5. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Con người tài tử Nguyễn Công Trứ
2.4.1. Nguyễn Công Trứ con người đa tài
Văn học nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX có thể nói là giai đoạn phát triển mạnh với các tên tuổi nổi trội. Họ là những người rất đa tài. Người tài tử trong giai đoạn này họ đã ý thức được cái tài năng của họ và: “Tất cả những con người có thực trong thời đại này đều khoe tài…Họ khoe tài lộ liễu, thậm chí không coi ai ra gì…Con người không ý thức được tài năng của mình, không phải là con người của
thời đại.(Phan Ngọc) [22; tr.77]. Trong số những đại diện tiêu biểu đó thì Nguyễn Công Trứ là một người nói về cái tài là mạnh dạng hơn ai hết:
Trời đất cho ta một cái tài, Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
(Cầm kỳ thi tửu 1)
Nói đến tài năng, Nguyễn Công Trứ là một người được xem là toàn tài. Ông là một nho tướng hiếm có, vừa là quan mà cũng vừa là một vị tướng. Nguyễn Công Trứ là một con người rất phóng túng nên trong cách tiêu khiển như đánh tổ tôm cũng nói lên cái tài của ông. Đó không hẳn là những quân bài tầm thường, mà đó còn là một lời tiên tri về những việc ông có thể thực hiện được, một nghệ thuật điều binh khiển tướng của ông.
Nhân sinh quí thích chí Cuộc ăn chơi chi hơn thú tụ tam Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang,
Cơ điều đạc quân ăn quân đánh Gọi một tiếng người điều khởi kính Dạy ba quân ai chẳng dám nhường?
Cất nếp lên bốn mặt khôn đương Hạ bài xuống tam khôi chiếm cả!
(Thú tổ tôm)
Trong bài thơ Vịnh văn võ Nguyễn Công Trứ rất lấy làm vui thích với cái tài bộ mà trời đã phú cho ông:
Đoái xem văn võ cả hai hàng, Bên văn sang bên võ cũng sang. Dù tía võng xanh, văn đủng đỉnh, Gươm vàng thẻ bạc võ nghênh ngang.
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ, Võ thét oai hùm dẹp bốn phương.
Gặp hội thái bình văn trước võ, Võ đâu dám sánh khách văn chương.
Trong lĩnh vực thi cử văn chương thì không khác gì một cuộc chiến ngoài trận mạc, phải xông pha chiến đấu để giành được bảng vàng, cho xứng đáng là bậc nam nhi đại trượng phu đứng trong trời đất. Hình ảnh con người của Nguyễn Công Trứ nổi lên rất đẹp. Một vai nâng gánh văn chương, vai còn lại thì nâng gánh kiếm cung:
Nợ tang bồng phải trả cho xong Đã xông pha bút trận thì gắn gỏi kiếm cung
Làm cho rõ tu mi nam tử (Chí anh hùng)
Nguyễn Công Trứ đã làm được những việc mà ông ao ước, vì ông là một con người tận tâm với công việc, làm việc gì cũng có tinh thần trách nhiệm. Đến lúc về già thì ông có thể hát vang Bài ca ngất ngưởng:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng, Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.
(Bài ca ngất ngưởng)
Qua thơ văn và những công trạng mà ông đã làm cho đời, chúng ta có thể nhận thấy ông là một người rất ưu tú, đầy tài năng về văn chương lẫn cầm quân dẹp loạn. Khi về hưu đó là thời điểm ông đã trả xong món nợ nam tử, từ đó ông có thể sống một cuộc đời cho riêng ông.
2.4.2. Con người đa tình
Ngoài tài làm thơ văn, cầm quân khiển tướng thì Nguyễn Công Trứ còn là một người rất đa cảm đa tình. Bởi con người ông nhiều tình cảm đã khiến ông trở nên đa tình. Có nhiều giai thoại nói về chuyện ông say mê hát ả đào với những cô đào hát xinh đẹp. Tiêu biểu là giai thoại Giang sơn một gánh giữa đồng với cô đào Hiệu Thư nổi tiếng một thời. Nguyễn Công Trứ đã ôm đàn theo đàn cho Hiệu Thư hát. Ông có rất nhiều vợ, người nào ông cũng yêu thương một cách chân thành. Ông cũng rất tâm trạng khi đưa vào thơ mình cảnh thất tình của ông:
Non nước nước non ngao ngán nỗi, Cỏ hoa hoa cỏ ngẩn ngơ chiều.
(Trách tình nhân)
Ông bùi ngùi xúc động trong cảnh kẻ ở người đi:
Kẻ về người ở, Bồi hồi thay lúc phân kỳ! Khéo quấy người hai chữ tình si Lửa ly biệt bừng bừng không lúc nguội.
Bát ngát trăm đường bối rối. (Cảnh biệt ly)
Ông còn miêu tả cái điệu bộ dí dỏm dễ thương của một người đang trong tâm trạng tương tư, nhớ người yêu:
Tương tư không biết cái làm sao? Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào! Khi đứng, khi ngồi khi, khi nói chuyện,
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao. Trăng soi trước cửa ngờ chân bước,
Gió thổi bên tay ngỡ miệng chào… (Tương Tư)
Tuy tuổi tác không còn nhỏ nữa, nhưng tâm hồn ông vẫn còn trẻ trung, khỏe khoắn, tinh ngịch qua cách tỏ tình với các cô đào hát, hay đối đáp với cô vợ trẻ:
Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết, Hoa tàn song lại nhị còn tươi. Chia đôi duyên nợ đà hơn một,
Mà nét xuân kia vẹn cả mười. Vì chút tình duyên nên đặm thắm, Khéo làm cho bận khách làng chơi.
(Bỡn cô đào già)
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ, Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.
(Tuổi già cưới vợ hầu)
Đôi lúc giọng thơ của ông mang mác khi bị chữ tình ngự trị:
Đa tình là dở, Đã mắc vào đố gỡ cho ra,
Khéo quấy người một cái tinh ma Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy! Đã gọi người nằm thiên cổ dậy, Lại đưa hồn lúc ngũ canh đi.
(Vịnh chữ tình)
Nguyễn Công Trứ đã than thở tâm sự của mình, không phải là buồn tình mà là sầu tình:
Sầu ai lấp vòng trời
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung? Xuân sầu mang mang tắc thiên địa
Giống ở đâu vô ảnh vô hình Cứ tò mò quanh quẩn bên mình, Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng.
Hỏi trăng gió gió trăng hờ hững, Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi.
(Vịnh sầu tình)
Khi bước chân vào đời thì không ai thoát khỏi chữ tình. Tình yêu là từ trước đến bây giờ vẫn chưa ai có thể định nghĩa một cách đủ và đúng nghĩa được tình yêu, nhưng yêu và được yêu quả là một điều vô cùng hạnh phúc. Anh hùng sánh gái thuyền quyên, và tài tử với giai nhân là một cặp đẹp đôi. Được gần nhau là hạnh phúc, xa nhau thì nhớ nhung trông ngóng tin nhau. Tình cảm của ông đối với người vợ, người tình nào cũng là chân thành.
2.4.3. Con người phong lưu
Không phải đến lúc về hưu thì ông mới có tư tưởng hưởng nhàn, mà nó đã theo ông từ thời trai trẻ cho đến lúc về già. Ông đã nâng nó lên thành triết lý hưởng thụ, vì ông quá ngán ngẩm sự đua chen danh lợi chốn quan trường, thấm thía được cái sâu độc của lòng người nên ông quay sang sống cho bản thân mình:
Nhân sinh bất hành lạc Thiên tuế diệt vi thường.
Kiếp người có hạn như phù du, vì thế nên sống làm sao cho mình được vui vẽ. Có câu: Một nụ cười hơn mười than thuốc bổ, Nguyễn Công Trứ đã tìm cách làm cho đời ông trở nên vui vẻ hơn:
Sao bằng rũ sạch trần khâm, Khi ngoạn nguyệt khi xem hoa nở
Giải kiết dẫu sao sao nữa, Nợ phong lưu tính đã lãi rồi. Ngàn vàng chắc lấy trận cười.
(Nợ phong lưu)
Nguyễn Công Trứ mạnh dạng bước chân vào những cuộc chơi. Bên cạnh những thú vui truyền thống thanh nhã được các cụ nho xưa yêu thích là cầm, kỳ, thi, tửu nhưng với ông thì cách vui chơi cũng phải thanh tao chứ không dung tục được:
Cầm kì thi tửu,
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay Đàn năm cung giéo giắt tính tình đây
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó. Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ, Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà.
…
Người ở thế dẫu trăm năm là mấy! Sách có chữ “Nhân sinh thích chí” Đem ngàn vàng chác lấy cuộc đời.
Chơi cho lịch mới là chơi, Chơi cho đài các cho người biết tay.
Tài tình dễ mấy xưa nay! (Cầm kỳ thi tửu 2)
Tài tình được người tài tử xem là thước đo giá trị bản thân họ và người khác. Những nhà nho gốc thường không đề cao tài tình, Nguyễn Công Trứ đã mạnh dạng đề cao điều này. Trong thú ăn chơi của ông ta thấy thấp thoáng bóng nữ nhi, đó là điểm khác với thú vui truyền thống:
Thế nhân mạc oán tài tình lụy, Không tài tình quang cảnh có ra chi.
Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề, Có yến yến hường hương mới thú!
Khi đắc ý mắt đưa mày lại, Đủ thiên thiên thập thập thêm nồng.
(Tài tình)
Khách thập thúy say màu hoa diễm, Đối mặt hoa mà cầm mà kỳ mà tửu mà thi.
(Yêu hoa)
Hay: Vắt chân ngồi bạn với khách cầm ca Cuộc tỉnh say bầu rượu chén trà, Cơn đắc ý thùng thùng đôi tiếng trống.
Bạch tuyết thanh cao, oanh yến lộng, Quân thiều hưởng triệt, cổ minh chung.
Này tiếng đàn tinh tính tinh tình tinh. Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ.
(Thú thanh nhàn)
Vui chơi hưởng lạc vì đời người thấm thoát có là bao:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy Cảnh phù du trông thấy cũng buồn cười!
Mảnh hình hài không có có không. Lọ là thiên tứ vạn chung.
(Vịnh nhàn)
Nguyễn Công Trứ muốn không gian thời gian mờ nhòa đi để gạt đi cái thực tại trước mắt ông, ông cho rằng an nhàn mới thật đáng quý:
Cơn chếnh choáng xoay vần trời đất lại, Chốc ngân nga xáo trộn cổ kim đi.
Cái công danh là cái chi chi, Quý nhân tưởng bất như nhàn nhân quý.
…
Thời nhân bất thức dư tâm lạc, Mượn phong tình mà trả nợ phong lưu
Biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi? Để cho đó gẫm mà coi . (Nhàn nhân với quý nhân)
Qua những bài thơ trên chúng ta có thể thấy tâm hồn Nguyễn Công Trứ đã bị xáo động rất nhiều. Ông không còn hăm hở sức trai ra giúp đời nữa mà trở về với con người bản thân ông. Ông rút hẳn sau sân khấu phong kiến, trở về trong ngậm ngùi, tìm quên trong những lạc thú trong đời sống: “Vui chơi mà không trụy lạc, say mê mà không quên bổn phận và mục đích tiến tới.”(Nguyễn Duy Diễm). Nhưng lòng ông thì có ai thấu chăng, vì sao mà ông lại đi vào con đường hành lạc đó.
2.4.4. Lối sống phá cách
Nguyễn Công Trứ sau khi làm trọn bổn phận của mình thì ông quay về sống gần gũi với thiên nhiên nhưng cách sống của ông thì khác đời. Ông sống một tâm thái ngất ngưởng đứng trên thiên hạ. Một lối sống ngông nghênh với đời. Vậy thế nào là ngông? Ngông ở đây không phải là ngông cuồng mà là ngông nghênh. Người có lối ngông thường là những người thật sự có tài năng hơn người, thích sống nổi trội khác người khác đời. Nguyễn Công Trứ là người tài ba thao lược hơn người. Ông đã cho phép mình sống ngông nghênh trên thiên hạ:
Trời đất cho ta một cái tài, Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
(Cầm kỳ thi tửu)
Cung tường ấy cho thiên hạ biết Biết rằng ai to nhỏ nhỏ to.
May ra mở mắt rừng nho,
Quân dân một gánh giang hồ cũng xong. Nam nhi đáo thử thị anh hùng.
(Bốn bể là nhà)
Mạnh mẽ một tay chống trời:
Kình thiên một cột giơ tay chống, Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao.
Nguyễn Công Trứ luôn xem thường những lời cạnh khóe của hiên hạ, ông sẽ cho họ biết thế nào là tài giỏi, đừng quá xem thường người khác, khi mình không là được điều đó, trời không phụ người có lòng:
Trong trần ai ai kém ai đâu, Tài bộ thế khoa danh ở lại có. Thơ rằng: “Độc thư thiên bất phụ,
Hữu chí sự cánh thành.” (Đường công danh)
Tận tâm với công việc, trung thành với triều đình, lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang. Sau khi về hưu thì Nguyễn Công Trứ có thể tự hào mà hát Bài ca ngất ngưởng để tổng kết lại cuộc đời đầy sóng gió của ông:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng, Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.
Một đời người có ai làm được như ông, một con người tài ba hết mực. Sống dọc ngang vẫy vùng trong trời đất, chìm nổi với chốn quan trường, nhưng công việc nào ông cũng làm trọn vẹn. Ông cho phép mình sống trên thiên hạ:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi! Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ sống trên dư luận, ông không sợ tiếng đời thị phi, sống phá cách theo sở thích của mình:
Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Quả là một triết lý sống rất cá nhân, sống như thế thì bản thân không đau buồn hay không bị ràng buộc vào những giáo điều khắc khe nào cả. Nếu sống quá phóng túng thì giá trị con người còn có bao nhiêu? Nguyễn Công Trứ sống ngông nghênh phá cách như vậy là để đối chọi với miệng đời. Bởi trong lúc hàn vi tới khi làm quan, miệng lưỡi thế gian đã làm cho ông phải lao đao lận đận một đời. Tuy là cách sống này có đi lệch quá xa so với lý tưởng ban đầu của ông nhưng chúng ta cũng đừng nên trách móc ông bởi quãng đời 10 năm cuối đời quá ngắn so với mấy mươi năm khốn khổ mà ông đã trải qua.
Chương 3
NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ 3.1. Ngôn ngữ
3.1.1. Từ địa phương bình dị gần gũi
Sáng tác thơ văn của Nguyễn Công Trứ đa phần là những tác phẩm ngắn như: Thơ Nôm Đường luật, thể hát nói, câu đối Nôm, bản tuồng và phú. Trong đó, thể hát nói là chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là thơ Nôm Đường luật. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ phải nói là rất đa dạng và phong phú.
Nguyễn Công Trứ là một người đi đó đi đây nhiều nên tầm hiểu biết của ông rộng lớn, điều này đã khiến cho thơ ông thêm phần đặc biệt. Từ ngữ ông dùng trong thơ không hề trao chuốt mà rất nôm na dễ hiểu, bình dị và gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Trái mùa, nghiệp cũ không nên bỏ,
Ế chợ, nghề nhà cũng phải theo. (Than cảnh nghèo)
Ông đưa từ địa phương và trong thơ tạo nên sự mới lạ cho thơ:
Có từng gian hiểm mình càng trí, Song lắm phong trần lụy cũng sâu.
Năm ấy chẳng qua thời chẳng lại,
Giống kia có muộn mới dài lâu. (Muộn thành đạt)
Giống kia là từ địa phương, có nghĩa là thứ ấy. Ở đây ám chỉ công danh sự nghiệp, việc thi cử đỗ đạt.
Tết nhất anh ni ai nói nghèo, Nghèo mà lịch sự đố ai theo.
(Tết nhà nghèo)
Ni có nghĩa là này. Anh ni có nghĩa là anh này, ở đây là chỉ Nguyễn Công Trứ.
Trong Hàn nho phong vị phú, từ địa phương cũng được ông sử dụng:
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng buồn kêu, Đầu giàn, chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
(Hàn nho phong vị phú)
Trùn ở miền bắc gọi là con giun đất.
Lóc chỉ hoạt động của con vật đang nhảy trườn lên, lục lọi đồ tìm thức ăn.
Trời đất chi mà rứa mãi ra Xin tha nhau với chớ trêu nhau!
Bể đào xông xổ dầu tăm cá Mặt nước mênh mông mặc sức bèo.
(Cảnh ở đời)
Rứa tiếng địa phương của người miền trung thường sử dụng. Rứa có nghĩa là: Thế, thế đấy.
Hiện tượng dùng từ địa phương vào trong thơ đã làm cho thơ của Nguyễn Công Trứ có sự mới lạ, làm cho ngôn ngữ thơ thêm phong phú. Điều này làm cho thơ có cái lạ cái riêng, mang dấu ấn của những nơi mà ông đã đi qua. Đó là sự hòa nhập vào nguồn chung của dân tộc nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của mình.
Nguyễn Công Trứ còn sử dụng chất liệu dân gian của văn hóa đưa vào sáng tác. Đó là những hình ảnh bình dị rất đời thường của ca dao, tục ngữ, thành ngữ vốn đã đi