TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
TRẢN THỊ MAI
HE THONG HINH ANH SO SANH
TRONG NHUNG LOI CA DAO
CO CUNG MO HINH CAU TRUC
“THAN EM NHU ”
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Văn học dân gian
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
TRẢN THỊ MAI
HE THONG HINH ANH SO SANH
TRONG NHUNG LOI CA DAO
CO CUNG MO HINH CAU TRUC
“THAN EM NHU ”
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Ngọc Lan
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Thị Ngọc Lan -
nguoi truc tiép hướng dẫn đã luôn tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những thây cô trong khoa Ngữ văn và các thầy cô tô Văn học Việt Nam trong suốt bốn năm qua đã trang bị
những kiến thức giúp em hồn thành tốt cơng việc
Cuối cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện
để người viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tôi xin chịu trách nhiệm về kêt quả nghiên cứu của tôi trong khóa luận này Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 52 2< S1 232 C3 3 2E 1211712157171 15171 1117111151711 1E rk 1 1 LY do chon d6 tai cccesssssscsesscsesecsessestssvsssrsscarsevseseversseseenesesavansavens 1
2 Lich sty Van G6 c.ccccccsscsscsesesescscscecesesesescscscscscsssssesseseacecsesesanacsessesanacacacanes 3
S/009ã00100i 8:14; 0ui 011077 5
cu i00.) (in 6
hao 20) )56ii3jii i0 0 6
0900:1840) 8ì 8 43: 0ì 0n 7
7 Câu trúc khóa luận - - 2 + +S+EE+E£EE+E2EEEEEEEEEEEEECEEEEEkerErrerrere 7 NỘI DUNGG - + 2 2% 222122571 21571 7151121211501 15 1111.1111 rree 8 Chương 1 GIỚI THUYÉT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬTT SO SÁNH 8
TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT 2 s52 s+sszsvesreeree 8 II ti iản oi nà 2 lì 8
IV © lồi 0850:0090 caa) Ả Ơ 9 1.2.1 So sdnh bang (205/1467 lan, chiém 14,0%) oo ecseeseseeseseseeeeeeeeeeees 9 1.2.2 So sánh không ngang bằng (73/1467 lần, chiếm 5%) 17
nen -“‹‹‹11DŨ 20
1.3.1 So sánh trực tiếp (so sánh nổi) <5 s++x+xersrEeesrerxreerxrxee 20 1.3.2 So sánh gián tiếp (so sánh chìm)) - - 5: cscs+z+ce+s+eerecxee 23 I X( i00 vá 30 cv sẽ 24
Chương 2 SỰ HIỆN DIỆN VÀ Ý NGHIA BIEU DAT CUA HINH ANH SO SANH TRONG NHUNG LOI CA DAO CO CUNG MO HINH CAU TRÚC “THAN EM NHU ” v.cccccccoccoccoccoccsssssescssecssesessccscescsecsessessessecsessecsessessensceseeee 26
2.1 Sự hiện điện của hình ảnh so Sanh eeececceesssssceceeesscvceeeesseees 26
Trang 62.2 Ý nghĩa biểu đạt của các hình ảnh so sánh 2 - scsscscserxe 32
2.2.1 Hình ảnh “thân em” đẹp đẽ, sang trọng -««<+s+ 32
2.2.2 Hình ảnh “thân em như” thấp hèn, kém giá trị s-s- 37 2.2.3 Hình ảnh “thân em” phụ thuộc, trôi nỗi 252 ssezs2 39 2.2.4 Hình ảnh “thân em” đau đớn, buôn tủi - 2- 22 sz=sccs+ 46
2.2.5 Hình ảnh “thân em”ngang tàng, thách thức -.-««‹s- 52
KẾT LUẬN . 2< 252252 SESEESEEEESEEEEE 2271712117121 11171151111 cre 57
Trang 7MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt so với các loại hình nghệ thuật
khác Một tác phẩm văn chương có giá trị phải xây dựng được hình tượng nghệ
thuật đặc sắc và vì thế người nghệ sĩ phải tìm đến các biện pháp tu từ nghệ thuật như một lẽ tất yếu Đồng thời, đời sống tình cảm vốn trừu tượng của con người được phản ánh một cách rõ nét hơn Trong đó, nghệ thuật so sánh được sử dụng với tần số cao và mang nhiều giá trị nghệ thuật Ca dao là một bộ phận của loại
hình nghệ thuật đặc biệt ấy Vì vậy, nghệ thuật so sánh cũng được sử dụng rất
nhiều trong ca dao Ca dao là mạch nguồn nuôi dưỡng văn học ngàn đời của mỗi dân tộc Muôn mặt của đời sống với những nốt trầm bồng trong cuộc sống tinh thần của người Việt đều được ca dao phản ánh Ca dao được ví là “thơ của vạn nhà” nó phản ánh toàn bộ cuộc sống của nhân dân trong đó nghiêng nhiều về đời sống tình cảm Bên cạnh những lời ca dao yêu thương tình nghĩa với những lời ca ngọt ngào, mặn nồng của “vũ trụ tình” còn có những nốt lặng thể hiện nỗi xót
xa của con người sống đưới xã hội phong kiến hà khắc Sắc thái tình cảm ấy
được thê hiện cụ thé qua ca đao than thân người Việt nói riêng và ca dao than
thân Việt Nam nói chung Đã là đời sống tỉnh thần thì luôn tồn tại những điều
khó diễn đạt với những khái niệm trừu tượng và đề cụ thể nó người nghệ sĩ dân
gian đã sử dụng những hình ảnh so sánh Vì thế, hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ” là một đề tài
còn nhiều “đất” để khám phá, cần được khai thác tìm hiểu chuyên sâu hơn Đó là
một trong những lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu Đồng thời, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vẫn đề này Xuất phát từ thực tiễn ấy, người viết muốn đi sâu vào khám phá, khai thác ý nghĩa,
Trang 8Trong hệ thống thê loại văn học dân gian, ca dao có tỉ lệ tương đối lớn được
đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông, trong đó ca dao than
thân, có 4 bài (Ngữ Văn lớp 7) và 2 bài (Ngữ Văn 10) Những bài ca này được
biết đến với mô hình cầu trúc quen thuộc “Thân em như” Nghiên cứu đề tài này
sẽ phần nào hỗ trợ tích cực cho công việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông và bồi đắp những kiến thức mới về ca dao cho bản thân người viết Đồng thời, việc tìm hiểu hình ảnh so sánh trong những câu ca dao có cùng mô hình “Thân em như ” trong ca đao người Việt là cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nền văn học
dân tộc Ta có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn học, tài năng nghệ thuật
của người nghệ sĩ dân gian với những sáng tạo độc đáo Từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy các gia tri van học
Bản thân là sinh viên năm cuối chuyên ngành văn, phải tiếp cận tác phẩm văn chương trong đó có ca dao và ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp nhận tác phẩm từ góc độ nghệ thuật (trong đó có nghệ thuật so sánh) Vì vậy, người
viết lựa chọn đề tài này nhằm mục đích tăng khả năng tiếp nhận tác phẩm và trau
dồi kiến thức chuyên môn cho công tác giảng dạy thực tế sau này
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người viết bước đầu làm quen tư duy nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kiến thức văn học dân gian Vì vậy, chúng tôi lựa chọn Hệ thống hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình
cầu trúc: “Thân em như ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Một lí do nữa, chính là xuất phát từ sự yêu thích của bản thân với những lời
ca dao của người Việt nói riêng và ca dao dân tộc nói chung Những lời ca dao đã ăn sâu vào tâm thức qua lời ru của mẹ, câu ca của bà và những bài ca dao gắn với tuôi học trò qua trang vở nhỏ Với để tài này, người nghiên cứu đi khám phá
ca dao người Việt trên phương điện nghệ thuật và nội dung qua những hình ảnh so sánh độc đáo Từ đó, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu giá trị
Trang 92 Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật so sánh được sử dụng với tỉ lệ khá cao trong ca dao vì thế hình ảnh so sánh cũng có tần số xuất hiện khá nhiều so với những hình ảnh an du,
hoán dụ, nhân hóa Tác giả dân gian với tâm hồn tinh tế và tài năng điêu luyện đã tạo ra những hình ảnh so sánh độc đáo giàu giá trị gợi hình và biểu cảm
Năm 1972, trong cuốn Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên viết “những liên từ như là, như thể hay giống như hay được sử dụng để
thể hiện mối quan hệ về hình ảnh giữa chủ thể sự vật với những sự vật, hiện
tượng tự nhiên được sử dung lam đối tượng so sánh Đó là lời nhận xét mang
tính tong quát cho ca dao dân tộc (ca dao người Việt và ca dao dân tộc thiểu số)
Năm 1978, cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam của Vũ Ngọc Phan viết về tác
dụng của so sánh “làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết° Tác giả đã đi sâu vào chứng minh, phân tích những hiệu quả tu từ nghệ thuật của so sánh một cách sâu sắc trong việc truyền tải thế giới nội tâm của con người vốn phức tạp
Đồng thời vào năm 1978, Bùi Xuân Nguyên trong cuốn Lịch sử văn học
Việt Nam (tập 1, phần 2) cũng nhắc tới so sánh như là một biện pháp nghệ thuật
của ca đao nhưng chưa đi sâu phân tích biện pháp tu từ này trong ca dao Hai tác giả đều đưa đến một nhận xét chung: “thé tf la cách so sánh, ví von, là phương thức diễn đạt thông thường của nhân dân qua hình tượng ca dao” [9, 22] Qua
đó khiến những lời ca dao trở lên giàu hình ảnh và giá trị biểu cảm hơn Điều đó
được thể hiện cụ thể trong mang ca đao trữ tình người Việt
Năm 1995, với cuốn sách Phân tích tác phẩm văn học dân gian của GS
Trang 10Năm 1999, trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của loại hình nghệ
thuật dân gian của GS Đỗ Bình Trị cũng chú ý nghiên cứu đến “hệ thống hình
ảnh trong ca dao”, “đặc biệt là những hình ảnh so sánh” [16, 214]
Năm 2000, Triều Nguyên với cuốn Bình giảng ca dao đã đi sâu vào nghiên
cứu ý nghĩa biêu đạt của những hình ảnh so sánh và mỗi mô hình như vậy đều
mang sắc thái riêng Tác giả tiến hành khảo sát, thống kê các bài ca dao có cùng
mô hình cấu trúc: “Thân em như ” trong sách Văn học 10 và sách Văn học 10
phân ban Song chùm ca dao trong chương trình 10 phổ thông cũ, chỉ là một nét của diện mạo, một phần trong tâm lí của người phụ nữ Vì vậy, những bài ca đao trong chương trình Văn học này chưa đủ làm căn cứ để đưa ra nhận xét khái quát về thân phận người phụ nữ (trong xã hội xưa) Cho nên, tác giả đã tiến hành khảo sát hình ảnh so sánh trên 85 câu ca dao (không tính số bài mở đầu bằng:
“Em như ”, “Thiếp như ”) và chia hình ảnh so sánh thành 9 mô hình cơ bản
để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn Đồng thời, năm 2000 trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống có bài nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Nở với tựa đề: “Hình anh “Thân em ” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long” Với
bài viết này, tác giả nhắc đến cấu trúc đầy đủ của phép so sánh, đi sâu vào phân
tích ba hình ảnh so sánh đặc trưng trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long (cá rô mè, bèo, trái bần) và đưa ra nhận xét về sự phong phú của hình ảnh so sánh ba miễn trong biểu hiện thân phận người phụ nữ Qua đó, ta có thêm tư liệu để tiến
hành đi sâu tìm hiểu hệ thống hình ảnh trong những nhóm lời ca dao có cùng mô
hình cấu trúc “Thân em như ”
Năm 2005, Lữ Huy Nguyên, Trần Thị An với Ca dao trữ tình chọn lọc đã đề cập đến so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp Các tác giả cho rằng so sánh trực tiếp (ti du) bang các từ “như”, “như thé”, dé so sdnh vật này với vật kia;
so sánh gián tiếp là ân dụ
Năm 2007, đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có
Trang 11Tác giả đã đi tìm hiểu những mô hình phố biến trong ca dao của người Việt và
những bài ca dao các dân tộc thiểu số Hơn nữa, tác giả không chỉ dừng ở việc tìm hiểu các mô hình ấy mà còn đi sâu vào phân tích hiệu quả của so sánh trong việc xây dựng nhân vật trữ tình Điều đó cho thấy, tác giả đã nghiên cứu trên cả hai bình diện nghệ thuật và nội dung Trên cơ sở ấy, chúng tôi có những tiền đề
định hướng nghiên cứu đúng đắn hơn
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có bài viết trên tạp chí khoa học, trường ĐHSP Hà Nội: Nghệ thuật so sánh trong ca dao dân ca một số dân tộc
vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên Trong bài viết này, người viết đi vào phân tích giá trị của nghệ thuật so sánh với việc khắc họa nhân vật trên hai phương diện là ngoại hình và nội tâm Đây cũng là một trong những tài liệu quan trọng trong việc tìm hiểu đề tài của chúng tôi
Nhìn lại toàn thể bộ lịch sử nghiên cứu vé van dé này, có thể thấy nghệ thuật so sánh được quan tâm nghiên cứu trong nhiều công trình song chưa có
công trình nào tập trung vào khai thác hệ thống hình ảnh trong những lời ca dao
mở đầu bằng mô hình “Thân em như ” Vì vậy, đề tài này còn là một “mảnh đất” cần được khai thác nghiên cứu chuyên sâu hơn Trên cơ sở kế thừa những
thành tựu của các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm khám phá cái hay, cái đẹp những hình ảnh so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ” Qua đó khám phá phần nào đời sống tâm tư, tình cảm của kiếp người trót sinh ra làm phận gái
3 Mục đích nghiên cứu
- Chứng minh sự phong phú của hình ảnh so sánh trong ca dao than thân
người Việt với việc thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm Đồng thời, thấy được tài năng nghệ thuật và sự liên tưởng phong phú của người nghệ sĩ dân gian Bên cạnh đó thấy được cấu tạo của các phép so sánh trong ca dao, đi sâu nghiên cứu hệ thống hình ảnh so sánh trong ca dao nhằm tiếp cận tác phẩm dân gian từ góc
Trang 12-_ Tìm hiểu dấu ẫn văn hóa người Việt được thể hiện và lưu giữ ở các phép so sánh trong ca dao trữ tình Việt Nam Đồng thời, ca đao chính là nơi biểu hiện rõ tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian thâm mĩ văn hóa và tư duy của dân tộc nên thông qua việc nghiên cứu này sẽ góp phần hiểu thêm những điều ấy
4 Phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Tự liệu
- Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát
một số tư liệu sau:
- Kho tang ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, NXB Van hoa thong tin, 1995)
- Tuyển tập Van học dân gian Việt Nam, quyên IV phần ca dao (Tập thể tác giả Viện văn học, NXBGƠD, 2001) và tập hợp những bài ca dao tương tự
-_ Tục ngữ ca đao Việt Nam (Vũ Ngọc Phan - NXB Văn học, 2004)
4.2 Nội dung
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, 2 trang tài liệu tham khảo và 2 trang phụ lục, luận văn gồm hai chương (44 trang chính văn) chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hệ thống so sánh trong những lời ca dao có cùng mô hình cấu trúc “Thân em như ” của người Việt:
- Khảo sát, thống kê hệ thống hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người VIỆt
- Khám phá ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh so sánh ấy và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả dân gian
5 Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, thông kê những câu ca dao có cùng mô
hình cẫu trúc “Thân em như ” có sử dụng hình ảnh so sánh
- Phương pháp so sánh, đối chiếu để phát hiện ra nét riêng độc đáo của các
hình ảnh so sánh Vận dụng kiến thức liên ngành: ngôn ngữ - văn học - văn hóa và
Trang 13- Các phương pháp cơ bản: quy nạp, diễn dịch, để xử lí các hình ảnh so
sánh, ngữ liệu
6 Đóng góp của khóa luận 6.1 Về mặt lí luận
- Đóng góp thêm nguồn tư liệu và những kiến thức về hình ảnh so sánh trong ca dao than thân người Việt Hình ảnh so sánh trong ca dao người Việt là đề tài hay cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn Tư duy văn hóa của người Việt, nếp cảm nếp nghĩ in bóng vào văn học được thể hiện qua những hình ảnh so sánh
- Về mặt lí luận, phép so sánh trong ca dao mở đầu có cùng mô hình “Thân em như ” được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ
- Về mặt thực tiễn, có gia tri thiết thực cho những a1 nghiên cứu, học tập và
giảng dạy ca dao trữ tình
6.2 Về mặt thực tiễn
Việc tìm hiểu và nghiên cứu: Hệ thống hình ảnh so sánh trong những nhóm
lời ca dao có cùng mô hình cầu trúc “Thân em như ” góp phan nâng cao kiến
thức về văn học dân gian và có thể áp dụng vào việc giảng dạy ca dao trong nhà
trường phổ thông
7 Cầu (trúc khóa luận
Chương 1 Giới thuyết chung về nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt
Trang 14NỘI DUNG
Chương 1 GIỚI THUYÉT CHUNG VẺ NGHỆ THUẬT SO SANH TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT
1.1 Khái niệm “nghệ thuật so sánh”
Người nghệ sĩ dân gian khi sáng tạo các hình ảnh nghệ thuật trong ca dao thường sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong đó so sánh là một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất Bàn về nghệ thuật so sánh nói chung và nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt có nhiều ý kiến khác nhau Dưới đây là một vài định nghĩa về biện pháp tu từ so sánh:
Tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào
đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thâm mỹ trong nhận thức
của người đọc, người nghe”
Nguyễn Thái Hòa: “So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta
đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét riêng giống nhau nào đó nhằm diễn đạt bằng
hình ảnh một lồi tri giác mới mẻ về hiện tượng”
Hồng Dân: “Nếu liên tưởng đến nét giống nhau giữa hai đối tượng được nêu ra một cách công khai, ta có phép so sánh”
Nguyễn Thế Linh: “So sánh là đưa ra một vật ra xem xét sự giống nhau,
khác nhau, sự hơn kém về một phương điện với vật khác được xem là chuẩn, có thê không phải là một mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được so sánh”
Đào Thản: “So sánh là lối đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một
hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài và tính chất bên trong
Lối đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và
biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến”
Trong mảng ca dao trữ tình của người Việt đây là biện pháp nghệ thuật
Trang 15gian thể hiện thế giới tình cảm đa sắc thái của con người Dưới đây là một số mô
hình và cầu trúc so sánh được sử dụng nhiều trong mảng ca dao trữ tình của
người VIỆt
1.2 Các mô hình so sánh
So sánh là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng Nó được định nghĩa: “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, miễn là hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thê những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc, người nghe” Với một phép so sánh đúng
đắn bao giờ cũng có hai điều kiện bắt buộc Đó là: đối tượng so sánh là khác
loại, giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng làm cơ sở so sánh Đã là so sánh
thì bao giờ cũng có hai về A và B là hai đối tượng khác phạm trù và giữa chúng
luôn có công cụ so sánh Mô hình cấu tạo chung: AxB (x: là từ so sánh) Có nhiều mô hình so sánh khác nhau: so sánh tuyệt đỗi, so sánh đặc biệt, Từ cơ sở
lý thuyết đó, chúng tôi bước đầu nhận diện các mô hình so sánh trong ca dao trữ
tình người Việt Do không đủ điều kiện tìm hiểu và dung lượng khóa luận tôi chỉ
khảo sát một số mô hình so sánh tiêu biểu Dưới đây là hai mô hình so sánh cơ bản xuất hiện nhiều trong ca đao trữ tình
1.2.1 So sánh bằng (205/1467 lần, chiếm 14,0%)
So sánh bằng là cách thức so sánh phô biến nhất được sử dụng trong ca dao
than thân Với so sánh cân bằng, hai đối tượng được đem ra so sánh có đặc điểm
tương đông, chúng được nối với nhau bằng các quan hệ từ như: như, như thể, giống như, tựa như Song trong những ngữ cảnh khác nhau mô hình ấy có sự thay đối linh hoạt Đây là mô hình so sánh được sử dụng với tần xuất cao nhất
trong ca dao trữ tình nói chung và ca dao trữ tình người Việt nói riêng 1.2.1.1 M6 hinh: A nhu B
Mô hình này sử dụng các quan hệ từ so sánh: như, giống như, tựa như, như
là, như thể Những từ ấy được sử dụng đề thể hiện mối tương quan về mặt hình
Trang 16Ví dụ:
“Thân em như cánh buồm trước gió
Nay đây mai đó thật khó làm sao” [1, 686]
Câu ca dao trên, hai về A (thân em) và về B (cánh buồm trước gió) được
nối kết bằng quan hệ từ (như) và nét đặc điểm tương đồng giữa A và B được làm
rõ qua cơ sở so sánh (nay đây mai đó) Câu ca dao với mô hình so sánh đó thể
hiện nỗi xót xa, đau đớn của người con gái khi nghĩ về thân phận mình Đó là nỗi
hoang mang, lo lắng của cô gái về số phận vô định, mù mịt, đầy bất trắc của mình Mặc dù vậy, giữa hai về có đôi khi vẫn liên kết với nhau bằng những quan hệ từ nhưng giẫu đi cơ sở so sánh:
“Thân em như trái bầu trên cây Đang tay mẹ ngắt những ngày còn non”
Với câu ca dao trên, ta nhận thấy giữa hai về A (thân em) và về B (trái ban
trên cây) được nỗi kết bằng quan hệ từ (như) nhưng cơ sở so sánh được giấu đi,
song không phải vì thế mà ý nghĩa của câu ca dao trở nên khó hiểu Ngược lại,
người đọc có thể “đọc ra” ý nghĩa khái quát của câu ca dao một cách dễ dàng Đó là nỗi niềm của cô gái về thân phận phụ thuộc vào người khác, không làm
chủ được số phận của mình Với những bài ca dao về tình cảm gia đình, ta cũng
thấy nhiều hình ảnh so sánh được sử dụng với mô hình cấu trúc này: “Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” [1, 180]
Hay:
“Công cha như ngọc, nghĩa mẹ như vàng
Đạo làm con chưa trả, huống chi chàng người dưng” [1, 279] Mô hình so sánh này xuất hiện với tần số dày đặc trong ca dao trữ tình người
Việt, đặc biệt là mảng ca dao trữ tình gắn với tình cảm lứa đôi vốn đa sắc thái:
“Đêm qua mới thực là đêm Ruột xót như muôi, dạ mêm như dưa
Trang 17Mong chàng như cá mong mưa
Nhớ chàng như bữa cơm chưa đói lòng” [1, 385]
Nỗi nhớ người yêu được cụ thê hóa bằng những hình ảnh so sánh cụ thể
khiến người đọc dễ dàng cảm nhận, thâu hiểu những nỗi niềm của người con gái
trong tình yêu Tác giả dân gian đã sử dụng mô hình so sánh này một cách triệt
để trong việc thể hiện sợi tơ lòng muôn điệu của con người Đó có khi là những
nốt nhạc vui tươi khi hạnh phúc lứa đôi hòa hợp:
“Chàng mười lăm, thiếp mười lăm
Chàng như con bướm bạch, thiếp như trăng rằm”
Về A là “chàng, thiếp” và B là “bướm bạch, trăng rằm” được nối kết với
nhau bằng quan hệ từ so sánh Qua đó, sự xứng đôi được thê hiện sinh động với những hình ảnh tự nhiên được sử dụng làm chất liệu so sánh Đó đều là những sự vật, hiện tượng đẹp đế của tạo hóa Song cũng có khi những hình ảnh so sánh lại
được người nghệ sĩ đân gian sử dụng để truyền tải những nỗi đăng cay trong
cuộc đời con người:
“Đùng đi trang trại mà hư
Ở nhà với đượng cũng như đi lẫy chồng Đêm khuya đượng thắp đèn lồng
Dượng vây mùng lại, dượng bồng cháu lên” [1, 395] Tương tự:
“Đi đâu gánh gánh gồng gồng
Gánh gạo cho chồng nước mắt như mưa” [1, 365]
Những hình anh so sánh mộc mạc cùng với mô hình so sánh này đã cụ thể hóa những cảm xúc trừu tượng thành hình ảnh sống động giàu sức gợi hình và gợi cảm Hay hai đối tượng trong quan hệ tương đồng:
“Tỉnh anh như nước dâng cao Tình em như đải lụa đào tâm hương”
Câu ca dao thê hiện tình yêu của “anh và em” đều da diết nhưng cách thể
hiện của môi người lại mang nét riêng khác biệt Tình cảm của “anh” được so
Trang 18sánh với “nước dâng cao” đầy chủ động, bồng bột, mạnh mẽ còn “tình em” dịu dàng kín đáo nhưng cũng thắm thiết, nồng nàn chăng kém “lụa đào tâm hương” Song cũng có thể là hai đối tượng trong quan hệ đối nghịch:
“Anh như chỉ gam thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng khơi” [1, 196]
1.2.1.2 M6 hình: A như B1, B2, B3
So với các mô hình so sánh khác đây là một trong những mô hình xuất hiện
khá nhiều trong ca dao trữ tình người Việt chỉ sau mô hình A như B Ở dạng so
sánh này, một về A có thể so sánh với hai hay nhiều vế B nhằm mục đích nhắn
mạnh một đặc điểm hay một trạng thái cảm xúc nào đó: “Bây giờ em đã có chồng
Nhu chim vào lồng
Như cá cắn câu
Cá căn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ da diết, thường trực tuôn trào như những đợt sóng không ngừng cho nên để diễn tả trạng thái ấy tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh so sánh nối tiếp Những con sóng lòng vốn trừu tượng nay được cụ thể hóa bằng những chuỗi hình ảnh so sánh cụ thê:
“Nhớ chàng như bút nhớ nghiên
Như mực chờ giấy, như thuyền nhớ sông
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tô, như rồng nhớ mây”
Tình cảm con người vốn là thứ trừu tượng khó diễn tả thành lời nhưng qua
cách so sánh ví von, tác giả dân gian đã cụ thể hóa nỗi nhớ mong ấy Về A là nỗi
nhớ chàng còn về B là nỗi nhớ của bút - nghiên, mực - giấy, thuyền - sông, vợ - chồng, chim - tô, rồng - mây Đó là những hiện tượng trong tự nhiên, đời sống
luôn gắn kết chặt chẽ với nhau như hình với bóng qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết
Trang 19của người con gái trong tình yêu Nỗi nhớ ấy côn cào và luôn hiện hữu từng giờ,
từng phút Tâm trạng ấy, ta cũng thấy nhiều trong kho tàng ca dao:
“Nhớ ai bồi hỏi bồi hồi
Như đứng đống rạ như ngồi đống rơm”
Phải chăng đó là nỗi nhớ của đôi ta khi tình yêu vừa chớm nở:
“Đôi ta như chỉ mới xe
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu” [1, 408]
Ở đây, ta lại bắt gặp mô hình so sánh với một chuỗi những hình ảnh so sánh
được liệt kê nối tiếp qua đại từ quan hệ “như” Có khi đó không còn là tình cảm
từ một phía mà xuất phát từ hai phía:
“Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dầu nhớ tăm” [1, 374]
Nỗi nhớ của người con gái không chỉ thường trực hiện hữu từng khắc từng giờ mà còn là nỗi nhớ trải dài theo không gian và thời gian “thương mãi nhớ lâu” Tình cảm của lứa đôi không chỉ néng nàn mà còn sâu sắc để rồi vượt qua cả cái hữu hạn của đời người Tình cảm lứa đôi của “đôi ta” (về A) được so sánh với những hiện tượng tự nhiên (về B) Đó là “sông, nước” những sự vật vô thủy vô chung trường tồn cùng thời gian bất chấp sự xoay vần nghiệt ngã của con tạo và “dâu, tăm” luôn gắn kết gắn mật thiết không tách rời Với nghệ thuật so sánh
sử dụng những chuỗi so sánh liên tiếp như thế đã góp phần nhắn mạnh tình cảm
của đôi lứa Đồng thời, khiến bạn đọc cảm nhận rõ nét hơn sự sâu đậm bền chặt của tình cảm của “đôi ta”
1.2.1.3 Mô hình: A ( khuyết x) B
Mô hình này, ta thấy chỉ xuất hiện hai vế A và B mà không xuất hiện quan hệ từ so sánh Mô hình so sánh này dễ bị nhằm lẫn với ấn dụ song sự khác biệt để nhận ra đây là mô hình so sánh chính là chủ thể chưa ấn đi hồn tồn:
“Đất bờ sơng bên lở bên bồi
Người cõi trân có đở có hay
Trang 20Dầu ai đem bụng chắng ngay
Anh nguyễn một dạ như ngày tơ gieo” [1, 380]
Câu ca dao xuất hiện hai mô hình so sánh Đó là mô hình so sánh: A
(khuyết x) B và A như B nhưng ở đây ta chỉ đi phân tích mô hình so sánh thứ
nhất A (khuyết x) B Về A là “đất bờ sông” còn B chính là “người cõi trần” với
sự vắng mặt của quan hệ từ so sánh Tuy nhiên, người đọc vẫn có thê hiểu ý tử mà tác giả dân gian muốn truyền đạt Câu ca dao so sánh con người cũng như đất bờ sông kia luôn tồn tại hai mặt đối nghịch “lở, bồi”, “đở, hay” Đó là quy luật của tự nhiên và cũng là quy luật của tạo hóa vốn vô thường luôn tồn tại những điều bất ngờ Trong tình cảm, người bình dân vốn ưa những gì mộc mạc, bình dị nên khi đi vào thơ ca nếp cảm nếp nghĩ ấy cũng in dấu sâu sắc Nhưng không vì
sự mộc mạc thăng thắn trong tư duy mà hình ảnh thơ ca mất đi sự tế nhị, kín đáo:
“Cây đứng giữa đồng gió thôi lồng còn ngã
Mình thương mình khoan đã mình ơi” [1, 250]
Bên cạnh, lối tư duy rõ ràng không ưa lỗi nói vòng vo thì người bình dân vẫn giữ cho mình sự tế nhị cần thiết, nhất là trong chuyện tình cảm vốn nhạy cảm Câu ca dao sử dụng mô hình so sánh khuyết quan hệ từ, chỉ tồn tại hai về A
và B Câu ca dao xuất hiện ba từ “mình”, từ mình thứ nhất và thứ ba chính là đối
tượng trữ tình (đối tượng được gửi gắm những nỗi niềm), còn từ “mình” xuất
hiện giữa câu chính là chủ thế trữ tình (đối tượng gửi gắm tâm tình) Vế A nêu
lên một hiện tượng tự nhiên hiển nhiên để thể hiện lẽ tất nhiên trong tình cảm
của nhân vật trữ tình trong về B Đó là nỗi lòng với những tâm tư thầm kín được gửi gắm một cách đầy khéo léo tới “mình” Nhân vật trữ tình muốn nhắn gửi tới
“mình” (đối tượng trữ tình) về sự nồng nàn, mãnh liệt có phần thái quá trong tình
cảm có thê khiến tình yêu tan vỡ Mô hình so sánh khuyết này cũng được sử
dụng rất nhiều trong ca dao để thể hiện những nỗi niềm với sức gợi tả cao:
“Bướm xa hoa bướm khô hoa tỏ Liễu xa đào liễu ngắn đào ngây
Đôi ta tình nặng nghĩa dày” [1, 235]
Trang 21Đôi khi, người ta cũng sử dụng mô hình so sánh này để chuyên chở những đạo lí, quy luật sống ở đời :
“Cá lên khỏi nước cá khô
Làm thân con gái lõa lồ ai khen” [1, 243]
“Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính từng tháng từng ngày” [1, 251]
“Cha mẹ nuôi con ở chốn buông the
Con nuôi cha mẹ đầu hè, đầu chái” [1, 251]
Cách so sánh của người nghệ sĩ dân gian với mô hình so sánh khuyết như
lời nhắc nhở nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị mà đây thấm thía
1.2.1.4 Mô hình: A bằng B
Mô hình so sánh này, hai về A và B nối kết với nhau bằng quan hệ từ so
sánh ngang bằng như: bằng, ngang bằng, xem bằng, cũng bằng “Anh ơi em cũng muốn kết nghĩa giao hòa
So me bang bién, so cha bang trời
Anh với em cũng muốn kết nghĩa ở đời
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”
Đó là tâm trạng của cô gái khao khát tình yêu, mong ước “kết nghĩa” cùng người mình yêu là “anh” Song cô gái vẫn không vượt lên trên được những ràng
buộc của đạo đức Nho giáo “sợ mẹ, sợ cha” Người con gái sống trong xã hội
phong kiến xưa phải chịu sự sắp đặt trong hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đây” Điều ấy cũng được thể hiện trong những câu thơ của Truyện Kiểu: “Dù cho lá thắm chỉ hồng - Lên chăng cũng tại lòng mẹ cha” Trong câu ca dao trên có
hai so sánh bằng, về A (sợ mẹ, sợ cha) và về B (biển, trời) được nỗi kết bằng
quan hệ từ “bằng” Về B là những hiện tượng tự nhiên to lớn, kì vĩ qua đó thé
hiện vị trí và sức ảnh hưởng của cha mẹ đến cô gái Lối so sánh này còn được sử
dụng nhiều để diễn tả những trạng thái tâm lí khác trong đó có nỗi nhớ mong Ta
dễ dàng bắt gặp những câu ca dao với mô hình cấu trúc như thế với sắc thái tình
cảm tương đông:
Trang 22“Cây đa cũ, con én cũ, cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng, thương nàng bấy nhiêu” [1, 271] Hay:
“Cây đa lá rụng đầu đình
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu” [1, 249]
1.2.1.5 Mô hình: A là B
Đây là mô hình mà giữa hai vế A và B được nỗi với bằng quan hệ từ “là”
Đó là đạng so sánh ấn dụ - “là” có chức năng liên hệ so sánh ngầm Nó có chức năng như từ “như”, tuy nhiên nếu dùng từ “như” thì sắc thái biểu cảm, hàm súc cô đọng vốn có sẽ thay đổi Từ “là” được dùng như để định nghĩa một khái niệm, mang sắc thái biểu cảm:
“Cô tay em trắng như ngà
Con mắt em sắc như là đao cau
Miệng cười như thê hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” [1, 337]
Mô hình so sánh này không được sử dụng nhiều trong ca dao trữ tình người Việt Mặc dù vậy, nếu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu ca dao một cách có hệ thống
thì có thể thấy những lối so sánh này cũng có giá trị biểu đạt khá cao
“Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng kết nguyễn phu thê” [1, 332]
Tương tự:
“Em là con gái út ông trời
Khi mưa đông gió tạt rơi đầu chàng” [1, 420]
Hai câu ca dao đưa ra hai định nghĩa về “em” với sắc thái khăng định rõ nét với quan hệ từ “là” nằm giữa hai về A và B Doc hai câu ca dao trên, ta có thể cảm nhận đây là lời nói đầy tự hào và là sự khẳng định về giá trị bản thân mình của cô gái Người con gái ở cả hai câu ca dao đều ví mình với những đối tượng
3 66
không hề tầm thường “gái thuyền quyên”, “con gái út ông trời” Đó là những đối
Trang 23tượng được người đời tôn trọng, yêu quý: “gái thuyền quyên” mang trong mình
tài và sắc còn “con gái út ông trời” luôn được nâng niu, chiều chuộng Bởi vậy ai
kết duyên cùng “em” thì đều là niềm may mắn hiếm có Dé làm rõ mô hình so
sánh này, ta có thê xét thêm ví dụ:
“Bóng chàng nhác thấy nẻo xa Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
Người quốc sắc với kẻ thiên tài Nghĩa sâu là bể tình dài là sông
Nên chăng lá thăm chỉ hồng
Bõ công giao ước, bõ công đi về” [1, 239]
Câu ca dao thể hiện tình cảm xứng đôi vừa lứa của “người quốc sắc kẻ thiên tài” với nghĩa tình sâu đậm được thể hiện qua lối so sánh mang ý nghĩa
khẳng định với quan hệ từ “là”:
“Nghĩa sâu là bể tình dài là sông”
Trong một câu ca dao mà xuất hiện liên tiếp hai so sánh A là B Về A
(nghĩa sâu, tình dài) và về B (bẻ, sông) được nối kết bằng quan hệ từ “là” Tình
nghĩa của con người được so sánh với các hiện tượng tự nhiên “bê, sông” vốn
vĩnh cửu và mênh mông to lớn nhằm thể hiện sự vô hạn của tình nghĩa con
người Nghĩa tình ấy sâu rộng và trường tồn như tạo hóa nghìn đời không đổi
1.2.2 So sánh không ngang bằng (73/1467 lần, chiếm 5%)
Với so sánh không cân bằng, sự so sánh bao giờ cũng nghiêng về một phía, luôn có một đối tượng của mình được đem so sánh với đối tượng kia Mối quan
Trang 24“Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trăng bằng bánh bò bông
Trach ai ăn ở hai lòng
Sang sông rồi nỡ quên công người chèo” [1, 383]
1.2.2.1 Mô hình: A hơn B (48/1467 lân, chiếm 3,3%)
Mô hình này, cán cân so sánh nghiêng về về A dé khẳng định sự vượt trội so với B Về B xuất hiện có tác dụng như đòn bây để làm nổi bật về A:
“Đạo cang thường khó lắm bạn ơi
Không như ong bướm đậu rồi lại bay” [1, 379]
Câu ca dao là suy ngẫm về “đạo cang thường”, về A (đạo cang thường) và B (ong bướm đậu rồi lại bay) được nối kết bằng quan hệ từ chỉ mức độ hơn kém “không như” Đọc câu ca dao, ta dễ dàng nhận ra mức độ so sánh nghiêng về về
A, hình ảnh “ong bướm đậu rồi lại bay” được dùng làm chất liệu so sánh để làm
nổi bật cái bất biến có định khó đổi thay của “đạo cang thường” Mảng ca dao trữ tình người Việt xuất hiện nhiều câu ca đao được xây dựng bằng mô hình so sánh này:
“Lòng em bên chặt, không như nàng Văn Quân”
Lòng “em” (A) và “Văn Quân” (B) được so sánh với quan hệ từ “không như” dé thé hiện tấm lòng chung thủy son sắc không đổi dời của người con gái
la “em”,
1.2.2.2 Mé hinh A kém B (25/1467 lan, chiém 1,7%)
Trong mô hình này, A và B được nối kết bằng các quan hệ từ so sánh:
Trang 25Tương tự:
“Dù ai cho bạc cho tiền
Không bằng em được đứng liền với anh Dù ai cho bạc cho chỉnh
Không bằng thiếp đứng với mình, mình ơi!” [1, 355]
Đây là lời tâm sự bộc lộ những nỗi niềm của cô gái hướng về người mình yêu là “chàng” Người con gái tự tin khẳng định rằng: đối với cô của cải vật chất (bạc, vàng) cũng không bằng được “chàng” Điều đó thể hiện vị trí của chàng trai trong lòng cô gái, tình yêu của “em” dành cho “anh” vượt lên trên mọi giá trị
của cải vật chất phù du tầm thường Ca dao trữ tình người Việt mô hình này xuất
hiện với tần số không nhiều nhưng đều là những câu ca dao chuyên chở được nhiều nội dung sâu sắc:
“Cha mẹ bồng bế nâng niu
Tội trời phải chịu, chẳng yêu bằng chồng”
Nhân vật trữ tỉnh trong hai bài ca dao trên, đem hai thứ tình cảm quan
trọng nhất của con người (tình mẫu tử và tình đôi lứa) lên cán cân của tình cảm
Và dù cho ơn kia chín chữ cao sâu thì một khi tình đôi lứa đến, nhân vật trữ
tình chỉ biết nghe theo tiếng gọi của con tim mach bảo Tình cảm đôi lứa đã lắn
át tình cảm mẫu tử thiêng liêng Câu ca dao nghe tưởng chừng sự phê phán đã
hướng về nhân vật trữ tình song tâm tư đó là lẽ tất yếu của trái tìm của kẻ đang
yêu say dam Đó là khi cảm xúc lấn át lí trí Với lối so sánh này, người nghệ sĩ
dân gian còn gửi găm vào đó những triết lí dân gian giản dị mà có tính chất khái quát sâu rộng:
“Cha mẹ cho bạc cho tiền
Khong bang lay thang chong hiền sướng thân”
Trong quá trình nghiên cứu mảng ca dao trữ tình người Việt có thê thấy mô
hình so sánh bằng vẫn chiếm tần số cao hơn so sánh không cân bằng Tuy nhiên,
môi mô hình so sánh đêu mang giá trị nghệ thuật và nét riêng độc đáo của mình
Trang 261.3 Cấu trúc so sánh
So sánh là thủ pháp nghệ thuật được dùng phổ biến thường xuyên trong ca
dao, bao gồm so sánh trực tiếp (tỷ dụ), so sánh gián tiếp (ấn dụ) Với ngôn ngữ
học, so sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa có tác dụng nâng cao hiệu quả
giao tiếp Paolơ từng cho rằng “sức mạnh của so sánh là nhận thức”, giúp ta nhận
thức sâu sắc hơn một phương diện nào đó của sự vật hiện tượng So sánh được
coi la biện pháp nghệ thuật có vai trò tạo ra hình ảnh, biểu tượng Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt được xây dựng từ chất liệu ngôn từ Vì thế, khi đi vào
tìm hiểu cấu trúc so sánh thì không chỉ đi sâu vào nghiên cứu về mặt ngôn ngữ
mà còn đi tìm những ý nghĩa, tư tưởng nội dung được gửi gắm qua các so sánh Thông thường, cấu trúc so sánh đầy đủ gồm bốn yếu tố (theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa):
A (yéu tố được so sánh)
X (yếu tố biểu thị thuộc tính sự vật, nêu rõ phương diện so sánh)
tss (yếu tố thể hiện quan hệ so sánh) B (yếu tố được dùng làm chuẩn so sánh)
Song không phải mọi so sánh đều có cẫu trúc đầy đủ 4 yếu tố và trật tự như trên mà vẫn có sự biến đổi theo ngữ cảnh Tuy nhiên trong mỗi ngữ cảnh, cấu trúc so sánh có thể khuyết các yếu tố nhưng không bao giờ vắng mặt đến ba yếu
tố Với cầu trúc trên, B không thể văng mặt vì đó là thành tố chuẩn để so sánh Nếu tỉnh lược B thì đó là ân dụ song tùy theo ngữ cảnh vẫn có sự biến đồi
1.3.1 So sánh trực tiếp (so sánh nổi)
Loại so sánh đầy đủ các yếu tố so sánh (4 yếu tố) mà Đinh Trọng Lạc đã nêu trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, NXBGD - 1999 Đó là kiểu so sánh trực tiếp (tỷ dụ) thường có những quan hệ từ so sánh: “như”, “như thể”, “là”, “như là”, “cũng thế” đặt giữa hai về và nét tương đồng được biểu hiện bằng những từ ngữ cụ thể Đó là lối so sánh thắng thừng giữa một bên là ý niệm trừu tượng với một hình ảnh cụ thể So sánh nổi gồm hai dạng:
Trang 271.3.1.1 Cấu trúc triển khai
Là so sánh thì bao giờ cũng có hai vế: cái so sánh (về A) và cái được so sánh (về B) Trong ca dao với cấu trúc triển khai, về B bao giờ cũng được triển
khai cụ thể ở B° Ca dao đa số ở thế lục bát thường thì ở câu lục nêu định nghĩa
mang tính khái quát
A như B (A và B là hai đối tượng khác loại)
Câu bát là B° nêu rõ đặc tính nào đó của B theo dấu hiệu tương đồng:
“Đôi ta như thể con tằm (A như B)
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong” (B') [1, 317]
(B) thường mang dấu hiệu của loài mang ý nghĩa khái quát, cần (B') để
triển khai các đặc điểm nhỏ thể hiện các nét đặc thù Câu tám giải mã, cụ thể hóa
cái được so sánh ở câu lục Vì vậy ca dao rất phong phú, cùng một đối tượng so
sánh “đôi ta”, “thân em”, có thể so sánh với rất nhiều đối tượng tự nhiên khác
nhau mà không đồng điệu, nhàm chán Tương tự:
“Đôi ta như gạo trong chum
Nửa ăn, nửa đề, nửa đùm lay nhau” [1, 392]
Hay:
“Hai đứa mình như con sấu tắm ao sâu
Ban ngày tắm xa cách nhưng tối đâu đâu cũng về” [1, 458]
Những câu ca dao trên sử dụng cấu trúc so sánh triển khai với về A (đôi ta, hai đứa mình), B (con tằm, gạo trong chum) va B’ (“Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong”, “Nửa ăn, nửa để, nửa đùm lay nhau”) Qua lỗi so sánh này, căn cứ vào đặc tính của những đối tượng được sử dụng lẫy làm cơ sở so sánh, người đọc
có thể hiệu ý nghĩa tư tưởng mà tác giả dân gian muốn truyền đạt Về B là những
sự vật gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự hòa hợp đầy tự nhiên và “đôi ta”, “hai đứa mình” cũng có sự gắn bó như thế trong tình yêu
Trang 281.3.1.2 Cấu trúc tương hỗ bố sung
Không có mệnh đề để triển khai mà nêu lên một hoặc hai đối tượng cùng
lúc so sánh với nhiều sự vật khác nhau Các sự vật có nét tương đồng hoặc không Đó có thể là một đối tượng (cái so sánh) được nhân mạnh trong quan hệ liệt kê bố sung:
“Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như con chèo bẻo xa cây măng vòi” Hay:
“Cá sầu, cá chăng quạt đuôi
Như lan sau huệ, như tôi sầu chồng” [1, 243]
Tâm trạng của nhân vật trữ tình (thiếp, tôi) trong câu ca dao là sự nhớ
nhung, mong ngóng đầy khắc khoải hướng tới đối tượng trữ tình (chàng, chồng)
khi phải xa cách nhau Nỗi nhớ nhung ấy được cụ thê hóa bằng chuỗi hình ảnh
so sánh cụ thê với cầu trúc so sánh tương hỗ bồ sung Ta đi xét cầu trúc so sánh
trong câu ca dao đâu tiên Tâm trạng của “thiếp” khi phải xa cách người mình yêu “chàng” tựa như rồng cách biệt mây, chèo bẻo phải xa cây măng vòi Những
sự vật được lấy làm đối tượng so sánh đều là những hiện tượng tự nhiên gắn bó
mật thiết với nhau được liệt kê nhằm thể hiện nỗi xót xa, đau khổ của nhân vật
trữ tình khi phải xa cách người mình yêu Trong ca dao trữ tình người Việt, ta dễ
dàng bắt gặp những câu ca dao mang cấu trúc so sánh như thế:
“Anh em như nước một dòng
Như cây một cội, như sông một nguồn” [1 180]
Câu ca dao sử dụng một chuỗi những hình ảnh so sánh (nước một dòng, cây một cội, sông một nguôn) nhằm diễn tả sự gắn kết mật thiết gần gũi của tình cảm anh em vốn được cho là “như thể tay chân”
Tương tự cấu trúc so sánh ấy ca dao cũng có nhiều hình ảnh so sánh rất
đẹp Đó có khi là tâm trạng đắm say của kẻ đang chìm trong men tình :
“Anh say em như bướm say hoa
Như Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cam” [1, 182]
Trang 29Câu ca dao trên với cấu trúc so sánh này đã liệt kê ra hàng loạt hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm Qua đó, thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình cùng nổi nhớ mong da diết khôn nguôi với người mình thương
1.3.2 So sánh gián tiếp (so sánh chìm)
Loại so sánh này kín đáo tế nhị hơn, mang giá trị nghệ thuật ở một mức cao hơn Nét giống nhau giữa hai về không được phô bày bằng các từ ngữ cụ thể mà lần vào trong hai về của phép so sánh để người đọc suy nghĩ mới tìm ra được, đòi hỏi sự “đồng sáng tạo” Chính vì thế mà tạo ra sự liên tưởng rộng rãi
So sánh vắng cơ sở so sánh:
“Gái có chồng như gông đeo cô” [1, 144]
Đặc điểm so sánh (vất vả, chật chội) được ấn đi, đòi hỏi sự suy nghĩ của người đọc để tìm ra nét tương đồng giữa hai đối tượng so sánh Tuy nhiên phải căn cứ theo từng ngữ cảnh mà người ta tìm ra được cơ sở so sánh của hai đối tượng được so sánh Vì vậy so sánh chìm làm người đọc có điều kiện liên tưởng,
tư duy nghệ thuật cao hơn so sánh nỗi Bởi so sánh này không có tính chất tường
minh như so sánh nổi
“Đôi ta như lửa mới nhen, như trăng mới mọc, như đèn mới khêu”
Trong câu ca trên, người nói sử dụng biện pháp so sánh tu từ chìm Yếu tố được đem ra so sánh A (đôi ta) và B (lửa mới nhen, trăng mới mọc, đèn mới khêu) Người đọc dựa vào đặc điểm của “lửa, trăng, đèn” để tìm ra cơ sở so sánh giữa A và B, cả ba đối tượng ở về B với những trạng thái “mới nhen, mới mọc,
mới khêu” đều mang tính chất “mới”: sự bắt đầu, mới mẻ và trong trẻo Cấu trúc
so sánh này cũng được sử dụng nhiều trong hệ thống so sánh của ca dao “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu ca dao trên, xuất hiện đầy đủ về A và B cùng với quan hệ từ so sánh
“như” nhưng ấn đi cơ sở so sánh giữa hai về Tuy nhiên căn cứ vào ngữ cảnh của
câu ca đao và đặc điêm của những đôi tượng trong vê B (nui Thai Sơn, nước
Trang 30trong nguồn) người đọc có thê tìm ra ý nghĩa ân tàng được thê hiện trong câu ca dao Cả hai đối tượng ở về B là những yếu tố chỉ sự bao la, to lớn; vĩnh hang,
vĩnh cửu cùng trời đất Đó là những sự vật, hiện tượng thiên nhiên vô thủy vô
chung: tồn tại hiển nhiên bất chấp sự thay đổi, chuyến dịch của dòng thời gian Qua đó, câu ca thể hiện sự lớn lao của công ơn mẹ cha Hoặc giữa hai về không
có liên từ “như”, “là”, “như thể”, Đây chưa phải ấn dụ vì chủ thế chưa ân hoàn
toàn mà có sự kết hợp giữa so sánh và an du:
“Cây rau thi la cing rau
Anh về anh bỏ mối sầu cho ai”
Câu lục là vế A nêu lên bức tranh thiên nhiên với những đặc điểm có tính
chất ôn định mang tính quy luật của thiên nhiên và câu bát (về B) chính là bức
tranh tâm trạng con người có nét giỗng để tạo nên sự so sánh ngầm
1.4 Vai trò, ý nghĩa của so sánh
So sánh hình ảnh là một biện pháp tu từ nghệ thuật được các tác giả dân gian sử dụng với tần số dày đặc để làm phương tiện thể hiện biết bao nỗi niềm và tâm sự Hoàng Tiến Tựu nhận xét: so sánh ví von là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thông thường và phố biến nhất trong ca dao truyền thống Ca dao trữ tình truyền tải thế giới nội tâm của con người với những tình cảm trừu tượng khó
định nghĩa Đó là những điều rất khó diễn tả bằng lời Vì vậy ca dao luôn tìm cho mình những hình thức thể hiện để biến cái vốn trừu tượng ấy trở lên dễ hiểu
Trong vô số biện pháp nghệ thuật thì so sánh là một phương pháp nghệ thuật đặc sắc Có thể nói, nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình nói chung và ca dao trữ tình người Việt nói riêng nỗi bật cả về số lượng và chất Đồng thời nó trở thành tiền đề phát triển của nghệ thuật so sánh trong nền văn học kế tiếp
Trong ca dao quanh một ý nghĩ, một chủ đề đã nảy sinh không chỉ có một mà hàng chục bài và mỗi bài đều có nét riêng của nó Vì vậy, các hình ảnh so sánh rất phong phú Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền miệng nên nó mang đặc tính nôm na, dê hiệu với lời lễ trong sảng được ngâm nga trong đời
Trang 31sống Vì vậy những hình ảnh trong ca dao trong đó có hình ảnh so sánh thường được lấy từ thiên nhiên, tự nhiên vốn quen thuộc Đây chính là cánh cửa mở ra con đường ngắn nhất để nắm bắt thông tin được diễn đạt: “so sánh là một dạng thức phô biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, bởi không có gì làm cho người ta hiểu nhanh lời mình nói bằng một sự so sánh cụ thể” So sánh không chỉ giúp ta
hiểu rõ hơn về sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan mà còn khiến thái độ và tình cảm được bày tỏ rõ ràng Đồng thời, tái hiện hình ảnh của đối tượng một cách rõ ràng gợi lên tính sinh động, thâm mỹ Trong ca dao trữ tình người Việt
biện pháp so sánh cũng là một con đường quan trọng để khám phá ca dao dân tộc Qua những câu ca dao ay, tâm hồn dân tộc một thời đại được phản ánh sinh động Đồng thời, nghệ thuật so sánh trong ca dao trữ tình người Việt phần nào cũng cho ta thấy được sự sáng tạo trong tư duy cùng trí tưởng tượng phong phú
của của người bình dân sau lũy tre làng
Trang 32Chương 2 SỰ HIỆN DIỆN VÀ Y NGHIA BIEU DAT CUA HINH ANH
SO SANH TRONG NHUNG LOI CA DAO CO CUNG MO HINH CAU TRUC “THAN EM NHU ”
2.1 Sự hiện diện của hình ảnh so sánh 2.1.1 Khao sát tư liệu
Chương trình sách giáo khoa Ngữ Van 7 (tập 1), có bốn bài với những hình ảnh so sánh: trái bần trôi, hạt mưa sa, chẽn lúa đòng đòng, hạt mưa rào Đây là những hình ảnh so sánh đa phần mang cảm hứng than thân nổi bật với sự ám ảnh
về sự nỗi trôi, phụ thuộc và chỉ có một hình ảnh mang âm điệu lạc quan, vu1 tươi
“chén lua dong dong”
Chùm ca dao mở đầu bằng “Thân em như ” ở sách Văn học 10 phé thong,
cũng có bốn bài với hình ảnh so sánh phụ thuộc trôi nổi có số lượng xấp xỉ hình
ảnh đẹp đẽ, cao giá song vẫn có số lượng ít hơn hình ảnh “thân em” ngang tàng,
thách thức Tuy nhiên, đó đều là những hình ảnh có tần số xuất hiện cao với số
lượng bài tương đối lớn Qua đó, tác giả dân gian nói lên vẫn đề cơ bản về vai
trò, địa vị của người phụ nữ trong xã hội xưa
Chùm ca dao tương tự ở sách Văn học 10 phần ban, với tám bài có mô hình cầu trúc này cũng xuất hiện một loạt hình ảnh so sánh thuộc các mô hình cấu trúc: phụ thuộc, trôi nổi (giếng giữa đàng, cau khô, cây quế); đau đớn (quả bí, lá
đài bi, hạc); bình thường nhưng cần thiết (củ ấu gai)
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 cơ bản, người biên soạn sách tiếp tục đưa hai bài ca dao có mô hình này vào giảng dạy với chủ đề “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” Những câu ca dao quen thuộc với hình ảnh so sánh “tắm lụa
đào”, “củ âu gai” thé hién su phụ thuộc, nổi trôi; sự tự khang định vẻ đẹp, giá trị
bản thân của người phụ nữ được tác giả dân gian xây dựng mang nhiều giá trị gợi hình và gợi cảm
Sách giáo khoa Wgữ Văn ï0 nâng cao, cũng đưa vào chương trình giảng dạy hai bài ca dao với mô hình “Thân em như ” trong đó ngoài hình ảnh “tâm
Trang 33lụa đào” như chương trình cơ bản còn xuất hiện thêm hình ảnh “giếng giữa
đàng” Đây đều là những hình ảnh so sánh đẹp, hai vật dụng quý giá và quan
trọng song đều gặp số phận bất hạnh khi cuộc đời phải phụ thuộc vào người khác “a1”, “người khôn, người phàm”
Trong cuốn Tuyến tập văn học Việt Nam của Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, những bài ca đao có cùng mô hình “Thân em như ” xuất hiện với tần số tương đối lớn, theo thống kê ban đầu có 27 câu ca dao với 29 hình ảnh so sánh
Những hình ảnh so sánh này mang đây đủ mọi cung bậc tình cảm của đời sống
tâm hồn người phụ nữ Đó là cái mặc cảm về thân phận phụ thuộc, vô định (cá trong lờ, lọn nhang trân, bèo trôi, bần trôi, giếng giữa đàng, cánh phù dung, cá giữa bàu, cánh buồm trước gió, quả bù, lụa đào, cây bèo), khi đau đớn (giấy nửa tờ, ) song có khi lại là sự tự khẳng định giá trị (trái chanh, lúa đòng đòng, trái mang cau, lúa nếp tơ - lúa nếp cau, cái sập vàng, ) Thậm chí, hình ảnh so sánh
còn thể hiện sự “nổi loạn” trong suy nghĩ của “em” với hình ảnh “hàng sang”,
“xuyến vàng”
Với cuốn Kho tàng ca đao người Việt của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật Theo thống kê có 51 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như ” trong đó đã loại trừ những bài mở đầu bằng mô hình “Em như ”, “Thiếp như ” Mỗi
hình ảnh so sánh đều mang những sắc thái riêng, thể hiện một bình diện nào đó của thân phận người phụ nữ
Theo thống kê bước đầu của một số nhà nghiên cứu thì có 85 bài ca dao có
cùng mô hình “Thân em như ” (không tính số bài mở đầu bằng “Em như ”,
“Minh như `)
Đa phần các câu ca đao này được làm theo thê lục bát, số ít làm theo thể song thất lục bát Tuy nhiên, số lượng những câu ca dao theo thê lục bát cũng chiếm số lượng tương đối vì khả năng truyền tải nội dung lớn Đồng thời, cũng vì sự thoải mái, không gò bó khuôn khổ của thé tho nay phù hợp với nếp cảm nếp nghĩ của người bình dân vốn chuộng sự phóng khoáng Những hình ảnh so
Trang 34sánh thường cụ thê, sinh động và có độ chân thực Nó gân gũi, quen thuộc với
đời sông người bình dân vì thê người ta dê dàng năm bắt được đặc điêm, thuộc tính của chúng dé từ đó hiểu được ý nghĩa tư tưởng mà tác giả dân gian muốn
y
A
truyền đạt Trong kho tàng ca dao truyền thống, ca dao than thân chiếm một số
lượng lớn, đáng chú ý nhất là những bài ca dao ngăn với hai câu lục bát Mở đầu
các bài ca dao này là mô hình quen thuộc “Thân em như ” với hình thức bé ngoài tưởng như giống nhau nhưng mỗi bài đều có nét riêng Điều đó có được
chính bởi sự phong phú của các hình ảnh so sánh Đọc những câu ca dao ta thấy
một thế giới những hình ảnh gần gũi, thân thiết với môi trường sinh hoạt lao
động chốn làng quê Thiên nhiên dân tộc như ùa vào thơ ca để vẽ lên bức tranh đời sống tâm hồn con người Việt Dưới đây là bảng thông kê những hình ảnh so sánh xuât hiện trong nhóm lời ca có mô hình câu trúc “Thân em như ”
Nội dung Hình ảnh so sánh trong những lời ca dao mở đầu có cùng mô hình “Thân em như `
I.Hình anh | Chén lua dong dong, chim phượng hoàng, chuông vàng, mãng dep dé, sang câu, cá hóa long, lụa đào, lụa điêu, cây quê tiên non, cái sập
trọng vàng
2.Hình ảnh | Hạt tâm mắn năm giữa đàng, gạch lát đàng, mấy củ khoai, rau thấp hèn, | má mọc bờ giếng khơi, cỏ ngoài đồng, chổi đầu hè, quả đậu leo kém giá trỊ cành khô, miêng xòe, cọc bờ rào, cơm nguội, chiêu rách nhà
hàng bỏ quên, đã cuội giữa đường, trái chanh, ngọn rau dừa
3.Hình ảnh | Con hạc đầu đình, hạc lánh đường mây, hạt mưa sa, cá trong lờ, phụ thuộc, | lọn nhang trần, bèo trôi, con cá giữa bàu, cánh buồm trước gio,
nổi trôi trai ban, qua xoai trén cay, chiéc thuyén be, cá rô mà
4.Hinh anh | La dai bi, giấy nua to, con co trang, chiếc nón bung vành, con
đau đớn, | nhạn một mình, cúc mọc bờ rào, cành trúc lọt vào giàn mai,
buôn tủi cánh hồng hoa, đóa hoa rơi, con rùa, trai mang cầu, con đơi, cột
đình chung, lúa giữa đồng, cá trong bôn, con phụng lạc bầy, cá
lội tránh mỗi, quả bù, cánh phù dung
Trang 35
5.Hinh ảnh | Hàng săng, mít trên cây, hoa gạo trên cây, xuyến vàng, hột gạo lắc
ngang tàn, | trên sàng, trái mít trên khơi, đọi nước đây
thách thức
Những hình ảnh lẫy từ đời sống lao động và tự nhiên vốn gần gũi với người
lao động nay trở thành phương tiện gửi gắm tâm hôn tình cảm con người Thuần Phong từng viết: “Ca đao tự vạch cho mình một lối đi riêng, dầu khơng hào
nhống, song hết sức hiên ngang, hết sức dân tộc” [6, 2696] trong đó có cách sử
dụng những hình ảnh so sánh Nghĩa của các hình ảnh so sánh trong ca dao trữ tình của người Việt bao gồm cả nghĩa biểu hiện, nghĩa thông báo lẫn nghĩa biểu
tượng và biểu cảm vì vậy có độ hàm súc và sức truyền cảm cao
2.1.2 Kết quá khảo sát
Với nhóm lời ca có mô hình cấu trúc “Thân em như ” ta bắt gặp ở đó một
thế giới hình ảnh so sánh được lấy chất liệu từ đời sống sinh hoạt, thiên nhiên Việt Theo thống kê bước đầu có 85 bài mở đầu bằng mô hình này Xuân Diệu
từng viết: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước, như có cát,
có biển, như có mô hôi người, chúng ta sẽ cảm thông dần dần nơi khéo mắt giọt
sương ướt sáng ngời Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già non sông” Với 85 câu ca đao này, chúng ta cũng thấy điều Xuân Diệu đã khẳng định, với những
hình ảnh bắt nguồn từ đời sống sinh hoạt, thiên nhiên Việt ân giấu bao tâm sự 2.1.2.1 Hình ảnh so sánh trong ca dao miễn Bắc (có 26/85 lời ca dao, chiếm 51%)
Trong cuỗn Kho tàng ca đao người Việt (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật), ta thống kê được 23 hình ảnh so sánh mang đậm đặc trưng nền văn hóa xứ
Kinh Bắc với nếp cảm, nếp nghĩ của con người mảnh đất đồng bằng Bắc Bộ Với
cuốn sách này, những hình ảnh so sánh miền Bắc chiếm 47,9% trong tổng số 48
hình ảnh mà các tác giả đã tông hợp được
Các hình ảnh so sánh là kết quả của trí tuệ, tâm hồn, tính cách, nếp nghĩ và
cả phong thô, cảnh quan, vùng đất ấy Hình ảnh xuất hiện trong những câu ca
Trang 36dao miền Bắc thường là những đồ dùng, hiện tượng, mang giá trị, cần thiết
cho mọi người thể hiện niềm kiêu hãnh Vì vậy, dù là những câu ca dao than
thân nhưng những hình ảnh so sánh vẫn rất đẹp với sự chau chuốt của người
nghệ sĩ dân gian Đó là hình ảnh “giếng giữa đàng” - mạch nguồn sự sống của dân làng; “lụa” - đẹp đẽ, sang trọng: “hạt mưa sa” - từ trời cao xuống, Trong
nỗi xót xa cho phận mình khi số phận không tự định đoạt được thì “em” vẫn ý
thức sâu sắc được giá trị bản thân mình Song càng ý thức được điều ấy thì càng
thêm đau đớn khi ngẫm cho phận mình
2.1.2.2 Hình ảnh so sánh trong ca dao miễn Trung (có 9/85 lời ca dao,
chiếm 17,6%)
Từ việc khảo sát, ta thống kê được có 16 hình ảnh mang nét văn hóa mảnh
đất miền Trung trong cuốn Kjo fàng ca đao người Việt (Nguyễn Xuân Kính,
Phan Đăng Nhật), chiếm 33,3% trong tổng số 48 hình ảnh xuất hiện đã được
tong hop trong cuốn sách này
Những hình ảnh so sánh mộc mạc, bình dị gan với đức tính khiêm tốn, chịu
thương chịu khó của người dân mảnh đất đầy nắng và gió Đó là hình ảnh “cá vờ
lờ”, “cột đình”, “áo mới may”, “hột cau khô”, Đọc những câu ca dao ay ta thay
nét đặc trưng của cả một vùng đất:
“Thân em như rau muống đưới hồ
Nay chìm mai nỗi, biết mô nào hành”
Song cũng có khi xuất hiện hình ảnh “lụa” nhưng ẩn tàng bao nỗi đắng cay về thân phận:
“Thân em như tam lua điều
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương”
2.1.2.3 Hình ảnh so sánh trong ca dao miễn Nam (16/85 lời ca đao,
chiếm 31,4%)
Tương tự những hình ảnh so sánh miền Bắc và miền Trung, hình ảnh so sánh mảnh đất Nam Bộ được liệt kê trong cuốn Kho tàng ca đao người Việt
chiếm 18,7% trong tông số 48 hình ảnh
Trang 37Văn hóa Nam Bộ gắn với sông nước, miệt vườn nên hình ảnh so sánh xuất hiện trong những câu ca dao xuất hiện nhiều những hình ảnh đó Trong những câu
ca dao than thân, ta thấy xuất hiện một loạt những hình ảnh thân thuộc gắn với mảnh đất này Đó là những đồng lúa, quả xoài trên cây, cá giữa rào, bèo trôi,
“Thân em như cánh buồm trước gió
Nay đây mai đó thiệt khó làm sao” [1, 690]
Hình ảnh so sánh “cá rô mề” xuất hiện giữa “chợ” vừa gợi lên sự bất hạnh
khi không định đoạt được số phận vừa gợi nỗi bn tủi ai ốn khi trở thành món
hàng phơi ra giữa chợ đời Người phụ nữ xưa bị ràng buộc bởi nhiều sợi dây vô
hình và hữu hình khiến họ không thê vươn lên:
“Thân em như cá vô lờ
Mắc hom chật hẹp biết bao giờ lộn ra”
“Béo” goi su ham hiu, rẻ rúng, chua xót, cô đơn và tội nghiệp Kết hợp từ “bèo + bọt” càng gợi sự hèn kém, tuyệt vọng về thân phận mình Hình ảnh bèo ay xuat hién ca trong van hoc trung dai dé ám chỉ về thận phận bap bénh nang Kiéu “béo dat, hoa tréi” “Ban” loai cdy vén không được người đời để ý vậy mà nay trôi dạt, bập bềnh trên sóng nước thì mong gì ai đối hồi! Nó chỉ chờ ngày mục nát, hóa thân theo dòng nước, bãi sình nơi nó sinh ra Hình ảnh “trái ban” được dùng để so sánh với “thân em” gợi sự ám ánh về thân phận lạc lõng giữa
bốn bề trời nước vô định và ấn tàng một câu hỏi không lời đáp với câu hỏi tu từ đầy nỗi khắc khoải Người dân Nam Bộ lấy thứ trái cây bình thường, dân dã để
so sánh thể hiện bản tính của con người nơi đây vốn ưa những điều mộc mạc,
gần gũi Thế nhưng cũng đủ truyền tải bao ý tình trong những hình ảnh so sánh
ây Người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến với cai gong cùm vô hình “tam tòng tứ đức”, nỗi niềm than thở “thân em như ” chỉ biết gửi gắm vào ca dao
cùng với những hình ảnh thiên nhiên Đó có thể là cây cỏ, ao hồ, trăng sao,con
vật, Con người nay bi “đồ vật hóa” thể hiện sự bất hạnh, đớn đau của thân
phận người phụ nữ
Trang 38Xuân Diệu cho rằng mọi người qua ca dao có thể: “học tên đất, tên nước,
tên sao, tên cá, tên chim muông, tên cây cỏ, học máu và mô hôi, nước mắt và
nụ cười của những con người” [6, 2669] Với hình ảnh so sánh trong những lời
ca dao có cùng mô hình “Thân em như ” của ba miền đất nước, ta cũng thấy điều ấy
2.2 Ý nghĩa biểu đạt của các hình ảnh so sánh
Chất liệu so sánh chăng lẫy đâu xa mà chủ yếu ở cảnh vật thiên nhiên làng
quê, những vật quen thuộc và gần gũi trong lao động, sinh hoạt Bởi ca dao vốn khởi nguồn và tổn tại gắn liền với đời sống của người bình dân Vì thế, những câu ca đao thường mộc mạc giản dị mà vẫn giàu sức gợi hình, gợi cảm Qua những câu ca dao nói chung và những câu ca dao than thân nói riêng ta bắt gặp một thế giới hình ảnh so sánh mang đậm hồn dân tộc, người nghệ sĩ dân gian lấy
từ đời sống để rồi thối vào đó bao ý và tình Khi đi vào ca dao những hình ảnh ấy được cấp thêm những ý nghĩa khác với sức gợi cao Người xưa nói “người ta hoa
đất”, hỗn người và hồn tạo vật như đồng điệu, hòa hợp làm một Tâm tư con người nay được vẽ ra qua những hình ảnh so sánh mang đậm màu sắc xứ sở ấy, hồn người được gửi hồn tạo vật
Dựa vào việc khảo sát và phân tích, ta có thê chia hệ thống hình ảnh so sánh thành 4 nhóm hình ảnh cơ bản sau Mỗi mô hình mang ý nghĩa và sắc thái biểu cảm riêng
2.2.1 Hình ảnh “thân em” dep dé, sang trọng
Với hình ảnh so sánh mang ý nghĩa biểu đạt này, ta có các mô hình cẫu trúc
sau:
Câu lục: “Thân em như” + [sự vật đẹp]
Câu bát: [hoạt động tự nhiên của sự vật đẹp ay]
Trong nỗi đắng cay về thân phận mình, họ vẫn tự tin khẳng định vẻ đẹp, giá trị vốn có với hình ảnh so sánh đẹp đẽ, cao quý Trong chuỗi dài xót xa với
những bài ca dao mang âm hưởng ai oán, ngậm ngùi ta vẫn thấy vút lên đâu đó những câu ca đây tự tin, lạc quan thê hiện niêm yêu đời:
Trang 39“Thân em như chim phượng hoàng
Khi bay qua bể, khi đậu ngàn sơn lâm” [1, 537]
Loài chim “phượng hoàng” tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn vốn gắn liền với bậc chân mệnh thiên tử Đó là một trong tứ linh (long, ly, quy, phượng) nay được sử dụng làm chất liệu so sánh với “thân em” đủ cho ta thay sy cao gia, đẹp đề của thân phận người con gái Người con gái được ví với loài chim quý với sự tự do khi được sải cánh trong khung trời với không gian bao la “bể, sơn lâm” Vì thế, câu ca dao không gợi lên sự ai oán, ngậm ngùi vốn có trong những lời ca suy ngẫm về thân phận mà nó thể hiện sự tự tin, kiêu hãnh của “em” khi
nghĩ về thân phận mình Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy sức sống như thế
xuất hiện tương đối ít trong ca dao song chúng đều có giá trị thâm mĩ độc đáo: “Than em nhu cay lua triu bong”
Nga nghiêng đưới ngọn nắng hồng ban mai” [1, 658 ]
Người con gái được ví với “cây lúa trĩu bông” tràn trề sức sống xuất hiện dưới không gian trong trẻo, mới mẻ “nắng hồng ban mai” thê hiện niềm yêu đời, lạc quan của người con gái đang ở độ đẹp nhất cuộc đời Trong xã hội xưa, liệu có mây “thân em” may mắn có được niềm hạnh phúc ấy
Hình ảnh so sánh với ý nghĩa biểu đạt “thân em” đẹp đế, sang trọng còn gắn
với mô hình sau:
Câu lục: “Thân em như” + [sự vật quý]
Câu bát: [vị trí cao sang, trọng vọng của sự vật quý ấy] “Thân em như thê chuông vàng
Ở trong thành nội có một ngàn quân lính hầu” [6, 262 ]
“Thân em” được so sánh với những hình ảnh cao quý, sang trọng được người đời trân trọng “chim phượng hoàng” và nay ở câu ca dao này là “chuông vàng” “Chuông vàng” là loại chuông quý đây giá trị, bản thân chuông khánh đã không tầm thường nhưng nói đến sự quý giá thì phải kể đến chuông vàng Loại chuông ấy chỉ có trong cung và được canh giữ nghiêm ngặt Qua đó người nghệ
Trang 40sĩ dân gian khẳng định giá trị không hề tầm thường của người con gái Giá trị bản thân được khẳng định đầy tự tin và tự hào trong xã hội “nam quyền” vốn không coi trọng tiếng nói của nữ giới Hình ảnh “thân em như ” được so sánh đẹp đẽ, cao quý lạ thường xuất hiện trong ca dao không ít:
“Thân em như quả mãng cầu
Đặt lên hương an, hac chau hai bên” [6, 2032] Hay:
“Thân em như cá hóa long
Chín tầng mây phủ, ở trong da trời” [1, 317]
Người con gái ví mình như “cá hóa long”, từ thân phận thấp hèn vươn lên
khẳng định giá trị bản thân mình với thân phận cao quý, sang trọng Cuộc đời
“em” thay đôi không còn cái mặc cảm, ám ảnh thân phận của kiếp đời “cá chậu
chim lồng” đầy sự gò bó, hèn kém Người con gái nay có một cuộc đời mới đầy
tự do “chín tầng mây phủ, ở trong da trời” Đó là kiếp đời mới mà bao cô gái
sống trong xã hội xưa phải khao khát ước ao mà không sao có được
“Thân em như giọt nắng xuân Mơ vào cửa phủ thắm nhuằn thơ anh”
Người con gái trong câu ca dao hiện ra thật đẹp đế, trong trẻo khi được so sánh với “giọt năng xuân” Trong bốn mùa của đất trời mùa xuân là mùa khởi
đầu với bao sinh khí khi tạo vật ở độ căng tràn nhựa sống Cho nên “giọt nắng
xuân” ấy cũng mang trong mình bao sức sống với cái màu năng rực rỡ Đó là hình ảnh để ám chỉ người con gái đang ở độ đẹp nhất cuộc đời với bao ước vọng
và khao khát về tình yêu, mong muốn gắn kết đồng cảm với người mình yêu
thương “thấm nhuan tho” anh Cô gái ý thức được giá trị bản thân, vẻ đẹp của
mình và niềm khao khát về hạnh phúc lứa đôi của cô cũng không hề tầm thường,
suỗng sã “Thân em” không chỉ đơn giản chấp nhận một cuộc sống thấp kém, mà cô gái hướng tới cuộc sống cao sang mà mình đáng được nhận Đó chính là cuộc sống sung túc, đầy đủ nơi “cửa phủ” Trong ca dao trữ tình thật hiếm những câu