Ông đã góp sức dẹp tan được những cuộc khởi nghĩa lớn chống đối triều đình: khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nùng Văn Vân, hay công thành Trấn Tây Cao Miên…đều đạt được thắng l
Phương pháp nghiên cứu
Những nhân tố ảnh hưởng đến Nguyễn Công Trứ
1.2.2 Những luồng tư tưởng lớn thời bấy giờ
Nguyễn Công Trứ cuộc đời và sự nghiệp làm quan
Tâm trạng bất mãn của nhà nho tài tử
2.2.2 Phê phán mặt trái của đồng tiền
Ý chí của Nguyễn Công Trứ
2.3.1 Ý chí của đấng nam nhi
2.3.2 Vai trò và bổn phận của kẻ sĩ
Con người tài tử Nguyễn Công Trứ
2.4.1 Nguyễn Công Trứ con người đa tài
NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ
3.1.1 Từ địa phương, bình dị gần gũi
3.1.4 Từ cổ, điển cố điển tích
NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ 3.1 Ngôn ngữ
Giọng điệu
3.2.1 Tự tin, lạc quan, dí dỏm
3.2.4 Tha thiết đượm buồn, réo rắc, khoan thai nhịp nhàng 3.3.5 Tự hào, kiêu hãnh
Nghệ thuật miêu tả
3.3.3 Con người trong thơ Nguyễn Công Trứ
NHẬN XÉT CỦA CBHD- CBPB
1 Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX phát triển nổi trội, với sự xuất hiện của loại hình nhà nho tài tử, nổi bật với các tên tuổi lớn như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…Họ là những người được trời phú cho những biệt tài, ở nhiều phương diện khác nhau Trong số đó Nguyễn Công Trứ là một người rất tài giỏi, làm việc gì cũng hết mình, tính tình phóng khoáng, thích tự do và làm theo sở thích của mình, nhưng vẫn không nằm ngoài khuôn vàng thước ngọc của Nho giáo Đã rất lâu rồi, trong một lần tình cờ bật ti vi xem chương trình của Đài truyền hình Việt Nam Người viết đã có dịp xem một đoạn phim nói về Nguyễn Công Trứ Trong đoạn phim ấy, đã chiếu một cảnh đông đảo nhân dân đang trịnh trọng rước chiếc kiệu thờ ông, đi trên đường và bình hai câu thơ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất; Phải có danh gì với núi sông.”[14; tr.48] Người viết thấy rất hay, rất có ý nghĩa đối với cuộc đời của mình, và biết được tên của ông là Nguyễn Công Trứ Lúc đó, người viết tự trách mình đã không tìm hiểu nhiều về những người tài giỏi của nước ta Không ngờ là khi nhận đề tài luận văn, có lẽ do số phận đưa đẩy người viết lại một lần nữa có duyên với ông, và có cơ hội tìm hiểu nhiều về ông. Nguyễn Công Trứ là một người đa tài, nổi tiếng với tài kinh bang tế thế, quân sự, chính trị và văn chương Ông đã góp sức dẹp tan được những cuộc khởi nghĩa lớn chống đối triều đình: khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nùng Văn Vân, hay công thành Trấn Tây (Cao Miên)…đều đạt được thắng lợi, điều đó chứng minh được tài trí hơn người của Nguyễn Công Trứ. Ở một phương diện khác, ông là một nhà kinh bang tế thế, luôn quan tâm chăm lo cho đời sống người dân Ông là người khởi xướng và có công rất lớn trong việc khai khẩn đất hoang, dựng làng lập ấp, đào sông, đắp đê, lấn đất ra biển, lập nên hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình), được người dân vùng này ghi nhớ công lao, lập sinh từ thờ ngay khi ông còn sống.
Bên cạnh con người năng động võ tướng tài ba, ông còn là con người của thơ văn Thơ của ông chiếm một vị trí quan trọng, rất có giá trị trong văn học trung đại Việt Nam Sáng tác của ông như một bức tranh sinh động về con người và cuộc sống, với những khát khao, hoài bão, tâm tư, tình cảm của con người nặng nợ với núi sông Những điều diễn ra trong cuộc sống mà ông đã trải qua, bằng những góc nhìn qua lăng kính chủ quan của ông Đồng thời đã hình thành nên những quan niệm của ông về: con người và cuộc sống Ông đặc biệt thành công ở thể hát nói của ca trù và biến nó thành một thể thơ Đây là một thể loại rất thích hợp với cá tính của ông, mạnh mẽ, tự do, phóng túng, đôi lúc tự phụ và hơi ngông Nguyễn Công Trứ là một người khá thú vị và hóm hỉnh trong các giai thoại, thể hiện bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ của ông nhưng mang tính bình dân sâu sắc.
Từ con người rất đổi tài tử ấy, những công lao to lớn của ông, những giai thoại về ông, những giá trị mà thơ văn của ông thể hiện, cũng như cái duyên với ông, đã tạo nên nguồn cảm hứng và cũng là lý do cho người viết chọn đề tài Biểu hiện nhân sinh quan qua thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, để hiểu thêm về cuộc đời, và những giá trị mà nhà nho tài tử này đã để lại trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Nhà nho Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà nho xuất sắc tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam Sự nghiệp sáng tác của ông tuy không được gọi là quá lớn, nhưng lại rất có giá trị cao Khi đọc thơ văn của ông chúng ta rất dễ nhớ, bởi vì ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong thơ ông rất mộc mạc, gần gũi và có sức khái quát cao về nhiều điều trong cuộc sống, nó mang một nét phong cách rất Nguyễn Công Trứ không lẫn với ai được Vì thế, con người và thơ văn của ông là nguồn đề tài hấp dẫn thu hút được rất nhiều sự nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học ở nhiều giai đoạn, vẫn được tiếp tục nghiên cứu ở các thế hệ sau. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp tư tưởng của nhà nho Nguyễn Công Trứ Ông là một khối rubic đa diện Tư tưởng thời trai trẻ của ông có sự đối lập với tư tưởng sau khi làm quan và đến lúc về hưu Ban đầu ông hết lời ca ngợi chí nam nhi, đề cao vai trò và bổn phận của kẻ sĩ, dần dần về sau ông ngán ngẩm công danh, không còn ôm ấp chí hướng tung hoành nữa, mà ông quay về với triết lí nhàn lạc Có lúc ông đề cao tư tưởng này có khi lại hạ thấp nó, xem như trò chơi làm cho không ít những nhà nghiên cứu tốn khá nhiều công sức để tìm hiểu, chứng minh.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ, Chúng tôi nhận thấy những biểu hiện nhân sinh quan, hay còn gọi là những quan niệm về cuộc sống của ông, được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến: Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Lộc, Doãn Quốc Sỹ- Việt Tứ, Nguyễn Đức Mậu…Họ đã nghiên cứu sâu và tìm cách giải thích nguyên nhân vì sao mà Nguyễn Công Trứ lại có nhân sinh quan như thế
Do đó, mỗi nhà nghiên cứu sẽ có những nhận định riêng về Nguyễn Công Trứ. Trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Công Trứ Phạm Thế Ngũ đã đề cập đến triết thuyết nhân sinh của Nguyễn Công Trứ, và tìm nguyên nhân giải thích vì sao quan niệm đó lại được hình thành Phạm Thế Ngũ đã đưa ra nhận định: “Có lẽ quan niệm của ông khởi nguồn cũng không ở ngoài tư tưởng tam giáo.” Nhưng rồi xét cho cùng thì Phạm Thế Ngũ kết luận rằng: “Thái độ ấy rõ rệt hơn bắt nguồn ở những kinh nghiệm cuộc đời ông.”[17; tr.276] Như vậy, Phạm Thế Ngũ đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thái độ sống, quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ.
Bài viết Thơ văn Nguyễn Công Trứ , Nguyễn Lộc đã đưa ra nhận xét nội dung thơ văn Nguyễn Công Trứ như sau: “Thơ văn của Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hoạt động, lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn; vừa ca tụng Nho giáo vừa ca tụng Đạo giáo; vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng; vừa tự khẳng định mình lại vừa phủ định mình… Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn” [17; tr.332] Nguyễn Lộc đã tìm thấy sự mâu thuẫn trong tư tưởng sống của Nguyễn Công Trứ trước sau có sự thay đổi, và ông lại nhận định: “Quá trình diễn biến tư tưởng của Nguyễn Công Trứ từ quan niệm chí nam nhi đến triết lí hành lạc là quá trình sụp đổ hoàn toàn của lí tưởng xã hội ở nhà thơ này.”[17; tr.349] Nguyễn Lộc đã chỉ ra những mặt hạn chế tư tưởng Nguyễn Công Trứ Bài viết Nguyễn Công Trứ, Nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh sau một trăm năm , Lưu Trọng Lư đưa ra nhận định khác: “Nguyễn Công Trứ vẫn ở trong cái khắc khổ của Nho, mà vẫn khoáng vật thích lảng như một đồ đệ của Lão Trang Tiên sinh vừa hành binh, trị nước, vừa ngâm hoa vịnh nguyệt mà cái này không hại đến cái kia…Nguyễn Công Trứ vào đời trang nghiêm như đức Trọng Ni, ra đời hiền vui như thầy Trang Tử Không phải là một thi nhân đáng lưu truyền hậu thế, mà là một quan niệm về nhân sinh đáng truyền bá giữa một cuộc đời Âu Tây chật vật.”[17; tr.119-120] Lưu Trọng Lư thì ca ngợi cách sống của Nguyễn Công Trứ, khi trai trẻ thì đóng góp công sức cho đất nước, lúc về già thì sống cuộc đời an vui hưởng thụ, dưới cách nhìn người hiện đại thì đó là lối sống rất lí tưởng, không có gì đáng chê trách cả.
Bài viết Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ tác giả Trương Chính đã đưa ra nhận định về thơ Nguyễn Công Trứ: “Thơ ông gắn liền với cuộc đời, bất cứ nỗi vui buồn nào cũng được phản ánh vào thơ, không giấu diếm, không tô vẽ, nghĩ như thế nào viết thế ấy, mộc mạc, nôm na, nhưng ý nghĩ chân thành xúc cảm sâu sắc, yêu ghét rõ ràng, đọc rất thấm thía.”[17; tr.451] Tác giả đã rất dụng công nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ để đưa ra những đặc điểm về thơ văn Nguyễn Công Trứ.
Bài viết Hát nói Nguyễn Công Trứ Nguyễn Đức Mậu đã xem xét rất kĩ về quan niệm hành lạc: “Đó là tư tưởng đề cao con người tự nhiên, chống lại những khắc khe của tư tưởng đề cao con người xã hội lễ giáo, đó là thái độ chống đối lễ giáo chuyên chế đồng thời đòi quyền hạnh phúc tự do cho cá nhân, cụ thể là con người tài tử.”[15; tr.461].
Bài viết Quan niệm nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ với quan niệm truyền thống của dân tộc, Doãn Quốc Sỹ- Việt Tứ lại đưa ra nhận định: “Ta có thể nói tư tưởng và hành động của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trọn vẹn nhân sinh quan đầy đủ (tổng hợp tất cả tư tưởng á đông), kiện toàn nhân loại (vừa hành động vừa giải trí hưởng nhàn), lại thanh cao vì luôn luôn hướng tới điều hòa mầu nhiệm tình, lý và chí Đó là điển hình của con người viên mãn thế kỷ XX (Conception del’hommetotal.).”[2; tr.68].
Bài viết Nguyễn Công Trứ với quan niệm kẻ sĩ chí khí nam nhi và thái độ cầu nhàn , Phạm Thế Ngũ rút ra kết luận về quan niệm kẻ sĩ theo Nguyễn Công
Trứ có 3 thời: “Hối tang, hiển đạt và nhàn dật…Quan niệm ấy đặt cho kẻ sĩ một chương trình sống đầy đủ, những tài năng và đức tính thật cao xa Kẻ sĩ như vậy học hành lưỡng đạt, văn võ kiêm toàn, xuất xứ kinh lịch Về lí thuyết thì quan niệm ấy đi qua cả cái chủ trương nhập thế của Khổng Mạnh Cái ý “danh thành thân thoái”, làm nên mà không cư công là của Lão Trang Trên thực tế thì rất có ít kẻ sĩ đã thực hiện được một cuộc sống như vậy.”[2; tr.568-569].
Bài viết Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta , Trần Nho Thìn đã nghiên cứu khá kĩ về Nguyễn Công Trứ Ông đã điểm qua nhiều công trình nghiên cứu như: Công trình biên khảo của giáo sư Lê Thước, bài viết của Lưu Trọng Lư,
Nguyễn Bách Khoa, giới nghiên cứu miền Bắc, bài viết của Trương Chính, những bài thảo luận trong chuyên đề Nguyễn Công Trứ- con người, cuộc đời và thơ, ngày 15-12-1994, in thành sách Ông còn khảo sát những bài viết những năm 90 của thế kỷ XX, bài viết của giới nghiên cứu miền Nam Trần Nho Thìn đã có cách nhìn rất thấu đáo về con người của Nguyễn Công Trứ, ông còn giải thích rất nhiều vấn đề gây tranh cải của Nguyễn Công Trứ một cách rất thỏa đáng Trần Nho Thìn nhận định: “Chúng ta trân trọng bản lĩnh cùng ý chí tự khẳng định cá nhân của ông, mặc dù cách nhận định con người cá nhân đó có những nội dung ngày nay không thật phù hợp nữa Nhưng thời đại của chúng ta là thời đại phục hưng những giá trị của truyền thống Nguyễn Công Trứ về phương diện này gần gũi với chúng ta hơn một số tác gia khác.” [18; tr.219] Bài viết này của Trần Nho Thìn có lẽ là bài viết khá đầy đủ và đánh giá đúng về con người của Nguyễn Công Trứ hơn
Trên đây là một vài công trình nghiên cứu trong rất nhiều công trình viết về nhà nho Nguyễn Công Trứ, mỗi bài viết là những nhận định đánh giá khác nhau về nhiều phương diện trong cuộc đời lẫn sáng tác của Nguyễn Công Trứ, được nghiên cứu công phu, tâm huyết của nhiều tác giả và đó là những việc làm rất đáng được trân trọng Nhưng về những Biểu hiện nhân sinh quan qua thơ Nôm Nguyễn