5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Sự nghiệp quân sự
Trong triều đình để nhà vua có thể trị vì thiên hạ, bảo vệ vững chắc bờ cõi Tổ quốc thì phải nhờ vào hai cánh tay đắc lực. Đó là quan văn và quan võ. Quan văn đó là những người học hành thi cử đỗ đạt cao, được bổ nhiệm làm quan. Những vị này giúp vua điều hành chính sự, quản lí đất nước bằng những hiểu biết, tài trí mưu lược của mình. Quan võ là những người tinh thông võ nghệ, sức khỏe cường tráng, thi đỗ võ trạng nguyên phụng sự cho nhà vua trong việc bảo vệ triều đình, diệt trừ loạn đảng bảo vệ bờ cõi đất nước trước sự xâm lược của các nước khác. Thông thường võ tướng chỉ giỏi về võ nghệ còn mưu lược, binh thư thì phải cần đến các quan văn. Người ta thường nói một nghề cho chính còn hơn chín nghề. Đối với Nguyễn Công Trứ thì ông là một dạng đặt biệt giỏi cả văn lẫn võ, do ông được sự giáo dục của gia đình từ nhỏ và sự tài năng thiên phú mà ông co khả năng ứng biến rất linh hoạt, giỏi làm thơ văn, siêng năng nghiên cứu binh pháp: “đã đụng đến binh thư binh pháp thì cậu không thể không đọc Tam quốc chí và Đông Chu liệt quốc…”[7; tr.20]
Trải qua nhiều lần thăng giáng, di chuyển nơi làm quan rồi từ quan văn mà ông trở thành quan võ. Đó là những lần ông được cử làm đồng chỉ huy, rồi làm chủ tướng trong các cuộc chinh thảo. Có ý kiến cho rằng việc đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân đó là những điểm đen trong đời ông. Nhưng chúng ta không thể nào trách ông được, bởi vì ông trong tiềm thức của ông đó là thực hiện đúng bổn phận của kẻ bề tôi. Những trận đánh có sự tham dự của ông đều thắng lợi, bởi sự tài hoa mưu lược và sự quan sát tinh tế của Uy Viễn tướng công. Những lần đánh thắng trận ông chỉ tiêu diệt những kẻ làm thủ lĩnh, còn đám tàn quân thì ông cho họ trở về với cuộc sống đời thường, cho họ đời sống an cư lạc nghiệp để tránh làm họa và gây hại cho đất nước.
Điều đó chứng tỏ Uy Viễn tướng công là một con người có tấm lòng nhân đạo. Yêu thương người dân bởi giữa họ và ông cũng có sự tương đồng, đó là ông đã từng phải trải qua cảnh lớn lên và sống trong đói nghèo, thiếu thốn trăm bề.
Trong trận dẹp loạn quân Nùng Văn Vân (1833 đến 1836), thì tài năng của ông được thể hiện rất rõ. Một nơi mà nhiều tướng lĩnh của triều đình đều bỏ mạng hoặc bị bắt, có kẻ phải tự tử khiến cho triều đình phải khiếp sợ không yên. Để tiến vào Vân Trung căn cứ của địch, thì buộc phải qua những đoạn đèo dốc cheo leo hiểm trở vắt trên miệng vực, đến trưa là có mây phủ, đường hành quân vô cùng vất vả đi được nửa chừng thì phải tháo lui. Lòng lính tráng đều mệt mỏi và nhớ đến quê nhà. Nắm được tâm lí đó người xưa đã có câu: biết người biết ta trăm trận trăm thắng rất đúng với hoàn cảnh lúc bấy giờ của quân lính Nguyễn Công Trứ. Ông là một người có máu tài tử yêu thích hát ả đào, cho nên lúc xuất chinh ông đã dẫn theo những cô đào hát để giúp vui. Nhân lúc chiến sự căng thẳng lòng quân nao núng, ông đã viết một bài ca trù rất thấm thía và đầy cảm xúc. Đó là bài Gánh gạo đưa chồng.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất, Thương cái thân cò lặn lội bờ sông
Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng Ngoài ngàn dặm một trời, một nước Trông bóng nhạn bâng khuâng từng bước,
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh. Nghĩa tép tôm ai nỡ dứt tình, Ơn thủy tổ phải đền cho vẹn sóng.
…
(Gánh gạo đưa chồng)
Nguyễn Công Trứ nắm được điểm yếu của con người là tình cảm, nên ông đã vận dụng vào binh pháp quân sự. Cũng như Trần Quốc Tuấn đã viết Dụ chư tì tướng hịch văn để khích lệ những người tì tướng tấm lòng yêu, nước chăm chỉ rèn luyện võ nghệ đánh đuổi giặc. Nguyễn Công Trứ đã dùng hình ảnh con cò trong ca dao, dân ca truyền thống để đi vào lòng người. Con cò đây là hiện thân của người phụ nữ truyền thống, tảo tần sớm hôm chăm lo cho gia đình, cha mẹ già và nuôi dạy con cái. Từ đấy
được những cô đào hát lên, làm cho tinh thần lính tráng ngày càng hăng hái đánh địch. Còn phần nghĩa quân thì càng thấm thía nỗi nhớ cha mẹ, vợ con quê nhà, lòng càng não nuột. Cuộc chiến kết thúc, chiến thắng thuộc về quân của Uy Viễn tướng công. Cũng nhờ đó mà máu người ít đổ. Thắng được trận này cũng do tài kinh luân thao lược của Nguyễn Công Trứ, bằng việc quan sát thiên văn, địa lí, nắm rõ các con đường cũng như các mạch nước, suy đoán thời tiết, bố trí cạm bẫy, tùy cơ ứng biến mà đánh giặc tan tác.
Năm 1826, Lê Duy Lương ở Trung du lợi dụng địa thế có núi rừng hiểm trở, ruộng đông mênh mông mà tác oai tác quái. Vừa có thể ẩn nấp trên rừng núi, vừa có thể trốn vào trong nhà dân. Để dẹp được bọn này thì phải dùng mưu kết hợp với dũng cảm tấm công. Bên cạnh đó phải biết dựa vào lòng dân, cần sự ủng hộ và giúp đỡ của họ. Mặt khác phải biết phục kích tấn công, trận đánh tiệt đường tiếp tế lương thực của địch, thì mới đánh thắng được, có thể thấy Uy Viễn tướng công là một người tinh tường trong phán đoán, biết cách quan sát và mưu trí hơn người.
Năm 1827, Nguyễn Công Trứ còn đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành cùng bọn giặc khách (Trung Quốc) ở Quảng Yên, gọi giặc biển. Bởi vì chúng thường tụ tập ở những bãi hoang lau sậy, giỏi việc đi thuyền bè. Bọn chúng thường lấy lau tre cật để làm món võ, và không ở một nơi cố định, thường hay phá làng cướp chợ. Để trừ giặc này phải dùng thủy chiến, rèn luyện thủy binh luôn phải thám thính quan sát tình hình của địch chủ động mai phục, dụ địch vào cạm bẫy để tiêu diệt bên cạnh đó phải biết nghi binh. Từ những việc làm đó mà quân của triều đình đã thắng trận. Được nhà vua ban thưởng hậu hĩnh: “Nguyễn Công trứ được nhà vua dành cho những tặng vật rất có ý nghĩa. Đó là một tòa bạch ngọc chạm hình quả núi cao bốn tấc, một con ngựa bằng mã não cao hai tấc, một chiếc kim khánh bằng vàng mười trên tạc dòng chữ:“Lao năng khả tướng”.[7; tr.76]. Nhưng đối với Nguyễn Công Trứ thì lại có việc của ông. Ông không vào triều lãnh thưởng, mà ông ở lại tìm hiểu đời sống người dân, đất đai thổ nhưỡng sông ngòi, và tại sao người dân ở đây lại nổi loạn. Đó là những trăn trở về người dân của ông. Phần này chúng ta tiếp tục xem xét ở phần sự nghiệp kinh tế của Nguyễn Công Trứ phần sau.
Trong sự nghiệp quân sự của ông thì cái tài của ông còn thể hiện ở trận đánh thành Trấn Tây. Đánh thành việc quan trọng là phải bao vây, cắt mọi viện trợ từ bên
ngoài, phải kiên nhẫn chờ đợi công phá thành. Kết quả quân của ông đã chém được đầu tên tướng giặc Phiên Tăng, chiếm đóng Trấn Tây thành (Cao Miên).
Với những chiến thắng lẫy lừng trên những trận địa vô cùng nguy hiểm trên đất liền, trên biển cả, đồi núi hay đầm lầy thì Uy Viễn tướng công đều có cách chinh phục được. Điều đó chứng tỏ trên mặt quân sự ông rất thành công. Từ đó mà tiếng tâm ông ngày càng vang xa, nhiều người nể phục. Ông là một vị tướng tài năng. Trong ông có tấm lòng nhân hậu, chăm lo cho nhân dân an cư lạc nghiệp, quả là bậc phụ mẫu chi dân. Giống như những triều đình phong kiến khác, triều Nguyễn đã dụng ông hết sức hiệu quả, nhưng lại không tin tưởng ông, lo sợ tài năng đó sẽ lật đổ triều đại của họ, cho nên các vua Nguyễn không để ông ngồi yên ở một vị trí nào quá lâu. Mà đó có lẽ là lý do khiến hoạn lộ của ông đầy thăng trầm vinh nhục, nhục vinh.
Trên trường danh lợi vinh liền nhục, Giữa cuộc trần ai khóc lộn cười.
Đấy là những lời tâm huyết được Nguyễn Công Trứ rút ra trong cuộc đời ông, những tưởng thi cử đỗ đạt được làm quan thì có thể thể hiện tài năng, giúp vua giúp nước, nhưng không ai ngờ được cuộc đời như thế nào có bằng phẳng hay gập ghềnh chông chênh.
1.3.2.2. Về sự nghiệp kinh tế
Cuộc đời làm quan của ông đã trải qua nhiều sự thăng giáng bất thường, làm quan ở nhiều nơi nên ông có sự hiểu biết rất sâu rộng. Nước Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, do đó việc tưới tiêu, sông ngòi là rất quan trọng. Nguyễn Công Trứ khi đến đâu ông cũng làm tròn nhiệm vụ của mình và đặc biệt ông rất chăm lo cho đời sống nhân dân. Đến đâu ông cũng chủ trương khai thông hệ thống sông ngòi, đắp đê dẫn nước ở các vùng: An Giang, Quãng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định. Nhằm giúp cho việc phát triển nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
Ở vùng Quãng Yên, Hải Dương có giặc hay ra vào cướp phá người dân. Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần diệt trừ. Năm 1833, tiêu diệt thống lĩnh Trương Nghiêm và Trịnh Bá Dao ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Năm 1838, ông đánh dẹp giặc khách (Trung Quốc) ở đảo Chàng Sơn, lập đồn điền canh phòng ở đó. Nguyễn Công Trứ chủ trương giết thủ lĩnh giặc rồi an cư cho đồ đảng. Ông còn ban đất cho những người có công đánh giặc, bắt nộp tướng giặc. Năm 1839, Nguyễn Công Trứ giết bốn tên thủ phạm, còn lại 180 dư đảng thì lập thành một làng, tên là Hướng Hóa, chia bốn giáp và
đặt lý trưởng cai quản. Nguyễn Công Trứ còn viết tấu sớ lên vua cho người dân được khẩn hoang đất đai ở Nam Định, xin cấp tiền công cho bần dân đến sinh sống, mà an cư lạc nghiệp tránh được giặc làm loạn, lập làng dựng ấp, cung cấp trâu bò, dụng cụ canh tác.
Nguyễn Công Trứ được nhà vua bổ làm doanh điền, cho ông tùy quyền hưng lợi cho dân. Trước tiên ông đi quan sát đất đai và về phác họa lại nơi đó, rồi xem xét vấn đề dẫn nước vào, sự di chuyển của thủy triều. Lập những làng nằm song song hình chữ nhật từ đất liền ra biển cả. Dọc mỗi làng đều có con sông. Cách vài cây số lại có đường ngang và sông lớn, đường ngang này được làm thêm mỗi khi đất lấn ra biển, nhằm giữ nước thủy triều. Những con sông nhỏ được đào là nhằm tránh lũ lụt, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt, sản xuất. Tạo điều kiện cho việc giao thông thủy bộ của người dân thêm thuận tiện.
Đất khai hoang thì vô cùng rộng lớn. Đất rộng mà người ít, cho nên việc khuyến khích người đến ở là việc rất quan trọng. Để làm được việc đó thì ông đã nêu cao gương mình, dẫn một số người nhà từ Nghệ An ra sinh sống. Bên cạnh đó là chiêu mộ những người du thỉ du thực, hoặc đầu trộm đuôi cướp lại lập thành giáp. Được 10 người thành một giáp, được nhận 100 mẫu ruộng, 15 người thành một trại, 30 người thành một ấp, 50 người thành một lý. Ngoài ra còn chiêu mộ những gia đình tiếng tăm khoa bảng ở Quỳnh Côi, Hoàng Mai, Bạch Mai do đó dân chúng cũng đổ xô đến đông đúc.
Để người dân có thể sinh sống và sản xuất được thì Nguyễn Công Trứ còn xin lấy tiền công cho họ làm nhà, cấp trâu cày, thuổng, suồng, cuốc, liềm cấp phát cho họ. Chẳng bao lâu một dãy Tiền Châu ruộng khẩn được hơn 18.970 mẫu. Đinh mộ được hơn 2.350, chia ra làm 14 lý, 72 ấp, 20 trại, 10 giáp lấy tên là huyện Tiền Hải (Biển xưa hay Biển tiền).
Địa phận xã Ninh Cương, xã Cát Hải được 4 lý, 7 trại lập thành một Tổng thuộc huyện Nam Trực. Tổng Hoàng Nha khẩn thêm được 5 ấp, 2 trại, 1 giáp lập thành một Tổng thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định.
Ở Ninh Bình đặt ra huyện Kim Sơn được 3 lý, 2 ấp, 12 trại, 24 giáp, ruộng được hơn 14.600 mẫu, đinh được hơn 1260 người.
Nguyễn Công Trứ xuất thân là con nhà nho, vốn làm quan văn nhưng thời thế biến đổi làm ông trở thành quan võ, có lúc được thăng làm Thự Đô sát viện Tả Đô ngự sử, làm chủ khảo tràng thi Hà Nội. Ông luôn hoạt động tốt cả hai lĩnh vực văn võ. Năm Minh Mệnh thứ 21, thành Trấn Tây có giặc Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ xin tòng quân, được nhà vua chấp thuận cho làm Tán lý Cơ vụ, cùng hợp tác với Trương Minh Giảng, dẹp được nhiều đồn giặc. Nguyễn Công Trứ được sung chức Tham tán Đại thần năm Thiệu Trị nguyên niên 1841. Sau khi giữ Trấn Tây một thời gian, ông đề nghị triều đình rút quân về, mà không được chấp thuận. Ông đã tự ý rút quân về An Giang. Nhà vua tức giận kết tội ông tuyên án “Trảm giam hậu”. Xét công lao Nguyễn Công Trứ và sự giúp đỡ của những đại thần trong triều xin cho, nhà vua tha chết cho ông, giáng ông xuống chức lang trung Bộ binh, rồi cử ông làm tuần phủ An Giang.
Nói về vùng đất An Giang ngày xưa, đấy là một vùng đất đai rất rộng lớn, bao gồm các tỉnh như: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay. Thế kỷ XVII nhà truyền đạo Rhodes (1596-1666), đã đến đấy và gọi là “Xứ hoang mạc Nam kỳ”, “không có nước không có bất cứ một thứ gì thuộc về sự sống.”[7; tr.110]
Đến đầu thế kỷ XIX thì những người dân đến khẩn hoang, cũng không khỏi ngạc nhiên, với đất đai sông ngòi và những sinh vật lạ lùng.
Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
Một vùng đất đai bạt ngàn vẫn còn heo hút, hoang vu vắng lặng, cùng biết bao sự nguy hiểm đang rình rập đe dọa con người:
Chèo ghe sợ sấu cắn chân Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.
Đó là những câu hát ví von mà cha ông ngày xưa đi mở đất đã nói về vùng đất
rừng thiêng nước độc này. Tuy là một vùng đất tương đối bằng phẳng, nhưng chưa được khai phá nên chưa được sử dụng tốt. Uy Viễn tướng công đã dùng khối óc, và đôi bàn tay của ông để giúp nhân dân cải tạo thiên nhiên ở đây. Tổ chức cho dân cày cấy làm ăn. Năm 1843 Nguyễn Công Trứ tổ chức đào một con kênh nối liền sông Tiền với sông Hậu, dài 60 km đi qua Tân Châu, gọi là kênh Vĩnh An, đem nước ngọt phù sa màu mỡ để thau chua rửa phèn cho đất đai. Để hoàn thành một con kênh dài như thế
thì vô cùng khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm lòng dũng cảm của con người thì mọi việc đều thực hiện được, cũng như lời dạy của Bác Hồ:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.
Từ đó mà đất đai vùng An Giang xưa ngày càng màu mỡ, cây cối trù phú tốt tươi, làm cho người dân ngày càng no ấm bởi những cánh đồng xanh biếc, thẳng cánh cò bay, những vườn trái cây xum xuê trĩu quả, dọc những con sông là những ngôi nhà san sát nhau, tạo nên sinh khí mới cho vùng hoang mạc xứ Nam kỳ. Từ đó cho chúng ta thấy được công ơn của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước và nhân dân là rất to lớn.
1.3.2.3. Sự nghiệp chính trị
Sau khị dẹp loạn xong, Nguyễn Công Trứ tiếp tục tìm hiểu cuộc sống của người dân, giúp họ tìm kế sinh nhai. Bên cạnh đó, việc khá quan trọng là việc quản lí người dân như thế nào cho ổn định và phát triển. Nguyễn Công Trứ đã thật sự thu phục được lòng người, niềm tin vào sự quản lí của ông ngay cả những huyện mới lập.