Hình ảnh “thân em” đau đớn, buồn tủi

Một phần của tài liệu Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như (Trang 52)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.4. Hình ảnh “thân em” đau đớn, buồn tủi

Mô hình cấu trúc:

Câu lục: Thân em như + [sự vật gợi cảm]

Câu bát: [phân tích đặc điểm đau lòng của sự vật ấy]

Nỗi đau ấy cũng được thể hiện trong câu ca dao với hình ảnh so sánh với giá trị gợi hình, gợi cảm sâu sắc:

“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

Đọc những câu ca dao ấy, ai chẳng xót xa cho “thân em”. Điều ấy có được bởi chính những hình ảnh so sánh đầy sức gợi hình và gợi cảm. Những thứ bình thường bản thân nó đã gợi sự hèn mọn, tội nghiệp nay đi vào ca dao với cách ví von so sánh nay mang sức biểu cảm sâu sắc về thân phận con người. “Chổi đầu hè” vốn là thứ chẳng ai trân trọng, là vật người ta cần thì dùng và dễ dàng cho đi không luyến tiếc “Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”. Điều đó gợi lên sự hèn kém của phận “em” với bao nỗi cay đắng.

Bao nỗi đau khổ, bất hạnh ấy người phụ nữ không biết giãi bày cùng ai. Thế nên, họ chỉ biết gửi gắm, trút nỗi niềm vào những câu ca dao với bao đắng

cay, xót xa. Tâm trạng ấy có nét tương đồng giống Xuân Quỳnh: “Bao mơ ước gửi vào trang viết - Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư”. Ca dao là nơi gửi gắm kí thác bao nỗi niềm tâm sự khó nói:

“Thân em như cây sầu đau

Ngoài tươi trong héo giữa sầu tương tư” Tương tự:

“Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương” [6, 2028]

Tâm trạng con người vốn phức tạp với nhiều sắc thái tình cảm và để diễn tả nó ca dao cũng có muôn vàn cách so sánh gợi tả. Người con gái ở đây như “lá đài bi” chịu bao nỗi vất vả với “dãi nắng, dầm sương” hai thời điểm thời gian “ngày, đêm” nói lên mức độ liên tục thể hiện cái đáng thương trong thân phận người con gái. Những đắng cay của cuộc đời cứ thế đổ lên vai của cô gái, hết “ngày” đến “đêm” kéo dài vô tận để rồi cả cuộc đời phải chịu cảnh nắng mưa dãi dầu sương gió.

“Thân em như giấy nửa tờ

Chớ nghi mà tội chớ ngờ mà oan” [6, 2026]

“Giấy nửa tờ” - không nguyên vẹn, cũng như thân em đã mang trong mình bao nỗi bất hạnh, sóng gió và nếm đủ mọi cay đắng. Thế mà vẫn phải đau đớn thốt lên nỗi niềm xót xa khi người mình yêu thương vẫn cứ ngờ vực, hoài nghi. Câu ca mang nỗi đau ngậm ngùi quặt thắt cõi lòng người đọc.

Tâm trạng ấy thật đúng với nỗi niềm của phận gái trong câu ca dao: “Bướm vàng đậu đọt mù u

Lấy chồng càng sớm, tiếng ru càng buồn” [1, 227]

Nỗi đau thân phận hẩm hiu ấy còn xuất hiện trong mối quan hệ gia đình: “Thân em như con cò trắng

Núp nắng giữa thềm bờ Làm dâu ba mẹ ăn nhờ cơm dư”

Vì cuộc đời luôn tồn tại lắm sự khó nói :

“Lồng cồng như mẹ chồng xới xôi

Bát đầy thì ít, bát vơi thì nhiều” [1, 500]

Song người phụ nữ vẫn phải mặc nhiên chấp nhận sự ngang trái ấy bởi: “Gái có chồng như gông đeo cổ

Gái không chồng như phản gỗ long đanh Phản gỗ long đanh anh còn chữa được Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi

Không chồng khổ lắm chị em ơi!” [6, 722]

Thế nhưng dù có cam chịu thì cuộc đời em có hạnh phúc hơn gì cái “đời nắng mưa” kia?

Hình ảnh “chiếc nón” gắn với người phụ nữ, là vật dụng quen thuộc nay đi vào ca dao trở thành hiện thân của “em” song lại là chiếc nón “bung vành”. Người phụ nữ phải chịu cuộc đời dang dở, tình duyên “đứt đoạn” để rồi cả một đời “nắng mưa” gian truân vất vả, long đong.

“Thân em như chiếc nón bung vành

Bung vành đứt đoạn, chịu đời nắng mưa” [1, 170]

Dấu phẩy ngăn cách hai vế như càng nhấn mạnh, xoáy sâu hơn gợi sự ngang trái mà người phụ nữ gánh chịu “bung vành đứt đoạn”. Nhưng trong sự cam chịu ấy biết đâu còn có hi vọng kiếm tìm cho mình chút hạnh phúc, sự lựa chọn ấy còn tốt hơn cảnh lẻ bóng cô quạnh đơn chiếc.

“Thân em như con nhạn một mình

Ngày ngao du ngoài ruộng, tối đậu mái đình kêu”

Người con gái được so sánh với “con nhạn” đầy tự do khi được thoải mái tung bay trong khung trời của nó song lại là sự xuất hiện cô đơn “một mình”. Câu ca dao cũng xuất hiện hai thời điểm thời gian nối tiếp “ngày - đêm” với hai không gian “ngoài ruộng, mái đình”. Ban ngày cánh nhạn ngao du nhưng ban đêm là sự cô độc đến xót xa với tiếng kêu não nùng ai oán. Mỗi thân phận mang

trong mình một nỗi đau riêng song đều gợi bao nỗi đoạn trường cay đắng dường như thấm đẫm máu và nước mắt:

“Đem thân vào chốn cát lầm

Cho thân lấm láp như mình ngó sen” [1, 381]

Đó cũng có thể là sự xót xa khi giá trị của bản thân không ai biết đến được thể hiện qua những hình ảnh so sánh giàu giá trị gợi hình và biểu cảm:

“Thân em cúc mọc bờ rào Kẻ qua ngắt nhụy, kẻ vào bẻ bông”

“Cúc” kia trớ trêu thay lại mọc bờ rào để rồi kẻ qua người lại nó phải chịu sự trêu đùa, bỡn cỡn của người đời. Trong cảnh ngộ ấy, liệu hoa nào không héo hương nào không phai. Câu ca dao là nỗi xót xa của cô gái khi nghĩ về thân phận mình, hiểu rõ giá trị mình mà đau xót khi sinh ra nhằm chốn. Vì thế mà “cúc” kia phải chịu bao cay đắng và sự vùi dập của cuộc đời. Đôi khi đó là nỗi ngậm ngùi về mối lương duyên vợ chồng trăm năm:

“Thân em như cánh hoa hồng

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô” [6, 2026] Tương đồng với tâm trạng của “em” trong câu ca dao:

“Mình em như cây quế hồng hoa

Trồng nơi đất xấu, chẳng ra được chồi” [1, 144]

Người con gái được so sánh với các loài cây mang trong mình hương sắc: hoa cúc, hoa hồng, quế hồng hoa,… song đi kèm là những cảnh ngộ trớ trêu khi xuất hiện giữa bờ rào, đống cỏ khô, nơi đất xấu gợi sự đắng cay. Bản thân họ mang trong mình những giá trị tốt đẹp song hiện thực nghiệt ngã cùng sự trêu đùa của tạo hóa cuộc đời họ lại lạc vào cái vòng luẩn quẩn tối tăm. Nỗi đau như tăng thêm gấp bội, xoáy sâu khắc khoải khi tự ý thức được giá trị bản thân và những điều lẽ ra mình đáng được hưởng nhưng lại không có được. Trong nỗi đau quá sức chịu đựng của con người, có đôi lúc người con gái ấy cất lên câu hỏi đầy khắc khoải:

“Thân em như đóa hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa” [6, 2026]

Người con gái được so sánh với “đóa hoa”, hoa vốn đẹp và mang trong mình hương sắc song ở đây lại là đóa hoa “rơi” cái trạng thái ấy gợi bao xót xa. “Hoa” chỉ hạnh phúc khi còn trên cành và được người ta nâng niu ngắm nghía. Nhưng hiện thực nghiệt ngã và phũ phàng đóa hoa rơi gợi ra sự đáng thương, tàn phai khi không ai nâng niu trân trọng. Đó là số phận của hoa kia và cũng chính là số phận của cô gái. Cảnh ngộ ấy gợi ra bao nỗi đắng cay để rồi cô gái phải tự thốt ra câu hỏi đầy khắc khoải, da diết hướng về “chàng”. Sống trong xã hội phong kiến với bao bất công ngang trái đớn đau cho số phận mình, biết bao lần hai chữ “thân phận” ấy trở đi trở lại trong ca dao:

“Thân em như phận con rùa Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia”

Tác giả dân gian ở đây sử dụng hình ảnh “con rùa” vốn tự bản thân nó đã gợi lên cái cam chịu, nhẫn nhục nay xuất hiện với trạng thái “lên, xuống” gắn với những hoạt động gợi bao nỗi cơ cực, vất vả. Động từ “đội” điệp lại hai lần gợi cảm giác vất vả, tội nghiệp đến đáng thương của thân phận “con rùa” kia. Đó cũng chính là thân phận của cô gái trong xã hội cũ. Thân phận của “em” nhỏ bé, thấp hèn vậy mà phải gánh trên mình bao nỗi vất vả, đắng cay. Cảnh ngộ ấy là hệ quả của xã hội gia trưởng nơi những đấng mày râu được đặt ở vị trí tối thượng, còn người phụ nữ phải cung phụng nghe theo. Đó chính là quan điểm đạo đức của Nho giáo lạc hậu một thời.

“Thân em như trái mãng cầu

Đặt trên hương án, hạc chầu long đôi” [6, 2032]

Thân phận người con gái trong câu ca dao trên tưởng may mắn hơn khi được đặt lên cao để cung phụng, thờ phượng nhưng ngờ đâu:

“Thân anh như thể con dơi

Trái mãng cầu nồng hương ấy nơi hương án cao sang, thiêng liêng kia cũng chỉ là vật để “anh” đùa giỡn trêu đùa. Người phụ nữ luôn ở thế bị động, những gã đàn ông chỉ xem họ là thú vui, trò tiêu khiển và không hề thật lòng. Sự thật ấy gây ra bao nỗi đau thương trong lòng “em” nhưng nó là cảnh ngộ chung cho bao kiếp “thân em” trong xã hội xưa.

“Thân em như cột đình chung Tay dơ cũng quẹt, tay phụng cũng chùi”

Người con gái phải chịu bao nỗi đau khi người đời không biết trân trọng, giá trị con người bị hạ thấp. Thân phận cô gái đầy trớ trêu ngang trái, khi là gì không là mà lại là “cột đình chung”. Khi đã là của chung thì còn ai có ý thức giữ gìn, nâng niu để rồi kẻ sang người hèn đều có thể chung đụng. Số phận cuộc đời “em” đớn đau khi người đời trút vào đó những điều không tốt đẹp “quẹt, chùi”. Người đời vô tâm coi “em” như là nơi để trút bỏ những gì dơ bẩn với một thái độ điềm nhiên không hề trăn trở suy nghĩ. Cô gái ý thức được thân phận hẩm hiu ấy của mình trong bao nỗi chua xót về thân phận lỡ sinh ra là kiếp gái. Đó là nỗi đau khổ của “em” khi giá trị bản thân không được người đời coi trọng nhưng còn đau đớn gấp bội khi người đời bỏ quên:

“Ba đời bảy họ nhà dơi

Thăm vườn táo rụng, bỏ rơi nhãn lồng Thân em như lúa giữa đồng

Bốn bề sóng gió đánh cực lòng anh ơi!” [6, 2026]

Ấy là nỗi niềm chung của bao người con gái sống trong xã hội xưa. Mỗi người đều có những cảnh ngộ riêng song đều gặp nhau trong nỗi cay đắng:

“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Hay:

“Tiếc thay hột gạo trắng ngần Đã vo gạo đục, lại vần than rơm”

Không phải chỉ có những cô gái mới xót xa cho thân phận mình, đôi khi đó còn là hình ảnh so sánh thể hiện nỗi lòng của người phụ nữ trong tình cảm vợ chồng:

“Thân thiếp như cánh hoa đào Đang tươi tốt thiếp trao cho chàng

Bây giờ nhụy rữa hoa tàn

Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê?” [6, 2034]

Người phụ nữ như hoa có thì, người phụ nữ trong câu ca dao tự ví mình với hình ảnh “cánh hoa đào” đẹp đẽ để nói lên nỗi bẽ bàng, xót xa khi nghĩ tới hiện tại “bây giờ”. Ngày xưa, thiếp trao cho chàng tất cả vậy mà giờ đây “nhụy rữa hoa tàn” chàng lại lỡ phụ bạc thiếp. Câu ca âm vang một nỗi niềm xót xa, đau đớn đến quặn lòng. Ta dễ dàng tìm thấy nhiều câu ca dao với ý nghĩa tương đương:

“Thân em như cánh phù dung

Sớm mai thì nở, chiều đông thì tàn” [1, 661] Nỗi niềm ấy cũng từng xuất hiện trong suy nghĩ của Kiều :

“Thiếp như hoa nở mùa xuân

Chàng như con bướm suốt tuần vãng lai” [1, 661] Hình ảnh “Thân em như…” đau đớn, buồn tủi còn gắn với sự trần trụi: Câu lục: “Thân em như…” + [ sự vật là động vật giống cái]

Câu bát: [động vật giống đực cùng loài theo tuổi]

“Thân em như con gà mái đứng trên mành

Thảm thương cho con gà trống chạy quanh dưới thềm”

Một phần của tài liệu Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc thân em như (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)