà khắc Sắc thái tình cảm ấy được thể hiện cụ thể qua ca dao than thân người Việt nói riêng và ca dao than thân Việt Nam nói chung Đã là đời sống tinh thần thì luôn tồn tại những điều khó diễn đạt với những khái niệm trừu tượng và để cụ thể nó người nghệ sĩ dân gian đã sử dụng những hình ảnh so sánh Vì thế, hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…” là một đề tài còn nhiều “đất” để khám phá, cần được khai thác tìm hiểu chuyên sâu hơn Đó là một trong những lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu Đồng thời, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Xuất phát từ thực tiễn ấy, người viết muốn đi sâu vào khám phá, khai thác ý nghĩa,
vẻ đẹp những hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt Người viết muốn từ phạm vi ca dao than thân để dần đi đến cái nhìn tổng quát hơn về ca dao
Trang 8Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, ca dao có tỉ lệ tương đối lớn được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông, trong đó ca dao than thân, có 4 bài (Ngữ Văn lớp 7) và 2 bài (Ngữ Văn 10) Những bài ca này được biết đến với mô hình cấu trúc quen thuộc “Thân em như” Nghiên cứu đề tài này
sẽ phần nào hỗ trợ tích cực cho công việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông
và bồi đắp những kiến thức mới về ca dao cho bản thân người viết Đồng thời, việc tìm hiểu hình ảnh so sánh trong những câu ca dao có cùng mô hình “Thân
em như…” trong ca dao người Việt là cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nền văn học dân tộc Ta có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn học, tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian với những sáng tạo độc đáo Từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn học
Bản thân là sinh viên năm cuối chuyên ngành văn, phải tiếp cận tác phẩm văn chương trong đó có ca dao và ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp nhận tác phẩm từ góc độ nghệ thuật (trong đó có nghệ thuật so sánh) Vì vậy, người viết lựa chọn đề tài này nhằm mục đích tăng khả năng tiếp nhận tác phẩm và trau dồi kiến thức chuyên môn cho công tác giảng dạy thực tế sau này
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người viết bước đầu làm quen tư duy nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kiến thức văn học dân gian Vì vậy, chúng tôi
lựa chọn Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình
cấu trúc: “Thân em nhƣ…” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Một lí do nữa, chính là xuất phát từ sự yêu thích của bản thân với những lời
ca dao của người Việt nói riêng và ca dao dân tộc nói chung Những lời ca dao
đã ăn sâu vào tâm thức qua lời ru của mẹ, câu ca của bà và những bài ca dao gắn với tuổi học trò qua trang vở nhỏ Với đề tài này, người nghiên cứu đi khám phá
ca dao người Việt trên phương diện nghệ thuật và nội dung qua những hình ảnh
so sánh độc đáo Từ đó, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu giá trị biểu đạt của những hình ảnh so sánh trong ca dao
Trang 92 Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật so sánh được sử dụng với tỉ lệ khá cao trong ca dao vì thế hình ảnh so sánh cũng có tần số xuất hiện khá nhiều so với những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa…Tác giả dân gian với tâm hồn tinh tế và tài năng điêu luyện
đã tạo ra những hình ảnh so sánh độc đáo giàu giá trị gợi hình và biểu cảm
Năm 1972, trong cuốn Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân
Diên viết “những liên từ như là, như thể hay giống như hay được sử dụng để
thể hiện mối quan hệ về hình ảnh giữa chủ thể sự vật với những sự vật, hiện tượng tự nhiên được sử dụng làm đối tượng so sánh” Đó là lời nhận xét mang
tính tổng quát cho ca dao dân tộc (ca dao người Việt và ca dao dân tộc thiểu số)
Năm 1978, cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam của Vũ Ngọc Phan viết về tác
dụng của so sánh “làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết” Tác giả đã đi
sâu vào chứng minh, phân tích những hiệu quả tu từ nghệ thuật của so sánh một cách sâu sắc trong việc truyền tải thế giới nội tâm của con người vốn phức tạp
Đồng thời vào năm 1978, Bùi Xuân Nguyên trong cuốn Lịch sử văn học
Việt Nam (tập 1, phần 2) cũng nhắc tới so sánh như là một biện pháp nghệ thuật
của ca dao nhưng chưa đi sâu phân tích biện pháp tu từ này trong ca dao Hai tác
giả đều đưa đến một nhận xét chung: “thể tỷ là cách so sánh, ví von, là phương
thức diễn đạt thông thường của nhân dân qua hình tượng ca dao” [9, 22] Qua
đó khiến những lời ca dao trở lên giàu hình ảnh và giá trị biểu cảm hơn Điều đó được thể hiện cụ thể trong mảng ca dao trữ tình người Việt
Năm 1995, với cuốn sách Phân tích tác phẩm văn học dân gian của GS
Đỗ Bình Trị có viết “chất liệu so sánh chẳng lấy đâu xa mà chủ yếu là cảnh vật
thiên nhiên làng quê và những vật gần gũi trong lao động và sinh hoạt hàng ngày”, “hình ảnh so sánh thường giản dị mà giàu sức gợi cảm vì nó tạo âm vang trong lòng người, được người ta góp phần đẩy sức gợi cảm của nó đi xa, sâu hơn trong miền kí ức” [15, 50]
Trang 10Năm 1999, trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của loại hình nghệ
thuật dân gian của GS Đỗ Bình Trị cũng chú ý nghiên cứu đến “hệ thống hình
ảnh trong ca dao”, “đặc biệt là những hình ảnh so sánh” [16, 214]
Năm 2000, Triều Nguyên với cuốn Bình giảng ca dao đã đi sâu vào nghiên
cứu ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh so sánh và mỗi mô hình như vậy đều mang sắc thái riêng Tác giả tiến hành khảo sát, thống kê các bài ca dao có cùng
mô hình cấu trúc: “Thân em như…” trong sách Văn học 10 và sách Văn học 10 phân ban Song chùm ca dao trong chương trình 10 phổ thông cũ, chỉ là một nét của diện mạo, một phần trong tâm lí của người phụ nữ Vì vậy, những bài ca dao trong chương trình Văn học này chưa đủ làm căn cứ để đưa ra nhận xét khái quát về thân phận người phụ nữ (trong xã hội xưa) Cho nên, tác giả đã tiến hành khảo sát hình ảnh so sánh trên 85 câu ca dao (không tính số bài mở đầu bằng:
“Em như…”, “Thiếp như…”) và chia hình ảnh so sánh thành 9 mô hình cơ bản
để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn Đồng thời, năm 2000 trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống có bài nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Nở với tựa đề:
“Hình ảnh “Thân em…” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long” Với bài viết này, tác giả nhắc đến cấu trúc đầy đủ của phép so sánh, đi sâu vào phân tích ba hình ảnh so sánh đặc trưng trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long (cá rô
mề, bèo, trái bần) và đưa ra nhận xét về sự phong phú của hình ảnh so sánh ba miền trong biểu hiện thân phận người phụ nữ Qua đó, ta có thêm tư liệu để tiến hành đi sâu tìm hiểu hệ thống hình ảnh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…”
Năm 2005, Lữ Huy Nguyên, Trần Thị An với Ca dao trữ tình chọn lọc đã
đề cập đến so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp Các tác giả cho rằng so sánh trực tiếp (tỉ dụ) bằng các từ “như”, “như thể”,… để so sánh vật này với vật kia;
so sánh gián tiếp là ẩn dụ
Năm 2007, đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có
tên: Nghệ thuật so sánh với việc khắc họa nhân vật trữ tình trong ca dao
Trang 11Tác giả đã đi tìm hiểu những mô hình phổ biến trong ca dao của người Việt và những bài ca dao các dân tộc thiểu số Hơn nữa, tác giả không chỉ dừng ở việc tìm hiểu các mô hình ấy mà còn đi sâu vào phân tích hiệu quả của so sánh trong việc xây dựng nhân vật trữ tình Điều đó cho thấy, tác giả đã nghiên cứu trên cả hai bình diện nghệ thuật và nội dung Trên cơ sở ấy, chúng tôi có những tiền đề định hướng nghiên cứu đúng đắn hơn
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có bài viết trên tạp chí khoa học,
trường ĐHSP Hà Nội: Nghệ thuật so sánh trong ca dao dân ca một số dân tộc
vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên Trong bài viết này, người viết đi vào phân
tích giá trị của nghệ thuật so sánh với việc khắc họa nhân vật trên hai phương diện là ngoại hình và nội tâm Đây cũng là một trong những tài liệu quan trọng trong việc tìm hiểu đề tài của chúng tôi
Nhìn lại toàn thể bộ lịch sử nghiên cứu về vấn đề này, có thể thấy nghệ thuật so sánh được quan tâm nghiên cứu trong nhiều công trình song chưa có công trình nào tập trung vào khai thác hệ thống hình ảnh trong những lời ca dao
mở đầu bằng mô hình “Thân em như…” Vì vậy, đề tài này còn là một “mảnh đất” cần được khai thác nghiên cứu chuyên sâu hơn Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm khám phá cái hay, cái đẹp những hình ảnh so sánh trong những lời
ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…” Qua đó khám phá phần nào đời sống tâm tư, tình cảm của kiếp người trót sinh ra làm phận gái
3 Mục đích nghiên cứu
- Chứng minh sự phong phú của hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt với việc thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm Đồng thời, thấy được tài năng nghệ thuật và sự liên tưởng phong phú của người nghệ sĩ dân gian Bên cạnh đó thấy được cấu tạo của các phép so sánh trong ca dao, đi sâu nghiên cứu
hệ thống hình ảnh so sánh trong ca dao nhằm tiếp cận tác phẩm dân gian từ góc
độ nghệ thuật
Trang 12- Tìm hiểu dấu ấn văn hóa người Việt được thể hiện và lưu giữ ở các phép so sánh trong ca dao trữ tình Việt Nam Đồng thời, ca dao chính là nơi biểu hiện rõ tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian thẩm mĩ văn hóa và tư duy của dân tộc nên thông qua việc nghiên cứu này sẽ góp phần hiểu thêm những điều ấy
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Tư liệu
- Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát một số tư liệu sau:
- Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, NXB
Văn hóa thông tin, 1995)
- Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, quyển IV phần ca dao (Tập thể
tác giả Viện văn học, NXBGD, 2001) và tập hợp những bài ca dao tương tự
- Tục ngữ ca dao Việt Nam (Vũ Ngọc Phan - NXB Văn học, 2004)
4.2 Nội dung
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, 2 trang tài liệu tham khảo và 2 trang phụ lục, luận văn gồm hai chương (44 trang chính văn) chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hệ thống so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc
“Thân em như…” của người Việt:
- Khảo sát, thống kê hệ thống hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt
- Khám phá ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh so sánh ấy và khả năng
sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả dân gian
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13- Các phương pháp cơ bản: quy nạp, diễn dịch,…để xử lí các hình ảnh so sánh, ngữ liệu
6 Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận, phép so sánh trong ca dao mở đầu có cùng mô hình “Thân
em như…” được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ
- Về mặt thực tiễn, có giá trị thiết thực cho những ai nghiên cứu, học tập và giảng dạy ca dao trữ tình
6.2 Về mặt thực tiễn
Việc tìm hiểu và nghiên cứu: Hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…” góp phần nâng cao kiến thức về văn học dân gian và có thể áp dụng vào việc giảng dạy ca dao trong nhà trường phổ thông
7 Cấu trúc khóa luận
Chương 1 Giới thuyết chung về nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt
Chương 2 Sự hiện diện và ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có mô hình cấu trúc “Thân em như…”
Trang 14
NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT SO SÁNH
TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT
1.1 Khái niệm “nghệ thuật so sánh”
Người nghệ sĩ dân gian khi sáng tạo các hình ảnh nghệ thuật trong ca dao thường sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong đó so sánh là một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất Bàn về nghệ thuật so sánh nói chung
và nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt có nhiều ý kiến khác nhau Dưới đây là một vài định nghĩa về biện pháp tu từ so sánh:
Tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào
đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”
Nguyễn Thái Hòa: “So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét riêng giống nhau nào đó nhằm diễn đạt bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về hiện tượng”
Hồng Dân: “Nếu liên tưởng đến nét giống nhau giữa hai đối tượng được nêu ra một cách công khai, ta có phép so sánh”
Nguyễn Thế Linh: “So sánh là đưa ra một vật ra xem xét sự giống nhau, khác nhau, sự hơn kém về một phương diện với vật khác được xem là chuẩn, có thể không phải là một mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được so sánh”
Đào Thản: “So sánh là lối đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài và tính chất bên trong Lối đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến”
Trong mảng ca dao trữ tình của người Việt đây là biện pháp nghệ thuật được sử dụng với tần xuất cao và là phương tiện đắc lực để người nghệ sĩ dân
Trang 15gian thể hiện thế giới tình cảm đa sắc thái của con người Dưới đây là một số mô hình và cấu trúc so sánh được sử dụng nhiều trong mảng ca dao trữ tình của người Việt
1.2 Các mô hình so sánh
So sánh là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng Nó được định nghĩa: “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, miễn là hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc, người nghe” Với một phép so sánh đúng đắn bao giờ cũng có hai điều kiện bắt buộc Đó là: đối tượng so sánh là khác loại, giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng làm cơ sở so sánh Đã là so sánh thì bao giờ cũng có hai vế A và B là hai đối tượng khác phạm trù và giữa chúng luôn có công cụ so sánh Mô hình cấu tạo chung: AxB (x: là từ so sánh) Có nhiều mô hình so sánh khác nhau: so sánh tuyệt đối, so sánh đặc biệt,… Từ cơ sở
lý thuyết đó, chúng tôi bước đầu nhận diện các mô hình so sánh trong ca dao trữ tình người Việt Do không đủ điều kiện tìm hiểu và dung lượng khóa luận tôi chỉ khảo sát một số mô hình so sánh tiêu biểu Dưới đây là hai mô hình so sánh cơ bản xuất hiện nhiều trong ca dao trữ tình
So sánh bằng là cách thức so sánh phổ biến nhất được sử dụng trong ca dao than thân Với so sánh cân bằng, hai đối tượng được đem ra so sánh có đặc điểm tương đồng, chúng được nối với nhau bằng các quan hệ từ như: như, như thể, giống như, tựa như… Song trong những ngữ cảnh khác nhau mô hình ấy có sự thay đổi linh hoạt Đây là mô hình so sánh được sử dụng với tần xuất cao nhất trong ca dao trữ tình nói chung và ca dao trữ tình người Việt nói riêng
1.2.1.1 Mô hình: A như B
Mô hình này sử dụng các quan hệ từ so sánh: như, giống như, tựa như, như
là, như thể Những từ ấy được sử dụng để thể hiện mối tương quan về mặt hình
ảnh giữa chủ thể với những sự vật, hiện tượng tự nhiên được dùng để so sánh
Trang 16hệ từ nhưng giấu đi cơ sở so sánh:
“Thân em như trái bầu trên cây Đang tay mẹ ngắt những ngày còn non”
Với câu ca dao trên, ta nhận thấy giữa hai vế A (thân em) và vế B (trái bần trên cây) được nối kết bằng quan hệ từ (như) nhưng cơ sở so sánh được giấu đi, song không phải vì thế mà ý nghĩa của câu ca dao trở nên khó hiểu Ngược lại, người đọc có thể “đọc ra” ý nghĩa khái quát của câu ca dao một cách dễ dàng
Đó là nỗi niềm của cô gái về thân phận phụ thuộc vào người khác, không làm chủ được số phận của mình Với những bài ca dao về tình cảm gia đình, ta cũng thấy nhiều hình ảnh so sánh được sử dụng với mô hình cấu trúc này:
“Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” [1, 180]
Trang 17Mong chàng như cá mong mưa Nhớ chàng như bữa cơm chưa đói lòng” [1, 385]
Nỗi nhớ người yêu được cụ thể hóa bằng những hình ảnh so sánh cụ thể khiến người đọc dễ dàng cảm nhận, thấu hiểu những nỗi niềm của người con gái trong tình yêu Tác giả dân gian đã sử dụng mô hình so sánh này một cách triệt
để trong việc thể hiện sợi tơ lòng muôn điệu của con người Đó có khi là những nốt nhạc vui tươi khi hạnh phúc lứa đôi hòa hợp:
“Chàng mười lăm, thiếp mười lăm Chàng như con bướm bạch, thiếp như trăng rằm”
Vế A là “chàng, thiếp” và B là “bướm bạch, trăng rằm” được nối kết với nhau bằng quan hệ từ so sánh Qua đó, sự xứng đôi được thể hiện sinh động với những hình ảnh tự nhiên được sử dụng làm chất liệu so sánh Đó đều là những sự vật, hiện tượng đẹp đẽ của tạo hóa Song cũng có khi những hình ảnh so sánh lại được người nghệ sĩ dân gian sử dụng để truyền tải những nỗi đắng cay trong cuộc đời con người:
“Đừng đi trang trại mà hư
Ở nhà với dượng cũng như đi lấy chồng Đêm khuya dượng thắp đèn lồng Dượng vây mùng lại, dượng bồng cháu lên” [1, 395]
Tương tự:
“Đi đâu gánh gánh gồng gồng Gánh gạo cho chồng nước mắt như mưa” [1, 365]
Những hình ảnh so sánh mộc mạc cùng với mô hình so sánh này đã cụ thể hóa những cảm xúc trừu tượng thành hình ảnh sống động giàu sức gợi hình và gợi cảm Hay hai đối tượng trong quan hệ tương đồng:
“Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương”
Câu ca dao thể hiện tình yêu của “anh và em” đều da diết nhưng cách thể hiện của mỗi người lại mang nét riêng khác biệt Tình cảm của “anh” được so
Trang 18sánh với “nước dâng cao” đầy chủ động, bồng bột, mạnh mẽ còn “tình em” dịu dàng kín đáo nhưng cũng thắm thiết, nồng nàn chẳng kém “lụa đào tẩm hương” Song cũng có thể là hai đối tượng trong quan hệ đối nghịch:
“Anh như chỉ gấm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng khơi” [1, 196]
1.2.1.2 Mô hình: A như B1, B2, B3…
So với các mô hình so sánh khác đây là một trong những mô hình xuất hiện khá nhiều trong ca dao trữ tình người Việt chỉ sau mô hình A như B Ở dạng so sánh này, một vế A có thể so sánh với hai hay nhiều vế B nhằm mục đích nhấn mạnh một đặc điểm hay một trạng thái cảm xúc nào đó:
“Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng
cụ thể hóa bằng những chuỗi hình ảnh so sánh cụ thể:
“Nhớ chàng như bút nhớ nghiên Như mực chờ giấy, như thuyền nhớ sông Nhớ chàng như vợ nhớ chồng Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây”
Tình cảm con người vốn là thứ trừu tượng khó diễn tả thành lời nhưng qua cách so sánh ví von, tác giả dân gian đã cụ thể hóa nỗi nhớ mong ấy Vế A là nỗi nhớ chàng còn vế B là nỗi nhớ của bút - nghiên, mực - giấy, thuyền - sông, vợ - chồng, chim - tổ, rồng - mây Đó là những hiện tượng trong tự nhiên, đời sống luôn gắn kết chặt chẽ với nhau như hình với bóng qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết
Trang 19của người con gái trong tình yêu Nỗi nhớ ấy cồn cào và luôn hiện hữu từng giờ, từng phút Tâm trạng ấy, ta cũng thấy nhiều trong kho tàng ca dao:
“Nhớ ai bồi hổi bồi hồi Như đứng đống rạ như ngồi đống rơm”
Phải chăng đó là nỗi nhớ của đôi ta khi tình yêu vừa chớm nở:
“Đôi ta như chỉ mới xe Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu” [1, 408]
Ở đây, ta lại bắt gặp mô hình so sánh với một chuỗi những hình ảnh so sánh được liệt kê nối tiếp qua đại từ quan hệ “như” Có khi đó không còn là tình cảm
từ một phía mà xuất phát từ hai phía:
“Đôi ta thương mãi nhớ lâu Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm” [1, 374]
Nỗi nhớ của người con gái không chỉ thường trực hiện hữu từng khắc từng giờ mà còn là nỗi nhớ trải dài theo không gian và thời gian “thương mãi nhớ lâu” Tình cảm của lứa đôi không chỉ nồng nàn mà còn sâu sắc để rồi vượt qua
cả cái hữu hạn của đời người Tình cảm lứa đôi của “đôi ta” (vế A) được so sánh với những hiện tượng tự nhiên (vế B) Đó là “sông, nước” những sự vật vô thủy
vô chung trường tồn cùng thời gian bất chấp sự xoay vần nghiệt ngã của con tạo
và “dâu, tằm” luôn gắn kết gắn mật thiết không tách rời Với nghệ thuật so sánh
sử dụng những chuỗi so sánh liên tiếp như thế đã góp phần nhấn mạnh tình cảm của đôi lứa Đồng thời, khiến bạn đọc cảm nhận rõ nét hơn sự sâu đậm bền chặt của tình cảm của “đôi ta”
1.2.1.3 Mô hình: A ( khuyết x) B
Mô hình này, ta thấy chỉ xuất hiện hai vế A và B mà không xuất hiện quan
hệ từ so sánh Mô hình so sánh này dễ bị nhầm lẫn với ẩn dụ song sự khác biệt
để nhận ra đây là mô hình so sánh chính là chủ thể chưa ẩn đi hoàn toàn:
“Đất bờ sông bên lở bên bồi Người cõi trần có dở có hay
Trang 20Dầu ai đem bụng chẳng ngay Anh nguyền một dạ như ngày tơ gieo” [1, 380]
Câu ca dao xuất hiện hai mô hình so sánh Đó là mô hình so sánh: A (khuyết x) B và A như B nhưng ở đây ta chỉ đi phân tích mô hình so sánh thứ nhất A (khuyết x) B Vế A là “đất bờ sông” còn B chính là “người cõi trần” với
sự vắng mặt của quan hệ từ so sánh Tuy nhiên, người đọc vẫn có thể hiểu ý tứ
mà tác giả dân gian muốn truyền đạt Câu ca dao so sánh con người cũng như đất
bờ sông kia luôn tồn tại hai mặt đối nghịch “lở, bồi”, “dở, hay” Đó là quy luật của tự nhiên và cũng là quy luật của tạo hóa vốn vô thường luôn tồn tại những điều bất ngờ Trong tình cảm, người bình dân vốn ưa những gì mộc mạc, bình dị nên khi đi vào thơ ca nếp cảm nếp nghĩ ấy cũng in dấu sâu sắc Nhưng không vì
sự mộc mạc thẳng thắn trong tư duy mà hình ảnh thơ ca mất đi sự tế nhị, kín đáo:
“Cây đứng giữa đồng gió thổi lồng còn ngã Mình thương mình khoan đã mình ơi” [1, 250]
Bên cạnh, lối tư duy rõ ràng không ưa lối nói vòng vo thì người bình dân vẫn giữ cho mình sự tế nhị cần thiết, nhất là trong chuyện tình cảm vốn nhạy cảm Câu ca dao sử dụng mô hình so sánh khuyết quan hệ từ, chỉ tồn tại hai vế A
và B Câu ca dao xuất hiện ba từ “mình”, từ mình thứ nhất và thứ ba chính là đối tượng trữ tình (đối tượng được gửi gắm những nỗi niềm), còn từ “mình” xuất hiện giữa câu chính là chủ thể trữ tình (đối tượng gửi gắm tâm tình) Vế A nêu lên một hiện tượng tự nhiên hiển nhiên để thể hiện lẽ tất nhiên trong tình cảm của nhân vật trữ tình trong vế B Đó là nỗi lòng với những tâm tư thầm kín được gửi gắm một cách đầy khéo léo tới “mình” Nhân vật trữ tình muốn nhắn gửi tới
“mình” (đối tượng trữ tình) về sự nồng nàn, mãnh liệt có phần thái quá trong tình cảm có thể khiến tình yêu tan vỡ Mô hình so sánh khuyết này cũng được sử dụng rất nhiều trong ca dao để thể hiện những nỗi niềm với sức gợi tả cao:
“Bướm xa hoa bướm khô hoa tỏ Liễu xa đào liễu ngẩn đào ngây Đôi ta tình nặng nghĩa dày” [1, 235]
Trang 21Đôi khi, người ta cũng sử dụng mô hình so sánh này để chuyên chở những đạo lí, quy luật sống ở đời :
“Cá lên khỏi nước cá khô Làm thân con gái lõa lồ ai khen” [1, 243]
“Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi mẹ tính từng tháng từng ngày” [1, 251]
“Cha mẹ nuôi con ở chốn buồng the Con nuôi cha mẹ đầu hè, đầu chái” [1, 251]
Cách so sánh của người nghệ sĩ dân gian với mô hình so sánh khuyết như lời nhắc nhở nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị mà đầy thấm thía
1.2.1.4 Mô hình: A bằng B
Mô hình so sánh này, hai vế A và B nối kết với nhau bằng quan hệ từ so sánh ngang bằng như: bằng, ngang bằng, xem bằng, cũng bằng…
“Anh ơi em cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời Anh với em cũng muốn kết nghĩa ở đời
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”
Đó là tâm trạng của cô gái khao khát tình yêu, mong ước “kết nghĩa” cùng người mình yêu là “anh” Song cô gái vẫn không vượt lên trên được những ràng buộc của đạo đức Nho giáo “sợ mẹ, sợ cha” Người con gái sống trong xã hội phong kiến xưa phải chịu sự sắp đặt trong hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy” Điều ấy cũng được thể hiện trong những câu thơ của Truyện Kiều: “Dù cho
lá thắm chỉ hồng - Lên chăng cũng tại lòng mẹ cha” Trong câu ca dao trên có hai so sánh bằng, vế A (sợ mẹ, sợ cha) và vế B (biển, trời) được nối kết bằng quan hệ từ “bằng” Vế B là những hiện tượng tự nhiên to lớn, kì vĩ qua đó thể hiện vị trí và sức ảnh hưởng của cha mẹ đến cô gái Lối so sánh này còn được sử dụng nhiều để diễn tả những trạng thái tâm lí khác trong đó có nỗi nhớ mong Ta
dễ dàng bắt gặp những câu ca dao với mô hình cấu trúc như thế với sắc thái tình cảm tương đồng:
Trang 22“Cây đa cũ, con én cũ, cây đa tàn Bao nhiêu lá rụng, thương nàng bấy nhiêu” [1, 271]
cô đọng vốn có sẽ thay đổi Từ “là” được dùng như để định nghĩa một khái niệm, mang sắc thái biểu cảm:
“Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em sắc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” [1, 337]
Mô hình so sánh này không được sử dụng nhiều trong ca dao trữ tình người Việt Mặc dù vậy, nếu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu ca dao một cách có hệ thống thì có thể thấy những lối so sánh này cũng có giá trị biểu đạt khá cao
“Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng kết nguyền phu thê” [1, 332]
Trang 23tượng được người đời tôn trọng, yêu quý: “gái thuyền quyên” mang trong mình tài và sắc còn “con gái út ông trời” luôn được nâng niu, chiều chuộng Bởi vậy ai kết duyên cùng “em” thì đều là niềm may mắn hiếm có Để làm rõ mô hình so sánh này, ta có thể xét thêm ví dụ:
“Bóng chàng nhác thấy nẻo xa Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai Người quốc sắc với kẻ thiên tài Nghĩa sâu là bể tình dài là sông Nên chăng lá thắm chỉ hồng
Bõ công giao ước, bõ công đi về” [1, 239]
Câu ca dao thể hiện tình cảm xứng đôi vừa lứa của “người quốc sắc kẻ thiên tài” với nghĩa tình sâu đậm được thể hiện qua lối so sánh mang ý nghĩa khẳng định với quan hệ từ “là”:
“Nghĩa sâu là bể tình dài là sông”
Trong một câu ca dao mà xuất hiện liên tiếp hai so sánh A là B Vế A (nghĩa sâu, tình dài) và vế B (bể, sông) được nối kết bằng quan hệ từ “là” Tình nghĩa của con người được so sánh với các hiện tượng tự nhiên “bể, sông” vốn vĩnh cửu và mênh mông to lớn nhằm thể hiện sự vô hạn của tình nghĩa con người Nghĩa tình ấy sâu rộng và trường tồn như tạo hóa nghìn đời không đổi
Với so sánh không cân bằng, sự so sánh bao giờ cũng nghiêng về một phía, luôn có một đối tượng của mình được đem so sánh với đối tượng kia Mối quan
hệ giữa A và B là mối quan hệ hơn kém, chêch lệch được biểu thị bằng các quan
hệ từ
“Dù cho lên núi lên non Không bằng có vợ có con ở nhà”
Hay:
Trang 24“Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Trách ai ăn ở hai lòng Sang sông rồi nỡ quên công người chèo” [1, 383]
1.2.2.1 Mô hình: A hơn B (48/1467 lần, chiếm 3,3%)
Mô hình này, cán cân so sánh nghiêng về vế A để khẳng định sự vượt trội
so với B Vế B xuất hiện có tác dụng như đòn bẩy để làm nổi bật vế A:
“Đạo cang thường khó lắm bạn ơi Không như ong bướm đậu rồi lại bay” [1, 379]
Câu ca dao là suy ngẫm về “đạo cang thường”, vế A (đạo cang thường) và
B (ong bướm đậu rồi lại bay) được nối kết bằng quan hệ từ chỉ mức độ hơn kém
“không như” Đọc câu ca dao, ta dễ dàng nhận ra mức độ so sánh nghiêng về vế
A, hình ảnh “ong bướm đậu rồi lại bay” được dùng làm chất liệu so sánh để làm nổi bật cái bất biến cố định khó đổi thay của “đạo cang thường” Mảng ca dao trữ tình người Việt xuất hiện nhiều câu ca dao được xây dựng bằng mô hình so sánh này:
“Lòng em bền chặt, không như nàng Văn Quân”
Lòng “em” (A) và “Văn Quân” (B) được so sánh với quan hệ từ “không như” để thể hiện tấm lòng chung thủy son sắc không đổi dời của người con gái
Dù ai cho bạc cầm tay Không bằng nhìn thấy chàng ngay bây giờ” [1, 355]
Trang 25“Cha mẹ bồng bế nâng niu Tội trời phải chịu, chẳng yêu bằng chồng”
Nhân vật trữ tình trong hai bài ca dao trên, đem hai thứ tình cảm quan trọng nhất của con người (tình mẫu tử và tình đôi lứa) lên cán cân của tình cảm
Và dù cho ơn kia chín chữ cao sâu thì một khi tình đôi lứa đến, nhân vật trữ tình chỉ biết nghe theo tiếng gọi của con tim mách bảo Tình cảm đôi lứa đã lấn
át tình cảm mẫu tử thiêng liêng Câu ca dao nghe tưởng chừng sự phê phán đã hướng về nhân vật trữ tình song tâm tư đó là lẽ tất yếu của trái tim của kẻ đang yêu say đắm Đó là khi cảm xúc lấn át lí trí Với lối so sánh này, người nghệ sĩ dân gian còn gửi gắm vào đó những triết lí dân gian giản dị mà có tính chất khái quát sâu rộng:
“Cha mẹ cho bạc cho tiền Không bằng lấy thằng chồng hiền sướng thân”
Trong quá trình nghiên cứu mảng ca dao trữ tình người Việt có thể thấy mô hình so sánh bằng vẫn chiếm tần số cao hơn so sánh không cân bằng Tuy nhiên, mỗi mô hình so sánh đều mang giá trị nghệ thuật và nét riêng độc đáo của mình
Trang 261.3 Cấu trúc so sánh
So sánh là thủ pháp nghệ thuật được dùng phổ biến thường xuyên trong ca dao, bao gồm so sánh trực tiếp (tỷ dụ), so sánh gián tiếp (ẩn dụ)… Với ngôn ngữ học, so sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa có tác dụng nâng cao hiệu quả giao tiếp Paolơ từng cho rằng “sức mạnh của so sánh là nhận thức”, giúp ta nhận thức sâu sắc hơn một phương diện nào đó của sự vật hiện tượng So sánh được coi là biện pháp nghệ thuật có vai trò tạo ra hình ảnh, biểu tượng Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt được xây dựng từ chất liệu ngôn từ Vì thế, khi đi vào tìm hiểu cấu trúc so sánh thì không chỉ đi sâu vào nghiên cứu về mặt ngôn ngữ
mà còn đi tìm những ý nghĩa, tư tưởng nội dung được gửi gắm qua các so sánh Thông thường, cấu trúc so sánh đầy đủ gồm bốn yếu tố (theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa):
A (yếu tố được so sánh)
x (yếu tố biểu thị thuộc tính sự vật, nêu rõ phương diện so sánh)
tss (yếu tố thể hiện quan hệ so sánh)
B (yếu tố được dùng làm chuẩn so sánh)
Song không phải mọi so sánh đều có cấu trúc đầy đủ 4 yếu tố và trật tự như trên mà vẫn có sự biến đổi theo ngữ cảnh Tuy nhiên trong mỗi ngữ cảnh, cấu trúc so sánh có thể khuyết các yếu tố nhưng không bao giờ vắng mặt đến ba yếu
tố Với cấu trúc trên, B không thể vắng mặt vì đó là thành tố chuẩn để so sánh Nếu tỉnh lược B thì đó là ẩn dụ song tùy theo ngữ cảnh vẫn có sự biến đổi
1.3.1 So sánh trực tiếp (so sánh nổi)
Loại so sánh đầy đủ các yếu tố so sánh (4 yếu tố) mà Đinh Trọng Lạc đã
nêu trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, NXBGD - 1999 Đó là kiểu so sánh
trực tiếp (tỷ dụ) thường có những quan hệ từ so sánh: “như”, “như thể”, “là”,
“như là”, “cũng thế”… đặt giữa hai vế và nét tương đồng được biểu hiện bằng những từ ngữ cụ thể Đó là lối so sánh thẳng thừng giữa một bên là ý niệm trừu tượng với một hình ảnh cụ thể So sánh nổi gồm hai dạng:
Trang 271.3.1.1 Cấu trúc triển khai
Là so sánh thì bao giờ cũng có hai vế: cái so sánh (vế A) và cái được so sánh (vế B) Trong ca dao với cấu trúc triển khai, vế B bao giờ cũng được triển khai cụ thể ở B’ Ca dao đa số ở thể lục bát thường thì ở câu lục nêu định nghĩa
mang tính khái quát
A như B (A và B là hai đối tượng khác loại) Câu bát là B’ nêu rõ đặc tính nào đó của B theo dấu hiệu tương đồng:
“Đôi ta như thể con tằm (A như B) Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong” (B’) [1, 317]
(B) thường mang dấu hiệu của loài mang ý nghĩa khái quát, cần (B’) để triển khai các đặc điểm nhỏ thể hiện các nét đặc thù Câu tám giải mã, cụ thể hóa cái được so sánh ở câu lục Vì vậy ca dao rất phong phú, cùng một đối tượng so sánh “đôi ta”, “thân em”,… có thể so sánh với rất nhiều đối tượng tự nhiên khác nhau mà không đồng điệu, nhàm chán
có thể hiểu ý nghĩa tư tưởng mà tác giả dân gian muốn truyền đạt Vế B là những
sự vật gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự hòa hợp đầy tự nhiên và “đôi ta”, “hai đứa mình” cũng có sự gắn bó như thế trong tình yêu
Trang 281.3.1.2 Cấu trúc tương hỗ bổ sung
Không có mệnh đề để triển khai mà nêu lên một hoặc hai đối tượng cùng lúc so sánh với nhiều sự vật khác nhau Các sự vật có nét tương đồng hoặc không Đó có thể là một đối tượng (cái so sánh) được nhấn mạnh trong quan hệ liệt kê bổ sung:
“Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như con chèo bẻo xa cây măng vòi”
so sánh cụ thể với cấu trúc so sánh tương hỗ bổ sung Ta đi xét cấu trúc so sánh trong câu ca dao đầu tiên Tâm trạng của “thiếp” khi phải xa cách người mình yêu “chàng” tựa như rồng cách biệt mây, chèo bẻo phải xa cây măng vòi Những
sự vật được lấy làm đối tượng so sánh đều là những hiện tượng tự nhiên gắn bó mật thiết với nhau được liệt kê nhằm thể hiện nỗi xót xa, đau khổ của nhân vật trữ tình khi phải xa cách người mình yêu Trong ca dao trữ tình người Việt, ta dễ dàng bắt gặp những câu ca dao mang cấu trúc so sánh như thế:
“Anh em như nước một dòng Như cây một cội, như sông một nguồn” [1, 180]
Câu ca dao sử dụng một chuỗi những hình ảnh so sánh (nước một dòng, cây một cội, sông một nguồn) nhằm diễn tả sự gắn kết mật thiết gần gũi của tình cảm anh em vốn được cho là “như thể tay chân”
Tương tự cấu trúc so sánh ấy ca dao cũng có nhiều hình ảnh so sánh rất đẹp Đó có khi là tâm trạng đắm say của kẻ đang chìm trong men tình :
“Anh say em như bướm say hoa Như Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cầm” [1, 182]
Trang 29Câu ca dao trên với cấu trúc so sánh này đã liệt kê ra hàng loạt hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm Qua đó, thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình cùng nỗi nhớ mong da diết khôn nguôi với người mình thương
1.3.2 So sánh gián tiếp (so sánh chìm)
Loại so sánh này kín đáo tế nhị hơn, mang giá trị nghệ thuật ở một mức cao hơn Nét giống nhau giữa hai vế không được phô bày bằng các từ ngữ cụ thể mà lẩn vào trong hai vế của phép so sánh để người đọc suy nghĩ mới tìm ra được, đòi hỏi sự “đồng sáng tạo” Chính vì thế mà tạo ra sự liên tưởng rộng rãi
So sánh vắng cơ sở so sánh:
“Gái có chồng như gông đeo cổ” [1, 144]
Đặc điểm so sánh (vất vả, chật chội) được ẩn đi, đòi hỏi sự suy nghĩ của người đọc để tìm ra nét tương đồng giữa hai đối tượng so sánh Tuy nhiên phải căn cứ theo từng ngữ cảnh mà người ta tìm ra được cơ sở so sánh của hai đối tượng được so sánh Vì vậy so sánh chìm làm người đọc có điều kiện liên tưởng,
tư duy nghệ thuật cao hơn so sánh nổi Bởi so sánh này không có tính chất tường minh như so sánh nổi
“Đôi ta như lửa mới nhen, như trăng mới mọc, như đèn mới khêu”
Trong câu ca trên, người nói sử dụng biện pháp so sánh tu từ chìm Yếu tố được đem ra so sánh A (đôi ta) và B (lửa mới nhen, trăng mới mọc, đèn mới khêu) Người đọc dựa vào đặc điểm của “lửa, trăng, đèn” để tìm ra cơ sở so sánh giữa A và B, cả ba đối tượng ở vế B với những trạng thái “mới nhen, mới mọc, mới khêu” đều mang tính chất “mới”: sự bắt đầu, mới mẻ và trong trẻo Cấu trúc
so sánh này cũng được sử dụng nhiều trong hệ thống so sánh của ca dao
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu ca dao trên, xuất hiện đầy đủ vế A và B cùng với quan hệ từ so sánh
“như” nhưng ẩn đi cơ sở so sánh giữa hai vế Tuy nhiên căn cứ vào ngữ cảnh của câu ca dao và đặc điểm của những đối tượng trong vế B (núi Thái Sơn, nước
Trang 30trong nguồn) người đọc có thể tìm ra ý nghĩa ẩn tàng được thể hiện trong câu ca dao Cả hai đối tượng ở vế B là những yếu tố chỉ sự bao la, to lớn; vĩnh hằng, vĩnh cửu cùng trời đất Đó là những sự vật, hiện tượng thiên nhiên vô thủy vô chung; tồn tại hiển nhiên bất chấp sự thay đổi, chuyển dịch của dòng thời gian Qua đó, câu ca thể hiện sự lớn lao của công ơn mẹ cha Hoặc giữa hai vế không
có liên từ “như”, “là”, “như thể”,… Đây chưa phải ẩn dụ vì chủ thể chưa ẩn hoàn toàn mà có sự kết hợp giữa so sánh và ẩn dụ:
“Cây rầu thì lá cũng rầu Anh về anh bỏ mối sầu cho ai”
Câu lục là vế A nêu lên bức tranh thiên nhiên với những đặc điểm có tính chất ổn định mang tính quy luật của thiên nhiên và câu bát (vế B) chính là bức tranh tâm trạng con người có nét giống để tạo nên sự so sánh ngầm
1.4 Vai trò, ý nghĩa của so sánh
So sánh hình ảnh là một biện pháp tu từ nghệ thuật được các tác giả dân gian sử dụng với tần số dày đặc để làm phương tiện thể hiện biết bao nỗi niềm và tâm sự Hoàng Tiến Tựu nhận xét: so sánh ví von là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thông thường và phổ biến nhất trong ca dao truyền thống Ca dao trữ tình truyền tải thế giới nội tâm của con người với những tình cảm trừu tượng khó định nghĩa Đó là những điều rất khó diễn tả bằng lời Vì vậy ca dao luôn tìm cho mình những hình thức thể hiện để biến cái vốn trừu tượng ấy trở lên dễ hiểu Trong vô số biện pháp nghệ thuật thì so sánh là một phương pháp nghệ thuật đặc sắc Có thể nói, nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình nói chung và ca dao trữ tình người Việt nói riêng nổi bật cả về số lượng và chất Đồng thời nó trở thành tiền đề phát triển của nghệ thuật so sánh trong nền văn học kế tiếp
Trong ca dao quanh một ý nghĩ, một chủ đề đã nảy sinh không chỉ có một
mà hàng chục bài và mỗi bài đều có nét riêng của nó Vì vậy, các hình ảnh so sánh rất phong phú Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền miệng nên nó mang đặc tính nôm na, dễ hiểu với lời lẽ trong sáng được ngâm nga trong đời
Trang 31sống Vì vậy những hình ảnh trong ca dao trong đó có hình ảnh so sánh thường được lấy từ thiên nhiên, tự nhiên vốn quen thuộc Đây chính là cánh cửa mở ra con đường ngắn nhất để nắm bắt thông tin được diễn đạt: “so sánh là một dạng thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, bởi không có gì làm cho người ta hiểu nhanh lời mình nói bằng một sự so sánh cụ thể” So sánh không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan mà còn khiến thái độ
và tình cảm được bày tỏ rõ ràng Đồng thời, tái hiện hình ảnh của đối tượng một cách rõ ràng gợi lên tính sinh động, thẩm mỹ Trong ca dao trữ tình người Việt biện pháp so sánh cũng là một con đường quan trọng để khám phá ca dao dân tộc Qua những câu ca dao ấy, tâm hồn dân tộc một thời đại được phản ánh sinh động Đồng thời, nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt phần nào cũng cho ta thấy được sự sáng tạo trong tư duy cùng trí tưởng tượng phong phú của của người bình dân sau lũy tre làng
Trang 32Chương 2 SỰ HIỆN DIỆN VÀ Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH ẢNH
SO SÁNH TRONG NHỮNG LỜI CA DAO CÓ CÙNG MÔ HÌNH
CẤU TRÚC “THÂN EM NHƯ…”
2.1 Sự hiện diện của hình ảnh so sánh
2.1.1 Khảo sát tư liệu
Chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 7 (tập 1), có bốn bài với những hình
ảnh so sánh: trái bần trôi, hạt mưa sa, chẽn lúa đòng đòng, hạt mưa rào Đây là những hình ảnh so sánh đa phần mang cảm hứng than thân nổi bật với sự ám ảnh
về sự nổi trôi, phụ thuộc và chỉ có một hình ảnh mang âm điệu lạc quan, vui tươi
“chẽn lúa đòng đòng”
Chùm ca dao mở đầu bằng “Thân em như ” ở sách Văn học 10 phổ thông,
cũng có bốn bài với hình ảnh so sánh phụ thuộc trôi nổi có số lượng xấp xỉ hình ảnh đẹp đẽ, cao giá song vẫn có số lượng ít hơn hình ảnh “thân em” ngang tàng, thách thức Tuy nhiên, đó đều là những hình ảnh có tần số xuất hiện cao với số lượng bài tương đối lớn Qua đó, tác giả dân gian nói lên vấn đề cơ bản về vai trò, địa vị của người phụ nữ trong xã hội xưa
Chùm ca dao tương tự ở sách Văn học 10 phân ban, với tám bài có mô hình
cấu trúc này cũng xuất hiện một loạt hình ảnh so sánh thuộc các mô hình cấu trúc: phụ thuộc, trôi nổi (giếng giữa đàng, cau khô, cây quế); đau đớn (quả bí, lá đài bi, hạc); bình thường nhưng cần thiết (củ ấu gai)
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 cơ bản, người biên soạn sách tiếp tục đưa hai
bài ca dao có mô hình này vào giảng dạy với chủ đề “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” Những câu ca dao quen thuộc với hình ảnh so sánh “tấm lụa đào”, “củ ấu gai” thể hiện sự phụ thuộc, nổi trôi; sự tự khẳng định vẻ đẹp, giá trị bản thân của người phụ nữ được tác giả dân gian xây dựng mang nhiều giá trị gợi hình và gợi cảm
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nâng cao, cũng đưa vào chương trình giảng
dạy hai bài ca dao với mô hình “Thân em như…” trong đó ngoài hình ảnh “tấm
Trang 33lụa đào” như chương trình cơ bản còn xuất hiện thêm hình ảnh “giếng giữa đàng” Đây đều là những hình ảnh so sánh đẹp, hai vật dụng quý giá và quan trọng song đều gặp số phận bất hạnh khi cuộc đời phải phụ thuộc vào người khác
“ai”, “người khôn, người phàm”
Trong cuốn Tuyển tập văn học Việt Nam của Trần Thị An, Nguyễn Thị
Huế, những bài ca dao có cùng mô hình “Thân em như…” xuất hiện với tần số tương đối lớn, theo thống kê ban đầu có 27 câu ca dao với 29 hình ảnh so sánh Những hình ảnh so sánh này mang đầy đủ mọi cung bậc tình cảm của đời sống tâm hồn người phụ nữ Đó là cái mặc cảm về thân phận phụ thuộc, vô định (cá trong lờ, lọn nhang trần, bèo trôi, bần trôi, giếng giữa đàng, cánh phù dung, cá giữa bàu, cánh buồm trước gió, quả bù, lụa đào, cây bèo), khi đau đớn (giấy nửa tờ,…) song có khi lại là sự tự khẳng định giá trị (trái chanh, lúa đòng đòng, trái mãng cầu, lúa nếp tơ - lúa nếp cau, cái sập vàng, ) Thậm chí, hình ảnh so sánh còn thể hiện sự “nổi loạn” trong suy nghĩ của “em” với hình ảnh “hàng săng”,
“xuyến vàng”
Với cuốn Kho tàng ca dao người Việt của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật Theo thống kê có 51 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…” trong đó
đã loại trừ những bài mở đầu bằng mô hình “Em như…”, “Thiếp như…” Mỗi hình ảnh so sánh đều mang những sắc thái riêng, thể hiện một bình diện nào đó của thân phận người phụ nữ
Theo thống kê bước đầu của một số nhà nghiên cứu thì có 85 bài ca dao có cùng mô hình “Thân em như…” (không tính số bài mở đầu bằng “Em như…”,
“Mình như…”)
Đa phần các câu ca dao này được làm theo thể lục bát, số ít làm theo thể song thất lục bát Tuy nhiên, số lượng những câu ca dao theo thể lục bát cũng chiếm số lượng tương đối vì khả năng truyền tải nội dung lớn Đồng thời, cũng
vì sự thoải mái, không gò bó khuôn khổ của thể thơ này phù hợp với nếp cảm nếp nghĩ của người bình dân vốn chuộng sự phóng khoáng Những hình ảnh so