0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thiên nhiên

Một phần của tài liệu BIỂU HIỆN NHÂN SINH QUAN QUA THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 82 -82 )

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thiên nhiên

Hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Công Trứ được ông khắc họa với nhiều màu sắc của cảnh vật, sự kết hợp vào thơ biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật của ông trở nên sống động và tươi mát trước mắt người đọc. Tạo nên một nét thẩm mĩ cho thơ với những ngụ ý riêng của ông. Trong bài thơ Cây cau ông mô tả cây cau với biện pháp miêu tả một vài điểm nổi bật của cây, cũng đã tạo nên hình ảnh thơ sinh động, cây cau trong bài cũng chính là bản thân ông:

Ơn chúa vun trồng kể xiết bao, Một ngày càng một rấn lên cao. Lưng đeo đai bạc sương nào nhuốm,

Đầu đội tàng xanh nắng chẳng vào. Buồng chất cháu con khôn xiết kể,

Kình thiên một cột giơ tay chống, Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao.

(Cây cau)

Cảnh đẹp hồ Tây và Hà thành đất cố đô xưa, đã được Nguyễn Công Trứ phác họa chỉ bằng vài nét rất đặc trưng của thiên nhiên trung đại, mà trở nên đẹp như bức tranh với những gam màu thời gian cùng với những cảnh vật đặc trưng của thơ: Trăng, gió, mây, nước, khói sóng, lâm tuyền, thảo thụ, mục đồng, thuyền ngư… mang nét cổ kín huyền bí và hoang sơ của những vùng đất một thời nổi danh, nhưng giờ chỉ còn là sự hoài niệm về quá khứ xa xôi:

Đập dìu trăng mạn gió lèo, Lòng ngâm vân thủy, lơi chèo yên ba.

Cảnh Tây hồ khen ai khéo đặt, Trong thị thành riêng một áng lâm tuyền.

Bóng kỳ đài, trăng mặt nước như in, Tàn thảo thụ lum xum tòa cổ sát.

(Vịnh cảnh Hồ Tây) Nước non một dải hữu tình, Trời Nam Việt trước gây đồ đế kỷ. Người thôn ổ dấu phong lưu thành thị,

Đất kinh kỳ riêng một áng lâm tuyền. Men sườn non tiếng mục véo von,

In mặt nước thuyền ngư lã chã. (Vịnh cảnh Hà Nội)

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất trời, mỗi mùa đều có những nét đặc trưng riêng khác nhau đã được Nguyễn Công Trứ miêu tả như bốn bức tranh thiên nhiên, như vừa thật vừa hư với những phát hiện tinh tế. Mùa xuân bắt đầu sau khi trải qua mùa đông lạnh giá, với sức sống mới mọi vật đều sinh sôi nảy nở đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nhau khoe sắc tươi đẹp, mọi vật đều vận động theo hướng tươi đẹp chào đón mùa vui mới trong năm, mà những vần thơ lại làm sống dậy bức tranh mùa xuân ấy:

Xuân sang hoa cỏ đưa đưa,

Khoe màu quốc sắc trẻ màu thiên hương. Đầm ấm thuở tin xuân phút bắn, Khi phát sinh khi rãi rác trên cành.

Thử tập bay, bướm mới uốn mình, Muốn học nói oanh còn lựa tiếng

(Vịnh mùa xuân)

Mùa hạ là một với những gam màu đậm và nóng, cùng với những sản vật đặc trưng của nó chúng ta có thể nhận biết được mùa hạ khi những loại hoa, cây xuất hiện:

Quanh ngọn tường, lửa lựu phun hồng, Trên mặt nước, tiền sen nảy lục.

(Vịnh mùa hạ)

Mỗi mùa trong năm được lặp đi lặp lại tuần hoàn, nhưng cảnh mùa thu được ông miêu tả như bức tranh thủy mặc mang màu sắc huyền bí tuyệt đẹp. Nhà thơ đã có những phát hiện rất tinh tế với những thay đổi của thiên nhiên đất trời, của màu sắc hoa cỏ, của gió, của non, của nước:

Trời thu phản phất gió chiều,

Mây về Ngàn Hống buồm treo gió vàng. Sang thu tiết hơi mây heo hắt,

Cụm sen già lã chã phai hương. Sương giày giậu cúc, đóa hoa vàng,

Son nhuốm non đào, cành lá đỏ.

Lãnh vũ như ti trùng chức dạ, Tình thiên tác chỉ nhạn thư không.

Phút đâu một trận hảo phong, Trẵn cung Quảng xa đưa hương quế.

Trời biếc biếc nước xanh xanh một vẻ, Khen hóa công ai khéo vẽ nẵn đồ.

Một năm được mấy mùa thu. (Vịnh mùa thu)

Mùa thu đi qua, mùa đông lại đến mang theo hơi giá lạnh nhuốm lên mọi vật, thiên nhiên, con người nhưng trong cái lạnh giá đó vẫn có sự vận động để tồn tại của sự vật, con người:

Trời đông hơi giá như đồng,

Cái cơ lại phục đã trong hỗn hàn. Sang đông tiết hơi may lạnh lẽo, Hội bế tàng chuyển máy âm dương.

Loi thoi chày nhạn khua sương, Thấp thoáng bóng ngư câu tuyết.

(Vịnh mùa đông)

Trên đây là những hình ảnh mang những nét rất riêng chỉ có của từng mùa, đã được Nguyễn Công Trứ đưa vào thơ tạo nên bốn bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, bằng đôi mắt tinh tế quan sát những sự vận động thay đổi mọi vật xung quanh để đưa vào

thơ. Ngoài ra, những cảnh thiên nhiên trong những bài thơ khác cũng được ông khắc họa một cách sống động, tao nên sức mạnh cuốn hút cho thơ. Nguyễn Công Trứ như là một nhà họa sĩ vẽ tranh bằng thơ với những góc nhìn tinh tế của riêng ông.

Một phần của tài liệu BIỂU HIỆN NHÂN SINH QUAN QUA THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 82 -82 )

×