Hình ảnh “thân em”ngang tàng, thách thức

Một phần của tài liệu Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như (Trang 58)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.5. Hình ảnh “thân em”ngang tàng, thách thức

Mô hình chung:

Câu bát: Thân anh như + [sự vật chẳng có giá trị gì hay là thứ bỏ đi] Hiện thực nghiệt ngã ấy được thể hiện trong nhiều câu ca dao:

“Thân em như cánh hoa hồng thay

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô” [6, 2026]

“Hoa hồng” - chúa tể các loài hoa đối sánh với “đống cỏ khô” - tầm thường, không giá trị càng làm nổi bật sự xót xa, ngậm ngùi của thân phận cô gái. Đó là tiếng thở dài của người con gái về số phận hẩm hiu của mình. Hình ảnh “cánh hoa hồng” nay khác gì bông hoa nhài khi xưa. Người con gái không có được mối lương duyên đẹp mà đáng ra mình có thể nhận. Hoa hồng là loài hoa mang cả hương và sắc. Đó cũng chính là vẻ đẹp của người con gái. “Em” được tạo hóa ưu ái ban cho vẻ đẹp nhưng ngang trái và bất hạnh thay cuộc đời vốn không êm đẹp như thế. Người con gái phải chịu mối lương duyên ngang trái, phí hoài cả cuộc đời bên người chồng vốn không phù hợp “đống cỏ khô”. Sự bất hạnh gợi lên từ chính sự đối nghịch giữa hai hình ảnh: một bên đẹp đẽ, giá trị và bên kia tầm thường, vô giá trị. Song trong nỗi đắng cay về thân phận mình, họ vẫn tự tin khẳng định vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp nội tâm, giá trị vốn có của mình với những câu ca dao táo bạo:

“Thân em như thể xuyến vàng

Anh như manh chiếu rách nhà hàng bỏ quên” [1, 693] Hay:

“Thân em hột gạo lắc trên sàng

Thân anh như hột lúa giẹp giữa đường gà bươi” [6, 2036]

Trong xã hội xưa, chế độ “trọng nam khinh nữ” người đàn ông luôn được coi trọng vì thế thật hiếm những câu ca dao dám đặt nam quyền xuống dưới, thấp hơn giới nữ như thế. Hai hình ảnh so sánh đối nghịch thể hiện sự táo bạo trong cảm xúc và suy nghĩ của người phụ nữ sống dưới xã hội xưa. Trong nếp cảm, nếp nghĩ mang nặng tư tưởng Nho giáo một thời, nam giới luôn được đặt ở vị trí tối thượng với đạo phu phụ hà khắc. Những “đấng mày râu” luôn được so sánh

với những hình ảnh cao quý và sang trọng. Giá trị của người con gái được khẳng định đồng thời là sự phủ định giá trị của người đàn ông. “Thân em” như hột gạo trắng trong mang lại bao giá trị được nâng niu trên sàng, còn “thân anh” vô giá trị như hạt lúa lép kém giá trị “giữa đàng gà bươi”.

Trong muôn vàn nỗi đắng cay của cuộc đời, người ta chỉ biết trút những nỗi niềm gửi gắm vào những câu ca dao với hình ảnh so sánh đầy táo bạo:

“Thân em như thể hàng săng

Anh nào muốn chết thì quăng vào đây” [6, 2030]

Hình ảnh so sánh “hàng săng” đầy nguy hiểm, bí hiểm được dùng để so sánh với “thân em” thể hiện sự thách thức, ngang tàn với “anh”. “Hàng săng” được ví với người con gái thể hiện sự mạnh mẽ, thế chủ động của “em”. Câu ca dao phảng phất cái ngang tàn, táo bạo như ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương “chém cha cái số đào hoa”. Một tiếng chửi táo bạo trong thơ và một lời thách thức táo bạo trong ca dao. Đó là hệ quả, tiếng lòng thốt ra từ những phận gái đã phải chịu bao nỗi đắng cay trong đời. Trong ca dao, nhiều khi trong nỗi đau đớn uất ức khôn cùng về thân phận lại vút lên những câu nói đầy táo bạo về giới mình như thế:

“Ba đồng một mớ đàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha

Ba trăm một mụ đàn bà Mua về ta trải chiếu hoa cho ngồi”

“Thân em như...” đặt ở vị trí cao hơn, vai trò tối thượng của người đàn ông trong xã hội cũ bị hạ bệ thể hiện sự phản kháng. Cái xã hội phong kiến đầy bất công khi phẩm giá người phụ nữ không được coi trọng, người phụ nữ đôi khi cũng “vùng lên” để đảo ngược cán cân xã hội. Nguyên nhân sâu sa của hành động táo bạo ấy cũng chỉ là sự khao khát tình yêu, hạnh phúc chính đáng “đẹp vô cùng anh ơi”. Nói chung, hình ảnh “Thân em như...” dù được dân gian so sánh ví von với điều gì thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận gian nan đau khổ. Để rồi, tiếp nối mạch cảm hứng về thân phận ấy hình

ảnh “Thân em như...” xuôi dòng vào văn học trung đại với cảm hứng “hồng nhan

bạc mệnh”. Trong thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có

nhiều câu thơ của văn học viết mang nét gần gũi với ca dao: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

“Thiếp như con én lạc đàn Phải cung rày đã sợ làn cây cong”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Âm hưởng chung của ca dao, đặc biệt là ca dao than thân đa phần mang cái ai oán, ngậm ngùi. Song đâu đó, giữ muôn vàn đớn đau của thân phận ấy vẫn thấy đâu đó tiếng nói phản kháng đầy mạnh mẽ. Hay đôi khi là sự tự tin trong những câu ca dao tương đồng khác:

“Anh như Đại Thánh đi mây Em đây bé nhỏ như tay Phật Bà”

Người phụ nữ dù ngang tàng thách thức, phủ định giá trị của “đấng nam nhi” thì ẩn sâu vẫn là niềm khao khát tình yêu, cuộc sống hạnh phúc. Bởi dù than thân hay tiếng nói thách thức thì ẩn sâu vẫn là tấm lòng yêu thương:

“Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người”

Đó chính là nét đẹp trong suy nghĩ của người phụ nữ Việt. Nỗi đau hóa thành tiếng nói phản kháng đầy táo bạo nhưng ẩn sâu vẫn là niềm khao khát tình yêu và hạnh phúc đầy chính đáng cùng tấm lòng vị tha bao dung. Điều đó được thể hiện trong nhiều câu ca dao trữ tình người Việt:

“Em như hoa gạo trên cây Các anh như đám cỏ may bên đường Nhưng vẫn là mong ước đầy chân thành:

“Lạ trời cho cả gió sương

Người phụ nữ sống giữa biết bao nỗi đắng cay của phận gái trong đó có sự xót xa về giá trị bản thân. Giữa cuộc sống thực họ không tìm được tiếng nói cho mình nên đành trút hết vào thơ ca. Niềm đau thương có thực trong cõi nhân sinh có khi hóa thành tiếng thở than não nùng bi ai “Thân em như…”. Niềm đau ấy hóa thành những tiếng nói đầy táo bạo, phủ nhận giá trị của những đấng mày râu:

“Đem thân ở dưới cõi trần Hỏi rằng duyên có nợ nần chi không?

Bao nhiêu giá một ông chồng

Thì em cũng bỏ đủ đồng ra mua?” [1, 382]

Hình ảnh “thân em” ngang tàng, thách thức còn được thể hiện với mô hình: Câu lục: Thân em như + [sự vật]

Câu bát: [sự thách thức xuất phát từ đặc điểm của sự vật ấy] “Thân em như đọi nước đầy

Rạch tư liếp lại, có rầy rà chi?”

Đó là sự “nổi loạn”, thách thức đầy ngang tàng của người phụ nữ trước nam quyền. Họ tự tin khẳng định khả năng, tiết hạnh và bản lĩnh.

Tiểu kết: Với bốn nhóm hình ảnh trên, ta thấy mỗi mô hình đều mang một nét nghĩa ổn định, sắc thái thẩm mĩ riêng và góp phần tạo thành tiếng nói chung về thân phận. Những hình ảnh so sánh ấy vẽ lên bức tranh toàn diện về thân phận người phụ nữ trong chế độ xưa với giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua đó, người đọc phần nào thấu hiểu và đồng cảm cho những “thân em” trong xã hội xưa với bao nỗi đắng cay của phận gái.

KẾT LUẬN

Thơ ca trữ tình dân gian chứa đựng trong nó một hệ thống hình ảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt. Đó là những hình ảnh được tạo ra bởi nhiều phép tu từ nghệ thuật khác nhau trong đó có so sánh. Với nhóm những lời ca dao bắt đầu bằng mô hình “Thân em như…” nghệ thuật so sánh được sử dụng tối đa đã tạo ra một hệ thống hình ảnh mang nhiều giá trị biểu cảm, tư tưởng và nghệ thuật. Qua cách so sánh cụ thể mà không kém phần tế nhị, kín đáo thế giới tinh thần của con người được đã vẽ ra từ những lời ca dao. Nghệ thuật so sánh vừa có khả năng biểu đạt những uẩn khúc trong tình cảm vừa có tác dụng gợi hình cao. Nhờ vậy biết bao khái niệm trừu tượng vốn khó diễn đạt bằng lời nay được cảm nhận một cách dễ dàng, sâu sắc hơn. Những điều khó nói nay được phản ánh chân thực qua chuỗi các hình ảnh so sánh. Mỗi cảnh ngộ được phản ánh qua những hình ảnh so sánh riêng biệt, xuất phát từ một cảm hứng than thân “Thân em như…”. Điều đó khiến cho nhóm ca dao này có một chuỗi hình ảnh so sánh không trùng lặp. Mỗi cảnh ngộ gắn với những hình ảnh so sánh riêng biệt độc đáo không pha trộn. Trong hệ thống những câu ca dao với chủ đề than thân mà nhân vật trữ tình chủ yếu là “em” (người phụ nữ) cũng xuất hiện những hình ảnh so sánh trong những lời ca có mô hình “Em như…”, “Mình em như…”,… Song về giá trị biểu cảm thì lối mở đầu “Thân em như…” mang giá trị biểu cảm cao hơn hẳn. Bản thân chữ “thân” đã mang bao giá trị gợi cảm cùng với đó là thế giới hình ảnh so sánh đa màu sắc đã khiến những câu ca dao có sức lay động lòng người sâu sắc.

Hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như…” với giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung sâu sắc đã góp phần mang đến cái nhìn chân thực hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là thân phận của bao “thân em” với những cảnh ngộ rất riêng nhưng đều chung số phận đau khổ, đắng cay. Những nỗi niềm ấy đã được phản ánh trọn vẹn với những lời ca dao. Trong ca dao trữ tình và những câu ca dao mở đầu bằng

mô hình cấu trúc “Thân em như…”, thế giới tự nhiên và đời sống sinh hoạt được tác giả dân gian lấy làm chất liệu để phản ánh. Qua hệ thống hình ảnh mộc mạc và bình dị lấy ngay trong đời sống nay gửi gắm biết bao nỗi niềm, ẩn tàng bao ý nghĩa trong đó. Nói cách khác, hồn tạo vật cũng chính là hồn người. Người xưa từng nói “người ta hoa đất”, với ca dao thực sự hình bóng quê hương đất nước đã trở thành hiện thân của con người. Những hình ảnh của tự nhiên nay trở thành hiện thân của con người qua nghệ thuật so sánh đa màu sắc. Tất cả những hình ảnh ấy quy tụ lại góp phần vẽ lên bức tranh toàn diện và khái quát về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

Qua việc khám phá hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca có cùng mô hình “Thân em như…”, ta phần nào hiểu thêm về đời sống tình cảm và thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến với bao bất công ngang trái. Đồng thời, là cơ hội khám phá sự sáng tạo linh hoạt, tài tình của người nghệ sĩ dân gian trong việc sử sụng ngôn từ, xây dựng hình ảnh… Có thể nói, những hình ảnh so sánh trong nhóm lời ca này đã góp phần không nhỏ vào việc phác họa bức tranh tâm hồn Việt với nhiều sắc màu tâm trạng. Cũng ở đây, ta thấy được lối tư duy nghệ thuật và quan điểm thẩm mĩ của người Việt. Họ vốn không ưa những hình ảnh quá hoa mĩ, khuôn mẫu, mà nghiêng nhiều về những hình ảnh thực trong đời sống với sự mộc mạc. Đó là lối tư duy vốn ưa những điều gần gũi, bình dị và tâm lí người Việt vốn gắn bó với quê hương. Tất cả những điều ấy đã làm nên sự hấp dẫn và giá trị lâu dài của những lời ca dao có cùng mô hình “Thân em như…” với hệ thống hình ảnh so sánh đặc sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam

(tập IV, quyển I, Tục ngữ - Ca dao), NXB Giáo dục.

2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục.

3. Phạm Thị Thu Hằng (2005), Tâm trạng tương tư trong ca dao tình yêu, Khóa

luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2.

4. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quy Nhơn (1997), Văn học dân gian

Việt Nam, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội.

6. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca dao người Việt (tập I, II,

III, IV), NXB Văn hóa thông tin.

7. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường,

NXB Giáo dục.

8. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt, NXB

Giáo dục.

9. Mã Giang Lân (1993), Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục.

10. Đinh Trọng Lạc (2001), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB

Giáo dục.

11. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009), “Nghệ thuật so sánh trong ca dao một số dân

tộc vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên”, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Nở (2000), “Hình ảnh “Thân em…” trong ca dao trữ tình đồng

bằng sông Cửu Long”, http://se.ctu.edu.vn.

13. Triều Nguyên (2000), Bình giảng ca dao, NXB Thuận Hóa - Huế.

15. Bùi Duy Tân (chủ biên), Nguyễn Thành Chương, Trần Gia Linh (2002),

liệu Văn học 10 (tập 1 - Phần Văn học Việt Nam), NXB Giáo dục.

16. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc (1995), Giảng văn văn học dân Việt Nam,

NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)