1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân sinh quan của phật giáo nam tông và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người khmer ở tỉnh vĩnh long hiện nay

176 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

---o0o--- VÕ THỊ KIM XUÂN NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Trang 1

-o0o -

VÕ THỊ KIM XUÂN

NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

TINH THẦN CỦA NGƯỜI KHMER

Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016

Trang 2

-o0o -

VÕ THỊ KIM XUÂN

NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

TINH THẦN CỦA NGƯỜI KHMER

Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Nguyễn Anh Quốc Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực Các tài liệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Tác giả

VÕ THỊ KIM XUÂN

Trang 4

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

6 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG 9

1.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN - TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG 9

1.1.1 Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ đại hình thành nhân sinh quan Phật giáo Nam tông 9

1.1.2 Tiền đề lý luận - tư tưởng của Ấn Độ cổ đại hình thành nhân sinh quan Phật giáo Nam tông 15

1.2 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG 25

1.2.1 Khái quát nhân sinh quan Phật giáo Nam tông 25

1.2.2 Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông 26

1.2.3 Đặc điểm nhân sinh quan Phật giáo Nam tông 55

K t uận chương 69

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY 72

Trang 5

2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư, dân tộc và tình hình kinh tế - xã

hội ở tỉnh Vĩnh Long 72

2.1.2 Đặc điểm đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay 83

2.2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG C A NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN C A NGƯỜI KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY 100

2.2.1 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông đến quan niệm tư tưởng, đạo đức, lối sống của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long 101

2.2.2 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông đối với phong tục, tập quán, tín ngư ng tôn giáo, lễ hội của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long 109

2.2.3 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn học, kiến trúc nghệ thuật của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long 132

2.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC C A NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN C A NGƯỜI KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY 141

2.3.1 Những phương hướng chủ yếu nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông trong xây dựng đời sống tinh thần người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long 141

2.3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông trong xây dựng đời sống tinh thần người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay 147

K t uận chương 2 158

KẾT LUẬN CHUNG 162

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thi t của đề tài

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội Từ lâu, nó đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ở hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó Mặc dù do con người tạo

ra, song quá trình tồn tại và phát triển tôn giáo đã tác động trở lại cơ sở đã sinh ra nó, ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của quốc gia, dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc ở nước ta đều có những hình thức tính ngư ng và tôn giáo với những sắc thái riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho từng tộc người Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, đời sống, kinh tế văn hóa, xã hội luôn bị chi phối bởi những học thuyết tư tưởng, trong đó có tôn giáo Ngoài những tín ngư ng, tôn giáo bản địa, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi một số tín ngư ng, tôn giáo ngoại sinh Tuy mỗi tín ngư ng, tôn giáo có những đặc điểm riêng nhưng điều giống nhau là cùng tồn tại trong lòng dân tộc

Từ rất sớm, một số tôn giáo du nhập vào nước ta như: Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của một bộ phận lớn quần chúng nhân dân, khu vực Nam bộ đã hình thành nên những tôn giáo mới như: Cao đài, Phật giáo Hoà hảo, Tịnh độ Cư

sĩ, Minh Sư đạo,… Đến nay, Việt Nam được xem là quốc gia đa tôn giáo gồm cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại sinh Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ, Việt Nam đã có 13 tôn giáo, với 35 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân; gồm 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân

số cả nước và Phật giáo là một trong số đó

Trang 7

Phật giáo với quan niệm nhân sinh độc đáo đã có sức lan tỏa rộng rãi, đặc biệt ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam Phật giáo đã khơi dậy những giá trị nhân văn trong con người, hướng con người tới chân – thiện –

mỹ Bởi vậy, đạo Phật có ý nghĩa tích cực thật sự trong đời sống xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đông đảo quần chúng trong xã hội

Ngay từ khi được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ đầu, Phật giáo đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người dân Với triết lý nhân sinh sâu sắc nhấn mạnh về tình thương, sự vô ngã, vị tha và đề cao lòng từ bi, hỷ xã, nhân sinh quan Phật giáo đã truyền dạy một lối sống đúng đắn có đạo đức, hợp đạo lý con người, khuyến khích con người trở thành người tốt, sống

có ích cho xã hội Con người có thể tự mình tạo ra một cuộc đời hạnh phúc

mà không phải lệ thuộc vào quyền lực bên ngoài Vì thế, trong quá trình hình thành và phát triển ở nước ta, Phật giáo đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam Nhân sinh quan Phật giáo đã thấm vào đời sống tinh thần và văn hóa Việt Nam một cách tự nhiên

và dễ dàng như nước thấm vào đất Giáo lý của Phật giáo cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người Việt nói chung, người dân Khmer ở Vĩnh Long nói riêng và đã trở thành giá trị tinh thần vô giá cho người dân ở đây

Phật giáo Nam tông (Theravada) du nhập vào Đồng bằng sông Cửu Long bằng đường hàng hải quốc tế Đông – Tây Ở đây, Phật giáo Nam tông được người Khmer tiếp nhận và phát triển trong cộng đồng qua nhiều thế kỷ Phật giáo Nam tông gần như chiếm địa vị độc tôn, nó chi phối nhiều mặt trong đời sống của đồng bào Khmer nơi đây

Phật giáo Nam tông đối với người dân miền Tây Nam bộ nói chung, đối với người Khmer ở Vĩnh Long nói riêng là nhu cầu không thể thiếu Nó dường như là cứu cánh, trợ giúp tinh thần cho họ thoát khỏi những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày

Trang 8

Vĩnh Long là một vùng đất mới khai phá, là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Khmer, mang đến cho mảnh đất này một nét đặc sắc mang đậm dấu ấn Phật giáo Nam tông Khmer, các đặc điểm tôn giáo và dân tộc hòa quyện vào nhau, thể hiện qua quan niệm, tư tưởng trong các lễ hội, phong tục tập quán, đạo đức lối sống, nghệ thuật kiến trúc của những ngôi chùa Khmer cổ kính Phật giáo Nam tông gần như chiếm địa vị độc tôn, nó chi phối đời sống tinh thần của người dân Khmer

Phật giáo Nam tông tuy đến và phát triển ở Vĩnh Long không có được quy mô rộng lớn như các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… nhưng cũng tạo được sắc thái riêng biệt Tuy nhiên những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp Hiện nay, bên cạnh các tổ chức tôn giáo với xu hướng hành đạo thuần túy tôn giáo, đúng Điều lệ, Hiến chương, tuân thủ pháp luật, đồng hành cùng dân tộc, đã xuất hiện một số hoạt động tôn giáo không đúng qui định pháp luật, một số chức sắc tôn giáo

có những lời nói và việc làm đi ngược lại lợi ích dân tộc, không đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, gây hiệu ứng tiêu cực

về chính trị

Bên cạnh đó, những năm qua các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam Vấn đề “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, vấn đề dân tộc tôn giáo được chúng coi là

“ngòi nổ”, là lĩnh vực nhạy cảm và đây cũng là một trong những trọng điểm tiến công của các thế lực thù địch, nhằm tạo ra vùng tự trị, vùng ly khai, gây mất ổn định chính trị, tư tưởng, kinh tế - xã hội, hòng kết hợp giữa lực lượng phản động trong nước với lực lượng phản động ở nước ngoài tiến hành các thủ đoạn can thiệp, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm Vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định

Trang 9

vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược

có tầm quan trọng đặc biệt, nên đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách tự do tín ngư ng, tôn giáo Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã sớm nhận thức và có quan điểm giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, chắc chắn

sẽ có những dòng văn hóa, tôn giáo du nhập và có ảnh hưởng đến tín ngư ng, tôn giáo ở Việt Nam, làm gia tăng số lượng người theo về lễ nghi, lễ hội… Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tín ngư ng, tôn giáo đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, xã hội ở nước ta

Từ tình hình đặt ra nói trên, tôi nhận thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và nhân sinh quan của Phật giáo Nam tông trong đời sống tinh thần của người Khmer cho đến nay có nhiều mặt tích cực và ý nghĩa đối với

việc giáo dục con người nên tôi đã chọn đề tài: “Nhân sinh quan của Phật

giáo Nam tông và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

với đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” từ trước

đến nay đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu với nhiều công trình phong phú Trong đó, có một số công trình nghiên cứu về Phật giáo Nam tông:

- Thứ nhất: Về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam phải kể đến các tác phẩm: Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Nxb Minh Đức, 1944; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết học do Nguyễn Tài Thư và

Minh Chi chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988; Việt Nam Phật

giáo sử luận I - II- III của Nguyễn Lang, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000; Lịch

sử Phật giáo Việt Nam, của Lê Mạnh Thát, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí

Trang 10

Minh, 2006; Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, của Lê Mạnh Thát, Nxb

Tp Hồ Chí Minh, 2002; Văn học Phật giáo thời Lý - Trần, diện mạo và đặc

điểm của Nguyễn Công Lý, Nxb Đại học quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, 2003; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của

Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; … Đây là những tác phẩm trình bày và phân tích khá sâu sắc những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như tiền đề lý luận hình thành nội dung tư tưởng triết học của

Phật giáo ở Việt Nam nói chung Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đại Phật

sử, tập 1.1, Đại Phật sử, tập 1.2 của Tỳ Khưu Minh Huệ biên dịch do nhà

xuất bản tôn giáo ấn hành năm 2009 Đại Phật sử, tác phẩm này do ngài Tam tạng Pháp sư Mingun biên soạn theo cuốn Phật sử Tác phẩm Vấn đáp

do Tỳ Khưu Chánh Minh biên soạn đã trình bày ý nghĩa, trạng thái, nhân duyên của từng loại Tâm giúp cho bản thân con người nắm được thấu đáo

Tâm pháp theo quan niệm của Đức Phật, tác phẩm Phật giáo - những vấn đề

triết học của tác giả O.o Rozenberg, do trung tâm tư liệu Phật giáo, Hà Nội

ấn hành, năm 1990 Cuốn Nhựt hành của người tại gia tu Phật của Tỳ Khưu

Hộ Tông, do nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2006, tác phẩm này đã khái quát những quy định của Phật giáo Nam tông Khmer đối với những người

Khmer tu tại gia Cuốn Phật Tử của Hòa thượng Thích Thiện Châu, do nhà

xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, năm 1998, quyển sách này trình bày dưới dạng hỏi – đáp về những nội dung cơ bản của Phật tử khi tu theo

đạo Phật Đoàn Trung Còn (2001) Lịch sử nhà Phật; Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, HN; Đỗ Quang Hưng (chủ biên) (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo

Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận

về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội; Viện khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2009),

Trang 11

Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

Mặc khác, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo mạng, báo

in, đã liên tục có những bài viết đề cập đến vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo: Trung tâm Tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995),

Tôn giáo, Tín ngưỡng hiện nay - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết;

Trần Nam Chuân (2010), “Thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp

chí công tác tôn giáo số 9 năm 2010; Nguyễn Hồng Dương (2011), “Quá

trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách

tôn giáo qua cương lĩnh, văn kiện, Nghị quyết từ đổi mới đến nay”, Nghiên

cứu tôn giáo số 1 năm 2011; Nguyễn Hồng Nhung (2011), “Chính sách tôn

giáo của Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 – 2004”, Nghiên cứu

tôn giáo số 4 năm 2011; các luận văn Thạc sĩ về vấn đề tôn giáo và một số

luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng viết về Đảng lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo ở một số tỉnh, thành trong cả nước

Những công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của cơ

sở lý luận về tôn giáo và công tác tôn giáo; thực trạng tình hình tôn giáo ở Việt Nam Trên cơ sở đó tiến hành phân tích những chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

- Thứ hai: Về tình hình và ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với

đời sống của đồng bào Khmer nói chung và đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng có các công trình như của Phan An (2003)

Phật giáo trong đời sống Khmer Nam bộ, Nghiên cứu Tôn giáo; Nguyễn

Mạnh Cường Phật giáo Khmer Nam bộ - những vấn đề nhìn lại, Đỗ Quang Hưng (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Phan Thị Phương Hạnh “Văn hóa Khmer Nam bộ nét đẹp trong

bản sắc văn hóa Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia Việt Nam; các công

trình khoa học trên đây đã luận bàn sâu và rõ về nhiều vấn đề về lịch sử ra

Trang 12

đời, phát triển của Phật giáo Nam tông và ảnh hưởng của nó trong đời sống

xã hội, từ kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến chính trị trong cuộc sống văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ

Để hoàn thành luận văn tác giả còn nghiên cứu chủ yếu vào Đại tạng Kinh Việt Nam (bao gồm: Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận), do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phiên dịch và ấn hành

Tại tỉnh Vĩnh Long cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề Phật giáo Nam tông trên địa bàn tỉnh từ trong lịch sử và hiện nay vẫn chưa có đề tài khoa học nào đi sâu nghiên cứu Vấn đề Phật giáo Nam tông ở địa phương mới chỉ được đề cập, dừng lại như là một nội dung trong các báo cáo tổng kết công tác tôn giáo hàng năm của Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội

vụ và khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tỉnh Vĩnh Long

Trong quá trình triển khai đề tài “Nhân sinh quan của Phật giáo Nam

tông và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” tác giả sẽ tham khảo các công trình, các báo cáo

trên xem đó là những tư liệu quý và sẽ kế thừa biện chứng đúng mức đối với chúng

3 Mục đích và nhiệm vụ của uận văn

- Mục đích của luận văn: Tập trung nghiên cứu, trình bày và phân tích làm rõ tư tưởng về nhân sinh quan của Phật giáo Nam tông và ảnh hưởng của

nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của nó trong đời sống tinh thần của người Khmer tại tỉnh Vĩnh Long

- Để đạt các mục đích trên luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:

Thứ nhất: Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và những nội dung và

đặc điểm cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông

Trang 13

Thứ hai: Trình bày, phân tích những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long

Thứ ba: Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy những ảnh

hưởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở Vĩnh Long hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tôn giáo để triển khai nội dung luận văn Đồng thời, trong quá trình thực hiện tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp

cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch

sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp điền dã (thực tế) và một số phương pháp khác để nghiên cứu, trình bày luận văn

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về quá trình hình thành, phát

triển và những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long

Ngoài ra, luận văn còn góp phần cung cấp tư liệu về nhân sinh quan của Phật giáo Nam tông ở Vĩnh Long dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác tôn giáo và cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về triết học, triết học tôn giáo, tôn giáo học,… tại các trường cao đẳng, đại học, chính trị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và từ những đề xuất, kiến nghị sẽ làm cơ sở tham cứu cho các ban ngành trong quản lý tôn giáo ở địa phương được tốt hơn

6 K t cấu của uận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết

Trang 14

Chương KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG

1.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN - TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG

1.1.1 Điều kiện kinh t , chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ đại hình

thành nhân sinh quan Phật giáo Nam tông

Phật giáo là trào lưu triết học - tôn giáo, phản ánh sâu sắc chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và chế độ xã hội mang nặng tính gia trưởng của xã hội Ấn Độ cổ đại Nếu các trường phái triết học Hy lạp cổ đại như Milê, Êlê chủ yếu bàn về những vấn đề thế giới quan, bản thể luận như đi tìm bản nguyên của thế giới, bản chất của thế giới, trạng thái của thế giới,… còn những vấn đề về con người họ lại bàn tương đối ít thì ở Phật giáo, vấn đề nhân sinh quan không chỉ được đặt ra ngay từ đầu mà còn là nội dung tư tưởng chủ yếu bao trùm lên toàn bộ hệ thống Đặc điểm này của Phật giáo bị chi phối bởi chính hoàn cảnh lịch sử của đất nước Ấn Độ cổ đại – nơi đã sản sinh ra đạo Phật

Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lí khá phức tạp và khắc nghiệt Đó là một bán đảo mênh mông, vừa có những miền núi cao đầy băng giá và vừa có rừng rậm âm u, vừa có những con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú lại vừa có những cao nguyên và sa mạc nên khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nhưng lại khô khan, nóng nực làm cho con người nơi đây cảm thấy nhỏ bé trước điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên

Ấn Độ cổ đại là thời kỳ chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng và chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ đã khá phát triển Các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ, phân tán nay có xu hướng tập trung và thống nhất lại

Trang 15

Trong đó hưng thịnh nhất là thời kỳ của vương triều Magadha và vương triều Maurya

Về kinh tế: việc cải tiến các phương tiện sản xuất và việc mở mang các công trình thủy lợi, đào kênh dẫn nước vào ruộng nên diện tích đất canh tác trong nông nghiệp ngày càng tăng lên, kinh tế phát đạt với các ngành trồng trọt, chăn nuôi phát triển, từ đó xuất hiện nên một tầng lớp mới trong xã hội,

đó là tầng lớp địa chủ

Đặc biệt, do sự phát triển của sức sản xuất xã hội ở Ấn Độ thời kỳ này

đã làm cho thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp ở một số vùng Những người thợ thủ công tập hợp lại thành những tổ chức đặc biệt như kiểu phường hội sau này Những nghề thủ công phát đạt nhất lúc đó là nghề dệt bông đay và tơ lụa, nghề luyện sắt, nghề làm đồ gốm và nghề chế biến hương dược liệu Chúng dần dần được chuyên môn hóa và phần lớn tập trung ở những khu trấn đô sầm uất Nhiều trấn đô trở thành trung tâm thủ công nghiệp, thương nghiệp quan trọng thời bấy giờ như Bénerè, Sravasti (nay là Savathi), Ratjagraha (nay là Radija), Pataliputra (nay là Patna)… Nhiều con đường thương mại thủy bộ đã hình thành nhất là vùng sông Hằng đã thúc đẩy việc giao lưu buôn bán hàng hóa trong nước và ngoài nước phát triển

Ấn Độ thời đó đã giao dịch buôn bán khá rộng rãi với các nước trong vùng như Trung Quốc, Ả Rập, Trung Á và cả các quốc gia vùng Đông Nam Á Đó không chỉ là con đường giao lưu kinh tế mà sâu rộng hơn đó là con đường giao lưu, truyền bá văn hóa giữa Ấn Độ với các nước [23, tr 108]

Những thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật thực sự là những nấc thang nhận thức quan trọng, góp phần đắc lực cho việc giải thích và cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của con người Hơn thế nữa, chúng còn là cơ

sở cho quá trình phát triển khả năng tư duy trừu tượng hình thành nên các hệ thống triết học ở Ấn Độ thời kỳ này

Trang 16

Tuy nhiên, xã hội nô lệ Ấn Độ vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của chế độ công xã nông thôn vốn dựa trên mọi liên hệ có tính gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, làm cho mỗi làng xã trở thành một đơn vị bé nhỏ có tổ chức độc lập và cuộc sống biệt lập với những hình thức tổ chức quản lý công xã theo nguyên tắc cổ truyền thô sơ, chật hẹp, lạc hậu, làm cho nền kinh tế mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, đời sống xã hội trở nên trì truệ, chậm chạp Hơn nữa, xã hội Ấn Độ cổ còn nhiều

sự chi phối nặng nề của chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắc nghiệt Mọi quyền lợi, địa vị xã hội đều nằm trong tay giai cấp quý tộc, tăng lữ Các đẳng cấp thấp hèn như tiện dân, nô lệ và những người ngoài lề đẳng cấp bị khinh miệt và đói khổ.C.Mác đã viết “Chúng ta cũng không được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dù cho chúng có vẻ vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của

mê tín, trói buộc nó bằng những kiền xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền… Chúng ta không được quên rằng những công xã nhỏ bé ấy mang dấu ấn của

sự phân biệt đẳng cấp và của chế độ nô lệ, rằng những công xã ấy làm cho con người phải phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài, chứ không phải nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy, rằng những công xã ấy đã biến trạng thái tự động phát triển của xã hội thành một số phận bất di bất dịch do thiên nhiên quyết định trước và do đó, đã tạo ra sự sùng bái thiên nhiên một cách thô lỗ, mà sự thoái hóa thể hiện đặc biệt ở chỗ con người, kẻ làm chủ thiên nhiên, lại phải thành kính quỳ gối trước con khỉ Hanuman và trước con bồ Sabbala”[21, tr 175]

Xã hội Ấn Độ đã phân chia thành đẳng cấp sâu sắc và chỉ thừa nhận bốn đẳng cấp: Đẳng cấp thứ nhất là Bàlamôn (Brahmana) - tức Tế Tư là

Trang 17

đẳng cấp có địa vị cao nhất, bao gồm những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp; đẳng cấp thứ hai là Sát Đế Lợi (Kshatriya) - tức là đẳng cấp của vua quan và tầng lớp võ sĩ; Đẳng cấp thứ ba là Vệ Xá (Vaishya) - tức là những người thương nhân, thợ thủ công, điền chủ và dân tự do; đẳng cấp cuối cùng là Thủ Đà La (Shudra) là đẳng cấp thấp nhất, là tôi tớ, nô lệ chiếm

đa số là con cháu của những bộ lạc bại trận, những người phá sản và không

có tư liệu sản xuất

Ngoài bốn đẳng cấp trên, trong xã hội Ấn Độ còn tồn tại những tiện dân, là những người không được xếp hạng, không có quyền lợi xã hội, đó là những người Paria tức là “người cùng khổ” Trong bốn đẳng cấp đó thì Bàlamôn đứng đầu, Thủ Đầu La là đẳng cấp khốn khổ nhất và chịu sự đè bẹp của ba đẳng cấp trên [23, tr 108] Ngay cả những hình phạt về sự phạm tội cũng được đặt trên nền tản khác biệt giai cấp Người Bàlamôn sẽ bị hình phạt nhẹ nhất và người thuốc giai cấp Thủ Đà La sẽ bị hình phạt nặng nhất Như vậy, toàn bộ cơ cấu xã hội được đặt trên nguyên tắt bất bình đẳng

Xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ bất công và sự bóc lột hà khắc của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ, mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu

da, sắc tộc Chế độ phân biệt đẳng cấp không chỉ góp phần quy định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung và tính chất của các quan điểm triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại

Để lý giải cho chế độ đẳng cấp trong kinh Rig Veda (Rig Veda, I, 31, 8)

đã chia xã hội loài người ra làm hai hạng người, đó là người Arya (nghĩa là cao quý, thiện) và dasya (nghĩa là thấp hèn, ác) Sau đó, trong kinh Atharva-Veda cũng ghi rằng: “Người ta sinh ra hoặc thuộc thành phần Aryan hoặc thuộc thành phần Shudra” (Atharva-Veda, XIX,tr 62) Đặc biệt, chế độ phân biệt đẳng cấp luôn được giáo lý của đạo Bàlamôn – tôn giáo chính thống của

Trang 18

xã hội Ấn Độ đương thời bảo vệ Triết lý tôn giáo Bàlamôn lại thấy chế độ phân biệt đẳng cấp làm nền tảng xã hội cho mình Chính vì thế chế độ phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ rất chặt chẽ và khắc nghiệt Trong cuốn Rig Veda thuyết giáo cho chế độ đẳng cấp như sau: “Thần Sáng tạo Brahmâ (hay thần ngã Puruasha) đã tự phân thân thành bốn đẳng cấp Miệng thần là đẳng cấp Brahmana, hai vai thần là đẳng cấp Kshatriya, hai bắp đùi thần là đẳng cấp Vaishya, hai bàn chân thần là đẳng cấp Shudra” (Rig Veda, X, 90, 11)

Để bảo vệ địa vị và quyền lời bất di bất dịch cho những đẳng cấp bên trên, nhằm quy định quyền lợi, nghĩa vụ cho mỗi đẳng cấp xã hội mà đạo Bàlamôn cho rằng đó là trật tự an bài có tính tiền định theo ý chí của thần thánh Bộ luật Manu viết: “Ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật, ưu

tú nhất trong loài động vật là giống vật có lý tính, ưu tú nhất trong giống vật

có lý tính là loài người, ưu tú nhất trong loài người là người Bàlamôn Người Bàlamôn sinh ra sớm nhất và có sự hiểu biết về kinh Veda nên cần phải thống trị toàn thế giới”[86, tr 301]

Trong quan hệ giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, sự phân biệt giữa các đẳng cấp trong xã hội cũng rất chặt chẽ và nghiêm ngặt Về nguyên tắc, những người thuộc đẳng cấp thấp (đẳng cấp Paria) đều không được sinh hoạt giao tiếp với những người ở đẳng cấp trên Người ở đẳng cấp dưới phải tôn kính và phục tùng vô điều kiện người thuộc đẳng cấp Bàlamôn Nếu một người Shudra già trăm tuổi mà nói chuyện với một người Bàlamôn chỉ mới lên năm tuổi thì người Shudra cũng phải có thái độ cung kính như con đối với cha

Người thuộc đẳng cấp Paria bị coi là hạng người cùng đinh, hạ đẳng, đáng nguyền rủa nhất của xã hội Họ là những người làm những nghề bị coi là thấp hèn, không trong sạch và ô uế như đồ tể, thợ thuộc da, phu đòn đám ma

và những đứa con ngoài giá thú bị giáng đẳng cấp Luật Manu quy định họ

Trang 19

sống ở ngoài rìa làng và ở cuối gió để các đẳng cấp khác khỏi bị nhiễm sự xu

uế do họ mang lại Họ phải ăn bằng những bác mẻ và dùng những đồ giống như chó và lừa,… Nếu người đẳng cấp Bàlamôn không may bị người Paria dẫm lên cái bóng của mình thì người Bàlamôn phải làm lễ thanh tẩy bằng cách tấm nước thánh và nhịn ăn suốt cả ngày hôm đó Không những thế, luật pháp của chế độ chiếm hữu nô lệ còn đề ra những luật lệ rất bất bình đẳng trong việc quy định và xử phạt những kẻ phạm tội trong xã hội Trong đó, nó chủ yếu là bênh vực cho địa vị và quyền lợi của đẳng cấp bên trên Thí dụ, theo bộ luật Manu, một người Shudra mà giết một người Shudra thì có thể được tha tội nếu nộp phạt 10 con bò cái; một người Shudra mà giết một người Vaishya

sẽ có thể được tha tội nếu nộp phạt 100 con bò cái; một người Shudra giết một người Kshatriya thì phải nộp phạt 1.000 con bò cái mới được tha tội Nhưng nếu họ giết một người Bàlamôn thì không có cách gì chuộc tội được, nhất định phải bị xử tội chết, bởi vì giết người Bàlamôn thì mới thực sự là giết người Tăng lữ Bàlamôn được coi là người của thần nên dù họ có phạm tội nặng đến đâu đi nữa thì vua cũng không có quyền xử tội chết mà chỉ có quyền đày đi một nơi khác nhưng vẫn được giữ mọi tài sản [23, tr 37-38]

Như thế, chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội ở Ấn Độ cổ là hết sức khắc nghiệt Nó không chỉ được giáo lý Bàlamôn biện hộ mà còn được pháp luật của nhà nước bảo vệ Nó không chỉ là sự phân biệt về địa vị, học vấn, sang hèn, giàu nghèo như kiểu phân biệt giai cấp ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Tây mà còn là sự phân biệt về màu da, chủng tính, nghề nghiệp, tôn giáo, chế độ hôn nhân, quan hệ giao tiếp và cả quan niệm về sự trong sạch… thể hiện ngay trong đời sống hằng ngày Điều đó nói lên vì sao chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ lại hết sức khắc khe và đây có lẽ là sự khác biệt giữa chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại so với chế độ đẳng cấp ở các nền văn minh khác đương thời

Trang 20

Sự phân chia đẳng cấp này đều hoàn toàn do Bàlamôn quy định và mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, nó thể hiện ở nhiều mặt từ địa vị xã hội, quyền lợi kinh tế đến quan hệ giao tiếp, đi lại, sinh hoạt tôn giáo đều bị chi phối bởi những quy định của Bàlamôn giáo Sự phân biệt đẳng cấp diễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho những người thuộc tầng lớp đa số trong xã hội – những người Thủ Đà La căm ghét chế độ đẳng cấp Nhiều trào lưu tư tưởng chống lại Bàlamôn và chế độ đẳng cấp của nó ra đời trong đó có đạo Phật

2 Tiền đề ý uận - tư tưởng của Ấn Độ cổ đại hình thành nhân sinh quan Phật giáo Nam tông

Các môn phái triết học Ấn Độ thời kỳ này đã phát triển thành những hệ thống khá chặt chẽ Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong kinh Veda, kinh Upanishad và giáo lý đạo Bàlamôn đã trở thành hệ tư tưởng và tôn giáo chính thống, thống trị trong đời sống xã hội Ấn Độ đương thời

Đông Ấn là vùng đồng bằng sông Hằng với điều kiện, địa lý tự nhiên, khí hậu điều hòa, đất đai trù phú, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp làm xuất hiện những giai tầng xã hội mới đó

là giai cấp thương nhân, điền chủ, chủ xưởng đối lập với với địa vị và lợi ích của giai cấp quý tộc, tăng lữ bảo thủ Họ làm chủ về mặt kinh tế do đó cũng làm chủ về mặt tinh thần, tư tưởng nên đã hình thành nên những học thuyết mới đầy sức sống, những trào lưu triết học mới đại điện cho tiếng nói của họ, với tinh thần tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội dám đương đầu với tư tưởng, giáo lý tôn giáo chính thống có tính kinh viện được coi là tri thức mặt khải trong kinh Veda và kinh Upanishad

Các trường phái triết học tôn giáo có tính chất thế giới quan và chủ trương tín ngư ng khác nhau lần lượt xuất hiện như các môn phái triết học duy vật, vô thần tiến bộ mà kinh điển Phật giáo cổ gọi là “Lục sư ngoại đạo”

và phong trào “Hư vô chủ nghĩa” Họ thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng và

Trang 21

văn hóa cổ truyền, phê phán chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội Họ thực sự là luồng gió mới trong đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ đương thời [23, tr 109] Bên cạnh đó, những thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật thực

sự là những nấc thang nhận thức quan trọng, góp phần đắc lực cho việc giải thích và cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của con người Hơn thế nữa, chúng còn là cơ sở cho quá trình phát triển khả năng tư duy trù tượng hình thành nên các hệ thống triết học ở Ấn Độ thời kỳ này

Dưới sự tác động, chi phối, thống trị của triết lý Veda và triết lý về sáng tạo tinh thần vũ trụ tuyệt đối tối cao Braman trong Upanishad, biện hộ cho giáo lý của đạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội Triết

lý duy tâm tôn giáo của Upanishad giải thích căn nguyên của thế giới bằng nguyên lý “tinh thần vũ trụ tối cao” tuyệt đối, bất diệt là cơ sở cho những học thuyết triết học duy tâm sau này và đóng vai trò là cơ sở lí luận cho đạo Bàlamôn ở Ấn Độ cổ đại Kinh Upanishad đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thật sự như mối quan hệ giữa tinh thần vũ trụ (Brahman) và linh hồn cá thể (Atman), thuyết luân hồi, nghiệp, nhân quả,…

Thế giới quan thần thoại, tín ngư ng, tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm trong Thánh kinh Veđa, kinh Upanishad và đạo Bàlamôn đã trở thành hệ tư tưởng thống trị đời sống tinh thần của Ấn Độ cổ Uy thế của nó mạnh mẽ tới mức

tư tưởng triết lý duy tâm ấy được mệnh danh là tư tưởng chính thống của Ấn

Độ cổ và tất cả những môn phái của triết học vô thần, duy vật chống lại uy thế của nó đều bị coi là những tư tưởng triết học không chính thống

Hệ thống triết học chính thống (The Orthodox Systems) gồm có 6 trường phái, gọi là 6 darshanas (quan điểm):

- Trường phái triết học Sàmkhya;

- Trường phái triết học Nyàya’;

- Trường phái triết học Vaísesika;

Trang 22

- Trường phái triết học Mimànsa;

- Trường phái triết học Yoga;

- Trường phái triết học Vendànta;

Các trường phái triết học không chính thống, đó là các trường phái có

tư tưởng phủ nhận uy thế tối cao của kinh Veda và kinh Upanishad, phê phán giáo lý đạo Bàlamôn, đả phá chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội [23, tr 113]

Hệ thống triết học không chính thống (The Heterodox Systems) gồm các trường phái:

- Triết học Phật giáo

- Trường phái triết học Jaina,

- Các trường phái triết học duy vật vô thần trong phong trào mới về tự

do tư tưởng ở Đông Ấn, gọi là “Lục sư ngoại đạo” (Sat Tirthakarah) trong đó nổi bật nhất là trường phái triết học Lokayata hay còn gọi là Càrvàka

Sự phân chia đó có căn cứ lịch sử, cho thấy rõ sự ảnh hưởng thống trị của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong thánh kinh Veda và kinh Upanishad và đạo Bàlamôn trong sự phát triển tư tưởng ở Ấn Độ cổ đại Song, một trong những đặc điểm và động cơ thực sự của phát triển tư tưởng triết học Ấn Độ đương thời chính là cuộc đấu tranh của chủ nghĩa vô thần và tư tưởng thần bí tôn giáo Các trường phái triết học được coi là không chính thống tuy cùng

có đặc điểm chung nhưng không tin có thượng đế, nghi ngờ và phủ nhận quyền uy của kinh Veda, phê phán giáo lý đạo Bàlamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, nhưng giữa họ lại có sự khác biệt nhau trong cả quan điểm về thế giới cũng như quan niệm về nhân sinh [23, tr 113]

Phản ánh hiện thực xã hội, triết học tôn giáo Ấn Độ thời kỳ này đã diễn ra quá trình đấu tranh, tranh luận triết lý khá sôi động và gay gắt giữa các trường phái triết học duy vật vô thần hay “những người theo thuyết hư vô”, “bọn hoài nghi” với các môn phái triết học duy tâm tôn giáo, đặc biệt

Trang 23

là triết lý Veda, Upanishad và giáo lý Bàlamôn, nhằm phủ nhận quan điểm suy tôn thượng đế, phạm thiên hay “tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao” Braman, chống lại những quan điểm về sự bất tử của linh hồn, về nghiệp báo, luân hồi và sự siêu thoát của linh hồn con người sang “thế giới bên kia” nào đó [23, tr 114]

Xu hướng phát triển, cạnh tranh triết lý thời đó tất yếu dẫn tới những cuộc tranh luận triết lý mà thuyết vô thần hay duy vật đắc thắng… Có cả một thế giới “ngụy biện lang thang” – bọn Paribbajaka tức bọn lữ hành, suốt nửa năm đi tới làng này hay làng khác, thành thị này tới thành thị khác tuyên truyền tín đồ hay phản kháng những người chống lại họ Có nhà dạy thuật lý luận để chứng minh bất kỳ một điều gì, họ thật xứng với danh hiệu

“bọn chẻ cái tóc làm tư” hoặc “loài lươn trơn tuột”, có nhà lại chứng minh rằng không có thượng đế và đạo đức hoàn toàn vô ích: “dân chúng bu lại nghe họ thuyết hoặc tranh luận; người ta còn xây cất cả một phòng rất rộng làm chỗ hội họp cho người ta trổ tài và các vị vua chúa còn tặng giải thưởng cho các nhà triết gia thắng trong các cuộc đấu khẩu đó nữa Cái thời đại đó thật lạ lùng, đúng là trăm hoa đua nở bên cái dòng tự do chảy tràn bờ” [23, tr 114]

Đây chính là những nhu cầu của hiện thực lịch sử làm xuất hiện các trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ trong thời kỳ này Phật giáo xuất hiện chính trong bối cảnh lịch sử xã hội trên với tư cách là hệ tư tưởng phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, phủ nhận uy thế của kinh Veđa, chống giáo lý hoang đường duy tâm tôn giáo của đạo Bàlamôn, bát bỏ uy quyền thần thánh và phương pháp tu hành khổ hạnh, xây dựng niềm tin vào chính con người Nó nói lên khát vọng tự do, bình đẳng của quần chúng lao động ở

Ấn Độ đương thời, là sự khẳng định một đạo lý, một định hướng cứu khổ mới cho con người

Trang 24

Thân thế Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo các sử liệu ghi lại, Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI Tr CN, ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ Ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp

xã hội khắc nghiệt, Phật giáo với triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào đòi tự do tư tưởng

và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời [23, tr 153]

Trước những mâu thuẫn của đời sống xã hội cùng với sự đau khổ chung của loài người vì cảnh “sinh, lão, bệnh, tử” thì Phật giáo ra đời Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết lý của Thích Ca Mâu Ni (Sakiyamuni) “Phật” theo tiếng Phạn gọi là Bouddha, tiếng Hán phiên âm là

“Phật đà”, và tiếng Hán đọc âm là “Phật” Phật có nghĩa là đấng giác ngộ và giác ngộ người khác (giác giả giác tha)

Thích Ca Mâu Ni có tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), họ là Cù Đàm (Gotama), con đầu vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya Ngài được sinh ngày

15 tháng 4 năm 563 Tr CN (theo truyền thống Phật lịch, tính vào ngày 15 tháng 04 âm lịch và được gọi là ngày Phật Đản) Ngay từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa sống trong nhung lụa, không tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên không thấy và không biết rằng trong cuộc đời còn có những đói khát và bệnh tật, già yếu và chết chóc [23, tr 154]

Năm bảy tuổi, Tất Đạt Đa theo học các đạo sĩ Bàlamôn và đã tỏ ra là người có trí thông minh lạ thường và sức khỏe tuyệt luân

Năm 16 tuổi Thái tử cưới vợ là công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), sau

đó sinh con trai tên là La-hầu-la (Rahula) Những cuộc tiếp xúc bất ngờ với những cảnh già yếu, bệnh tật, chết chốc,… đã tác động mạnh mẽ đến Ngài

Trang 25

Năm 29 tuổi, Ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, rời bỏ cuộc sống xa hoa nhung lụa để dấn thân vào con đường tu khổ hạnh, mong tìm sự giải thoát nỗi khổ đau cuộc đời của con người, của chúng sinh

Trải qua 6 năm kinh nghiệm và tu luyện khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn, Tất Đạt Đa đã nhận thấy rằng tu khổ hạnh chỉ làm suy giảm tinh thần và trí tuệ; lối sống lợi dư ng vật chất thì chỉ làm chậm trễ sự tiến bộ của đạo đức

và tâm trí Đó là hai thái cực cần phải tránh Ngài nghiệm ra là cả cuộc sống tràn đầy vật chất, thỏa mản dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không giúp con người giải thoát, chỉ có con đường trung đạo là đúng đắn nhất Tất Đạt Đa đi khắp nơi học đạo và kiên trì tu luyện theo con đường trung đạo Sau 49 ngày đêm nhập định dưới gốc Bồ Đề (bodhi), ngay đêm rằm 15 tháng tư Âm lịch Tất Đạt Đa đã ngộ đạo, nhận thức rõ nguyên căn sinh thành, biến hóa của vũ trụ vạn vật, tìm ra nguồn gốc của nỗi khổ và từ

đó nghĩ ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh bằng học thuyết

“nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế” (Catvary arya satyani), “thập nhị nhân duyên” (Dvada – sanidànas), “Bát chính đạo” (Àryàstangika mârga) Tất Đạt Đa đã trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni còn gọi là Đức Phật (Buddha), Đức Thế Tôn (Dhagavà) hay Như Lai (Tathagata) Bấy giờ, Ngài vừa đúng 35 tuổi Sau khi đắc đạo Thích Ca Mâu Ni đi thuyết pháp, truyền đạo của mình, giác ngộ cho chúng sinh

Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Lộc Uyển (Vườn Nai) ở Isipatana gần Bènarès hay Vàranasi cho các vị Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma và Assaji về tôn chỉ và học thuyết của mình [23, tr 158]

Theo Đức Phật, con đường và phương pháp để có thể theo đó nỗ lực tu luyện, giác ngộ và tự giải thoát chứ không nên dựa vào ai khác Đó mới là cách thức và chỗ dựa duy nhất: “Các con phải tự mình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là đạo sư chỉ dạy cho con đường giác ngộ” và “Hãy tự xem mình là

Trang 26

hải đảo của mình, hãy tự xem mình là nương tựa của mình, không nên tìm nương tựa ai khác” [23, tr 159] Đức Phật đã lập ra một đoàn thể gọi là Tăng già (Sangha) gồm các vị Tỳ khưu để đi thuyết pháp Trong đó có năm người trong nhóm Kiều Trần Như được Đức Phật giác ngộ đầu tiên và trở thành những đồ đệ của Ngài, gọi là sa môn (cramana) Trong những tín đồ của Phật giáo chia thành bốn hạng Hạng thứ nhất gọi là Tỳ khưu (Bhikkhu) là những đàn ông xuất gia tu hành Hạng thứ hai gọi là Tỳ khưu ni (bhikkhuni) là những người đàn bà xuất gia tu hành Tỳ khưu và Tỳ khưu ni lập thành Tăng hội Mỗi Tăng hội có tịnh xá (viharâ) để tăng ni tu hành Hạng thứ ba gọi là

Ưu bà tắc (Upasaka): là những người đàn ông tu tại gia Hạng thứ tư gọi là

Ưu bà di (Upasaki) là những người đàn bà tu tại gia [23, tr 159]

Liên tục trong 45 năm, Đức Phật đã đi khắp nơi trên đất Ấn thuyết pháp

và tổ chức tăng lữ, khi ở thành thị lúc lại về vùng quê hẻo lánh Các tín đồ Phật giáo thuộc đủ loại không phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, chủng tộc;

từ vua chúa, vương hầu, trưởng giả đến thợ thuyền, nông phu; từ các quý phi, công chúa đến các cô gái thôn quê, kỹ nữ Sau khi truyền đạo cho người cuối cùng là cụ già 120 tuổi Vào năm 483 Tr.CN Đức Phật viên tịch lúc Ngài 80 tuổi ở Kusinara, nằm dưới hai hàng cây Sala, đầu quay về hướng Bắc, mặt ngoảnh về hướng Tây, diệt độ nhập Niết bàn (Nirvana) [23, tr 113]

Trong lịch sử Tam tạng, đầu tiên chỉ có hai bộ Tạng kinh và Tạng luật

Tạng luận là bộ kinh được sáng lập về sau do quá trình bình chú, giải thích giáo pháp của Đức Phật mà có

Giải thoát là mục đích tối cao, là vấn đề trung tâm của triết lý Phật giáo

Nó vừa có ý nghĩa đạo đức luân lý, vừa có ý nghĩa tâm linh tôn giáo Vì thế,

Đức Phật đã nói: “Biển chỉ có một vị mặn Cũng vậy, pháp và luật này cũng

chỉ có một vị là vị giải thoát” Tuy nhiên, trong triết lý Phật giáo vẫn toát lên

Trang 27

những vấn đề về bản thể luận trong tư tưởng về “vô thường” (anicca), “vô ngã” (anatta) qua học thuyết “nhân quả” hay “nhân duyên sinh” [23, tr 130]

Đôi nét về sự phân chia hệ phái Phật giáo

Phật giáo nguyên thủy phát triển nhất giữa thời gian Đức Phật nhập niết bàn Phật giáo vốn là một thể thống nhất không có sự phân chia Nam – Bắc cũng như Tiểu thừa hay Đại thừa Giáo lý của Phật giáo được trình bày

từ thấp đến cao để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể và để phù hợp với từng đối tượng tiếp thu Do đó, trong toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ riêng Kinh tạng được chia ra làm nhiều bộ khác nhau theo trình tự thang bậc

Chỉ đến khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, các đệ tử Phật tập trung nhau lại đọc tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới xuất hiện những quan điểm, hệ tư tưởng khác biệt về thực hành giới Luật Bắt đầu vào lần tập kết kinh điển thứ 2 được tổ chức tại thành Tỳ Xá Ly sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm để luận giải kinh điển, thực hành giới luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận Tỳ kheo trẻ đưa ra đã hình thành sự phân phái trong Phật giáo

Có nguồn tài liệu cho rằng, Đức Phật viên tịch chưa được bao lâu đã có

sự rạn nứt trong Tăng chúng về phương diện Giới luật nên chia làm hai cánh Một nhóm nhỏ chư tăng theo đường lối của Trưởng Lão Puràna, đó là 500 vị

Tỳ khưu đồ chúng của Ngài, còn gọi là phái Tiểu thừa Hinayana hay Nam tông, phái này tự nhận mình là chính thống nguyên thủy (Theravada) nghĩa

là đi tu luôn thực hiện đúng theo pháp học và pháp hành mong đạt được giải thoát Hơn nữa tu sĩ của Phật giáo nguyên thủy còn có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử thực hành giáo pháp của Đức Phật theo khả năng bằng cách thuyết giảng, hướng dẫn bố thí, trì giới

Chư tăng còn lại, đa số chấp trì những gì được Chư Thánh Tăng kết tập Sự kiện này xảy ra vào Phật Lịch 100 [55, tr 21]

Trang 28

Đương thời do sự xuất hiện của đạo Phật cùng các đạo khác với các phương pháp tu tập khác nhau đã gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi và gay gắt giữa các tông phái, tư tưởng, phái thì tán thành phép tu trung đạo, phái thì phản đối và phái trung lập Nói chung, phái nào cũng đứng trên lập trường tuyệt đối hóa tri thức và học thức mà tranh luận và cho rằng phương pháp, học thuyết của mình mới là đúng là hay “Thật là những mớ lý luận khác biệt nhau như Đông với Tây, bắt bẻ nhau khắc khe từng chữ từng câu, mạt sát nhau nặng lời, gọi nhau là đồ ngu xuẩn…” Nói chung là phái nào cũng khư khư luận điệu “ lẽ phải ở thế gian này chỉ có một không có hai” nên phái nào cũng cho chỉ có phái mình mới là phải [23, tr 115]

Tư tưởng triết lý Phật giáo, ban đầu chỉ là truyền khẩu, sau đó viết lên văn tự thể hiện trong một khối lượng kinh điển rất lớn Hai thư văn tự căn bản ghi các kinh sách của Phật là Bắc Phạn Sanskrit và tiếng Nam Phạn Pàli, được tổ chức thành Tam tạng là: Tạng Kinh, Tạng Luận, Tạng Bắc Phạn truyền vào Tây Tạng rồi theo ngã Trung Á rồi sang Triều Tiên, Trung Hoa, Nhật Bản,… Nam Phạn theo đường biển truyền vào các nước vùng Đông Nam Á Kinh điển Nam tông (Theravada) là một hệ thống thống nhất giữ nguyên tính truyền thống lời Phật dạy Kinh điển Bắc tông (Phái Đại thừa Mahâyâna) phong phú, pha trộn hơn, tùy theo sự phát triển mà các luận điểm được bổ sung, thiết lập thêm [23, tr 116] Phái này cho rằng: Khả năng cứu khổ không chỉ riêng cho giới tu hành mà còn cho cả những người thường do

đó phái này đẩy mạnh truyền đạo vào những người thường và thường can thiệp vào đời sống xã hội và cả sinh hoạt của triều đình, điện thờ của Đại thừa

có rất nhiều Phật; Phật giáo Bắc tông lại theo những giáo lý cách tân, đòi hỏi người đi tu phải có một trình độ nhất định mới có thể lĩnh hội được Người đi

tu ở phái Bắc tông đòi hỏi phải học qua 5 bộ Kinh A Hàm rồi mới học lên các bậc cao hơn với các bộ kinh như; Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã,… Các bộ

Trang 29

kinh này có nội dung rất cao siêu, vi diệu đòi hỏi người học phải có trí tuệ thâm sâu mới lĩnh hội hết được Trong khi đó, Phật giáo hệ Nam tông học theo những bộ kinh, sách chủ yếu là những lời Phật Thích Ca giảng cho người mới nhập tu nên rất gần gũi, dễ hiểu, giữ nguyên giới luật nguyên thuỷ và đọc tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu Giáo lý “Tứ diệu đế” (giáo lý thực hành) là giáo lý khởi thuỷ của Phật giáo, nên Phật giáo Nam tông cũng được gọi là Phật giáo Nguyên thuỷ theo tư tưởng, thực tu, thực chứng, theo hệ phái Nam tông theo truyền thống ai tu người đó có chứng quả

Với tư tưởng phóng khoáng và có nhiều học giả uyên bác đã căn cứ vào lời kinh của Đức Phật và các đệ tử của Phật thuyết giảng được ghi trong các bộ kinh lớn mà vận dụng phát triển, truyền bá trong tăng chúng và Phật giáo với mục đích tối thượng là giác ngộ và giải thoát, không câu nệ, chấp tước Tư tưởng đó được biên tập thành các bộ sách lớn để lưu truyền Vì thế trong kinh sách của Phật giáo Bắc tông rất nhiều Phật giáo Bắc tông mang

tư tưởng tự giác, giác tha, tự độ, độ tha Tự mình độ cho mình rồi độ cho nhiều người khác nên cũng gọi “Đại thừa Phật giáo”

Phật giáo là sản phẩm trực tiếp của xã hội Ấn Độ cổ đại với những mâu thuẫn gay gắt Cho nên ngay từ đầu Phật giáo là tôn giáo của đa số những người đẳng cấp thấp ở Ấn Độ, những người cần được an ủi về mặt tâm linh trước sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt Chính vì vậy Phật giáo đã quan tâm đến vấn đề nhân sinh: quan niệm về con người và cuộc đời con người, vấn đề sướng, khổ, vấn đề giải thoát,…

Trong quá trình truyền bá của mình, Phật giáo đã kết hợp với tín ngư ng, tập tục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái

và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia

Trang 30

1.2 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO NAM TÔNG

1.2.1 Khái quát nhân sinh quan Phật giáo Nam tông

Trong cuốn Hán Việt tân từ điển, nhà nghiên cứu Hoàng Thúc Trâm

viết: “Nhân sinh quan là chủ trương của người đời đối với giá trị và ý nghĩa cuộc sinh tồn Nhân sinh quan thường bị chi phối bởi hoàn cảnh khách quan,

do thời đại và giai cấp quyết định” [63, tr 51] Từ điển từ và ngữ Hán Việt

của giáo sư Nguyễn Lân viết: “Nhân sinh quan là lập trường của một người

trong việc nhận xét mọi mặt của cuộc sống” [29, tr 181] Hay trong cuốn từ

điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa: “Nhân sinh quan là quan niệm của người ta đối với đời người – cái cách người ta xem đời người ra thế nào” [1, tr 64] Theo đó, có thể hiểu rằng “Nhân sinh quan” là quan niệm về đời sống, về ý nghĩa, mục đích, lý tưởng sống tốt của con người; về thái độ và hành động cũng như sự sống, chết của con người

Như vậy, có thể nói nhân sinh quan là quan niệm về sự sống con người, là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan Nhân sinh hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống con người Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống hết sức cơ bản của con người như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác,…

Quan điểm nhân sinh được khởi đầu từ bản thân con người Phật giáo luôn đề cao tư tưởng về bình đẳng, đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, diệt trừ

cái ác, giải thoát con người, … Đức Phật dạy rằng: “Ai cũng sợ gươm đao,

ai cũng sợ sự chết, vậy nên lấy lòng mình suy ra lòng người, chớ giết, chớ bảo giết”[56, tr 40]

Trang 31

Nhân sinh quan của Phật giáo đã thể hiện tính nhân bản và lòng khoan dung sâu sắc đối với con người Nhân sinh quan của Phật giáo được khởi đầu từ quan niệm về bản thân con người Phật giáo cho rằng, con người (cái Ta) là sự hòa hợp của nhân duyên, là nơi hội tụ của ngũ uẩn trong thế giới vô thường, vô ngã Nhưng vì vô minh, không hiểu được điều đó mà con người cho rằng cái Ta thực và tồn tại mãi mãi nên ôm giữ nó, tìm mọi cách để tranh giành, chiếm đoạt nó để thỏa mãn dục vọng của mình Do đó, con người đã tạo ra quả, gây nên nghiệp, đưa con người vào nỗi khổ triền miên trong vòng luân hồi bất tận

Vấn đề nhân sinh quan trong Phật giáo Nam tông, cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, luôn quan tâm đến con người, đến cuộc sống của con người Trong những cách giảng dạy của Đức Phật là giảng dạy trực tiếp và chỉ cho đối tượng tự xác định kết quả hành động của mình gây ra Phật giáo Nam tông cho rằng, do chúng sinh vô lượng, tính dục lại khác, trí căn khác nhau nên khi thuyết pháp, Đức Phật dùng các phương pháp khác nhau, thời pháp khác nhau để giảng dạy cho phù hợp Toàn bộ những điều cốt yếu của

Phật giáo có thể tóm tắt bao gồm: Dukka “khổ”, Sunyata “không” Aniccà

“vô thường”, Anatta “vô ngã” nhưng sự triển khai trong từng hoàn cảnh,

từng thời pháp thì khác nhau nên chúng trở nên phong phú

Ý nghĩa cơ bản của nhân sinh quan là định hướng cho cuộc sống của

cá nhân và xã hội, nó trả lời cho các vấn đề cơ bản nhất của cuộc sống như bản chất, ý nghĩa, giá trị, lý tưởng sống của cuộc đời con người, thái độ và hành động sống của con người,… Đây là một vấn đề lớn và các hệ tư tưởng trong lịch sử phát triển của xã hội mới hiểu nó ở những góc độ khác nhau

2.2 Nội dung cơ bản nhân sinh quan Phật giáo Nam tông

Nội dung cơ bản của nhân sinh Phật giáo Nam tông được thể hiện qua

Tứ diệu đế và Bát chánh đạo - con đường chủ yếu để thoát nỗi khổ của con

Trang 32

người Nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan của Phật giáo Nam tông nổi lên các nội dung cơ bản là: Quan niệm về nguồn gốc, bản chất con người; quan niệm về cuộc đời con người, vai trò của con người trong cuộc sống; quan niệm về sự sống, chết và sự giải thoát con người, bằng phương pháp tu luyện trí tuệ, đạo đức và hành động, gắn liền với thực tiễn và đời sống

Về nguồn gốc và bản chất của con người theo quan niệm Phật giáo Nam tông

Về nguồn gốc con người: Theo quan niệm của Phật giáo Nam tông thì tất cả mọi sự vật trong thế giới này đều do “nhân duyên” sinh ra, trong đó không có cái gì tồn tại tuyệt đối, mọi cái đều “vô ngã, vô thường” Trong đó,

bản thân cuộc đời mỗi con người cũng vậy cũng là “vô ngã, vô thường”; bởi thế giới vô hình (satta atman) tức muôn loài vật trong thế giới này dĩ nhiên không ngoài nguyên tắc ấy Còn cái tự ngã (atta atman) mà người đương thời cho là một linh thể cố định thì đó chỉ là sản phẩm của không tưởng mà thôi

Với nhân duyên là cội nguồn của mọi sự vật, mọi sự sinh tồn, con người cũng được hình thành, được tạo bởi nhân duyên trong đó bản thể của con người là sự kết hợp của hai yếu tố hữu hình và vô hình, bởi những yếu tố khách quan và mối quan hệ với của yếu tố đó Nói khác đi được thành lập bởi nhân duyên

Vấn đề này nói một cách đại thể, Đức Phật chia những yếu tố hữu hình thành hai loại: một là yếu tố phi vật chất và hai là yếu tố vật chất; nói cách khác là yếu tố tinh thần và yếu tố nhục thể, hai yếu tố ấy kết hợp lại thành hữu hình và nói theo thuật ngữ của Đức Phật là Danh và Sắc Theo Đức Phật

thì danh là yếu tố tinh thần chỉ do thụ, tưởng, hành, thức trong thuyết Ngũ

uẩn, còn sắc là yếu tố vật chất chỉ yếu tố nhục thể do lục đại tạo thành Theo

thuyết này thì lục đại do: đất, nước, lửa, gió, không và thức, được gọi là lục

đại, nhờ năm giới mà cơ quan của thân thể và tác dụng của chúng mà bản

Trang 33

thân của con người được tạo nên: đất là xương, thịt, nước là máu và chất lỏng trong thân thể, lửa là nhiệt khí, gió là sự hô hấp; không là các lỗ trống

và đặc biệt hơn là nhờ vào một giới sau cùng (thức) mà biểu hiện các hoạt động tinh thần của con người

Thân người hòa hợp, do tinh huyết cha mẹ cùng thần thức, gồm bốn chất: cứng, ướt, nóng, lạnh mà thành Chủ động trong ấy là thức (nghiệp thức) Bởi nghiệp nhóm các duyên hội họp làm thân người, ở đây có thể khái

quát thành bốn nhóm nghiệp đó là: nghiệp quá khứ, nghiệp hiện tại, hoàn

cảnh xã hội, tiềm y của tự thân Nghiệp thức ấy có là do sự gây tạo vì đời

trước huân tập nơi tự tâm kết thành công năng có tính cách người, có thể cảm đặng thân người Như vậy là từ nơi tự tâm tạo tác hạnh nghiệp, các hạnh nghiệp ấy trở lại huân tập thành công mang nghiệp người nơi tự tâm, cho đến khi công năng nghiệp thức ấy thuần thục, gặp đủ các trợ duyên, chiêu cảm hiện ra có thân người Vậy thân thể không phải tự nhiên mà có, cũng không phải ai khác làm ra, mà do chính nghiệp tạo thành

Theo quan niệm của Phật giáo Nam tông thì sự hình thành con người,

mà mỗi bản thân con người đó do chính nghiệp (duyên khởi) của chính mình tạo ra, và chính cái tiền kiếp đó, cái nhân mà bản thân con người đã tạo ra trước đó thì hôm nay có một nghiệp mới, một con người mới đó chính là duyên mới hay duyên khởi mà chính bản thân con người hiện nay được thể hiện thông qua chính cuộc sống, cuộc đời của con người

Về bản chất con người: Trong thế giới của muôn loài sinh vật thì con

người luôn là yếu tố quan trọng nhất Con người là một bộ phận của thế giới nên cuộc đời con người không thể không tuân theo quy luật vô thường nhưng do không nhận thức được luật vô thường chi phối tất cả mà cứ tưởng rằng cái gì cũng thường định, rơi vào chấp ngã, tranh giành ganh đua thiệt hơn mà tạo nghiệp không dứt, tạo nên nỗi khổ của con người trong cuộc đời

Trang 34

Theo Tuệ Trung Thượng Sĩ, cuộc đời con người chỉ là những giấc mộng Bởi vì, đời con người cũng giống như những sự vật, hiện tượng khác trong thế giới, đều biến đổi tuân theo quy luật của tạo hóa, giống như trăng đến rằm lại tròn, mùa xuân hoa lại nở, nên lúc này, lúc khác giống như bọt biển trên biển khơi, mỏng manh, vô thường, phù du ngắn ngủi:

“Y cẩu phù vân biến thái đa,

Du du đô phó mộng Nam Kha” [74, tr 250]

Dịch nghĩa:

“Cuộc đời như đám mây nổi luôn luôn thay đổi nhiều vẻ,

Mơ màng đành phó cho giấc mộng Nam Kha”

Hay trong kinh Pháp Cú có đoạn:

Không bao lâu thân này,

Sẽ nằm dài trên đất,

Bị vất bỏ, vô thức, Như khúc cây vô dụng [22, tr 11]

Con người khổ vì lòng dục, con người còn khổ hơn nữa vì tánh chất căn bản sau đây:

Một là, vô thường

Vô thường (Anitya): Vạn pháp trong vũ trụ không đứng yên mà luôn

chuyển động, biến đổi trong chu trình: Thành – trụ – hoại – không

Thành – diệt là hai quá trình xảy ra trong mỗi sự vật, hiện tượng cũng như trong toàn vũ trụ Thế giới này là sự hoại – không của thế giới khác, pháp khác, cứ như vậy mà tiếp diễn Các pháp chuyển động, biến đổi điều bị chi phối bởi luật nhân duyên

Nhân (heta) là mầm của quả, quả (phala) là kết tập của nhân Duyên

(pratiya) là điều kiện, phương tiện trợ giúp cho nhân biến chuyển thành quả Nhân duyên hòa hợp thì sự vật sinh ra; nhân duyên tan rã thì sự vật

Trang 35

diệt Tùy theo nhân – duyên mà hợp thành sự vật, hiện tượng như thế này hay thế khác

Một sự vật hiện tượng không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân đã có từ trước Trong vũ trụ, nhân – duyên là vô tận Do đó các

sự vật, hiện tượng quan hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau, chi phối lẫn nhau Thế giới sự vật, hiện tượng biến đổi ở các trạng thái hữu hình và vô hình Sắc – không là hai dạng tồn tại của vạn pháp

Như vậy, theo quan niệm Phật giáo Nam tông thì mọi sự vật điều biến đổi, vô thủy, vô chung; không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc Sự vật trong thế giới này biến đổi không phải do sức mạnh của thần thánh mà do nghiệp – duyên (nhân – quả) Sự vật, hiện tượng do con người nhận biết qua thần sắc, hình thái chỉ là giả tạm Do đó, thế giới khách quan

đang tồn tại chỉ là hư ảo, khôg có thực, là vô thường

Hai là, vô ngã

Nhân sinh quan Phật giáo Nam tông cho rằng bản thân con người là

“Một pháp” đặc biệt của thế giới, bao gồm sinh lý và tâm lý, là sự kết hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức)

Phần sắc uẩn (sinh lý) là thần sắc, hình tướng, tạo được thành bởi tứ đại (địa – thủy – hỏa – phong)

Phần tinh thần, ý thức (tâm lý) gồm: Thụ, tưởng, hành, thức, được biểu hiện bằng thất tình: Ái, ố, hỉ, nộ, ai, dục, lạc

Phần tâm lý bao giờ cũng dựa vào phần sinh lý, bản thân của mỗi con người bao giờ cũng có sinh – diệt là sự giả hợp của ngũ uẫn Khi ngũ uẫn hợp thì sẽ làm cho sự vật sinh, khi ngũ uẫn tan thì sẽ làm cho sự vật diệt Đó cũng là kết thúc một quá trình sinh tồn của sự vật Do đó, không có cái gọi là

bản ngã (cái tôi) tồn tại trong con người, mà chỉ có vô ngã

Trang 36

Tâm của chúng sinh do vô minh che lấp nên chỉ là cái tâm mê loạn; vì

vô minh nên không thấy được chân lý của vũ trụ là “Chư hành vô thường, vạn pháp vô ngã”, vì vô minh nên chúng sinh lầm tưởng mọi cái, kể cả thân xác ta là có thật Khi giải thích về vô minh, bản chất của vô minh, Đức Phật

đã giảng dạy như sau: “Này các Tỷ - kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ - kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết đến con đường Khổ diệt Này các Tỷ - kheo, đây gọi là vô minh” [23; tr 14] Thực chất thì ngược lại, mọi sự vật kể cả con người đều chỉ là giả tưởng, không có thật Để khắc phục vô minh, cần cải diệt trừ cái nhận thức mê lầm của chấp ngã (cái của ta)

Khi thân xác chấp đoạn (chết), linh hồn sẽ đầu thai kiếp khác (chấp trường) Cứ như vậy linh hồn sẽ sinh tử không dứt

Bản thân của mỗi con người trong mỗi kiếp phải chịu quả báo về những việc của họ làm từ kiếp trước Như vậy, con người chịu sự quy định của nhân quả, nhân quả tác động với nhau do duyên tạo thành Nó thể hiện rõ nét trong duyên khởi Mọi pháp đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc vào nhau Nó thể hiện trong nguyên tắc duyên khởi: Cái này có thì cái kia có; cái này sinh thì cái kia sinh; cái kia không có thì cái này không có; cái này diệt thì cái kia diệt

Duyên khởi bao gồm thập nhị nhân duyên gồm: Vô minh – hành – thức – danh sắc – lục nhập – sắc – thụ – ái – thủ – hữu – sinh – tử

Đây là quá trình sự sống, phát sinh, sinh tồn và tiếp diễn của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới này Theo quan niệm của Phật giáo Nam tông thì giải pháp để chấm dứt vòng luân hồi của mọi sự vật đó là việc thực hiện xóa bỏ vô minh “Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt Do hành diệt nên thức diệt Do sáu xứ diệt nên xúc diệt Do xúc diệt nên thọ diệt Do thọ diệt nên ái diệt Do ái diệt

Trang 37

nên thủ diệt Do thủ diệt nên hữu diệt Do hữu diệt nên sanh diệt Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt Như vậy là ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn của toàn bộ khổ uẩn này” [23; tr 14] Mỗi duyên khởi vừa là quả, vừa là nhân, vừa định đoạt, vừa là điều kiện của sự ra đời của vòng luân hồi Để xóa bỏ được duyên khởi thì cội nguồn phải xóa bỏ “Vô minh” Vì thế chúng đều là tương đối, liên quan mật thiết với nhau, không có gì là tuyệt đối, biệt lập Thập nhị nhân duyên thực chất không phải là một chuỗi mà là một vòng luân hồi của một quá trình sinh – diệt của mọi sự vật, hiện tượng trong đó bao hàm cả bản thân con người [48, tr 87]

Vô thường mà tưởng là thường, vô ngã mà tưởng là có ngã Đó cũng tức là cái mê lớn nhất của con người và cũng chính do cái mê ấy mà con người đau khổ lại càng đau khổ thêm

Mỗi bản thân của một con người được Đức Phật ví như một loài hoa sen với những đặc điểm và tính cách khác nhau:

“Ví như 4 loại hoa sen

*Có loài vượt qua khỏi mặt nước, chờ tiếp xúc ánh sáng mặt trời liền

nở ngay ngày hôm nay

* Có loại vươn lên, nằm ngang tầm mặt nước, sẽ chờ nở vào ngày mai

* Có loại còn ở mặt nước, sẽ chờ 3 đến 4 ngày nữa mới nở được

* Có loại còn non vừa nở tượng hình ở nước sâu Những mầm sen non

ấy sẽ làm thực vật cho loài cá, rùa,…

Bốn loại hoa sen này so sánh với 4 loại người trong đời:

1- Ugghaxtitaxnnu: Hạng người có trí tuệ bậc thượng, bén nhạy Khi nghe được tiền đề của chánh pháp, chưa cần triển khai, hay trong một bài kệ

có 4 câu, chỉ nghe được 2 cầu đầu; bậc ấy có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh

đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn ngay tức khắc

Trang 38

2- Vipaccitannu: Hạng người có trí tuệ bậc trung Khi nghe được tiền

đề của chánh pháp và triển khai, hay nghe được một bài kệ đầy đủ 4 câu, người ấy có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn

3- Neyya: Hạng người có trí tuệ bậc thường Khi nghe tiền đề của chánh pháp và triển khai xong, nhưng cần phải có thời gian thân cận, gần gũi với bậc thánh nhân, bậc thiện trí hướng dẫn, chỉ dạy thêm, mới có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn trong kiếp hiện tại này

4- Padaparama: Hạng người có trí tuệ kém Dầu được nghe nhiều, học nhiều đi nữa, hay dầu thân cận với bậc Thiện trí, họ cũng chưa có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả ngay trong kiếp hiện tại này Nhưng đây là một cơ hội tốt, một dịp may, để bồi bổ pháp hạnh Balamật, để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả, Niết bàn trong kiếp vị lai

Đức Phật quán xét thế gian bằng Phật nhãn thấy rõ 4 hạng người như vậy, cho nên sự thuyết pháp của Ngài sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho 3 hạng người trước ngay trong kiếp hiện tại và cũng đem lại lợi ích cho hạng người thứ tư (Padaparama) ở kiếp vị lai [5, tr 43-44] Bản chất của con người có thể thay đổi do những điều kiện khách quan và chủ quan tác động Điều này cũng phần nào có thể thay đổi bản chất của con người

Theo quan niệm của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông thì con người luôn bị chi phối và ảnh hưởng bởi danh, lợi, yêu, ghét,… trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Chính những vấn đề trên đã ảnh hưởng và chi phối đến bản chất của con người Đây cũng chính là yếu tố có thể phân biệt giữa người thiện và người ác Khi con người thoát khỏi vô minh thì con người sẽ thoát khỏi nỗi đau trong cuộc sống của chính mình [87, tr 43]

Trang 39

Ba là, vô tạo giả

Theo quan niệm của nhân sinh quan Phật giáo Nam tông thì bản

nguyên của thế giới này là vô tạo giả tức là không có kẻ sáng tạo đầu tiên

Trong giáo lý của Phật giáo Nam tông thì không gian là vô tận, thế giới nhiều như cát sông Hằng Không gian có “Tam thiên thế giới” gồm: Đại thiên thế giới, trung thiên thế giới, tiểu thiên thế giới Mỗi thiên thế giới có hàng chục ngàn thế giới Thời gian có “Tam kiếp” gồm: Đại kiếp, trung kiếp

và tiểu kiếp Trong đó, một đại kiếp bằng bốn trung kiếp; một trung kiếp bằng hai mươi tiểu kiếp; một tiểu kiếp bằng hàng chục triệu năm [87, tr 43]

Thế giới trong không gian được gọi là thế gian Mỗi thế giới điều có

một vật ở trung tâm là Tu di Tu di là tên quả núi có đỉnh và chân Xung quanh núi có mặt trời, mặt trăng và bốn vùng thiên hạ Dưới Tu di là địa

ngục, bốn mặt xung quanh, lưng chừng núi là chỗ của tứ thiên hạ: Người,

a-tu-la, ngã quỷ, súc sinh Ở lưng chừng xung quanh núi, cao hơn là cõi trời -

chỗ ở thiên vương Ở trên đỉnh núi có cõi trời thứ hai, là chỗ ở của Vua Đế Thích và 32 vị thần khác Trên đỉnh Tu di là cõi trời thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sau Cõi thứ sáu là cõi cuối cùng trong dục giới

Dục giới: Gồm những sắc chất không trong sạch, có bốn cảnh khổ và hai cảnh phúc

Bốn cảnh khổ đó là: Địa ngục, súc sinh, ngã quỷ, a-tu-la

Địa ngục: Là cảnh khổ mà chúng sinh phải chịu vì đã tạo nghiệp ác Ở

đó cũng có cơ hội thoát ra, do thiện nghiệp tạo ra

Súc sinh: Chúng sinh bị tái sinh vào cảnh cầm thú vì tạo nghiệp xấu Ngã quỷ: Là cảnh giới của nhiều người tuyệt đối không có hạnh phúc, mắt người không nhìn thấy được

A-tu-la: Là cảnh giới của nhiều người không bao giờ vui, không có tiêu khiển, giải trí, là nơi nhiều chúng sinh đau khổ như Ngã quỷ

Trang 40

Hai cảnh hạnh phúc là: Cảnh người và cảnh trời

Cảnh người là cảnh giới có hạnh phúc và đau khổ Đây là cảnh đời sống hiện thực của con người

Cảnh trời là cõi phước, người ở cõi này cũng có hình thể, nhưng tinh

tế, không nhìn thấy được Nhưng cũng chết, trí tuệ hơn người, đó thật sự là cảnh hư không

Quan niệm của Phật giáo Nam tông cũng đồng thời cho rằng sự biểu

hiện của thế giới đó là sự kết hợp của vạn pháp, điều đó có nghĩa là trong thế

giới được tạo nên những phần tử vật chất và tinh thần gọi là Ngũ uẩn: Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn

Sắc uẩn gồm tứ đại: Địa, thủy, hỏa, phong (đất, nước, lửa, gió)

Thọ uẩn là cảm giác vui, khổ hoặc không vui, không khổ, được cảm nhận do sự tiếp xúc của sáu cảnh tương ứng bên ngoài là: hành sắc, mùi, âm thanh, vị, cứng mềm và những đối tượng của tư tưởng

Tưởng uẩn là ấn tượng, tri giác được phát sinh do tiếp xúc giữa sáu căn (mắt, mũi, tai, lư i, thân và ý) với sáu cảnh bên ngoài giúp nhận biết sự vật là vật lý hay tâm lý

Ngày đăng: 25/04/2021, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w