Nghiên cứu và tìm hiểu hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, trên cơ sở tiếp thunhững ý kiến, những công trình nghiên cứu, những phát hiện tương đối mới mẽ của các nhà nghiên
Trang 1Hình tượng nhà nho và nghệ thuật thể hiện hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được xem là một trong những nhà thơ tài
tử, với bản tính phóng túng mạnh mẽ, có triết lý sống ngoài khuôn khổ nhưng lại bị gò mình trong tư tưởng Nho giáo và cúi mình phục vụ triều đình phong kiến Đấy chính là sự mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của con người Nguyễn Công Trứ, cho nên khi đọc thơ ông chúng ta luôn có cảm giác đầy mới lạ đan xen nhau, nhận thức con người ông mỗi lúc một khác cần khám phá, tìm hiểu
Có thể nói, trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ, mảng thơ Nôm chiếm một vị trí quantrọng và đầy ý nghĩa Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn CôngTrứ nhưng hầu hết chỉ khám phá về mặt tư tưởng, phong cách nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu hình tượng nhà nho trong thơ ông
Nguyễn Công Trứ đã tiếp thu Nho giáo một cách tích cực, chính điều đó được thể hiện sâu sắc trong thơ Nôm của ông khi viết về con người nhà nho
Nghiên cứu và tìm hiểu hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, trên cơ sở tiếp thunhững ý kiến, những công trình nghiên cứu, những phát hiện tương đối mới mẽ của các nhà nghiên cứu trước đây, chúng tôi mong muốn với công sức nhỏ bé của mình, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ đem đến một cái nhìn mới, cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề này Đồng thời, góp phần hữu ích vào công việc phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Mặc dù sự nghiệp thơ văn của ông không quá lớn và đồ sộ về số lượng, nhưng nó lạichứa đựng nhiều vấn đề quan trọng, lý thú và khá phức tạp, vì vậy nó thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà phê bình, nghiên cứu về thơ văn, cộc đời của Nguyễn Công Trứ
Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và một số biểu hiện con người trong thơ văn ông Phải nói rằng việc đánh giá về con người và thơ văn của Nguyễn Công Trứ còn có chỗ chưa thỏa đáng, cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu có lúc
“lên thác, xuống ghềnh”, khen nhiều và chê cũng không ít Điều này cũng có nguyên nhân của
nó, vì thơ văn của ông nó biểu hiện sự đa tính, phức tạp, đầy mâu thuẫn và nhiều ẩn số về chính con người của nhà thơ
Nghiên cứu hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, trong quá trình làm khóa luận, thông qua sự tìm hiểu, chúng tôi quan tâm đến một số công trình của các tác giả sau:
Năm 1978, Tác giả Nguyễn Lộctrong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVII- nửa đầu
thế kỉ XIX (tập 2) đã nhận định: “Thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức
tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hành động, vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn: vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca tụng Đạo giáo: vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng: vừa tự khẳng định mình lại vừa phủ định mình, v v… Nguyễn Công Trứ là khối mâu thuẫn lớn”[ 8, tr.312] Đúng vậy, khi tìm hiểu về cuộc đời cũng như thơ
văn của ông ta thấy sự mâu thuẫn con người thể hiện rõ trong sáng tác của ông Tác giả Nguyễn
Lộc còn khẳng định: “Xét trong toàn bộ cuộc đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ, phải thấy quan niệm công danh của nhà thơ trước hết có nghĩa là nhiệm vụ của người làm trai, là một món “nợ
Trang 2lần” phải trả Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trong xã hội
phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm việc “trí quân, trạch dân” [8, tr.318 -319]
Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Lộc tập trung vào ba chủ đề chính: Chí nam nhi,cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình, những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc
Năm 1983, trong cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ của tác giả Trương Chính, tác giả đã chia thơ
văn ông thành “thơ lãng mạn, thơ hành lạc, thơ triết lý, thơ cầu nhàn Nhưng cũng như các nhà thơ chân chính, thơ ông là thơ ký thác tâm sự, không có những bài không đau mà rên không có thơ thù tạc Thơ ông gắn liền với cuộc đời ông” [1, tr.41], tác giả đã có cách nhìn nhận sâu sắc
về thơ của ông Trương Chính cũng khẳng định: “bất cứ nỗi buồn nào cũng được phản ánh vào thơ, không dấu diếm, không tô vẽ, nghĩ thế nào thì viết thế ấy, mộc mạc nôm na nhưng ý nghĩa chân thành sâu sắc, yêu ghét rõ ràng: đọc rất thấm thía” [ 1, tr.41] Đây là một nhận xét xác đáng, ý kiến của tác giả gần với ý kiến của Nguyễn Lộc, Nguyễn Lộc cũng cho rằng : “thơ văn ông không chạm trỗ, đẽo gọt, mộc mạc: nôm na mà vẫn gây xúc cảm”.
Năm 1995, bài tiểu luận nghiên cứu về con người cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Công Trứ
trong cuốn Nguyễn Công Trứ con người- cuộc đời của nhiều tác giả, các tác giả trong bài viết
này đã phát hiện ra: “ông luôn lạc quan vì ông tin tưởng rằng mình có tài, rằng mình là “tú khí giang sơn chung đúc lại” [ 23, tr.67], ở đây ta thấy sự xuất hiện của cái tôi tự khẳng định mình,
có lẽ đây là hình mẫu của nhà nho tài tử thời bấy giờ, họ tự hào mình là một người có tài năng Đồng thời, Nguyễn Công Trứ cũng công khai thú hành lạc của mình, cũng như của các nhà nho cùng thời
Bài nghiên cứu của các tác giả Hồ Sỹ Hiệp, Lâm Quế Phong in trong cuốn Nguyễn Công Trứ
Cao Bá Quát, Nxb văn nghệ TPHCM, năm 1997 các tác giả viết: “Những sáng tác của ông
trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của họ Ông đặc biệt ca ngợi con người hành động, con người trung hiếu, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo, đã kích Phật giáo và tràn trề tin thần lạc quan tin tưởng” [ 2, tr.19], đây là giai đoạn mà Nguyễn Công
Trứ hăm hở, cái hăm hở của một nhà nho sau khi đỗ đạt ra phụng sự giúp vua cai trị đất nước Nhưng càng về sau, do nhận ra bản chất của cái xã hội đen tối, bất công, nhận ra xã hội mà ông tôn thờ vốn không tốt đẹp như ông hằng nghĩ, nên tinh thần lạc quan càng giảm sút, tác giả cũng
thừa nhận trong “Nguyễn Công Trứ là con người hành động nhưng cũng là con người hành lạc”
[ 2, tr.40]
Năm 2003, trong cuốn Tác gia tác phẩm Nguyễn Công Trứ, Nxb giáo dục do tác giả Nguyễn
Nho Thìn giới thiệu và tuyển chọn có nhiều bài viết có sự nhận xét và phát hiện có giá trị về cuộc đời cũng như thơ văn ông, trong đó phải kể đến các tác giả như:
Trong bài viết Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta Nguyễn Nho Thìn đã đề cập tới yếu tố
hành lạc, triết lý cầu nhàn hưởng lạc biểu hiện rất rõ trong thơ Nguyễn Công Trứ Có thể nói, đâykhông phải là một phát hiện mới mẽ nhưng điều đó nó chứng tỏ các nhà nghiên cứu đã đồng nhấttrong quan điểm nhìn con người của nhà thơ
Với bài viết của tác giả Lê Thước về Sự nghiệp và thơ văn của uy viễn tướng công Nguyễn
Công Trứ,tuy ở bài viết này tác giả chưa có sự phát hiện mới về tư tưởng con người Nguyễn
Công Trứ, nhưng đây là công trình biên khảo có ý nghĩa nền tảng làm tư liệu khi nghiên cứu Lê Thước phân chia các giai đoạn trong cuộc đời và đánh giá nhà thơ theo tiêu chí lập công, lập đức
và lập ngôn
Nguyễn Khắc Hoạch với bài viết Lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Công
Trứ Bài viết không đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng của tác giả mà tìm hiểu quá trình trưởng
thành cho đến cuối cuộc đời của nhà thơ Mỗi giai đoạn như vậy có một lý tưởng, một cách sống riêng Thời xuất chính ông tích cực hành đạo, thời ẩn dật ông lui vào hậu trường hưởng cuộc đời
Trang 3nhàn lạc của người đã làm tròn nhiệm vụ.
Quan trọng hơn là tác giả Phạm Thế Ngũ nhìn từ khuynh hướng thời đại đi đến quan niệm sống
của tác giả đã có cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc, trong bài viết Sáng tác của Nguyễn
Công Trứ cũng đề cập đến phương diện biểu hiện của con người như: Chí nam nhi, quan niệm
công danh, quan niệm hưởng lạc, triết lý nhân sinh Đặc biệt tác giả còn thấy được điểm tương
đồng và khác biệt giữa Nguyễn Công Trứ và một số nhà nho khác như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng…
Phạm Vĩnh Cư khi bàn về Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ an lạc,xem đó là
mảng sáng tác rất đặc sắc lâu nay vẫn được coi là thơ văn cầu nhàn hưởng lạc hay là thơ văn
hành lạc chiếm một vị trí đáng kể Tác giả khẳng định: “Nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng
nó lên thành một triết lý có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ” Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc thực hiện sứ
mệnh của người anh hùng trên đời đều khát khao sự chơi, cuộc chơi Tác giả cũng khẳng định
rằng: “Bậc trượng phu ấy vì vậy vừa khao khát công danh, vừa vô cầu yên sở ngộ, vừa hăng say nhập cuộc, vừa biết thanh thản xuất thế, vừa biết hành vừa biết tàng, coi hành tàng thực chất không khác gì nhau” (“hành tàng bất nhị kì quan”) [ 18, tr.443] Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện
cái khí phách cứng cỏi, bản lĩnh cao cường của mình trong thơ Thơ ông vừa diễu cợt người đời, vừa diễu cợt bản thân mình
Năm 2007, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập 2) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, Nxb
ĐHSP Đà Nẵng, các tác giả trong công trình này cho rằng: “Tiếng nói chí nam nhi là chủ đề lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thưở hàn vi và thời làm quan đắc chí” [ 10, tr.236] Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định công lao to lớn của ông “Nguyễn Công Trứ đã mang vào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới cho thời đại Nguyễn Công Trứ nhất quán giữa con người trong mối quan hệ với cộng đồng và con người trong mối quan hệ với bản thân; giữa ý thức về trách nhiệm và ý thức về quyền lợi, giữa hành động và hưởng thụ” [ 10, tr.239].
Có thể khẳng định rằng, các công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã đem lại một giá trị to lớn khi đánh giá, nhận xét về thơ văn của Nguyễn Công Trứ Tuy mỗi người có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng tựu chung đều thấy được vẻ đẹp trong con người cũng như giá trị tư tưởng trong thơ văn của ông
Ngoài ra còn có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác như của: Chương Thâu, Vũ Ngọc Khánh, Kiêm Đạt, Nguyễn Minh, Nguyễn Tài Thư Cho đến nay, công việc nghiên cứu
về tác giả và tác phẩm Nguyễn Công Trứ vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng
trống Nghiên cứu Hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ trên cơ sở tiếp thu ý
kiến của các tác giả đi trước, cùng với kiến thức và sự tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu, khám phá cụ thể hơn nữa về hình tượng con người nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, góp phần hữu ích trên con đường nghiên cứu tác giả, tác phẩm thơ văn Nguyễn Công Trứ
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tìm hiểu về hình tượng nhà nho trong mảng thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng tìm hiểu, khảo sát là: Thơ văn Nguyễn Công Trứ của tác giả Trương Chính,Nxb Văn học, 1983, Nguyễn Công Trứ thơ và đời của tác giả Chu Trọng Huyến,
Nxb Văn học, 1996 Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có sử dụng các bài thơ ở các thể loại khác trong sáng tác của ông, và một số bài thơ của một số tác giả khác như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… và một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài Qua đó, nhằm so sánh, đối chiếu để làm sáng rõ hơn về hình tượng nhà nho trong thơ Nôm của
Trang 4ông
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp khảo sát - thống kê.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5 Bố cục của khóa luận
Đề tài của chúng tôi gồm có ba phần Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung có 2 chương chính:
Chương I: Nguyễn Công Trứ - cuộc đời và sự nghiệp thơ văn
Chương II: Hình tượng nhà nho và nghệ thuật thể hiện hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Chương I: Nguyễn Công Trứ - cuộc đời và sự nghiệp thơ văn
1.1 Nguyễn Công Trứ - cuộc đời và thời đại
1.1.1 Cuộc đời
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một con người say mê hoạt động nhưng lắm thăng trầm, nhiều cay đắng Nguyễn Công Trứ húy là Củng, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông sinh ngày mồng 1 tháng 10 năm
1778 Thân phụ là Nguyễn Công Tấn, đỗ Cử nhân và được phong tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, sau đó làm tri phủ Tiên Hưng Khi Quang Trung ra Bắc lần thứ hai thì Công Tấn được vua
Lê Chiêu Thống phong tước Đức ngạn hầu để lo việc Cần Vương nhưng thất bại, lui về Hà Tĩnh dạy học và mất trong cảnh nghèo khổ Lúc bây giờ Nguyễn Công Trứ mới 22 tuổi Thân mẫu ông là con gái Quản nội thi cảnh nhạc bá, người trấn Sơn Nam
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ nhưng ông vẫn giữ được nền nếp phong lưu của kẻ con nhà Tuổi thanh niên của ông là lúc nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên thay và đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình
Cũng như bao nho sĩ thời bây giờ, Nguyễn Công Trứ cũng hăm hở đi thi để lập thân, lập nghiệp Cuộc đời thi cử của ông cũng gặp nhiều gian truân, lận đận, sau nhiều lần trượt lên trượt xuống, nhưng với ý chí và quyết tâm thành đạt cùng với tài năng và sự thông minh vốn có của bản thân, đến năm 1819 Nguyễn Công Trứ thi đậu giải nguyên và được bổ đi làm quan Lúc này, ông đã ngoài 40 tuổi Mặc dù sống trong cảnh bần hàn chua xót thi cử không suôn sẻ nhưng ông vẫn luôn lạc quan yêu đời và tin tưởng vào khả năng thành đạt của mình Ông đã bộc lộ với đời những quan niệm sống tích cực, tràn đầy khí phách:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
( Chí làm trai)
Mấy chục năm đeo đẳng đèn sách, dùi mài kinh sử, ông đã phấn đấu thực hiện ước mơ hoài bão
đỗ đạt thành tài để ra phò vua giúp nước cứu dân Ông hăm hở ra làm quan để được thực thi trách nhiệm của kẻ sĩ trước cuộc đời
Trang 5Ông đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau, năm 42 tuổi ông được bổ nhiệm làm
Hành tẩu quán, một năm sau làm Biên tu Đến năm Minh Mệnh thứ tư (1823) ông được
bổ làm tri huyện Đường Hào, năm 1824 làm Thanh lại thuộc bộ lại Tháng 10/1824 ông
được thăng làm Thiêm sự bộ hình Năm 1825 được bổ về Thừa Thiên phủ rồi tiếp tục
thăng làm quan Tham hiệp trấn Thanh Hoa (Thanh hóa) Cùng lúc ấy, ở Bắc kì có giặc,
ông được sung chức Tham tán quân vụ Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được điều về kinh
làm Thị hình bộ hữu Cũng thời gian này tác giả đã tự nguyện đi làm công tác khai hoang
ở hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn Công lao của ông được nhân dân hai vùng này ghi nhớ
và lập bia thờ ngay tại đó Năm 1832, ông bị giáng làm tri huyện tại Kinh Năm 1833
làm Tham tán quan vụ đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nông dân Năm 1839, ông
bị giáng xuống làm Binh bộ hữu tham tri Năm 1841 được sung chức tham tán đại thần
Năm 1944 thăng làm Binh bộ tham tri đến tháng 10 bị người ta vu cáo phải cách tuột
xuống làm lính tuần ở Quãng Ngãi Cứ ngỡ rằng Quảng Ngãi sẽ là mồ chôn công
danh Nguyễn Công Trứ nhưng duyên nợ của ông đối với quan trường chưa dứt hẳn
Năm 1846, ông lại được bổ làm Chủ sự bộ hình Năm 70 tuổi cụ xin sớ về trí sĩ và năm
71 tuổi thì về hưu tại quê nhà và được thực thụ làm Thừa Thiên phủ doãn
Trong cuộc đời làm quan Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ được mình là một ông
quan mẫn cán, một nhà quân sự có tài, một nhà kinh tế lỗi lạc Dù ở cương vị nào ông
cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Nguyễn Công Trứ là một ông quan có
đủ những phẩm chất tốt đẹp, là người hết lòng vì dân vì nước, đã làm được nhiều việc lớn
có ích cho xã hội, được nhân dân kính yêu mến phục Công lao của ông được vua Minh
Mệnh ban thưởng và ngợi khen
Nguyễn Công Trứ thực sự là một ông quan có đủ những phẩm chất tốt đẹp, là một trí thức cao đẹp luôn có tư tưởng nhập thế, luôn luôn hành động vì cuộc đời và vì con người Thế nhưng chốn quan trường đâu phải là nơi trong sạch, đơn giản mà ngược lại nó đầy phức tạp Người ta thấy ông có tài lại đâm ra ghen ghét, đố kỵ, đã vu oan giá họa cho ông Ông đã ba lần bị vu cáo
là “mại trại” (mua tiếng ngay thẳng), là buôn lậu , là làm phản, bốn lần bị giáng chức xuống từ một đến ba bốn cấp, có khi bị cách chức trượt xuống làm lính thú, có lần phải chịu án “trảm giamhậu” Mặc dù chịu nhiều oan ức, nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn tận tụy với công việc được giao, ông nén chịu oan ức để giữ lấy đạo vi thần, giữ lấy lòng trung thành với nước, với vua Bởi vì, ngay từ đầu tư tưởng của ông là đỗ đạt được làm quan để có điều kiện cống hiến tài năng, sức lựccho nước cho dân nhiều hơn
Lúc về già, ông biết mình không còn đủ tâm lực lo việc Quốc triều, ông đã cáo quan về hưu nhưng vua không chấp nhận Đến năm 1848 nhà vua mới y nhận Từ đó trở đi ông mới an hưởngtuổi già Đến năm 1858 ông từ trần, hưởng thọ 82 tuổi
Con người và cuộc đời Nguyễn Công Trứ phong phú và vô cùng sinh động, có nhiều nét độc đáo, ít gặp trong hàng tao nhân mặc khách hay trong hàng ngũ quan liêu đương thời Ông là người lịch lãm, nuôi hoài bão muốn thực hiện rất nhiều việc lớn, để cứu nước yên dân, lại là một người nghệ sĩ tài năng
Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ rõ ràng đã đủ mùi nếm trải Dù cuộc đời nhiều gian truân, vất vãnhưng ông đã có công lao to lớn đối với dân với nước Nghiệp lớn với núi sông là phương châm hành động và tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời ông
1.1.2 Phác thảo một giai đoạn lịch sử
Thời đại là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của
nền văn học, đồng thời nó cũng là tiền đề cho sự hình thành phong cách nhà thơ và cơ
sở để hiểu sâu về tác phẩm của họ Nguyễn Công Trứ được xem là hiện tượng độc đáo
Trang 6trong lịch sử văn học Việt Nam Vì thế, tìm hiểu về thời đại cũng là điều kiện để hiểu
rõ những vướng mặc về cá tính, tư tưởng nhà thơ này
Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động Xã
hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc Chưa có một giaiđoạn nào trong lịch sử chế độ phong kiến ở nước ta, vua lại nắm toàn bộ quyền hành nhưgiai đoạn này Vua là tất cả, triều đình chẳng qua là công cụ để thực hiện ý muốn của vua.Lịch sử Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn khủng
hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến đỉnh điểm, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn Nhưng ánh hào quang do người nông dântạo ra tồn tại không được bao lâu thì bị dập tắt dưới sự đàn áp tàn bạo của nhà Nguyễn.Đầu thế kỷ XIX (1802), Nguyễn Ánh đã thống nhất nước nhà, lần đầu tiên trong lịch sửdiện tích đất nước ta được rộng lớn như lúc bấy giờ Để củng cố địa vị thống trị của mình,nhà Nguyễn thực thi nhiều chính sách khắt khe, tổ chức đàn áp và trả thù nhà Tây Sơnmột cách tàn bạo, ở khắp nơi tạo nên không khí chính trị bức bí trong cả nước Trêncon đường xây dựng quyền lực, vương triều Nguyễn sẵn sàng gạt bỏ mọi chướng ngạivật có ý định cản trở mình làm phát sinh mâu thuẫn gay gắt dẫn đến nhiều cuộc đấu tranhgiai cấp Thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa vì thế đây đượcxem là thời kỳ khởi nghĩa Trong điều kiện lịch sử này đã xuất hiện nhiều anh hùngmuốn đem tài năng ra phục vụ sự nghiệp kinh bang tế thế Nguyễn Công Trứ là mộttrường hợp tiêu biểu Vốn sinh ra trong gia đình nề nếp Tống Nho, cha ông được xếp vàohàng phò Lê, lớn lên trong giai đoạn loạn lạc, ông không bị ràng buộc bởi bất kì vươngtriều nào, trong đời làm quan chỉ thờ một chủ nên dù phóng túng ông vẫn giữ được
đạo “Trung quân”
Thế kỷ XVIII – XIX, bên cạnh những cuộc chiến liên miên thì xã hội thành thị
Việt Nam phát triển mạnh, nền kinh tế có những thay đổi do các thương gia nước ngoài xuất hiện khắp lãnh thổ Việt Nam, đời sống đô thị dần dần được khai mở Các đô thị nổitiếng của Việt Nam dần dần xuất hiện, các hình thức vui chơi như cao lâu, hát ả đào không chỉ dành cho bậc đế vương mà trở nên phổ biến Người có tiền, có quyền, có sở thích đều lấy đó làm điểm đến, mô hình nhà nho tài tử cũng được hình thành từ đó Văn học Việt Nam giai đoạn này có những chuyển biến để bắt nhịp cùng thời đại
Lịch sử luôn là yếu tố chi phối sự phát triển của văn học Giữa thế kỷ XVIII đầu thế
kỷ XIX, xã hội Việt Nam rối ren, khủng hoảng thế nhưng văn học giai đoạn này lại phát triển hết sức rực rỡ, văn học trở thành tấm gương phản chiếu đời sống Xã hội rối ren, khủng hoảng, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than lại chính là đối tượng của văn học Tuyệt tác Truyện Kiều với chủ nghĩa nhân đạo được ra đời trong hoàn cảnh đó Thành quả to lớn mà văn học Việt Nam giai đoạn này đạt được là sự sáng tạo để cho
ra đời những thể thơ của dân tộc như: Ngâm khúc, Truyện thơ và Hát nói Trong đó thơ Nôm được đánh giá là đỉnh cao của thơ ca dân tộc, Nguyễn Công Trứ đã rất thành công trong mảng thơ Nôm này
Con người ở bất cứ thời đại nào cũng mang trong mình khát vọng tự do hạnh phúc Thế nhưng khi nhìn vào thực trạng của xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, tự do
là điều không thể, một khi con người không có tự do thì hạnh phúc lại càng trở nên khókhăn hơn Văn học đã đi vào phản ánh những khát vọng sâu xa nhất của con người bởi
“văn học là nhân học” (Macxim Gorki) Chính điều kiện này là tiền đề khởi động sự
phát triển lên đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học
Văn học giai đoạn này xoay quanh vấn đề con người Chủ nghĩa nhân đạo là đặc
Trang 7điểm chung nhất của văn học Việt Nam giai đoạn giữa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu
thế kỉ XIX Thơ văn của Nguyễn Công Trứ cũng không nằm ngoài đặc điểm này Vốn
là người đa tài, đa tình văn thơ của ông đi vào khẳng định giá trị của cá nhân, khẳng định
chí làm trai, khẳng định vai trò của kẻ sĩ Có thế nói, giai đoạn khoảng cuối thể kỉ XVIII
nửa đầu thế kỉ XIX, lịch sử xã hội bị khủng hoảng trầm trọng nhưng lại tạo nên tiền đề
cho văn học phát triển mang hơi thở, màu sắc của thời đại
1.2 Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ
1.2.1 Thơ văn Nguyễn Công Trứ
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có vị trí đáng kể Nguyễn Công Trứ sáng tác khá nhiều, ông đã để lại một kho thi văn chữ Nôm phong phú, nhưng phần lớn bị thất lạc Theo tương truyền thì ông sáng tác trên một nghìn bài nhưng còn có khoảng 150 bài, gồm có nhiều thể tài khác nhau Theo cuốn sách biên khảo của giáo sư Lê Thước ghi nhận: 1bài phú ( Hàn nho phong vị), 52 bài thơ Đường luật, 21 câu đối Nôm, 2 bản tuồng ( tuồng Tửu hội và Lý phụng công), Hát nói chiếm số lượng nhiều nhất có 63 bài
Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của ông không phải là quá đồ sộ, nhưng những gì ông thể hiện trong tác phẩm của mình có nhiều vấn đề cần phải quan tâm tìm hiểu Nguyễn Công Trứ bắt đầu sáng tác vào giai đoạn đầu của triều đại nhà Nguyễn, một triều đại hết sức phản động, nhưng do được thành lập sau những năm chiến tranh liên miên trong thế kỷ XVIII, trên một đất nước thốngnhất, cho nên triều đại này có một điều kiện để mỵ dân, tạo ra một sự ổn định giả tạo cho xã hội Chính điều đó gây nên ảo tưởng cho một phần số trí thức, nhất là những gia đình phong kiến lớp dưới Họ hăm hở đi học, đi thi và ra làm quan và Nguyễn Công Trứ là một trong số ấy
Nghiên cứu thơ văn của Nguyễn Công Trứ chúng ta không khỏi nhận thấy con người cũng như
sự nghiệp của ông thật phong phú và phức tạp Nhất là thấy những khuynh hướng tâm hồn ông thường hiện ra một cách mâu thuẫn Điều đó nó thể hiện một cách chân thật và cụ thể trên nhữngtrang thơ của ông
Những sáng tác của Nguyễn Công Trứ trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của ông và của tầng lớp nhà nho cùng thời như ông Nguyễn Công Trứ đặc biệt ca ngợi con người hành động, đềcao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo Nhưng càng về sau, tinh thần
đó ngày càng giảm sút, bởi ông nhận ra rằng cái triều đại ông vốn tôn thờ, phụng sự nó không tốtđẹp như ông hằng tin tưởng Nguyễn Công Trứ muốn phục vụ nhà Nguyễn thì chính nhà Nguyễnlại nghi ngờ ông Nguyễn Công Trứ muốn làm quan thanh liêm thì có lần triều đình đã bắt tội, hạch sách ông Ông muốn cải cách xã hội thì phần lớn đề nghị của ông bị bác bỏ… Gia đình ông luôn sống trong cảnh nghèo túng Chính bối cảnh đó, đã làm cho Nguyễn Công Trứ dần chuyển hướng sáng tác: ông từ bỏ dần những đề tài ca ngợi, khẳng định, để viết những đề tài có màu sắc
tố cáo, đã kích xã hội, hàng loạt bài thơ về thế thái nhân tình của ông ra đời Nhà thơ vạch trần thói đạo đức giả của bọn giàu có, thông cảm với cảnh ngộ của những người nghèo khổ (Vịnh cảnh nghèo, Than cảnh nghèo…), tố cao gay gắt sự tác oai tác quái của đồng tiền (Vịnh nhân tình thế thái, Vịnh đồng tiền …) Những bài thơ tố cáo của Nguyễn Công Trứ không có những hình ảnh, những chi tiết sinh động, cụ thể nhưng do thấm đượm cảm xúc sâu sắc, nên vẫn có sức lay động mạnh Tuy nhiên khi về già, ông thấy sự phê phán, tố cáo của mình thất bại, không đemlại kết quả như ý muốn, ông tỏ ra chán nản và ông sáng tác nhiều bài thơ có tư tưởng hưởng lạc, thoát ly
Tư tưởng, thái độ của ông đối với triều đại, đối với đời có sự thay đổi từ say mê hoạt động, hăm
hở của một con người có chí hướng mong góp phần giúp vua cứu nước đến chán nản, muốn thoát
ly, hưởng thụ cũng có nguyên nhân của nó Đó là vì, khi thực hiện chí nam nhi của ông vào cuộc đời làm quan, Nguyễn Công Trứ ngày càng va vấp, ông thấy rằng thời thế quả không cho phép
Trang 8ông vẫy vùng ngang dọc Tư tưởng của ông dần đi đến chỗ bi quan, yếm thế Danh lợi đối với ông chỉ còn là sự chán nản:
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao
Đám phồn hoa trót bước chân vào
Sực nghĩ lại giật mình bao xiết kể
( Thoát vòng danh lợi)
Nhìn chung thơ văn của ông nó cũng nói lên phần nào cuộc đời, chí hướng cũng như tư tưởng của con người ông Thơ văn của Nguyễn Công Trứ hình thành một khuynh hướng mới, nó mang màu sắc thời đại rõ rệt Đồng thời qua thơ văn của ông, chúng ta thấy con người ông là một khối mâu thuẫn lớn, là một con người chứa đầy những tâm tư và việc làm trái ngược nhau, có lúc thì hăng hái nhập thế cục, nhưng rồi lại có lúc ca tụng cuộc sống nhàn ẩn, có lúc xem danh lợi là vinh, nhưng rồi có lúc xem là nhục, có lúc coi vũ trụ đều là phận sự của mình, nhưng rồi lại có lúc nghĩ đến lại phải giật mình, kinh sợ…Nhưng từ trước đến sau, từ đầu đến cuối những mâu thuẫn đó chỉ là của một con người sống trong một hoàn cảnh xã hội, với một tư cách làm người không hơn, không kém Vì vậy nghiên cứu Nguyễn Công Trứ, chúng ta phải thấy được hết những mâu thuẫn ấy thì mới có thể hiểu đúng, đánh giá đúng và sâu sắc về con người cũng như
sự nghiệp sáng tác của ông
1.2.2 Đóng góp của Nguyễn Công Trứ đối với nền văn học dân tộc
Đặc điểm nổi bật trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ là mảng thơ Nôm Thơ Nôm
của ông đã có nhiều thành tựu đáng kể Nếu Hồ Xuân Hương được gọi là “Bà chúa thơ Nôm” thì
Nguyễn Công Trứ cũng được phong làm “Ông hoàng Hát nói”
Số lượng tác phẩm ông để lại cho đời không nhiều nhưng nó có một giá trị tư tưởng
to lớn Ông sáng tác rất nhiều loại thể khác nhau, chúng ta phải khẳng định rằng thể Hát
nói đã tạo được dấu ấn riêng, mở rộng phạm vi nội dung từ chí nam nhi, nhân tình thế
thái và triết lí cầu nhàn hưởng lạc, Nguyễn Công Trứ đã đưa Hát nói từ lối hát của ca
trù trở thành thể loại văn học mang đậm bản sắc dân tộc Việt
Nguyễn Công Trứ cũng trở thành một trong những tác giả viết Hát nói nhiều nhất
và thành công nhất, đưa nghệ thuật Hát nói lên đến đỉnh cao, ông mở ra một khuynh
hướng phát triển mới cho văn học trung đại với những vần thơ tự do đó là những tiếng
nói của một con người mang bản ngã độc đáo Sở dĩ, Nguyễn Công Trứ có sự thành công
đặc biệt ở thể loại này bởi Hát nói ra đời khá muộn màng, nó gắn liền với lối hát ca trù,
lối hát mà Nguyễn Công Trứ đam mê từ thời trai trẻ Dường như, thể loại Hát nói mới
manh nha thì gặp ngay người tài năng giúp nó thăng hoa :“Dưới bàn tay tài hoa của nhà
thơ, thể Hát nói từ giả các hành viện ả đào để bước lên đài danh dự những thể thơ
truyền thống của dân tộc”(?), cũng từ đó trong lịch sử văn học dân tộc đã có những vần
thơ “hào hùng”, “khoan thai” mà “réo rắt”, những quan niệm sống tự do của nhà thơ
dường như được thể hiện hết mình trong Hát nói
Tuy không có công khai sinh ra Hát nói, nó vốn có từ lâu đời nhưng với Nguyễn
Công Trứ, ông biết khai thác triệt để lối diễn đạt không bị ràng buộc ngặt nghèo bởi niêm
luật, bởi số chữ, số câu đã trở thành khuôn phép Do đó Hát nói đã tạo ra cái phóng khoáng cho
nhà thơ, đúng như nhận xét của Lưu Trọng Lư: “Cái thể ca trù nhờ phép thành
của Nguyễn Công Trứ đã trở nên một thể cách hoàn toàn Việt Nam, rất thích hợp với
những sự diễn xuất hùng mạnh…Tôi nhớ có lần ông Huỳnh Thúc Kháng ví cái điệu thơ ấy với thủy triều, thật không phải là một lời nói vu vơ” [ 2, tr.230] Nguyễn Công Trứ đã có
công vun trồng và nuôi dưỡng thể Hát nói trưởng thành để nó trở thành một thể loại độc
Trang 9lập Ông góp phần hoàn chỉnh về mặt thể cách, tạo nên cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh
cho Hát nói Không ai có thể phủ nhận được sự đóng góp của ông đối với nền văn học
dân tộc Bên cạnh Hát nói thì thơ Nôm đường luật cũng chiếm một vị trí quan trọng trong
sự nghiệp sáng tác của ông
Về mặt ngôn ngữ,Nguyễn Công Trứ là nhà thơ sáng tác chủ yếu bằng văn Nôm
Nghiên cứu sự nghiệp văn chương còn lại của ông ta thấy tất cả đều viết bằng chữ Nôm,
chỉ có một bài viết bằng chữ Hán đó là bài ( Tự thọ), được viết khi ông tròn bảy mươi
tuổi Ông làm thơ bằng tiếng nói của nhân dân, những tiếng nói người ta thường đọc,
thường nghe, nói ra tức là thành văn, Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà thơ sử
dụng khá thành công tục ngữ, ca dao, tiếng địa phương, ông vận vào thơ văn của mình
một cách tự nhiên, thích hợp, sinh động và dễ đi vào lòng người Lời văn của ông nghe
vừa nhẹ nhàng vừa chất phác, trông vào không thấy gì là cao kỳ, đọc vào nghe thú vị,
trông thì không có gì là thâm thúy mà đọc vào thì ý dồi dào
Có thể nói, lúc nhà Nguyễn lên ngôi, Nho giáo được xem là quốc giáo, văn thơ
chữ Hán lại lên ngôi, văn Nôm bị kìm hảm sự phát triển Trong điều kiện không mấy
thuận lợi ấy, Nguyễn Công Trứ vẫn ngang tàng với chữ Nôm để tiếp tục thể hiện tính
cách phóng túng của mình, ông khoe tài, thị tài trên con chữ của dân tộc một cách tự
hào Chữ Nôm trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ ngoài Hồ Xuân Hương chỉ có
Nguyễn Công Trứ mới tạo nên tính chất nôm na rất mực đời thường, những vần thơ
Nôm của Nguyễn Công Trứ được viết trực tiếp để nói lên khát vọng chân thành, nó khác
với tính ước lệ của các nhà nho đương thời Vì vậy, ta có thể khẳng định Nguyễn Công
Trứ đã khuyên một dấu son cho chữ Nôm trong thể Hát nói
Ngôn ngữ văn học trung đại kể từ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ không chỉ
là ngôn ngữ ước lệ, giàu hình ảnh mà còn rất mực đời thường, dân dã Nguyễn Công Trứ
đã kiên trì sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học mặc dù xã hội đề cao chữ Hán, ông
được đánh giá là người thắp lửa cho chữ Nôm phát triển
Chương II: Hình tượng nhà nho và nghệ thuật thể hiện hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
2.1 Hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
2.1.1 Nhà nho hành đạo
2.1.1.1 Nhà nho hành đạo trong văn học trung đại
Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học của nước ta cũng như một số nước Châu Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…Nho giáo đã xác định cho văn học nghệ thuật một vai trò, một chức năng xã hội cao cả Nho giáo cũng hi vọng dùng văn chương để giáo hóa, động viên, tổ chức, hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Những xã hội chịu ảnh hưởng của Nho giáo đều phải đề cao văn hóa, văn hiến, kẻ có học, biết làm thơ văn Chính vì vậy, Nho giáo tạo ra một tâm lý hiếu học, khuyến khích người đi học, động viên các sĩ tử đi thi để lập công danh
Các nhà nho ngày xưa tiến đến đường công danh bằng khoa cử văn chương, nhà nho hành đạo cũng vậy muốn giúp đời trước hết phải tự rèn luyện bản thân để cai trị đất nước, để giúp nhân dân có cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc Nhà nho hành đạo bao giờ cũng trao cho mình chức năng của một vị thiên sứ Con người hành đạo mang trong mình hệ thống giáo lí của Nho giáo, những vấn đề thuộc phạm trù đạo lí khuyên răn con người sống có nhân cách, giữ vững trật
tự cương thường: nhân- lễ- nghĩa- trí- dũng; vua- tôi, cha- con, vợ chồng…
Nói đến nhà nho hành đạo, trong văn học trung đại Việt Nam hình mẫu nhà nho hành đạo được thể hiện rất rõ ở những tác phẩm của các nhà nho trong sự nghiệp thơ văn của họ Trong số đó
Trang 10phải kể đến các nhà thơ nổi danh như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,…Ở họ tinh thần nhập thế thể hiện rất tích cực Đó là những con người có khí phách, có chí hướng làm quan, quan tâm đến sự vững bền thịnh vượng cho dân tộc, đó là những tấm lòng ưu quốc ái dân, lo lắng đến sự tồn vong, cuộc sống no đủ của nhân dân Nhà nho hành đạo ẩn hiện rất nhiều ở các nhà thơ này cũng là điều dễ hiểu, bởi họ được học tập và chịu ảnh hưởng sâu sắc của sách vở thánh hiền, của tư tưởng Nho giáo Với họ, đã sinh ra ở trên đời thì phải cống hiến cả đức độ và tài năng mà phò vua giúp nước, giúp dân, sống phải có chí hướng, đồng thời phải mang trong mình nhân cách cao đẹp Đó là cái đạo để giúp đời Bởi vậy ở họ vấn
đề đạo đức được đưa lên hàng đầu Nhà thơ Nguyễn trãi đã nói:
Tài thì kém đức một vài phân
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng cho rằng:
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
( Truyện Kiều)
Đạo đức nhân cách được đề cao, được coi trọng Với các nhà nho hành đạo, văn chương dĩ nhiên
là công cụ chính trị, là phương tiện để thực thi giáo hóa, văn dĩ tải đạo Nguyễn Trãi đã từng quan niệm rằng văn nghệ không thể tách rời những yêu cầu của cuộc sống Ông cũng đã để lại những ý kiến rất quý báu góp phần xây dựng một nhận thức đúng về nhiệm vụ và khả năng của văn nghệ Thứ văn chương đó cũng phải hướng đến nhân dân, để truyền đạt những thông tin hành chính quan phương chứ không phải để phô diễn, bộc lộ những cảm xúc riêng tư của cá nhân
Trong văn học trung đại, con người hành đạo thể hiện ở chí làm trai Đó là khát vọng công danh với lí tưởng hành đạo phò vua giúp nước Hình tượng nhà nho hành đạo trong thơ của Nguyễn Trãi thể hiện ở tấm lòng ưu ái, yêu nước thương dân, những lo âu, suy nghĩ về dân tộc cuồn cuộnnhư “nước triều đông”:
Bui có một lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
( Thuật hứng 5)
Nguyễn Trãi đã ý thức được trách nhiệm của mình với người dân Người làm quan chính là người ăn lộc của dân, được dân nuôi sống để giúp nước giúp dân có cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển Sự biết ơn đó nó thể hiện khá rõ trong thơ của ông Đó là truyền thống tốt đẹp của conngười Việt “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”
Là một nho sĩ, một nhà đạo đức Nguyễn Trãi luôn nói đến trung hiếu, con người ông luôn hướngđến bổn phận thiêng liêng với gia đình và tổ quốc Vì vậy trong thơ ông luôn thể hiện nỗi canh
cánh với đời, niềm trăn trở day dứt khôn nguôi Đó là con người “lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” một tấm lòng vì dân vì nước.
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, con người hành đạo hiện lên trong thơ văn của ông một tư thế thoải mái và đầy hoài bão để đưa hết tài năng của mình để phò vua cai quản đất nước Tuy nhiên sau nhiều năm rong ruổi, ráng hết sức mình mà vẫn không xoay nổi được tình thế cho nhà Mạc, đem lại cảnh thái bình cho đất nước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đành ngậm ngùi, chua xót và ông đã bất lực
mà thú nhận:
Tế nịch phù nguy quý phạp tài
Cố viên hữu ước trụng quy lai
( Ngụ hứng)
( Tự thẹn kém tài với kẻ đắm đuối, đỡ kẻ nguy nan,
Đã có ước hẹn với vườn cũ, nặng tình ra về)
Tuy nhiên con người hành đạo trong thơ ông không phải là một hình tượng nổi bật mà là con
Trang 11người ẩn dật Ông chán ghét công danh, và lui về sống một cuộc sống nhàn tản mặc dù vậy nhưng trong ông vẫn luôn nghĩ về dân về nước.
Quan niệm về con người hành đạo xuất phát từ tư tưởng Nho giáo nên trong tác phẩm của họ hình tượng nhân vật ý thức rất cao về sứ mệnh cao cả trong xã hội, đây là ý thức tham gia vào hoạt động cai trị đất nước, hướng đạo Hầu hết con người hành đạo trong văn học trung đại đều thể hiện sự trung thành với vua, với triều đại mà họ đang phụng sự Nhà thơ Nguyễn Khuyến viết:
Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông thẹn đất, ngửa lên thẹn trời
Đó còn là những con người hành động xã thân vì độc lập dân tộc mà nhiều nhà nho đã thể hiện trong cuộc chiến đấu chống giặc pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX, dù biết rằng khả năng thành công là mong manh:
Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam
Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại
( Văn tế Trương Định- Nguyễn Đình Chiểu)
Đó còn là tư thế khảng khái của đấng nam nhi được sánh cùng trời đất dưới thời đại Lý - Trần:
Nam nhi vị liểu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu
( Phạm Ngũ Lão)
Nho giáo vốn chủ trương con người sống phải có trách nhiệm với đời, nhập thế cứu thế Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm của các nhà thơ trung đại Với Nguyễn Công Trứ cũng thể hiện tinh thần nhập thế tích cực đó Bên cạnh những nét giống nhau ấy, thì nhà nho hành đạo trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ còn có những điểm riêng, tạo nên nét đặc sắc, diện mạo riêng trong làng thơ Việt Nam trung đại
2.1.1.2 Nhà nho hành đạo trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
* Quan niệm chí làm trai
Quan niệm được nhắc đi nhắc lại nhiều trong thơ văn của Nguyễn Công Trứ đó là quan niệm về
“chí nam nhi” Tiếng nói chí nam nhi là một chủ đề lớn tập trung xuất hiện trong sáng tác của
Nguyễn Công Trứ thưở hàn vi và thời làm quan đắc chí Chí nam nhi xuất hiện sớm trong các tácphẩm văn học trung đại của Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão… Đến Nguyễn Công Trứ, chí nam nhi được bộc lộ một cách mạnh mẽ
Chí nam nhi trong thơ Nguyễn Công Trứ giống với chí nam nhi của các nhà thơ tri thức thời Lý
-Trần, và cũng giống như tất cả các nhà thơ thời trung đại Ông tin rằng có số mệnh, có trời trong
số phận (trời ban cho mình cái tài để giúp nước) nhưng mặt khác ông cũng tin vào cái tài năng và
sự nỗ lực của bản thân để được lưu danh cùng trời đất Nó cũng đã trở thành lẽ tồn tại, niềm khaokhát với quyết tâm và nghị lực lớn lao:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
( Đi thi tự vịnh)
Đọc hai câu thơ chúng ta có cảm nhận rằng, cái trách nhiệm, bổn phận đó không tách rời với công việc mà con người ta phải làm, là hoài bão, khát vọng của một đấng nam nhi đã được hun đúc thành chí khí, trở thành một mục đích lớn của đời ông Ông xác định đã là nam nhi đứng giữa trời đất phải tạo lập nên danh nghiệp
Quả thực cả cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là hành trình của những cống hiến cho triều đình
Ngay từ khi còn là một nho sinh thì ông đã dâng bản điều trần “thái bình lập sách cho vua”
Cũng từ đây Nguyễn Công Trứ lựa chọn cho mình con đường của các sĩ tử đi thi để đỗ đạt và ra
Trang 12làm quan, giúp vua cai trị đất nước Dù thi hỏng nhiều lần nhưng ông vẫn quyết đi thi, quyết đậu đạt mới thôi, đến năm 42 tuổi mới đạt được nguyên vọng của mình Sau khi đỗ đạt, ông xuất chính ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, là rường cột của quốc gia trong một thời gian dài, Nguyễn Công Trứ không chỉ giỏi thơ phú, mà còn là một võ tướng giỏi về binh pháp, có tài thao lược đánh giặc, dẹp loạn Trong quá trình làm quan nhà thơ biết sử dụng hợp thời khi đứng ở hai phương diện:
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
( Vịnh văn võ)
Ông là một con người đầy nghị lực, có thể nói gần trọn cuộc đời Nguyễn Công Trứ đã đem đức
độ và tài năng giúp cho dân cho nước Trong sáng tác Nguyễn Công Trứ thường hay nói đến công danh, sự nghiệp:
Chỉ xét trong phạm vi thơ Nôm đã thấy từ danh xuất hiện trong rất nhiều bài thơ, điều đó chứng
tỏ trong tâm trí của nhà thơ vấn đề công danh, sự nghiệp đặt ra với ông thật da diết và xem đó là phận sự lớn nhất mà mệnh trời đã ban phát cho Bên cạnh lập công danh để cống hiến cho dân tộc nhà thơ còn muốn khẳng định vị trí của mình ở trong trời đất, trong vũ trụ Con người hành động dưới con mắt của Nguyễn Công Trứ không tỏ ra an phận mà luôn hăm hở sục sôi với cái nợcông danh
Ý thức danh phận đi liền với ý thức hành động, con người ông luôn đau đáu niềm khát vọng lập công danh, chính điều đó đã làm nên sắc thái đặc biệt trong cái nhìn về con người danh phận.Nguyễn Công Trứ đã phát biểu chí làm trai một cách say mê, hào hứng và hăm hở hành động trên cơ sở hoàn cảnh xã hội cụ thể và những điều kiện của bản thân Sinh ra và phụng sự cho triều Nguyễn đang trong hoàn cảnh loạn lạc, triều đình còn lúng túng về đường lối nhưng không
vì thế mà Nguyễn Công Trứ nhụt chí, trái lại càng khơi dậy tinh thần chủ nghĩa anh hùng cá nhân
ở ông
Trong văn học trung đại đã có rất nhiều nhà thơ nói về chi nam nhi, nhưng đến Nguyễn Công Trứ thì chí nam nhi được thể hiện một cách mạnh mẽ, sâu sắc
* Thực hiện vai trò, bổn phận của kẻ sĩ
Sống trên đời mỗi người chọn cho mình một nghề nghiệp khác nhau, nghề nghiệp đó vừa để nuôisống bản thân, gia đình vừa là phương tiện để đóng góp cho đời, cho xã hội Nhưng có người công việc thì vẫn làm, song không nhận thức được rõ ý nghĩa việc làm của mình, hoặc có nhận thức được nhưng không tiện nói ra Với Nguyễn Công Trứ thì khác, ông hiểu rõ vị trí nghề nghiệp của mình và đã nói thẳng ra tâm trạng suy nghĩ của mình khi làm nghề đó
Theo truyền thống của xã hội phong kiến thì các nghề được phân ra làm bốn loại: sĩ, nông, công, thương và theo đó thì sĩ là một nghề cao quý nhất, kẻ sĩ cũng được xem là người cao quý nhất Trên cơ sở quan niệm truyền thống đó, Nguyễn Công Trứ tự hào là mình được làm kẻ sĩ:
Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên
Có giang sơn thì sĩ đã có tên
Trang 13Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý
Mặc dù sống trong cảnh nghèo hèn từ khi chưa làm quan cho đến khi thành đạt, dưới nhiều cám
dỗ vật chất nhưng ông vẫn luôn giữ mình được trong sạch:
Nhân nghĩa tước thời thì phải giữ
Lợi danh đường nhục cũng nên kinh.
( Vịnh cảnh nghèo)
Bên cạnh đó, ông còn quy định chặt chẽ nhiệm vụ của kẻ sĩ lúc sống ở gia đình, làng xóm, kẻ sĩ phải lo việc hiếu dễ Khi chưa gặp thời ra tay giúp nước, kẻ sĩ phải góp phần giáo hóa xã hội :
Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang, Văn
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị
Và khi thời cơ đến “rồng mây gặp hội ưa duyên”, nhiệm vụ của kẻ sĩ là phải dốc tất cả sức mình
ra làm việc ở triều đình cũng như ngoài biên ải Mặc dù triều đại nhà Nguyễn là một triều đại phong kiến suy tàn, dù ông ý thức rất rõ số phận chung của tất cả các kẻ sĩ khi vào chốn quan trường đều phải chịu cảnh:
Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Giữa cuộc trần ai khóc lộn cười
( Tình cảnh làm quan)
Tuy vậy ông vẫn cứng rắn với lập trường của mình về trách nhiệm với vua, với dân Bởi vậy, hình tượng kẻ sĩ hiện lên trong thơ ông là hình ảnh một vị quan tốt thực sự Không chỉ ở chốn quan trường ông còn là một võ tướng oai hùng giữa trận mạc:
Đem quách cả sở tồn làm sở dụng
Trong lăng miếu ra tài lương đống
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương
Sĩ làm cho bách thế lưu phương
Trước là sĩ sau là khanh tướng
( Luận kẻ sĩ)
Cả cuộc đời của Nguyễn Công Trứ đã cống hiến cho thời đại không chỉ cái tài văn chương mà còn cả cái tài dẹp loạn, tài binh lược Đối với việc an dân Nguyễn Công Trứ đã góp công vào khai hoang giúp cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Trong cuộc sống riêng tư cũng như trong việc công, ông luôn nhớ tới trách nhiệm nặng nề và vẫn giữ được chí lớn của mình
Ngay khi đến tuổi 80 giữa cảnh “nhất tọa lễ hoa áp hải đường” người vẫn không quên sự nghiệp
và bổn phận của kẻ sĩ mà vội vã dâng sớ xin đi đánh thực dân pháp Qua đó, chúng ta thấy ở con người ông một con người trách nhiệm, sôi nổi, hào hùng và một chí khí mạnh mẽ
Cũng như bao nhà nho khác, Nguyễn Công Trứ luôn đề cao đạo trung quân, một lòng trung thành với vua, và xem đó là ân huệ phải trả:
Ơn chúa vun trồng kể xiết bao
Một ngày càng một rấn lên cao
Lưng đeo đai bạc sương nào nhuốm
Trang 14Đầu đội tàn xanh nắng chẳng vào
( Cây cau)
Đọc thơ ông chúng ta thấy hiện lên một con người trung thành, biết giữ chữ tính, biết đề cao đạo trung hiếu:
Đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác
Là một nho sĩ, bao giờ Nguyễn Công Trứ cũng xuất hiện với tư thế là một chủ thể tích cực, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Do có quan niệm, tư tưởng tích cực như vậy nên Nguyễn Công Trứ luôn phải suy nghĩ và giải
quyết những vấn đề do cuộc sống xã hội đề ra Nguyễn Trãi có nói “suy nghĩ xa thì thành công kì” Thành công của Nguyễn Công Trứ một phần là do tư thế làm người của ông Tất cả những
chí khí của ông đều được bày tỏ một cách rành mạch, dứt khoát bằng những lời thơ chân thành thiết tha, đầy vẻ tự hào và tin tưởng
* Sự trăn trở trước thế thái nhân tình
Những người theo Nho giáo trong tinh thần nhập thế tích cực chứ không quay lại với hiện thực của xã hội, thường là những người có ý thức về cuộc sống và chú ý nhiều đến với vấn đề của cuộc sống Trong xã hội cũ, chỉ cần một thái độ như vậy là họ có thể nhận ra ít nhiều những mặt trái của xã hội mà họ đang sống Bên cạnh những con người hoài bão, có chí khí cao, trong thơ Nguyễn Công Trứ còn xuất hiện hình ảnh con người chứa đựng nhiều nỗi niềm với đời, với những vấn đề thuộc phạm trù đạo lí xã hội, nhân cách Đọc thơ ông ta thấy được nỗi trăn trở, sự hoài nghi của nhà thơ về cuộc sống Có lẽ chốn quan trường đầy rẫy những bất công, cạm bẫy đãcho ông những bài học đắt giá Phải chăng nhà thơ sống trong môi trường phong kiến đang trên
đà đi xuống, ở đó vàng thau lẫn lộn, đồng tiền trở thành một thế lực đen tối, đang chế ngự đời sống con người, nó trở thành thước đo giá trị của con người:
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Đã có đồng tiền, dở cũng hay
( Vịnh nhân tình thế thái)
Đồng tiền đánh đỗ cả nhân nghĩa, nó chi phối mọi tình cảm, mọi mối quan hệ trong xã hội:
Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt nồng, trong chiếc túi vơi đầy
mà còn nói đến sự đổi trắng thay đen của người đời, đây cũng là một đối tượng không thể thiếu
trong thơ ông như những bài: Trách người đời, Vịnh sự đời, Thế tình bạc bẽo, thói đời…Hàng
loạt các bài thơ trên đều thể hiện sự phẫn nộ của ông trước sự tráo trở, nham hiểm của người đời:
Những nghĩ xa gần khéo gớm thay!
Sự đời tráo trở giống bàn tay
Hãy xem gương trước to tày liếp
Mà biết lòng người mỏng tựa mây
( Vịnh sự đời)
Ông đã kích bọn người tráo trở, gian lận:
Trang 15Mặc sức đâm thùng và tháo đáy,
Tha hồ tráo đấu lại lừa thưng.
( Ích kỷ hại nhân)
Nguyễn Công Trứ rất quan tâm đến sự thay đổi của lòng người, chú ý đến nhân cách và sự thoái hóa nhân cách con người Cũng giống như Hồ Xuân Hương, nhà thơ cũng văng những câu chửi tục rất cay độc Ông đã buột miệng chửi đổng:
Đù mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc bạc như vôi
( Thế tình bạc bẽo)
Phải là một người đã từng trải nghiệm giữa cuộc sống không mấy êm đềm, tốt đẹp mới hiểu được sự đời bạc bẽo một cách thấm thía, sâu sắc đến như vậy Nhưng điều đặc biệt so với các nhà thơ khác cùng thời khi đề cập đến đồng tiền, đến danh lợi ta không thấy sự chán nản hay tuyệt vọng bi quan nào, ngược lại đọc thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ ta luôn cảm nhận được một tinh thần lạc quan và niềm tin vào số phận:
Còn giời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mã thế này
( Tự thuật I)
Hãy xem giời đất thời liền rõ,
Dầu nắng dầu mưa có mãi đâu
( Thế tình đen bạc)
Trong tác phẩm thơ Nôm của ông luôn hiện lên con người với tư thế chủ động, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh, luôn có niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn Đây cũng chính là một biểu hiện của con người nhà nho hành đạo điển hình ở trong thơ Nguyễn Công Trứ nói chung và thơ Nôm nói riêng
Nhìn chung những câu thơ của Nguyễn Công trứ viết về nhân tình thế thái thường thấm đượm cảm xúc sâu sắc của một con người từng trải Cho nên, mặc dù phần nào có trừu tượng, chung chung, hình ảnh thơ cũng không mấy sinh động nhưng nó vẫn có lay động mạnh với bạn đọc
2.1.2 Nhà nho tài tử
2.1.2.1 Nhà nho tài tử trong văn học trung đại
Xét từ loại hình kiểu tác giả Nho gia, một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như Trần Đình Hượu,
Trần Ngọc Vượng đã chia thành ba loại nhà nho: Nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài
tử Cả ba loại hình nhà nho này đều bộc lộ rất rõ trong văn học trung đại Tuy nhiên từ thế kỷ X-
thế kỷ XVIII tồn tại song song hai loại nhà nho chính thống: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật Đến đầu thế kỷ XVIII xuất hiện thêm loại hình nhà nho tài tử Người đầu tiên đề cập đến loại hình nhà nho tài tử trong văn học trung đại phải kể đến GS Trần Đình Hượu Sau đó khái niệm nhà nho tài tử được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng Tuy nhiên các nhà nghiên cứu này chỉ
đề cập đến chứ chưa nghiên cứu sâu về con người tài tử cũng như hình tượng con người tài tử trong văn học trung đại Việt Nam
Con người tài tử xuất hiện gắn liền với sự phát triển của xã hội đô thị lúc bấy giờ Hầu hết các nhà thơ dù trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện chất tài tử một cách mạnh mẽ trong tác phẩm của mình
Trong văn học trung đại Việt Nam, ta bắt gặp một Hồ Xuân Hương với khí phách ngang tàng, ngạo nghễ, dù là phụ nữ nhưng bà muốn sánh cùng các bậc nam nhi để dựng nghiệp cơ đồ, tỏ ra
mình không hề thua kém “Đấng mày râu”:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền Thái Tthú đứng cheo leo
Trang 16Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
Con người tài tử trong thơ Hồ Xuân Hương thực sự hơi khác người Đó là con người như bản năng vốn có của mình dám bộc lộ nhu cầu hạnh phúc cá nhân, đây là điều tối kỵ nhất đối với con
người sống trong xã hội phong kiến Đặc biệt là người phụ nữ dễ dàng bị dẫn đến hình phạt “cạo trọc bôi vôi” giữa ba quân thiên hạ Thế nhưng người phụ nữ trong thơ bà còn xem hiện tượng
không chồng mà chữa là một hiện tượng bình thường, thậm chí xem đó là điều đáng tự hào, bà
đã ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến bằng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan
Bà là một người phụ nữ khá mạnh mẽ, không có cái dịu dàng của người phụ nữ theo kiểu “êm đềm trướng rủ màn che” mà là kiểu con người chân thành, bạo dạn trong tính cách Phải là một người có tài năng thực sự thì Hồ Xuân Hương mới thể hiện mình một cách tự tin và cao ngạo đếnnhư vậy Tài năng là ưu thế hàng đầu, như thế giá trị cao nhất của người tài tử là “tài”, bên cạnh
đó còn có cả tình nữa Với họ, dường như hai phạm trù này luôn tồn tại song song với nhau Đọc thơ của bà không chỉ thấy một tài năng thơ ca vượt trội mà chúng ta còn cảm nhận được phần nào niềm khao khát cháy bỏng trong hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ Nỗi niềm đó không chỉ bộc lộ trực tiếp mà nó còn được nhà thơ gửi gắm một cách tha thiết, nồng nàn vào những vật rất đổi bình thường, nhỏ mọn như “Quả cau”:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Như chúng ta đã biết, số phận của những con người có tài lẫn sắc thường ít khi nhận được một kết thúc tốt đẹp trong cuộc sống, Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài những ngoại lệ đó, cuộc đời bà là những chuỗi ngày cay đắng trong tình yêu hạnh phúc lứa đôi Ngay cả khi chấp nhận làm vợ lẽ cũng không trao cho bà những đêm ân ái trọn vẹn:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Đó là một sự phẫn nộ hay là một lời than thở cho số phận của mình? Dường như từ trong cõi lòng Hồ Xuân Hương đan xen những tâm trạng đớn đau trong hạnh phúc lứa đôi Đó là sự thể hiện những cảm xúc nội tâm, Hồ Xuân Hương đã “vén lên” bức màn ngăn cách để người đọc, người nghe phần nào xâm nhập vào thế giới nội tâm của con người
Cũng như Hồ Xuân Hương, trong thơ Nguyễn Du cũng xuất hiện con người tài tử, có nghĩ tới hành lạc, có điều vì ông mang nặng trách nhiệm nhân thế, đề cao chữ “tâm” mà xem nhẹ chữ
“tài” nên chất tài tử của nhà thơ phần nào mờ nhạt hơn so với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…
Không ngang tàng, ngạo nghễ như các nhà thơ khác cùng thời nhưng trong sáng tác của ông đã xuất hiện mẫu hình người anh hùng thời loạn, sự thể hiện lí tưởng, khát vọng sống, nhu cầu giải phóng cá nhân Những biểu hiện tài tử đó được thể hiện rõ trong thế giới nhân vật của ông, tiêu biểu đó là nhân vật Từ Hải trong tác phẩm truyện Kiều nổi tiếng của nhà thơ Với nhân vật Từ
Hải - một tướng giặc “đội trời đạp đất trên đầu có ai?” được nhà thơ thổi vào đó những gì là tinh
túy, là bản lĩnh phi thường của người anh hùng Ngay sự xuất hiện con người này cũng rất bất ngờ, phong thái uy nghi tự tại:
Bỗng đâu có khách bên đình sang chơi
Trang 17Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tức rộng thân mười thước cao
ra một chút rụt rè khi thể hiện tài năng của mình vào trong thơ ca Trong các bài thơ chữ Nôm lẫn chữ Hán con người tự ca ngợi cái tài của mình xuất hiện rất nhiều:
Đạp hướng danh đồ bất điệu đầu,
Ngã vô hành dã, diệc vô lưu.
Thi tài đáo để liên Tô Tử,
Thư nghĩa chung tu thuyết Hạ Hầu.
( Trường giang thiên III)
Dịch nghĩa: ( Bước lên con đường “danh” đầu vẫn ngay thẳng,
Ta không có ý gì đi, cũng không có ý gì ở cả
Kể tài làm thơ, cuối cùng cũng phải tiếc đến Tô Tử
Bần nghĩa kinh thư, rút cuộc phải kể đến Hạ Hầu)
Cái tài của con người được thể hiện ở những thú chơi tao nhã “cầm, kỳ, thi, họa” Tài về thơ, tài
về uống rượu cũng là điểm để người tài thấy mình hơn người, để rồi họ dám sánh mình cùng với thiên cổ, những bậc kì tài trong thiên hạ như Tô Tử, Hạ Hầu
Đọc thơ ông ta còn thấy con người tài tử nặng gánh với mối tình của mình, khí phách ngang tàng
là vậy, thế nhưng khi vướng vào chuyện tình ái con người tài tử trong thơ ông cũng tình tứ và khổ đau lắm chứ:
Thương những kẻ giai nhân tài tử
Trên thi đàn văn học trung đại có lẽ đây là thời kỳ nở rộ nhất, nhiều hương sắc phong phú, đa dạng Mỗi nhà thơ chọn cho mình một lối đi riêng không ai giống ai, chính cái riêng đó nó tạo nên diện mạo riêng, vị trí riêng trong quan niệm vủa mỗi người Đến với Nguyễn Công Trứ, con người tài tử thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau Người tài tử trong thơ ông là sự kết tinh, hội
tụ của con người tài tử trong thời đại lúc bấy giờ
2.1.2.2 Nguyễn Công Trứ và sự thể hiện con người nhà nho tài tử
* Tự hào về tài năng của mình
Người tài tử quan niệm “Tài” theo nhiều cách: Có thể là tài trị nước, tài cầm quân, tài học vấn, tài văn chương, tài cầm, kỳ, thi, họa…Mỗi nhà nho đều tự hào về cái tài của mình và được thể hiện rõ trong tác phẩm của họ Cái tài đó mỗi người có một cách thể hiện riêng Nếu Hồ Xuân Hương bộc lộ mình một cách mạnh mẽ, thậm chí có vẻ thách thức hơn về cái tài của mình: