7. Cấu trúc khóa luận
2.2.3. Hình ảnh “thân em” phụ thuộc, trôi nổi
Mô hình cấu trúc chung:
Câu lục: “Thân em như” + [sự vật]
Câu bát: [hoạt động hoặc chịu tác động nhiều hướng của sự vật ấy] “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” [1, 154]
Người con gái được ví với “lụa đào” đẹp đẽ, cao quý và lộng lẫy tượng trưng cho nhan sắc, tuổi xuân phơi phới của cô gái để thể hiện sự tự ý thức về sắc đẹp và giá trị bản thân. Song trớ trêu và buồn tủi thay tấm lụa quý hiếm và sang trọng ấy lại xuất hiện giữa chợ để thành một món hàng. Câu ca như tiếng thở dài đau đớn của người con gái khi thân phận mình như món hàng để người ta
mua bán với cuộc đời vô định, mịt mờ “biết vào tay ai”. Con tạo đã phú cho vẻ đẹp hơn người nhưng chẳng ban cho “em” một số phận bình yên. Người con gái “phất phơ” giữa chợ đời ồn ào, lao xao, tấp nập người buôn kẻ bán. Nó gợi lên một nỗi cảm thương như hình ảnh bà Tú: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” nơi mom sông bất trắc. Trong nhiều bài ca dao cổ cũng xuất hiện hình ảnh “tấm lụa đào” với bao ngậm ngùi:
“Tiếc thay cái tấm lụa đào Áo rách không vá, vá vào áo tơi
Trời kia có thấu chăng trời
Lụa đào mà vá áo tơi sao đành!” [1, 699]
“Tấm lụa đào” ấy xót xa khi mình trở thành món hàng mua bán giữa chợ đời. Giá trị biểu đạt của hình ảnh “lụa đào” mang nhiều ý nghĩa: khi là những lo âu cho tương lai, khi đắng cay cho thân phận hẩm hiu và bạc bẽo của mình. Với câu ca dao trên, nó mang niềm đau của một số phận đã đành “vá vào áo tơi”. Khi càng ý thức được giá trị của bản thân và sự ngang trái của số phận thì “em” càng thêm đau đớn, ngậm ngùi.
Sống trong xã hội phong kiến với chữ “tòng”, người phụ nữ bị bó buộc trong nhiều khuôn phép và luật lệ. Vì thế người phụ nữ không thể làm chủ được số phận bản thân mình:
“Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay”
Hình ảnh so sánh “con hạc đầu đình” - loài chim của thiêng, mang trong mình sự thanh cao. Loài chim chỉ thực sự hạnh phúc khi nó được tự do sải đôi cánh trong không trung vậy mà “thân em” như con hạc phải chịu sự trói buộc không sao thoát nổi. Trong ca dao viết về loài chim này có câu ca dao:
“Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh đến ngày nào thôi”
Câu ca dao trên hình ảnh hạc xuất hiện mang trong mình biết bao hoài bão ước vọng song bế tắc, vô định nhưng ít ra vẫn mang trong mình sự tự do. Còn
câu ca trên “thân em” lại là sự xót xa, đớn đau đầy tuyệt vọng về số phận không thể thay đổi. Bởi:
“Sinh ra con gái má đào
Sa đâu ấm đó khác nào hạt mưa” [1, 164] Lấy chồng là phải tâm niệm một chữ “tòng” đến xương:
“Có chồng phải lụy theo chồng
Nắng mưa phải chịu, mặn nồng phải theo” [1, 379]
Sinh ra làm phận gái đã là một sự thiệt thòi và càng đắng cay hơn khi sinh ra trong xã hội mang nặng quan điểm Nho giáo “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”. Ngoài hình ảnh “hạc đầu đình” còn nhiều hình ảnh so sánh khác cũng được sử dụng:
“Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu” [1, 658]
Nếu như “hạc đầu đình” ám chỉ thân phận bị trói buộc thì “cá trong lờ” cũng mang ý nghĩa đó. Người con gái nay rơi vào cảnh ngộ đáng thương với sự bị động, bị ràng buộc để rồi còn đâu những tháng ngày tự do “vùng vẫy” không chút hi vọng “biết nhờ nơi đâu”. Đó cũng là cảnh ngộ của bao phận gái bị buộc cuộc đời vào chữ “tòng” không sao gỡ nổi. Nói về cảnh ngộ ấy ngoài những hình ảnh so sánh tác giả dân gian còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ khác. Trong đó có ẩn dụ :
“Phận em giả tỉ chiếc thuyền tình Mười hai bên nước lênh đênh
Biết đâu trong đục, nương mình gửi thân? [6, 2060]
Những hình ảnh quen thuộc trong đời sống trở thành chất liệu so sánh với giá trị gợi hình và biểu cảm cao:
“Thân em như lọn nhang trần
Không cha không mẹ mọi phận nhờ anh” [6, 2028]
Lời ca dao cũng là lời bộc lộ trực tiếp và đầy chân thành của người con gái về thân phận mình ẩn chứa bao đau đớn và xót xa.
“Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió rồi biết dựa vào đâu?” [1, 559]
Hình ảnh cánh bèo trôi tự nó đã nói lên được cái hèn mọn, vô định nay lại phải chịu cảnh “sóng dập gió rồi” nên càng gợi bao nỗi xót xa, đau đớn. “Cánh bèo” đơn độc, nhỏ bé, mong manh phải đối diện với bao sóng gió nơi dòng nước mênh mang gợi bao nỗi niềm thương xót. “Cánh bèo” cũng chính là “em” với số phận tương đồng đầy đắng cay. Kết thúc câu ca dao là câu hỏi tu từ như xoáy sâu thêm vào nỗi đau ấy.
Tương tự:
“Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió rồi biết tấp vào đâu” [1, 659]
Hình ảnh “thân em như…” được so sánh với hình ảnh “cây bần”. Đây là hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Đó là món ăn đặc trưng của xứ sở ấy:
“Muốn ăn mắm sặc bần chua Chờ mùa nước nổi ăn cho đỡ thèm”
“Bần” không chỉ có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt mà còn đi vào đời sống tinh thần của con người nơi đây. Họ gửi gắm vào trong hình ảnh trái bần bao ẩn ức cuộc đời. Nghệ sĩ dân gian lấy đặc tính của loài cây này - sống dập dềnh, trôi nổi trên sóng nước và giá trị thấp của nó để ám chỉ số phận hẩm hiu của người phụ nữ. Cái trạng thái “sóng dập gió dồi” vừa là hiện thực trái bần trôi mùa nước nổi đất Nam Bộ vừa gợi nỗi xót xa về thân phận. Nước tràn ngập mênh mang “bần” trôi dạt không biết về đâu cũng như “thân em” vô định, lênh đênh giữa dòng đời nổi trôi:
“Thân em như con cá giữa bàu
Kẻ nơm người úp biết vào tay ai?” [1, 660] Hay:
“Thân em như cánh buồm trước gió
Nếu hình ảnh “tấm lụa đào” xuất hiện “phất phơ” giữa chợ đời gợi bao nỗi xót xa thì hình ảnh “con cá giữa bàu”, “cánh buồm trước gió” cũng mang bao niềm cay đắng về tương lai mờ mịt vô định. Hình ảnh “con cá giữa bàu”, “cánh buồm trước gió” gợi hình ảnh sự vật nhỏ bé, mong manh phải đối diện với cái bao la khôn cùng của tự nhiên, tạo hóa với sự đáng thương. Đó cũng chính là thân phận lận đận, vô định của “em”. Kết thúc câu ca dao là câu hỏi tu từ, câu cảm thán như nhấn mạnh thêm nỗi ai oán và ngậm ngùi về thân phận con người.
Cũng có khi, đó là lời oán trách của cô gái hướng tới những bậc phụ mẫu: “Thân em như trái bầu
Đang tay mẹ ngắt những ngày còn non”
Ví bản thân mình như “trái bầu” khi “còn non”, câu ca như lời trách móc kín đáo của cô gái với cha mẹ mình. “Mẹ” - cha mẹ đã “ngắt” - ép duyên cô khi “còn non” - còn trẻ, thơ dại. Đó là cảnh ngộ chung của bao phận gái sống trong xã hội khi phải tuân theo chữ “hiếu”, chữ “tòng”. Quan niệm Nho giáo “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Họ phải chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thờ phụng chồng, chồng chết phải theo con,… cả cuộc đời bị trói buộc trong một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Và liệu cuộc đời cô gái ấy có giống với người con gái trong câu ca dao:
“Bởi mẹ cha em chẳng biết liệu lo Ép duyên chồng vợ làm cho nhỡ nhàng Số phận em như mảng nghỉm sâu xoáy nước chìm”
(Dân ca Giáy)
Để rồi:
“Xót xa muối đổ vào lòng
Đắng cay như ngậm bồ hòn vẫn phải gượng vui”
Những câu ca dao khởi nguồn, diễn xướng trong môi trường làng quê nên chất liệu so sánh luôn được lấy từ đời sống hàng ngày quen thuộc. Song không phải vì thế mà giá trị thẩm mĩ của câu ca dao giảm đi:
“Thân em như quả xoài trên cây
Gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc nó đánh lúc la lúc lắc Một mai rụng xuống biết vào tay ai?”
Số phận người con gái tựa như “quả xoài trên cây” vốn đã bình thường không có gì cao sang đài các mà còn phải chịu bao sự đẩy đưa của cuộc đời. Bao sóng gió của cuộc đời từ bốn phía tới tấp dồn đến khiến “em” lo âu cho tương lai mai sau của mình không biết đi đâu về đâu. Câu hỏi tu từ da diết xoáy sâu hơn nỗi băn khoăn, khắc khoải về tương lai mù mịt ấy.
Hay:
“Thân em như chiếc thuyền be
Chỉ e sóng ngược lại dè sóng cao” [6, 2026]
Người xưa ví, thân phận người phụ nữ 12 bến nước để nói lên thân phận long đong, lận đận. Trong câu ca dao trên cũng mang niềm cảm nhận chung ấy, “thân em như” được so sánh với hình ảnh “chiếc thuyền be” đối diện với “sóng gió” - là bao nguy hiểm chập chờn, bất trắc cuộc đời. “Trái xoài trên cây” phải hứng chịu trên mình bao phong ba của cuộc đời đầy gió bão vốn nhiều sự bất trắc nay “chiếc thuyền be” cũng mang cảnh ngộ ấy. Người con gái ở đây lênh đênh, lận đận giữa “sóng ngược sóng cao”. Họ mắc kẹt giữa dòng đời đầy sóng gió ba động của kiếp đời đầy ngang trái, trớ trêu để rồi có khi bất lực phó mặc cho số phận: “Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi” [5, 2032]
Đó là bao nỗi niềm ngổn ngang đớn đau của “em” - bao phận gái trong xã hội cũ. Hình ảnh so sánh giàu sắc thái biểu cảm và tạo hình như thế không chỉ xuất hiện trong văn học dân gian mà còn xuôi dòng văn học đến với các thời đại văn học khác. Nguyễn Du từng dùng hình ảnh cánh bèo trôi để so sánh với thân phận nàng Kiều:
“Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Những câu ca dao này mang âm hưởng buồn tẻ, chán ngán: “Thân em như hạt mưa sa
Hạt sa gặp gió tung bay
Sa đâu ấm đó oán trách cùng ai?” [6, 2027]
Để rồi có khi đau đớn cất lên tiếng than thở não nùng như tan nát cả đất trời: “Bắc thang lên hỏi trăng già
Thân em như hạt sương sa trên trời May ra vào được giếng thơi Vừa trong vừa mát là nơi thanh nhàn
Chẳng may số phận gian nan
Vừa cay vừa đắng phàn nàn cùng ai?” [1, 2237]
Những bài ca dao gợi tả nỗi xót xa, cơ cực của người phụ nữ với những hình ảnh so sánh mộc mạc nhưng đủ làm cho người ta xót thương khôn nguôi, bởi nó xuất phất từ những niềm đau có thật trong cuộc đời, nay cất lên như tiếng thở than đớn đau. Thân phận người phụ nữ trong xã hội mỏng manh, vô định, cuộc đời thụ động phụ thuộc vào người khác:
“Thân em như thể cây bèo Khi ra giữa rộc, khi chèo cồn cao
Vì ai em phải lao đao
Cho tóc em rụng, má đào em phai” [1, 691]
Thế mà người “em” yêu thương vẫn không thấu hiểu, vì thế gợi trong lòng người con gái bao niềm nỗi xót xa, u uất nghẹn ngào như tan nát cả cõi lòng.
Nỗi đau về thân phận lận đận lênh đênh và phụ thuộc ấy còn đi vào cảm hứng của nhiều nhà thơ trung đại nhất là nhà thơ nữ:
“Bảy nổi ba chìm với nước non Và để rồi:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
(Hồ Xuân Hương)
Quả thực, sống giữ xã hội phong kiến với những khuôn khổ nghiêm ngặt của Nho giáo người phụ nữ phải gánh trên mình bao nỗi đắng cay. Đó có thể là
một chữ “tòng” như gông đeo cổ. Biết bao “thân em” đã phải chịu cảnh ép duyên, cưỡng duyên, cảnh làm lẽ, héo mòn tuổi xuân thủ tiết chờ chồng,… Niềm đau ấy không phải chỉ của một phận người. Ngay chính Nguyễn Du khi trải qua một cuộc bể dâu cũng từng thốt lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà Rằng lời bạc mệnh cũng là lời chung”
Mô hình này chứng minh cho bản chất của xã hội phong kiến xưa với chế độ “trọng nam khinh nữ”, “đa thê” cùng với đó là bao nỗi lo âu của những thân phận trót sinh ra là phận gái.