Hình ảnh “thân em như” thấp hèn, kém giá trị

Một phần của tài liệu Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như (Trang 43)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Hình ảnh “thân em như” thấp hèn, kém giá trị

Những hình ảnh so sánh này, thường gắn với mô hình sau: Câu lục: Thân em như + [sự vật]

Câu bát: [phân tích đặc điểm hèn kém của sự vật ấy]

Trong kho tàng văn học dân gian cũng xuất hiện những hình ảnh so sánh “thân anh như” nhưng số lượng không nhiều:

“Thân anh như đá cuội giữa đường

Em đi em đạp, sao chẳng thương thân này” [6, 2019] Nhưng đa phần cảm hứng thân than vẫn dành cho giới nữ:

“Thân anh như hạt gạo trên sàng

Thân em như hạt tấm mẳn nằm giữa đàng, con gà bươi” [1, 659] Nỗi đau quặn thắt dồn nén trong những câu ca dao :

“Ở nhà cha mẹ coi như bạc như vàng

Ra đường người ta coi như gạch lát đàng người đi”

Ta dễ dàng bắt gặp những câu ca dao than thân mang cảm xúc ấy, với đại từ nhân xưng “em”:

“Anh như chỉ gấm thêu cờ

Em như rau má mọc bờ giếng khơi” [1,196]

Nếu như những hình ảnh so sánh “thân em như” đẹp đẽ, sang trọng đôi khi cũng mang lại bao nỗi niềm xót xa, đắng cay thì những hình ảnh so sánh tầm thường tự nó lại xoáy sâu hơn nỗi ngậm ngùi ấy:

“Thân em như cỏ ngoài đồng

Buồn thì anh nhổ anh chồng rau răm” [1, 660]

Hình ảnh so sánh “cỏ ngoài đồng” kém giá trị, hèn kém được sử dụng để ám chỉ thân phận thấp kém của người con gái. Đặc biệt càng trớ trêu hơn khi số phận lại phụ thuộc vào người khác, họ cần thì để mà không cần thì vứt bỏ không thương tiếc.

Tago từng viết:

“Chẳng dại gì em ước trái tim là vàng Vì khi cần anh sẽ bán nó đi ngay”

“Vàng” cao quý là thế mà “em” còn sợ “anh” cho đi không nuối tiếc huống chi ở đây “em” chỉ là “cỏ ngoài đồng” vô giá trị. Câu ca như lời than thở ai oán cho số phận mình của người con gái khi ý thức được thân phận hèn kém của bản thân. Tương tự:

“Thân em như miếng xòe

Nằm trong chạn bếp cho mèo nào tha”

Cảm nhận ấy, ta cũng từng thấy trong ca dao dân tộc thiểu số: “Thân em chỉ bằng con bọ ngựa, con chão chuộc thôi”

(Dân ca Thái) .

Thân phận con người vốn là thứ lớn lao vậy mà luôn được so sánh với những vật nhỏ nhoi, không đáng giá như “cơm nguội”, “chổi đầu hè” nay là “cọc bờ rào” gợi bao đau xót tủi cực khi ngẫm về phận mình:

“Thân em như cọc bờ rào

Mọt thì anh đổi cớ sao anh phiền” [6, 2025]

Những bài ca dao gợi tả nỗi xót xa, cơ cực của người phụ nữ với những hình ảnh so sánh mộc mạc nhưng đủ làm cho người ta xót thương khôn nguôi, bởi nó chất chứa bao tâm sự buồn tủi, nặng nề như tiếng thở than đớn đau. Với những bài ca dao mở đầu bằng mô hình trên, ta thấy quan điểm phong kiến với chế độ nam quyền đã ảnh hưởng vào trong suy nghĩ của người phụ nữ. Trái ngược với “em”, người đàn ông luôn được đề cao, được định giá tương quan với những vật báu cao sang, quý báu.

Một phần của tài liệu Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)