Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT N GHIỆP CỬ N HÂN LUẬ T
KHÓA 36 (2010 – 2014)
Đ Ề TÀI
“BẢO VỆ QUYỀN LỢI TRẺ EM KHI CH A MẸ
LY HÔN Ở GÓC ĐỘ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2000”
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. THẠCH HUÔN
NGUYỄN THỊ Ý
MSSV: 5106025
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
LỚP: Luật Thương Mại 1 – K36
Cần Thơ, 11 - 2013
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GVHD: ThS Thạch Huôn
2
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GVHD: ThS Thạch Huôn
3
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................6
3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................7
5. Bố cục của đề tài ....................................................................................................7
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN
....................................................................................................................................9
1.1. Khái quát chung về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ........................................9
1.1.1. Một số khái niệm liên quan..............................................................................9
1.1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn .........................13
1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu pháp luật trong việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha
mẹ ly hôn ...................................................................................................................15
1.1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em ....................................17
1.2. Bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn dưới góc độ xã hội và dưới góc
độ pháp luật .............................................................................................................18
1.2.1. Về góc độ xã hội ............................................................................................18
1.2.2. Về góc độ pháp luật.......................................................................................19
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA
MẸ LY HÔN............................................................................................................23
2.1. Quyền nhân thân của trẻ em khi cha mẹ ly hôn ..............................................23
2.2. Quyền tài sản của trẻ em khi cha mẹ ly hôn ....................................................24
2.2.1. Quyền được thừa kế.......................................................................................24
2.2.2. Quyền được có tài sản riêng ..........................................................................25
2.2.3. Quyền được cấp dưỡng..................................................................................27
2.3. Quyền được chăm sóc, giáo dục của trẻ em khi cha mẹ ly hôn.......................29
2.4. Quyền trẻ em trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn mà ly hôn ......................................................................................34
2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn..........................................................................................................34
2.4.2. Quyền trẻ em trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không đăng
ký kết hôn mà ly hôn ..................................................................................................36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI VIỆT NAM ..............................38
3.1. Thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn tai Việt Nam ......38
GVHD: ThS Thạch Huôn
4
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3.2. Những thành tựu và hạn chế khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi
cha mẹ ly hôn ...........................................................................................................42
3.2.1. Những thành tựu khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn
..................................................................................................................................42
3.2.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ
ly hôn.........................................................................................................................45
3.3. Một số hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền trẻ
em khi cha mẹ ly hôn ...............................................................................................48
3.3.1. Về vấn đề hoàn thiện pháp luật......................................................................48
3.3.2. Về vấn đề tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật ....................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................53
GVHD: ThS Thạch Huôn
5
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc kéo theo sự phát triển xã hội.
Nhưng trong cuộc sống có nhiều biến cố và khi cuộc sống chung của vợ chồng phát
sinh mâu thuẫn không thể kéo dài nữa, mục đích của hôn nhân không đạt được thì ly
hôn là một Tất yếu. Tình trạng ly hôn xảy ra ngày càng phổ biến cùng với những hệ
lụy của nó ngày càng được xã hội quan tâm. Bởi hậu quả pháp lý và xã hội mà nó để
lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến một đối tượng rất cần được bảo vệ quyền lợi đó là
những đứa con. Những đứa trẻ ngây thơ vốn cần sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ
trong một gia đình hạnh phúc. Nếu không có sự bảo vệ sẽ rất dễ đánh mất cả tuổi thơ
và tương lai. Trong khi đó trẻ em là lực lượng nồng cốt, là tương lai của đất nước nên
khi cuộc sống và tương lai của chúng bị ảnh hưởng là mối quan tâm của toàn xã hội.
Do đó, pháp luật đóng vai trò không thể thiếu bảo vệ những đứa trẻ vô tội này. Đây
cũng là nguyên tắc cơ bản, là nội dung xuyên suốt trong Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời góp phần tích cực và quan
trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn với những nội dung cơ
bản như: Quy định về nguyên tắc giao con cho ai nuôi vì quyền lợi mọi mặt của con;
Quy định về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm nom con;
Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi quyền lợi mọi mặt của con
không được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng lớn lao mà nguyên tắc đem
lại, trên thực tế vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, trên thực tế, nguyên tắc đó đã
được Toà án áp dụng như thế nào, những gì đã làm được và chưa làm được, những giải
pháp thích hợp để nguyên tắc đó được áp dụng hiệu quả trong các vụ ly hôn là một vấn
đề rất cần được quan tâm. Hòa vào sự quan tâm đó người viết với sự giúp đỡ của quý
Thầy Cô, các Anh Chị và Bạn Bè người viết đã chọn đề tài: ‘‘Bảo vệ quyền trẻ em khi
cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000’’ làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu được các quy định cụ thể và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 về việc bảo vệ quyền lợi trẻ em khi
cha mẹ ly hôn. Tìm hiểm thực trạng vấn đề, trên cơ sở nghiên cứu người viết đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hiệu quả việc thực thi pháp
luật bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
GVHD: ThS Thạch Huôn
6
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài người viết nghiên cứu một số nét khái quát chung
những vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em khi cha
mẹ ly hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như: Phương pháp phân tích đối chiếu thu thập tài liệu, phương tiện tổng hợp, thống
kê, so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
+ Chương 1: Lý luận chung về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
+ Chương 2: Quy định của pháp luật về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
+ Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về việc bảo vệ quyền trẻ em khi
cha mẹ ly hôn tại Việt Nam.
GVHD: ThS Thạch Huôn
7
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
LỜI CẢM ƠN
Thế là đã sắp hoàn thành chương trình đại học, nhiều kiến thức kinh nghiệm có
buồn có vui, bất ngờ và cơ hội. Học hỏi được nhiều thứ và nhìn sự việc một cách có
biện chứng tuy không hoàn toàn nhưng ít nhiều thấy không bỡ ngỡ nữa. Nhưng cũng
còn không ít vướng mắc khó khăn lẫn hối tiếc vì lý do chủ quan hay khách quan. Nhận
thấy còn quá nhiều điều phải học hỏi thêm. Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ nơi
cho em kiến thức chuyên môn và thực tế, có các Thầy Cô tận tụy, vui tính, nghiêm
khắc… Đã tạo nền tảng cho em trong suốt thời gian học tập ở trường.
Qua luận này, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình những người đã yêu thương
chăm sóc và hỗ trợ em. Cám ơn các anh chị và các bạn đã sát cánh và chia sẽ buồn vui
trong suốt quá trình học. Cám ơn tất cả Thầy Cô đã cho em kiến thức cùng những kinh
nghiệm thực tiễn đặc biệt là Thầy Cô của khoa Luật Đại Học Cần Thơ.
Đặc biệt, em xin gởi lời cám ơn chân thành đến Thầy Thạch Huôn người đã tận
tình hướng dẫn để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Bằng tất cả tấm lòng
thành em xin chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui và thành
công trong công việc lẫn cuộc sống.
GVHD: ThS Thạch Huôn
8
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN
1.1. Khái quát chung về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Ly hôn:
Khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không thể tiếp tục thì ly hôn là một kết
quả tất yếu, đây là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bởi những
hậu quả mà nó để lại là hết sức nặng nề, không còn bó hẹp ở phạm vi gia đình mà nhân
rộng ra toàn xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Từ khi pháp
luật ra đời những quy định tương tự như ly hôn đã xuất hiện, bởi vì quan hệ chủ đạo
trong xã hội là quan hệ hôn nhân gia đình. Khi quan hệ chủ đạo lâm vào tình trạng
không thể kéo dài thì ly hôn là điều không thể tránh khỏi và pháp luật đưa ra quy định
để điều chỉnh là rất cần thiết. Ở mỗi hình thái xã hội trong lịch sử quan điểm và quy
định về ly hôn không giống nhau. Bởi vì, mỗi giai cấp thống trị đều đưa ra những quy
định để bảo vệ tối đa cho giai và chế độ của mình. C.Mác nói: Pháp luật là ý chí của
gia cấp thống trị được đề lên thành luật. Vì vậy, khi các hình thái kinh tế xã hội thay
đổi theo hướng ngày càng tiến bộ thì vấn đề ly hôn ngày càng được nhìn nhận một
cách tiến bộ.
- Đặc trưng của của quan hệ hôn nhân dưới chế độ phong kiến là tư tưởng trọng
nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông, chế độ đa thê và những
quy định hà khắc, những căn cứ bất bình đẳng về ly hôn. Nếu ở một xã hội mà hôn
nhân không do sự tự nguyện của hai bên thì ly hôn chỉ là một thứ công cụ bảo vệ hệ tư
tưởng và lợi ích của chế độ phong kiến. Ở chế độ này, người chồng tự cho mình cái
quyền bỏ vợ với những lý do bình thường như: Không có con, ghen tuông, lắm lời..
Trong khi đó, người vợ không có quyền bỏ chồng khi cảm thấy cuộc hôn nhân không
hạnh phúc, dù cuộc sống vật chất lẫn tinh thần có tội tệ đến đâu.
- Trong xã hội tư sản, những quy định về quan hệ Hôn nhân và gia đình có
những bước tiến bộ mới như: Tự do yêu đương, hôn nhân một vợ một chồng, tự do ly
hôn… Tuy nhiên, nhìn vào bản chất, những quy định trên vẫn không thoát khỏi hệ tư
tưởng của giai cấp tư sản do bị ràng buộc bởi những quy định ngăn cấm của nhà làm
luật. Vì vậy những quy định này chỉ mang tính hình thức. Lê Nin nói: “Dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, quyền ly hôn cũng như tất cả mọi quyền dân chủ khác, không loại trừ
một quyền nào đều không thể thực hiện một cách dễ dàng được, nó lệ thuộc vào nhiều
điều kiện, bị giới hạn, bị thu hẹp và có tính chất hình thức”. Có thể thấy rõ điều đó qua
quy định về căn cứ ly hôn: Việc ly hôn thường căn cứ vào lỗi của một bên đương sự.
Lỗi là căn cứ quyết định sự tồn tại của cuộc hôn nhân và ai có quyền xin ly hôn. Như
vậy, không cần quan tâm đến tình trạng cuộc hôn nhân, cuộc sống của gia đình trong
GVHD: ThS Thạch Huôn
9
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
thời gian dài ra sao, chỉ cần một bên có lỗi, cuộc hôn nhân có căn cứ chấm dứt. Ly hôn
không được phản ánh đúng bản chất chỉ là hình thức.
- Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa, quy định của ly hôn đã phản ánh đúng bản chất
của vấn đề. Nếu như hôn nhân là kết tinh của tình yêu và sự đồng thuận của hai bên
nam nữ thì ly hôn là lối thoát khi cả hai không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân nữa. Đó
là cơ hội để làm lại cuộc đời, thoát khỏi đau khổ, bất hạnh. Bởi vì bản chất của ly hôn:
“chỉ là việc xác định một sự kiện: Cuộc hôn nhân này chỉ là một cuộc hôn nhân đã
chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” và bởi vì: “Tự do ly hôn tuyệt đối có
nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối
liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc
trong một xã hội văn minh”
Đứng trên quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lê Nin Khoản 8 Điều
8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 : “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do
Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hay của cả hai vợ
chồng”. Điều này có nghĩa quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý đã chấm dứt ngay trong
lúc cả vợ và chồng đều còn sống khi được Tòa án công nhận. Đây là biện pháp cuối
cùng mà pháp luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào
tình trạng khủng hoảng không thể khắc phục bằng biện pháp nào khác. Đảm bảo quyền
tự do ly hôn là một nội dung quan trọng của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
đã được ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và được cụ thể hóa tại
Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Tuy nhiên, tự do ly hôn không
phải là tự do một cách tùy tiện mà phải dựa vào những căn cứ luật định. Theo khoản 1
Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 “tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Ly hôn là
hành vi có ý chí của vợ chồng trên cơ sở yêu cầu của vợ hoặc chồng hay cả hai vợ
chồng; Ngoài ra không chủ thể nào khác có quyền yêu cầu ly hôn. Việc giải quyết ly
hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự.
Như vậy, trong các thời kỳ khác nhau, khái niệm ly hôn được hiểu khác nhau về
bản chất. Ở chế độ phong kiến và tư sản ly hôn chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tiêu
cực: Do lỗi của một bên gây ra, thì ở chế độ Xã hội chủ nghĩa nó được nhìn nhận ở
một khía cạnh tích cực: Là lối thoát cho cuộc sống bế tắc của vợ chồng. Vì vậy căn cứ
ly hôn và vai trò của cơ quan xét xử ở các thời kỳ khác nhau cũng rất khác nhau. Ở
thời kỳ phong kiến và tư bản, cơ quan xét xử không quan tâm nhiều đến cuộc sống tình
cảm của vợ chồng có chấm dứt chưa mà chỉ cần xem xét “lỗi” mà các bên đưa ra có
đúng và hợp lý không. Vì vậy, việc xét xử hoàn toàn thụ động. Còn ở chế độ độ Xã hội
chủ nghĩa tòa án với vai trò là người thứ ba nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đi
GVHD: ThS Thạch Huôn
10
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
vào bản chất của vấn đề để quyết định mở ra một lối thoát hay giữ lại cuộc sống bình
yên sau những quyết định nhất thời của vợ chồng.
* Trẻ em:
Mỗi trẻ em là con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm lí. Những
đặc điểm và khả năng của trẻ em khác nhau theo lứa tuổi và sự trưởng thành. Do hạn
chế nhận thức từ cuộc sống nên trẻ em rất dễ bị lợi dụng, dụ dỗ và những điều bất lợi
khác, rất cần sự bảo vệ, giúp đỡ của người lớn đặc biệt là gia đình.
Theo công ước Liên hợp Quốc vì quyền trẻ em đã ghi nhận “Trẻ em có nghĩa là
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niêm sớm hơn”. Theo pháp luật Trung quốc quy định tài Điều 2 Luật bảo vệ
người chưa thành niên: “Trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới
18 tuổi”. Tại Điều 4 Luật phúc lợi trẻ em năm 1947 của Nhật bản cũng quy đinh trẻ
em là người dưới 18 tuổi. Theo Điều 1 pháp Luật Liên ban Nga số 124 – FZ ngày
21/07/1998 (sửa đổi) thì trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18. Nhưng theo Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định khác hơn so với công ước cụ
thể tại Điều 1: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Việc quy định khác của
luật Việt Nam đã thu hẹp đối tượng được định nghĩa trẻ em.
* Quyền trẻ em:
Quyền trẻ em là quyền con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc
trưng và tính chất cuộc sống trẻ em. Quyền trẻ em được xây dựng dựa trên nhu cầu,
đặc điểm của trẻ em, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Quyền trẻ
em được cụ thể hóa trong công ước Liên hợp Quốc Thông qua năm 1989, Công ước
quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi và bao gồm:
+ Quyền được sống còn: Bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình
thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất.
Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải
được khai sinh ngay sau khi ra đời.
+ Quyền được phát triển: Gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy
đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt
động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ
em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.
+ Quyền được bảo vệ: Bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ
chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma
tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự
can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra
tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
GVHD: ThS Thạch Huôn
11
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
+ Quyền được tham gia: Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan
điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có
quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn
thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.
- Công ước vì quyền trẻ em của Liên hợp Quốc 1989: Khẳng định trẻ em là chủ
thể của các quyền, không đơn giản chỉ là đối tượng được quan tâm hoặc dành cho các
dịch vụ phúc lợi, chúng được hướng các quyền của mình thông qua hoạt động của nhà
nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quyền trẻ em trong công ước của Liên hợp Quốc năm
1989 đã bao quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ em bao gồm: Quyền sống
còn, quyền đượ bảo vệ, quyền đượ phát triển, quyền được tham gia một số biện pháp
bảo vệ giành dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Trong pháp luật Việt Nam: Hiến Pháp 1992 ghi nhận quyền trẻ em là quyền
được chăm sóc, bảo vệ,1 nhấn mạnh quyền được giáo dục giáo dục là quốc sách hàng
đầu,2 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng đã nói rõ quyền cơ bản
và bổn phận của trẻ em.3 Bộ Luật trong lĩnh vực dân sự gồm: Quyền, nghĩa, vụ và
những bảo đảm pháp lý. Luật quốc tịch Việt Nam, Bộ Luật dân sự 2005 có những quy
định riêng nhằm xác định địa vị pháp lý của trẻ em với tư cách là một cá nhân nên có
quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiên liên nhất của trẻ em.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân là phải đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của
trẻ em để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện.
* Đối tượng được bảo vệ quyền lợi khi cha mẹ ly hôn:
Đề tài này người viết hướng tới đối tượng được quy định là trẻ em theo Luật
Việt Nam là dưới 16 tuổi. Ở độ tuổi này thì nhận thức cũng như khả năng tự tạo cuộc
sống cho mình chưa hoàn thiện việc quy định này rất phù hợp với tình trạng thực tế.
Do luật không nói rõ là trẻ em có bao gồm thai nhi hay không nên người viết mở rộng
thêm đối tượng này. Tức là nếu xác định đứa bé đã thành thai thì khi cha mẹ ly hôn
việc bảo vệ quyền lợi thai nhi sẽ được áp dụng như một trẻ em. Đối tượng kế tiếp là
con trên 16 tuổi theo luật định nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Điều này rất hợp lý thể hiện
tính nhân đạo và công bằng về mặt pháp lý góp phần giảm bớt những hoàn cành
thương tâm và gánh nặng xã hội. Một đối tượng nữa cũng được đề cập đến là con nuôi
theo Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Nuôi con nuôi là việc xác lập
quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con và người được nhận làm con nuôi
được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hôi. Giữa
người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ
1
Điều 40 Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001.
Điều 35 Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001.
3
Điều 11 đến điều 21 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
2
GVHD: ThS Thạch Huôn
12
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
của cha mẹ và con theo quy định của Luật này”. Theo quy định của pháp luật trẻ em
được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể
được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi
dân sự… Trong đó, trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của
trẻ em đó. Để bảo vệ quyền lợi trẻ em, pháp luật đã quy định, người nhận con nuôi
phải có đủ các điểu kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con nuôi;
- Không phải là người bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niêm hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; Ngược đãi hoặc hành
hạ cha, mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình; Dụ dỗ, ép buộc hoặc
chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; Có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những
việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ điều
kiện quy định nêu trên.
Các đối tượng trên là những đối tượng trong đề tài người viết muốn đề cặp tới
trong việc bảo vệ quyền lợi khi cha mẹ ly hôn.
1.1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn
Gia đình tập hợp các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng. Khi ly hôn quan hệ hôn nhân chấm dứt nhưng quan hệ huyết thống hay
quan hệ nuôi dưỡng vẫn còn. Trên phương diện pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng đã không còn nhưng quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đối với con cái vẫn không
thay đổi. Trên phương diện đạo đức, cha mẹ là người sinh thành ra con cái phải có
trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con chưa thành niên, con cái không thể tự lo cho
mình, không phụ thuộc vào hoàn cảnh của cha mẹ. Khi ly hôn, vợ chồng đã tìm thấy
lối thoát cho bản thân nhưng lại không tránh khỏi gây ra đau khổ, thiệt thòi cho con
cái. Khi đã quyết định ly hôn thì vợ và chồng đã muốn tìm cho mình một cuộc sống
riêng không can dự vì đến đối phương nữa. Đó là hậu quả pháp lý mà trẻ em phải chịu,
để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, pháp luật quy định con chỉ được sống với một người
và đó là người có khả năng đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho trẻ. Còn người còn lại
phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách gián tiếp thông qua hình thức cấp dưỡng.
Sự thiệt thòi còn thể hiện về mặt tinh thần, khi gia đình có nhiều con và cha hoặc mẹ
GVHD: ThS Thạch Huôn
13
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
không đủ sức nuôi tất cả các con thì một người sẽ lựa chọn đứa con nào phù hợp với
điều kiện mình, để chăm sóc chúng tốt nhất, dẫn đến cảnh chia rẽ anh em, làm mất đi
tình cảm anh chị em vốn đã gắng bó gần gũi, trẻ em sẽ mất đi tiếng cười sự chia sẽ từ
người thân.
Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn không hề thay đổi
nhưng cách thức thể hiện sẽ thay đổi vì con chỉ sống với một người, đặc biệt là đối với
người không trực tiếp nuôi con. Đứa con chỉ được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp
bởi một người và người kia thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách gián tiếp.
Đối với người không trực tiếp nuôi con, trẻ chỉ nhận được chăm sóc, nuôi dưỡng qua
việc thăm nom, cấp dưỡng. Đây là một sự cố gắng bù đắp, chứ không thể lấp đầy sự
thiếu thốn về tình cảm lẫn vật chất. Chính những hậu quả pháp lý đó đã gây ra những
hậu quả về mặt xã hội rất nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống và sự pháp triển của các
em. Và trong những lần bất hòa của cha mẹ đôi khi dẫn đến những hậu quả nặng nề
cho những đứa con vô tội. Ví dụ như vụ án: “Người vợ vì giận chồng mà ôm 2 con
cùng nhảy xuống sông tự vẫn, xảy ra ở xã Hòa Bình huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
ngày 03/05/2009 dẫn đến cái chết thương tâm của 2 bé trai một đứa 9 tuổi và một đứa
9 tháng tuổi. Do chồng ngoại tình với người yêu cũ bỏ bê hành hạ vợ con nên trong
phút nóng giận người vợ không làm chủ hành động của mình nên quyết định tự vẫn
cùng 2 con nhưng người vợ lại không chết, hậu quả là cái chết của 2 đứa con vô tội,
cuối năm 2009 Tòa án tỉnh Thái bình đã xử lý vụ việc, người đàn bà kia lãnh án tội và
nhỏ những giọt nước mắt xót thương 2 đứa con vô tội nhưng liệu sự hối hộn hận đó có
trả lại mạng sống của các con không?4 Và còn nhiều hậu quả thương tâm khác xuất
phát từ cuộc sống không hạnh phúc của vợ chồng, mức độ khác nhau những hậu quả
mà những đứa con phải gánh chịu thật quá bất công và nguy hiểm cho nhận thức và sự
phát triển của chúng. Trẻ rơi vào tình trạng bất an, lo lắng, có cảm giác bị bỏ rơi, có
những trường hợp rơi vào trầm cảm hoặc thay đổi trở thành một con người khác và
hành động một cách cảm tính. Điều này rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng đến
học tập mà còn có thể ảnh hưởng đến lối sống và hành vi của trẻ đối với xã hội…
Những trẻ em sống trong gia đình ly hôn thường rất mặc cảm với cuộc sống xung
quanh thường so sánh với bạn bè hay bị tâm lý bất ổn. Nhìn xa hơn ở những trường
hợp cha mẹ ly hôn mà cả hai đều chạy theo cuộc sống riêng của mình, những đứa con
sẽ rơi vào tình trạng bơ vơ, bị bỏ rơi thiếu thốn về vất chất lẫn tinh thần, sẽ rất dễ
vướng vào những cạm bẫy, cám dỗ và rơi vào con đường phạm pháp.
Bên cạnh đó, theo các báo cáo hàng năm "Tình trạng trẻ em trên thế giới", trẻ
em thường phải mang những gánh nặng và chịu sự đối xử không bình đẳng khi gia
4
Xa lộ pháp luật, Người đàn bà “ác quỷ” vì giận chồng, “ném” con thơ xuống sông, http://xahoi.com.vn/anninh-hinh-su/toa-tuyen-an/nguoi-dan-ba-ac-quy-vi-gian-chong-nem-2-con-tho-xuong-song-146031.htm, [ngày
truy cập 11 – 9 – 2013].
GVHD: ThS Thạch Huôn
14
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
đình tan vỡ dẫn đến hang loạt vấn đề xã hội phát sinh mà hứng chịu nặng nề nhất là
bản thân của những đứa trẻ. Hầu hết ở các quốc gia trên thế giới đều đã có những văn
bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền trẻ em thì hàng ngày hàng giờ những quyền ấy vẫn
tiếp tục bị xâm phạm.
Do những thiệt thòi vượt qua sức chịu đựng của một đứa trẻ, những nguy cơ có
thể vướng vào, những hậu quả xã hội mà các em phải chịu, bảo vệ trẻ em khi cha mẹ
ly hôn là việc làm rất cần thiết và cấp thiết đòi hỏi cả ý thức lẫn tình thương. Trẻ em là
hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Nếu không được sự quan tâm của xã hội, sự bảo vệ của pháp luật thì khó
mà vung đắp một xã hội tốt đẹp mai sau.
1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu pháp luật trong việc bảo vệ quyền trẻ em khi
cha mẹ ly hôn
1.1.3.1. Là cơ sở pháp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cha mẹ
Theo quy đinh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
và các văn bản pháp luật quan trọng khác thì:
- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch; Được chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe và nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức; Được Nhà nước và xã hội
tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Được bài tỏ ý kiến,
nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan; Được học tập và được Nhà nước
khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển năng khiếu và có quyền vui chơi, giải trí
lành mạnh, được hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi…
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện, để các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm
quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đều bị nghiêm
trị.
- Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi
dạy.
Đấy là nội dung mà các văn bản pháp lý về quyền trẻ em đã khẳng định. Có thể
thấy trẻ em là đối tượng rất được nhà nước quan tâm. Đứng ở góc độ hôn nhân gia
đình, nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục con cái là trách nhiệm của cha mẹ dù cuộc
sống có khó khăn hay đầy đủ, cha mẹ hanh phúc hay không thể sống chung với nhau
cũng không được từ chối trách nhiệm này. Bởi cha mẹ là người sinh thành ra các con,
cho con sự sống. Sự vất vả, bận rộn luôn được động viên bởi suy nghĩ là để đem lại sự
đầy đủ, niềm vui cho con, tạo cho con cuộc sống tốt về vật chất lẫn tinh thần. Tuy
nhiên, khi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt
GVHD: ThS Thạch Huôn
15
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
được và dẫn đến ly hôn, gia đình tan vỡ vợ chồng có hướng đi riêng và phân chia
quyền lợi cũng như kết thúc quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý, những đứa con rất dễ
rơi vào tình trạng bị bỏ rơi hoặc chỉ nhận được một nửa sự yêu thương. Để bảo vệ
quyền lợi cho trẻ pháp luật đã quy định nuôi con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa
vụ của cha mẹ. Nuôi con là một nghĩa vụ luật định nhằm nâng cao trách nhiệm của
người làm cha, mẹ, đặc biệt là khi họ đã ly hôn. Đó cũng là cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền lợi cho con khi người làm cha mẹ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
1.1.3.2. Sự tiếp nối truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
Lịch sử đất nước ta từ xưa đến nay, tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình phụ tử
luôn chiếm vị trí thiên liêng trong tâm hồn người mỗi người. Người ta ca giá trị truyền
thống cao đẹp này và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tháng 7 âm lịch hàng
năm được gọi là tháng Vu lan báo hiếu cha mẹ, góp phần khắn khích thêm tình cảm
gia đình. Mùng 1 tết cha mùng 2 tết mẹ đây là dịp để những người con thể hiện sâu sắc
hơn lòng yêu kính đối với ông bà và mùng 3 tết thầy là câu nói dân gian mà cha ông ta
để lại nhằm nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ đến cội nguồn nhớ đến tổ tiên dù ở nơi đâu
cũng về báo hiếu, chung vui với gia đình vào những ngày đặc biệt. Dù cuộc sống vất
vả, lam lũ, dù đất nước chiến tranh liên miên nhưng giữa những khó khăn vẫn sáng loà
tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ cho con cái. Nó đã kết tinh
thành một giá trị tinh thần quý báu, đó là truyền thống dân tộc. Ngày nay khi đất nước
đang có những bước phát triển mới, truyền thống đó vẫn được tiếp nối và phát huy.
Khi xã hội càng phát triển, sự quan tâm của xã hội đến trẻ em ngày càng được chú
trọng. Chúng ta đang cùng nhau nỗ lực để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Sự ghi
nhận nghĩa vụ nuôi con của cha mẹ trong pháp luật là một trong những biểu hiện của
sự tiếp nối truyền thống đạo đức dân tộc, đặc biệt là trong Luật Hôn nhân và gia đình.
Thể hiện tính nhân văn sâu sắc về một đất nước vững mạnh từ bên trong.
1.1.3.3. Thể hiện tính chất công bằng, dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã hội
chủ nghĩa
Qua phân tích về bản chất của ly hôn dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã
thấy được sự tiến bộ của pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Việc quy định căn cứ ly hôn
không liệt kê ra các trường hợp cụ thể tức là khi đã nhìn nhận toàn diện vấn đề và cảm
thấy cuộc hôn nhân đó là không thể cứu văn th́ ì Toà mới cho phép ly hôn. Quy định đó
đã hạn chế được rất nhiều trường hợp gia đình tan vì khi vợ chồng dù có xung đột
nhưng chưa đến mức trầm trọng và còn cứu văn được. Do vậy, số trẻ em phải chịu
cảnh gia đình tan vỡ do những sai lầm nhất thời của cha mẹ cũng vì thế mà giảm đi.
Còn khi đã đủ căn cứ để ly hôn, thì việc duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc
chỉ làm cho tình trạng gia đình càng trầm trọng thêm, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng xấu
đến những đứa con vốn là niềm hạnh phúc của gia đình thì việc ly hôn của cha mẹ ở
GVHD: ThS Thạch Huôn
16
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
một khía cạnh nào đó cũng tốt hơn cho những đứa con. Quy định về giao con cho ai
nuôi cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Việc giao con cho ai nuôi là vì lợi ích
của con chứ không phải dựa vào lỗi của cha mẹ - căn cứ dẫn đến ly hôn trong pháp
luật tư bản chủ nghĩa. Trong mọi trường hợp th́ ì quyền lợi của con luôn được đặt lên
hàng đầu, đã thể hiện được bản chất nhân đạo của pháp luật Xã hội chủ nghĩa.
1.1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi của trẻ không còn là trách nhiệm của mỗi gia đình mỗi quốc
gia mà là của toàn thế giới, ngay từ xa xưa vấn đề này đã được quan tâm và tùy theo
hình thái xã hội và tình hình cụ thể quyền lợi trẻ được thể hiện khác nhau.
Ngày 10/2/1948 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và tuyên bố NQ số
217A về Quyền con người. Tại điều 25, Liên hợp quốc đã thông báo rằng: “Trẻ em có
quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều
được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”. Đứng trước tình hình trẻ em bị ngượi đãi bị
lạm dụng nghiêm trọng, lang thang cơ nhở đặc biệt là sau hai vụ thảm sát của phát xít
Đức gây ra ở làng Liđisơ – Tiệp Khắc ngày 10/6/1942 và làng Ôrađua – Pháp ngày
10/6/1944, mấy trăm em thiếu nhi của hai làng bị giết hại, đã gây ra sự chấn động dư
luận. Tháng 2/1949 Hội phụ nữ châu Á họp ở Bắc Kinh đã có sáng kiến đề nghị Hội
Phụ nữ dân chủ thế giới chọn một ngày thiếu nhi quốc tế để kêu gọi toàn thế giới đấu
tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ nhi đồng và là ngày đoàn kết thiếu
nhi quốc tế. Trong một phiên họp đã quyết định chọn ngày 1/6 hàng năm là ngày
“Quốc tế bảo vệ thiếu nhi” và nhắc nhở mọi người tưởng nhớ vụ thảm sát man rợ ở
Liđisơ và Ôrađua. Kể từ 1950 trở đi ngày 1/6 đã được tổ chức ở khắp thế giới. Tháng
4/1952 Hội nghị bảo vệ thiếu nhi thế giới có 64 nước tham gia họp ở Viên – Áo đã
nhất trí lấy ngày 1/6 chính thức là ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Điều đó khẳng định
trẻ em là Đối tượng được nhân loại toàn thế giới luôn quan tâm. Vì vậy ngày
20/11/1989 Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn “Công ước về quyền trẻ em” bao
gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20/11/1990. Trong lời mở đầu, công ước đã
khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn
lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm
thông… trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và
cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên
hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và
đoàn kết”…
Có thể nói Công ước về quyền trẻ em là một công ước đầy sự tiến bộ xã hội,
với tinh thần nhân đạo sâu sắc. Công ước đã chỉ ra tất cả những quyền lợi mà trẻ em ở
bất kỳ nơi nào trên thế giới đều được hưởng thụ để trưởng thành đúng nghĩa một con
người. Có thể điểm qua những quyền trẻ em rất cơ bản của công ước như: “Không
GVHD: ThS Thạch Huôn
17
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
phân biệt đối xử” – Điều 2, công ước quan tâm đến “lợi ích tốt nhất của trẻ em” –
Điều 3, quyền “sống còn và phát triển” – Điều 6; “đoàn tụ gia đình” – Điều 10; Công
ước còn quan tâm đến “mức sống” của trẻ em – Điều 27; “Bảo vệ trẻ em không gia
đình” – Điều 20; “Lao động trẻ em” – Điều 22; “Lạm dụng ma túy” – Điều 23; “Chống
buôn bán và bắt cóc” – Điều 35… Qua trên, có thể thấy tinh thần cao đẹp, tiến bộ,
cũng như sự cần thiết của công ước, nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Công ước nhắc
nhở cho ta cái nhìn thực tế, tất cả chúng ta hãy vì một tương lai tốt đẹp của trẻ em, của
bản thân mình, cũng chính vì một tương lai tốt đẹp của đất nước, của dân tộc, của nhân
loại mà hành động cho đúng đắn, hãy yêu thương và dành những điều tốt đẹp cho sự
phát triển toàn diện của trẻ.
1.2. Bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn dưới góc độ xã hội và dưới góc
độ pháp luật
1.2.1. Về góc độ xã hội
Cùng với sự tiến bộ của xã hội thì ngày nay ly hôn đã được thừa nhận là kết quả
tất yếu của cuộc hôn nhân tan vỡ. Người ta nhìn nhận nó một cách thực tế và tích cực
hơn. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định của Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam, nó là cơ sở cho Tòa án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly
hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giúp con người thoát ra khỏi sự ràng buộc
không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn.
Sự bùng nổ bất hòa trong gia đình là một đề tài của sự lo âu đối với đứa trẻ:
Không biết người ta còn lo cho mình nữa không? Ai sẽ là người đảm trách việc này?
Đứa trẻ tự cảm thấy bị đẩy đưa trong một không khí bất an nơi mà người ta coi chúng
như là đối tượng để tranh giành tình cảm và quyền lợi tài chính để có được một số
quyền hạn thăm viếng hay trợ cấp để nuôi chúng, hay chỉ là sự chiến thắng với lòng ít
kỉ thù hận lẫn nhau của vợ chồng ly hôn.
Và một điều chắc chắn những đứa trẻ có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn không có được
những điều kiện đầy đủ. Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho
thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi
đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội
của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn; 28% phàn
nàn bố mẹ không quan tâm đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em.5 Có thể thấy, nếu
không quan tâm đúng cách trẻ em có cha mẹ ly hôn thì số lượng tội phạm xã hội trẻ
em tăng lên gây khó khăn cho phát triển đất nước, vì khi không được quan tâm, chăm
5
ThS Đặng Thanh Nga (Viện Tâm lý học), Trẻ em vị thanh niên phạm tội do ảnh hưởng của gia đình,
http://www.tin247.com/tre_vi_thanh_nien_pham_toi_do_anh_huong_cua_gia_dinh-7-64459.html, [ngày truy
cập 31/10/2013].
GVHD: ThS Thạch Huôn
18
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
sóc, giáo dục cuộc sống túng thiếu thì những đứa trẻ sẽ dễ sa ngã làm những chuyện
phi pháp. Trở thành gánh nặng xã hội.
Một xã hội phát triển được nhìn ở nhiều góc độ, một khi số tệ nạn xã hội mà chủ
thể chính là những đứa trẻ cứ gia tăng thì không bao giờ phát huy hết tìm năng. Ảnh
hưởng đến sự pháp triển về sau. Trong khi những người trưởng thành, người làm cha,
mẹ khoát cho mình lớp vỏ thành đạt, trong một xã hội văn minh nên nhìn nhận thực tế
bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với những đứa đứa con của mình một khi hôn nhân
không tiếp tục nữa. Việc bảo vệ và cho trẻ sự phát triển toàn diện là hết sức cần thiết là
nhiệu vụ của toàn xã hội.
1.2.2. Về góc độ pháp luật
Ngay từ khi mới thành lập và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta
đã đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc “nam nữ bình quyền” như là cơ sở của sự giải
phóng phụ nữ, trao quyền bình đẳng cho phụ nữ, đồng thời cũng khẳng định quyền
bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên
giới tính và lứa tuổi. Những tư tưởng tiến bộ về quyền bình đẳng và không phân biệt
đối xử - một trong những nguyên tắc nền tảng của chuẩn mực quốc tế và Liên hợp
quốc về quyền con người - đã tiếp tục được khẳng định trong những văn kiện tiếp theo
của Đảng và được thể chế hóa thành luật và chính sách của Nhà nước ta. Bản Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã ghi nhận sự bảo
đảm quyền trẻ em, đó là: “Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều 14), và
“Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân
thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp.
Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” (Điều 15). Quan
điểm nhất quán về chăm lo và bảo đảm quyền trẻ em được thể hiện xuyên suốt trong
các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói
chung cũng như về quyền trẻ em nói riêng là một trong những ưu tiên trọng yếu của
chiến lược phát triển con người xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử và cách mạng Việt
Nam. Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với việc khẳng định con người là trung tâm
của sự phát triển và chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của tất cả mọi người là
mục tiêu của phát triển. Đại hội XI của Đảng (năm 2011) thông qua Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) đã tái khẳng định những giá trị nền tảng này và phát triển, bổ sung những nội
dung mới trong mục tiêu “Về phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện chính
sách xã hội” đó là: Con người là trung tâm của chiến lược phát triển; Tôn trọng và bảo
vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước
GVHD: ThS Thạch Huôn
19
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
và quyền làm chủ của nhân dân; Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng,
bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; Chăm lo đời sống những người
già cả, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi; Thực hiện bình đẳng giới,
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em... nhằm bảo đảm cho thế hệ trẻ Việt Nam phát
triển toàn diện, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp
thu tinh hoa của thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị đã ra Chỉ
thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Những quan điểm được thể hiện trong các
văn kiện của Đảng là cơ sở quan trọng để hình thành các chính sách và pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như các cấp chính quyền trong
việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em, tôn trọng,
bảo đảm và thực thi các quyền trẻ em.
Sau khi tham gia ký kết các điều ước quốc tế về quyền con người nói chung và
quyền trẻ em nói riêng, đặc biệt là Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm
1989 và hai Nghị định thư bổ sung năm 2000, Nhà nước Việt Nam đã tích cực nội luật
hóa các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền trẻ em vào trong hệ thống
pháp luật quốc gia, đồng thời đẩy mạnh triển khai, thực thi chính sách bảo đảm quyền
trẻ em. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam liên quan đến việc
thực thi quyền trẻ em, về cơ bản, phù hợp với các điều khoản của Công ước về quyền
trẻ em của Liên hợp quốc.
Xuất phát từ 4 nguyên tắc của Công ước về quyền trẻ em, có thể khái quát hệ
thống pháp luật của Việt Nam về quyền trẻ em dựa trên 4 nhóm quyền:
- Nhóm quyền được sống (quyền sống, được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức
cao nhất có thể...).
- Nhóm quyền được phát triển (quyền được hưởng thụ mọi hình thức giáo dục,
có mức sống đầy đủ và điều kiện cho sự phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức,
môi trường văn hóa, xã hội của trẻ em...).
- Nhóm quyền được bảo vệ (quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt
đối xử, lạm dụng hay sự thờ ơ, chống lại mọi sự xâm hại, quyền được bảo vệ của trẻ
không có gia đình, không quốc tịch, tị nạn...).
- Nhóm quyền được tham gia (quyền được tôn trọng ý kiến, được bày tỏ quan
điểm, tự do tiếp cận thông tin, lập hội, hội họp hòa bình...).
Việc phân chia 4 nhóm quyền nói trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi trên thực
tế, các nhóm quyền có liên hệ chặt chẽ, thống nhất, không thể tách rời và đôi khi
chuyển hóa lẫn nhau. Để thực thi các quyền của trẻ em, Nhà nước đã ban hành rất
nhiều chính sách, có thể khái quát dưới hai hình thức chính là nhóm chính sách chung
GVHD: ThS Thạch Huôn
20
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
và nhóm chính sách về các vấn đề, lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, trong nhóm chính sách
chung gồm có:Thứ nhất, mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
với sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội. Thứ hai, bình đẳng
và không phân biệt đối xử đối với mọi trẻ em. Thứ ba, Nhà nước quan tâm đặc biệt tới
nhóm trẻ em thuộc đối tượng chính sách, trẻ em khuyết tật, trẻ em nạn nhân chất độc
da cam, trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, trẻ em
là người dân tộc thiểu số... Thứ tư, chính sách bình đẳng dân tộc và đại đoàn kết dân
tộc tạo cho mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng về cơ hội trong việc tiếp cận chăm sóc,
bảo vệ, giáo dục và phát triển. Thứ năm, thực hiện chính sách nhân đạo, khoan dung và
giáo dục, xử lý chuyển hướng đối với trẻ em làm trái pháp luật.
Các chính sách cụ thể bao gồm: Một là, trẻ em dưới 6 tuổi được khám, chữa
bệnh miễn phí. Trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được
khám, chữa bệnh theo chế độ miễn, giảm phí. Hai là, giáo dục tiểu học phổ cập, bắt
buộc và miễn phí. Trẻ em được học tiểu học hoàn toàn miễn phí tại các trường công
lập. Ba là, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em dưới 1 tuổi; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ xuống 15% vào năm 2015. Bốn là, phòng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ
em; phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; Phòng, chống lạm dụng và bóc lột sức lao
động trẻ em. Năm là, trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được Nhà nước, xã hội chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Sáu là, trẻ em thuộc đối tượng chính sách được miễn
giảm học phí ở bậc giáo dục trung học cơ sở.
Các chương trình quốc gia, như Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em
(1991 - 2000) và Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 đã
được triển khai chính là sự cụ thể hóa các chính sách đó. Chương trình hành động
quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 nêu lên 15 nhóm mục tiêu và đưa ra 8 hệ
thống giải pháp nhằm đạt mục tiêu tổng quát là tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu và quyền lợi cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy
cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em Việt Nam có
cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn.6
Ở khía cạnh Luật hôn nhân gia đình, quyền lợi trẻ em được đề cập nhiều nhất là
vấn đề ly hôn. Một khi cuộc hôn nhân chấm dứt thì trẻ em sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
chính việc xuất phát từ góc độ xã hội sẽ là tiền đề cho góc độ pháp lý. Nếu như quyết
định ly hôn của hai vợ chồng được pháp luật thừa nhận là một quyền tự do thì trách
nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ Luật định.
6
Hoàng Văn Nghĩa, Một số thành tựu về bào đảm quyền trẻ em ở nước ta trong thời kỳ đổi mới ở nước ta,
http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/53772/seo/Mot-so-thanh-tuu-ve-bao-dam-quyen-tre-emtrong-thoi-ky-doi-moi-o-nuoc-ta/language/vi-VN/Default.aspx, [ngày truy cập 28 – 09 – 2013].
GVHD: ThS Thạch Huôn
21
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Không chỉ dừng lại ở đó, việc ghi nhận của pháp luật đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi
chính đáng của trẻ em khi vợ chồng ly hôn còn là sự tiếp nối truyền thống đạo đức của
dân tộc. Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật nhằm là hành lang
pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em phù hợp với với Công ước
của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Trong khuôn khổ của đề tài người viết tìm được
một số văn bản pháp luật như:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và được sửa
đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 51/2001/NQ-QHX ngày 25-12-2001 (các
điều 35, 36, 40, 59, 63, 64, 65 và 67).
- Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14-06-2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01-01-2006 thay thế cho Bộ luật dân sự 1995.
- Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ hợp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có
hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2005 thay thế cho Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 1991.
- Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000 thay
thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
- Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 đã được Quốc hội nước cộng hòa
xã hội chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ hợp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 thay thế Luật quốc tịch
1998.
Có thể thấy không chỉ ở góc độ xã hội mà góc độ pháp luật Nhà nước rất quan
tâm đến bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn. Việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật đã khẳng định rằng: Bảo vệ quyền lợi trở em khi cha mẹ ly hôn là vấn đề lớn
của xã hội không chỉ là ý thức chủ quan mà còn lại nhiệu vụ bắt buộc không thể chối
bỏ.
GVHD: ThS Thạch Huôn
22
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN
2.1. Quyền nhân thân của trẻ em khi cha mẹ ly hôn
Quyền nhân thân của con người qua các giai đoạn cùng với sự phát triển của đất
nước, có những biến đổi theo chiều hướng tiến bộ và bước đánh dấu sự phát triển vượt
bật trong lịch sử phát lý quyền con người làm nền tảng quan trọng về sau được thể
hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2-9-1945. Khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu nói về quyền nhân thân
theo Bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ. Đó là “Mọi người sinh ra đều bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi. Trong các quyền đó có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, có thể hiểu
quyền nhân thân thực chất không phải là do ai ban phát cho chúng ta cả, mà vì chúng
ta là con người – nên hiển nhiên chúng ta phải được hưởng những quyền đó. Nếu chưa
được hưởng thì phải đấu tranh để giành lấy, để được hưởng các quyền nhân thân. Cụ
thể về quyền nhân thân được quy định trong Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Đó là: Quyền đối với hộ tên (Điều 27), quyền
xác định dân tộc (Điều 28), quyền được khai sinh (Điều 29), quyền được khai tử (Điều
30), quyền của cá nhận đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo đảm về tính mạng,
sức khỏe, thân thể (Điều 32), quyền đối với quốc tịch (Điều 45), quyền được bảo đảm
an toàn về chỗ ở ( Điều 46), quyền tự do đi lại, cư trú ( Điều 48)… Không ai được
quyền lạm dụng quyền nhân thân của mình để xâm phạm lợi ít của nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Theo Điều 25 Bộ luật dân sự 2005
“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền 1. Tự mình cải
chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cãi chính công khai; 3. Yêu cầu
người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi
thường thiệt hại” đấy là những quy định nhằm bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Tất cả những quy định chung về quyền nhân thân đều áp dụng không hạn chế đối với
trẻ em. Ngoài ra, các em còn được bảo vệ bằng các văn bản pháp luật khác như: Luật
quốc tịch năm 2008, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004…
Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn về nguyên tắc chung khi bản án quyết
định ly hôn của Tòa án có hiệu luật pháp luật, quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt. Người
vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, không phụ thuộc vào ý
chí của vợ chồng nữa mà chính Tòa án sẽ quyết định. Điều này có nghĩa quyền và
nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn, gắng bó tương ứng giữa vợ
GVHD: ThS Thạch Huôn
23
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
chồng trong thời kỳ hôn nhân (nghĩa vụ yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ
nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau…) sẽ
đương nhiên chấm dứt khi Tòa án công nhận vợ chồng đã ly hôn. Một số quyền nhân
thân với tư cách là một công dân của vợ, chồng sẽ không bị ảnh hưởng, không thay đổi
khi ly hôn (quyền về họ, tên, tôn giáo, dân tôc, quốc tịch, nghề nghiệp…). Đối với
quyền nhân thân của con cái khi cha mẹ ly hôn thì không thay đổi. Theo Khoản 1 Điều
92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã
thành niên bị tàn tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình” điều này có nghĩa khi một đứa trẻ cho cha mẹ đã ly
hôn thì vẫn được hưởng quyền nhân thân như những đứa trẻ trong những gia đình
khác. Đối tượng là con nuôi cũng được hưởng quyền nhân thân như con ruột. Do thai
nhi chưa là một cá nhân cụ thể nên quyền nhân thân không được đề cập tới mà sẽ được
bảo vệ theo Khoản 2 Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Trong trường
hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu
xin ly hôn”. Quy định này vừa để bảo vệ sự an toàn tính mạng cũng như sự phát triển
của thai nhi vừa bảo vệ người mẹ.
2.2. Quyền tài sản của trẻ em khi cha mẹ ly hôn
2.2.1. Quyền được thừa kế
Theo quy định của pháp luật thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ nên khi ly hôn con vẫn là người
có quyền thừa kế nếu một trong hay người hoặc cả hai người chết. Theo Điểm a
Khoản 1 Điều 676 thì: Con là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của cha mẹ. Trường hợp cha mẹ chết không để lại di chúc thì con sẽ là người
được hưởng thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp, cha mẹ để lại di chúc hoàn toàn
cho người khác thì con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng
lao động và túng thiếu thì được bảo đảm một phần di sản bằng 2/3 suất của một người
thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật. Theo tinh
thần đó thì con có cha mẹ ly hôn cũng được hưởng thừa kế như con có cha mẹ không
ly hôn, phần thừa kế đó sẽ được tính trên khối tài sản của cha hoặc mẹ (người chết)
không phân biệt là người có trực tiếp nuôi con hay không, quyền và nghĩa vụ của con
đối với cha mẹ không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Trường hợp là con nuôi thì thì theo Điều 678 Bộ Luật dân sự 2000 “Con nuôi và
cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 676 và điều 677 của Bô Luật này”7 Theo đó con nuôi cũng thuộc hàng
7
Điều 676:
1. Những người thừa kế theo pháp luật quy đinh sao đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
GVHD: ThS Thạch Huôn
24
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
thừa kế thứ nhất và cũng được bảo đảm quyền lợi như con ruột khi cha mẹ ly hôn,
nhưng con nuôi không thể thế vị cha, mẹ nuôi để nhận phần di sản mà cha, mẹ nuôi
được hưởng nếu họ còn sống. Điều 681 Bộ luật dân sự con nuôi bảo tồn quyền thừa kế
đối với di sản của những người thân thuộc do huyết thống: Con nuôi là người thừa kế
theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ ruột, là người thừa kế theo pháp luật
thuộc hàng thứ hai của anh, chị, em ruột, là người thừa kế thế vị của cha mẹ ruột trong
di sản của ông bà nội (ngoại)… Mặc dù là con nuôi của gia đình khác nhưng con nuôi
vẫn có quyền thừa kế từ cha mẹ ruột (nếu có) và tài sản đó sẽ là tài sản riêng của con
nuôi.
Quy định về quyền được thừa kế của con thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến
quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn, luôn cố gắng bù đắp những thiệt thòi cho con
có cha mẹ ly hôn.
2.2.2. Quyền được có tài sản riêng
Nhìn nhận theo góc độ pháp luật thì con cũng là một cá nhân và cũng có quyền
có tài sản riêng, nhìn nhận việc có tài sản riêng của con chung quy cũng là hệ quả của
việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: Ngay từ khi sinh
ra, cá nhân có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Giải pháp này thể hiện một bước
tiến quan trọng của pháp luật gia đình Việt Nam, bởi trong một thời kỳ dài, người con
dù đã thành niên cũng không có tài sản riêng khi cha mẹ còn sống. Trên nguyên tắc,
quyền sở hữu mang tính độc quyền: Người không phải là chủ sở hữu không có quyền
đối với tài sản của người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao một hoặc
nhiều quyền liên quan đến tài sản. Đối với tài sản của con thì:
- Đối với trẻ em chưa thành niên: Trẻ chưa thành niên chưa đủ sức khỏe và trình
độ tham gia vào các quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân. Hơn nữa
pháp luật cũng quy định chúng chưa có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân độc
lập. Rất nhiều trường hợp chúng cần có người đại diện để thực hiện các giao dịch dân
sự hoặc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Vì vậy, chúng chưa thể sống một
cuộc sống độc lập và rất cần sự nuôi dưỡng và dìu dắt của cha mẹ, người thân. Dù
b) Hàng thừa kế thứ 2 gồm: Ông nôi, bà nôi, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ 3 gồm: Cụ nội, cụ ngoại cua người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai pử hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 677:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà chắt hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống.
GVHD: ThS Thạch Huôn
25
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
chưa thành niên nhưng con cái vẫn có thể có tài sản riêng theo Điều 44 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000: "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác". Khi con
chưa thành niên có tài sản riêng, tài sản này có thể được tặng cho thừa kế… từ người
khác hoặc do chính cha, mẹ hoặc cả hai cha mẹ tặng cho con khi ly hôn. Tài sản riêng
của con là để phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai của con. Vợ chồng ly hôn thì tài
sản riêng của con sẽ được giám hộ bởi người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp
nuôi con có quyền và nghĩa vụ giám sát việc giám hộ. Khoản 1 Điều 45 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 quy đinh: “Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình
quản tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý” và cũng ở độ tuổi này con có tài sản
riêng có quyền tự mình xác lập cái giao dịch có tính chất tài sản mà không cần sự đồng
ý của cha mẹ, trừ những giao dịch mà pháp luật cho phép người thành niên xác lập (
Điều 20 Bộ Luật dân sự năm 2005). Trong mọi trường hợp, khi sử dụng, định đoạt các
tài sản của mình, con phải quan tâm đến những hệ quả có thể có của các giao dịch mà
mình xác lập đối với cuộc sống của gia đình. Tài sản riêng của con từ đủ 15 tuổi trở
lên mà sống chúng với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo cho gia đình và nếu tài sản đó có
phát sinh hoa lợi thì phải đóng góp vào nhu cầu cần thiết của gia đình (Khoản 2 Điều
44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) như vậy, ngoài những quyền lợi được có tài
sản riêng con cũng có trách nhiệm đóng góp ở mức hợp lý vào cuộc sống gia đình mà
cụ thể là đóng góp vào cuộc sống với người đang trực tiếp nuôi con. Khoản 1 Điều 46
Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng
của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có
tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chính tuổi trở lên”. Những giao dịch liên
quan đến tài sản của con chưa thành niên đôi lúc cần người đại diện và thông thường
thì người đó là người trực tiếp nuôi (cha hoặc mẹ).
- Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng
lao động mà có tài sản riêng: Người giám hộ ở đây có thể là cha hoặc mẹ, nghĩa vụ của
người giám hộ là quản lý tài sản của người được giám hộ, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được giám hộ. Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật tức là
con "bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới
những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn". Điều này không đồng nghĩa con đã thành niên mà
tàn tật bị hạn chế về nhận thức. Vì vậy, trường hợp này con có tài sản riêng hoàn toàn
có thể độc lập quyết định việc quản lý tài sản của mình. Việc quản lý tài sản của cha,
mẹ đối với con đã thành niên bị tàn tật được đặt ra khi con có yêu cầu, hoặc nhằm bảo
vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con. Nếu con không yêu cầu thì người đại diện
GVHD: ThS Thạch Huôn
26
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
không được quản lý tài sản riêng của con, nhưng sẽ được giám sát các giao dịch do
con xác lập liên quan đến tài sản đó. Và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ có
quyền xác lập các giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, tất cả các
giao dịch khác có tính chất tài sản đều có sự đồng ý của người đại diện (Điều 23
Khoản 2 Bộ luật dân sự) tuyệt đối không được lạm dụng quyền giám hộ để chiếm đoạt
hay tư lợi từ tài sản riêng của con.
- Đối với con nuôi: Cũng quy định giống như đối với con ruột và khi con nuôi
có tài sản riêng thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 “Con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại, nếu con nuôi có công sức đóng góp
vào tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích một phần từ khối tài sản
chung đó theo thỏa thuận giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, nếu không thỏa thuận được
thì yêu cầu tòa án giải quyết” cha mẹ ly hôn nếu con nuôi có tài sản riêng sẽ được
nhận lại khi khối tài sản đó đang được giám hộ, con nuôi chưa thành niên thì khối tài
sản đó sẽ được giám hộ bởi người trực tiếp nuôi con (thông thường là vậy), con thành
niêm mà bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì khối tài sản
đó sẽ được quản lý bởi người giám hộ (thông thường là cha hoặc mẹ nuôi) nhưng cũng
vì quyền lợi của con trường hợp quy định giống như đối với con ruột.
Việc quy định này cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của con
những đứa trẻ vốn dĩ đã thiệt thòi khi không được ở chung với cha mẹ ruột nay lại
chứng kiến cảnh gia đình ly tán, và tránh sự vụ lợi đối với tài sản riêng của con nuôi.
2.2.3. Quyền được cấp dưỡng
Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 20008 lần đầu tiên quan hệ cấp dưỡng
được điều chỉnh tương đối toàn diện và các quy phạm điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng
được quy định thành một chương độc lập. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 và năm 1986 chỉ điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng giữa các bên đã từng là vợ chồng
sau khi ly hôn mà một bên lâm vào tình trạng túng thiếu. Việc cấp dưỡng của cha mẹ
đối với con được quy định dưới hình thức “đóng góp phí tổn nuôi dưỡng” chứ không
gọi đích danh là cấp dưỡng. Tiến đến trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chế
định cấp dưỡng được quy định tương đối hoàn thiện Khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc
tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết yếu của người không sống chung với mình
mà có quan hệ hôn nhân, quyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là
người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của
luật này” đó không chỉ thể hiện tình cảm, đạo lý mà còn là trách nhiệm của gia đình,
nhà nước và toàn xã hội. Khi cha mẹ ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ thuộc về người
8
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 không có chương riêng quy định về vấn đề này.
GVHD: ThS Thạch Huôn
27
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
không trực tiếp nuôi con, đây là quan hệ tài sản đặc biệt theo quy định tại Khoản 1
Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế
bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác” nghĩa là người cấp
dưỡng không thể chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác và người được cấp
dưỡng cũng không thể chuyển giao quyền của mình cho người khác. Nghĩa vụ cấp
dưỡng nói chung là nghĩa vụ theo khả năng của người có nghĩa vụ tức là của người
không trực tiếp nuôi con. Khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Mức
cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa
thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu
cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa
án giải quyết"
Người cấp dưỡng phải có nghĩa vụ chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định
cho con. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Khi ly hôn, cha hoặc
mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất
năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận;
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết" các quy định của pháp luật
trong vấn đề này đã cố gắng bù đắp cho con những thiệt thòi về tinh thần và vật chất
khi phải sống trong cảnh cha mẹ ly hôn, là cơ sở pháp lý để quyền lợi của con chưa
thành niên, con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, kể cả con
nuôi được bảo đảm. Vì Theo Điều 61 khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:
“nếu người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi, thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấp
dứt” qua đó có thể thấy nghĩa vụ cấp dưỡng có tính chất chuyển tiếp cho cha mẹ nuôi,
chính vì thế việc cấp dưỡng chăm lo cho cuộc sống của con nuôi sau khi ly hôn giống
như con ruột là điều hợp lý đối với người không trực tiếp nuôi con. Còn thai nhi thì
nếu là trường hợp cả hai thuận tình ly hôn hay do người vợ đơn phương xin ly hôn mà
được Tòa án chấp thuận thì người cha cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền
thăm nom con. Đây là quy định tiến bộ thể hiện sự bù đắp về tinh thần, sự mong mõi
gặp lại người thân của con và của người không trực tiếp nuôi con. Điều 94 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000: “Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền
thăm nom; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp
người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để để cản trở hoặc gây ảnh
hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp
nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó” quyền thăm
viếng là một trong các điều kiện cỏ bản đảm bảo cho việc thực hiện quyền cha mẹ
trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt với quyền cha mẹ,
GVHD: ThS Thạch Huôn
28
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
quyền thăm viếng bao hàm cả quyền giám sát việc cuộc sống của con. Được thực hiện
theo ý chí của người có quyền chứ không bị ràng buộc vào các thỏa thuận với người
nuôi con. Người có quyền có thể thăm viếng thường xuyên hoặc thăm viếng đột xuất,
có thể thăm viếng trực tiếp hoặc qua điện thoại và các phương tiện thông tin liên lạc
khác. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền thăm viếng phải phù hợp với lịch sinh hoạt bình
thường của con và của người nuôi con. Quyền thăm viếng không thể bị hạn chế hoặc
bị treo, bị đình chỉ vì người không trực tiếp nuôi con không thực hiện đúng nghĩa vụ
cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc
thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nôm, chăm sóc, giáo
dục, nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế
quyền thăm nom con của người đó. Thăm nom con là quyền nhưng phải phù hợp trong
khuông khổ cho phép tất cả vì quyền lợi của con.
Cấp dưỡng và thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi con sau
ly hôn là những việc làm cần thiết, để phần nào bù đắp thiệt thòi của con, đòi hỏi ý
thức tự giác và tinh thần pháp luật đúng cách.
2.3. Quyền được chăm sóc, giáo dục của trẻ em khi cha mẹ ly hôn
Theo quy định của pháp luật thì cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng
giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự pháp triển lành mạnh của con về thể chất, trí
tuệ và đạo đức. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. Cụ thể, theo quy
định tại các Điều 34, 36 và 37 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; Chăm lo việc học
tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành
người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; Không được
xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức.
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa
thành niên hoặc con đã thành niêm bị tàn tật, mất năng lực hành vị dân sự, không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con
học tập.
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường đầm ấm, hòa thuận;
làm gương tốt cho con về mọi mặt; Phối hợp chặc chẽ với nhà trường và các tổ chức
xã hội trong việc giáo dục con.
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; Tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham
gia hoạt động xã hội của con…
GVHD: ThS Thạch Huôn
29
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã khẳng định:
“Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để pháp triển thể chất, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức”. Điều này cũng được quy định tại điều 34 Luật hôn nhân và giá đình năm
2000. Theo đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; Chăm lo
việc học tập và giáo dục để phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở
thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân ích cho xã hội. Cha mẹ không được
phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; Không được lạm
dụng sức lao động của con chưa thành niên; Không được xúi giục, ép buộc con làm
những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quy định cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con được hiểu như sau:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường đầm ấm, hòa thuận;
Làm gương tốt cho con về mọi mặt; Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức
xã hội tròng việc giáo dục con;
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia
hoạt động xã hội của con;
- Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan,
tổ chức hữu quan, giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con;
- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã
thành niêm mất năng lực hành vi dân sự;
- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự gây ra;
- Đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức
lao động của con chưa thành niên hoặc xúi gục, ép buộc con làm những việc trái pháp
luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng
đến 500.000 đồng (điều 10 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 của Chính
phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình).
Phát luật đã quy định rõ ràng để cho trẻ em sự phát triển toàn diện nhất, là người
có quyền và nghĩa vụ trực tiếp cha mẹ phải thực hiện. Và khi đã ly hôn thì quyền và
nghĩa vụ đó vẫn được thực hiện, một người không còn trực tiếp nuôi con theo quyết
định của Tòa án sẽ thực hiện nó một cách gián tiếp thông qua hình thức cấp dưỡng,
thăm nom con: Theo Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “sau khi ly hôn, vợ,
chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành
GVHD: ThS Thạch Huôn
30
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có
nghĩa vụ cấp dưỡng con. Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; Nếu không thỏa thuận được thì Tòa
án quyết định giao con cho một bên cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về
mọi mặt của con; Nếu con từ đủ chính tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con.Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên
không có thỏa thuận khác” yếu tố thỏa thuận giữa vợ chồng về việc giao con cho ai
nuôi được ưu tiên, tuy nhiên nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ có quyền phán
xét, giao quyền nuôi con cho một bên. Quyết định của Tòa án căn cứ vào quyền lợi
mọi mặt và hướng tới tương lại tốt đẹp của con. Các quyền đó có thể là: Điều kiện học
tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… Vì vậy, ai có điều kiện tốt hơn về tài sản,
thu nhập, công việc… sẽ có ưu thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Mà như vậy,
thường thì người cha sẽ có lợi thế hơn. Tuy nhiên, người mẹ lại thường có lợi thế hơn
về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Chính vì vậy, trong các vụ
án ly hôn người vợ thường chỉ ra những “thói hư tật xấu” của người chồng như: Nhậu
nhẹt, vũ phu, hay đánh con… để giành ưu thế trong việc giành quyền nuôi con. Với
quy định xét đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ chín tuổi trở lên và con dưới ba
tuổi người mẹ sẽ phải trực tiếp nuôi con nếu hai bên không có thỏa thuận khác, cũng là
một lợi thế cho người mẹ.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải bật cha mẹ nào cũng muốn nuôi con khi ly
hôn. Đa phần người chồng thường xem quyền này là nghĩa vụ và thường né tránh việc
nuôi con. Một điều nữa cũng cần lưu ý là tuy giành được quyền nuôi con khi ly hôn,
nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người trực tiếp nuôi con không
hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi
người nuôi con Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vì lợi ích của
con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người
trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực
hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt
của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chính tuổi trở lên.” Điều
này cũng xuất phát từ quyền lợi và sự phát triển của con. Trong khi đứa trẻ sẽ có cuộc
sống tốt hơn khi ở với người còn lại, cũng là hình thức răng đe người trực tiếp nuôi
con nếu thiếu trách nhiệm.
Đối với người không trực tiếp nuôi con thì theo Điều 94 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom;
Không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
GVHD: ThS Thạch Huôn
31
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để
cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trong nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng
con thì người trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm
nom con đối với người đó”. Có thể thấy ngoài quyền được thăm nom người không trực
tiếp nuôi con cũng có nghĩa vụ chấm hành đúng quy định để đảm bảo quyền lợi của
con. Việc thăm nom có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu về tình cảm của con, giúp con không
cảm thấy bị bỏ rơi, mặc cảm với bạn bè và cả người không trực tiếp nuôi con. Điển
hình bởi vụ tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:
“Vụ tranh chấp quyền nuôi con của nữ diễn viên Lý Hương với người chồng
Tony Lam (người Mỹ) khi ly hôn Theo đó: Lý Hương (nguyên đơn) và chồng đều yêu
cầu được quyền nuôi con. Do Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp,
nên theo qui định, khi xử lý các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình tại nước
nào thì áp dụng theo luật của nước đó. Do trong hộ chiếu của Lý Hương không ghi
chú rõ việc cô và ông Tony Lam đã kết hôn vào tháng 2-2001 ở Mỹ nên vụ tranh chấp
quyền nuôi con của hai người đều được cả hai nơi là tòa án Việt Nam và tòa án Mỹ
phân xử. Điều đáng nói là mỗi nơi lại tuyên trái ngược nhau về quyền nuôi con của
họ. Trong phiên xử sơ thẩm tháng 4-2007, Tòa án nhân dân thành phố Mồ Chí Minh
đã tuyên xử cho Lý Hương được quyền nuôi dưỡng con. Sau đó, ông Tony Lam đã
kháng cáo nhưng do vắng mặt nên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dấn tối cao tại thành
phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định đình chỉ xét xử vụ án và bản án của tòa sơ thẩm có
hiệu lực vào tháng 9-2007. Trước đó, trong quá trình xét xử tại Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, ông Tony Lam đã xuất trình cho tòa một án lệnh của tòa án
gia đình tại tiểu bang New York với nội dung “tạm thời giao quyền giám hộ cháu
Princess Lam cho ông Tony Lam”. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng
án lệnh của tòa án gia đình ở Mỹ chưa được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam,
hơn nữa lại được ban hành sau khi toà thụ lý đơn xin ly hôn của Lý Hương nên không
được chấp nhận. Vụ việc này cho đến nay vẫn chưa thể phân xử ai là người được
quyền nuôi con.” Theo án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, luật
sư của ông Tony Lam cũng lưu ý việc ông có xuất trình cho Tòa một án lệnh của Tòa
án gia đình tại tiểu bang New York với nội dung tạm thời giao quyền giám hộ cháu
Princess Lam cho ông Tony Lam. Về án lệnh của tòa án gia đình ở Mỹ, do chưa được
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, lại được ban hành sau khi Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh thụ lý đơn xin ly hôn của cô Hương nên không được chấp
nhận. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, cho biết căn cứ
Khoản 2 Điều 405, 410 Bộ luật Tố tụng dân sự, khi có đơn xin ly hôn của cô Hương là
công dân Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh. Bản án tòa tuyên giao cháu Princess Lam cho mẹ nuôi cũng hoàn toàn phù
GVHD: ThS Thạch Huôn
32
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
hợp với pháp luật Việt Nam. Có luồng ý kiến khác cho rằng cháu Princess Lam mang
quốc tịch Mỹ nên bản án của tòa án gia đình tiểu bang New York ra lệnh giao tạm thời
cho cha cháu là đúng theo pháp luật của Mỹ. Một cán bộ Sở Ngoại vụ thành phố Hồ
Chí Minh cho biết do Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên khi xử
lý các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình thì nước nào áp dụng theo luật của
nước đó. Bà Nguyễn Thị Thọ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước
ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, phân tích: Do cháu Princess Lam là công dân Mỹ
nên án lệnh của tòa án Mỹ tuyên là có hiệu lực. Lý Hương muốn giành quyền nuôi con
thì phải sang Mỹ kiện, yêu cầu tòa án gia đình tiểu bang NewYork giao lại quyền nuôi
con cho mình. Sự việc này khá phức tạp, nếu cô Hương muốn giành quyền nuôi con
thì phải chứng minh cho tòa án Mỹ thấy mình có đủ các điều kiện để nuôi dưỡng con
tốt hơn. Theo pháp luật Mỹ, có trường hợp tòa án tuyên không phải giao con cho cha
hoặc mẹ mà giao cho tổ chức nuôi dưỡng và buộc cha, mẹ phải đóng tiền trợ cấp nuôi
con. Có thể thấy những vụ tranh chấp về quyền nuôi con không chỉ là vấn đề của mỗi
quốc gia, đôi khi còn liên quan đến các quốc gia với nhau. Sẽ gặp không ít khó khăn
khi giữa các nước không ký kết điều ước quốc tế, luật của các quốc gia khác nhau dễ
dẫn đến tranh chấp. Việc tìm ra một giải phải thống nhất tìm ra cách giải quyết chung
khi có tranh chấp là việc lầm cần thiết và cấp bách và cũng nhằm giữ mối quan hệ hữu
nghị nghĩa các nước.9
Tóm lại, việc ai là người có quyền nuôi con phụ thuộc phần lớn vào quyền lợi và
tương lai của người con. Tuy nhiên, việc đánh giá này hầu như phụ thuộc hoàn toàn
vào nhận định chủ quan của Tòa án. Do vậy, đây vẫn luôn là vấy đề thường gây tranh
cãi và chắc chắn sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người. Trường hợp nếu là công dân
Việt Nam nhưng nơi thường trú chung của vợ chồng ở nước ngoài thì khi ly hôn sẽ
dựa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết, không thì sẽ dựa vào pháp
luật của mỗi nước có tính đến tính hợp lý và sự thỏa thuận của hai bên đặc biệt phải
phải trú trọng đến lợi ích của con. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn gây xôn xao vì
tính chất phức tạp, khó giải quyết, khi luật pháp mỗi nước quy định khác nhau. Đòi hỏi
những thay đổi và sự quan tâm sâu sắc của những nhà làm luật để trẻ em có cuộc sống
tốt nhất có thể sau khi cha mẹ ly hôn.
9
Minh Trí, Bảo Phượng, Diễn viên Lý Hương và vụ tranh chấp nuôi con: Tòa án Việt Nam và Mỹ… đều đúng?,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/08/96008/, [ngày truy cập 26-9-2013].
GVHD: ThS Thạch Huôn
33
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
2.4. Quyền trẻ em trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn mà ly hôn
2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn
Sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được hiểu: “Quan hệ
chung sống như vợ chồng là quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn, quan hệ ấy
có thể được xác lập không phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn, nhưng cũng
có thể hoàn toàn phù hợp với điều kiện ấy”10 đây là quan hệ không có đăng ký kết hôn
về thực tế thì không có giá trị pháp lý, nhưng bối cảnh lịch sự đất nước và sự ra đời
điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình ở từng giai đoạn mà người ta xem xét việc
có công nhận hay không sự tồn tại của quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý.
Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Kết hôn là việc
nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
và đăng ký kết hôn”. Và tại Khoản 1 Điều 11 cũng quy định: “Việc kết hôn phải được
đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết
hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết
hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.Nam,
nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp
luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải
đăng ký kết hôn”. Điều 14 thì quy định về tổ chức đăng ký kết hôn như sau: “Khi tổ
chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký
kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn
thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên”. Tại
khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều
11 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được
khuyến khích đăng ký kết hôn; Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án
thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày
1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng
ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày
1/1/2003; Trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn
thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
10
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật hôn nhân & gia đình-Tập 1, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ, Tr. 17.
GVHD: ThS Thạch Huôn
34
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không
công nhận họ là vợ chồng.
c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”.
Như vậy:
- Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì vẫn
được coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế). Hôn nhân thực tế được hiểu: “Là một quan hệ
thực tế, xác lập giữa hai người, một nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn
theo quy định của pháp luật, chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng lại không
đăng ký kết hôn”11
- Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể cả có tổ chức đám cưới
nhưng chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nêu trên thì đều không được
pháp luật chấp nhận là vợ chồng.
Nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không theo định nghĩa của luật, sẽ
không có nghĩa vụ chung sống và các nghĩa vụ đặc trưng của quan hệ vợ chồng: Nghĩa
vụ yêu thương, chung thủy, đùm bọc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mỗi người có
các quyền và nghĩa vụ đối với người kia theo luật chung như hai cá nhân bình thường.
Về phương diện tài sản, những người chung sống như vợ chồng không có tài sản thuộc
sở hữu chung hợp nhất. Trong thời gian chung sống, tài sản của mỗi người tạo ra thuộc
sở hữu của người đó, tài sản được hai người cũng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần
giữa họ. Các nghĩa vụ tài sản do một người xác lập chỉ ràng buộc người đó. Ngay cả
trong trường hợp nghĩa vụ tài sản được xác lập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết
của gia đình, thì trên nguyên tắc, nghĩa vụ cũng chỉ ràng buộc chính người xác lập giao
dịch. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chịu sự chi phối của luật chung về quyền sở hữu:
Mỗi người có quyền sử dụng định đoạt tài sản riêng của mình; Việc sử dụng, định đoạt
tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Pháp luật đã quy định rõ ràng
nhưng thực tế vẫn không ích trường hợp tranh cãi khi sống chung như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn. Và cuối cùng người yếu thế, không có tài sản phải chịu thiệt
khi cuộc chung sống đó không kéo tiếp tục nữa. Vì vậy muốn tiến đến quan hệ hôn
nhân phải đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của mình
về mặt pháp lý cũng như tương lai con cái sau này.
11
Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày
03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp, được coi nam và nữ
chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc hai bên) chấp nhận;
GVHD: ThS Thạch Huôn
35
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
2.4.2. Quyền trẻ em trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn mà ly hôn
2.4.2.1. Trường hợp cha mẹ của trẻ em sống chung như vợ chồng không đăng
ký kết hôn mà được pháp luật công nhận là vợ chồng
Đây là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký
kết hôn nhưng được pháp luật thừa nhận là vợ chồng (chung sống như vợ chồng trước
03/01/1987) vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn
được pháp luật quy định theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghĩa là quyền lợi
của vợ chồng sẽ được giải quyết theo quy định ly hôn và các vấn đề liên quan đến
quyền lợi chính đáng của con cũng được giải quyết theo đúng quy định của Luật:
Được thừa kế, có quyền có tài sản riêng, quyền được cấp dưỡng, quyền được chăm
sóc, giáo dục như đã trình bài ở trên.
2.4.2.2. Trường hợp cha mẹ của trẻ em chung sống như vợ chồng không đăng ký
kết hôn mà không được pháp luật công nhận là vợ chồng
Trường hợp nam nữ sống chung với nhau không đăng ký kết hôn mà pháp luật
không thừa nhận là vợ chồng. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày
09 tháng 06 năm 2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân gia đình, trong trường hợp các
bên chung sống như vợ chồng không có đăng kí kết hôn và không được pháp luật công
nhận là vợ chồng mà có tranh chấp về tài sản, trong trường hợp các bên xảy ra mâu
thuẫn "có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ
chồng, nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và Khoản 3 Điều
17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết" (mục 3 khoản c Nghị
quyết số 35 của Quốc hội).
Đối với con cái: Quan hệ giữa cha mẹ và con cái không bị ảnh hưởng bởi việc
xác lập, thay đổi, chấm dứt, quan hệ chung sống giữa cha mẹ, cũng không phụ thuộc
vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ. Dù cha và mẹ có kết hôn hay
không kết hôn, dù cha và mẹ còn chung sống hay đã chia tay với nhau, các quyền và
nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái vẫn tồn tại. Bởi vậy, quyền lợi của con cái khi cha mẹ
ly hôn sẽ được điều chỉnh theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000. Nghĩa là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng tự lo cho
mình, có thể giao cho một trong hai bên nuôi dưỡng, giáo dục căn cứ vào điều kiện
thực tế của mỗi bên và phải bảo đảm lợi ích về mọi mặt của con. Khi quyết định mức
cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải dựa trên những điều kiện cụ thể của các bên để có
quyết định phù hợp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận với nhau về mức cấp
dưỡng thì xét thấy phù hợp Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ. Đối với thai nhi thì
người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của bà
mẹ và trẻ em. Đối với con nuôi Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: ThS Thạch Huôn
36
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
quy định: “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai người là vợ
chồng” những người chung sống như vợ chồng mà không được pháp luật công nhận
thì khi nuôi con nuôi chỉ một người được phép tiến hành thủ tục nhận con nuôi, là ai
thì do vợ chồng thống nhất với nhau. Quy định trên của pháp luật thể hiện tính nhân
văn sâu sắc, quyền lợi chính đáng của con được pháp luật bảo vệ không căn cứ vào cha
mẹ chúng có xác lập quan hệ hôn nhân hay không.
Quyền lợi của con cái vẫn được bảo vệ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000.
GVHD: ThS Thạch Huôn
37
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ
EM KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn tai Việt Nam
Việt Nam đất nước của những truyền thống tốt đẹp về tinh thần đoàn kết tương
thân tương ái, quyền con người được bảo vệ dần đến mức hoàn thiện theo thời gian.
Đặc biệt với trẻ em luôn được sự quan tâm của xã hội và nhà nước. Bằng việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền lợi của trẻ em. Riêng trong lĩnh
vực Hôn nhân và gia đình việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn cũng được
quy định một cách chi tiết thể hiện quan điểm vì tương lai và sự phát triển toàn diện
của trẻn em. Đất nước ngày ngày càng phát triển, xã hội có những mặt tích cực và tiêu
cực, thì quan hệ trong gia đình cũng có những thay đổi với nhiều xu hướng. Việc thay
đổi bổ sung các quan hệ trong Luật Hôn nhân và gia đình là tất yếu, để phù hợp với
tình hình thực tế, nhưng đồng thời cũng phải giữ được nét truyền thống của gia đình
Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000 quy
định cụ thể về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn. Việc nghiêm cứu thực tiễn áp dụng sẽ
cho ta cái nhìn thực tế về tính khả thi của quy định pháp luật và người có nghĩa vụ
quyền lợi liên quan có thực hiện đúng quy định không. Từ đó sẽ thấy được những quy
định nào là hợp lý để phát huy được vai trò điều chỉnh của pháp luật và quy định nào
chưa hợp lý khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để có những đề xuất góp phần hoàn
thiện pháp luật. Nguyên cứu thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình nói chung
và những quy định về quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn nói riêng cũng không nằm
ngoài mực tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật. Vì thế, Việc nghiên cứu thực tiễn áp
dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vào việc giải quyết để bảo vệ quyền lợi của
con khi cha mẹ ly hôn là điều rất cần thiết, liên quan thiết thực đến quyền lợi của
những đứa con.
Với sự phát triển của xã hội, hôn nhân gia đình rất được quan tâm nhất là tình
trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao. Hiện nay, để có thể giảm thiểu số
vụ ly hôn, cần phải có các giải pháp đồng bộ. Theo quan điểm của chúng tôi, trước hết
cần phải giáo dục cho thanh thiếu niên kỹ năng sống, cách ứng xử trong gia đình. Thế
hệ thanh thiếu niên cần phải có kiến thức về mặt pháp luật, đặc biệt là kiến thức về
Luật Hôn nhân và gia đình, để từ đó có thể điều chỉnh được hành vi của mình theo
đúng hướng, nhằm cùng chung mục đích và ý chí xây dựng gia đình “Dân chủ, hòa
thuận và Hạnh phúc”. Cũng theo đó, kết quả điều tra về gia đình Việt Nam do Bộ Văn
hóa thể thao và du lịch phối hợp cùng Tổng cục Thống kê cho thấy tuổi thọ hôn nhân
trung bình của các cặp vợ chồng từ 18 đến 60 tuổi là 9,4 năm, ở các thành phố lớn chỉ
GVHD: ThS Thạch Huôn
38
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
còn 8 năm. Tỉ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ly hôn nhiều nhất ở Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thấp nhất là vùng Tây Bắc. Ở Quảng Trị, cũng
trong sáu tháng đầu năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà đã thụ lý 100 đơn
xin ly hôn (cả năm 2010 là 143 vụ), phần lớn là các cặp vợ chồng trẻ tuổi đời dưới 30.
Nguyên nhân tập trung ở các lý do bạo lực gia đình, nghiện ma túy, nghiện rượu, cờ
bạc và ngoại tình... Cùng thời điểm, Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu đã thụ lý
496 vụ ly hôn (tăng trên 99 vụ so với cùng kỳ năm 2010). Theo Tòa án nhân dân thành
phố Vũng Tàu, điều đáng chú ý là độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa. Nhiều trường hợp
vợ chồng mới sống với nhau chỉ một hoặc hai tháng đã đưa nhau ra tòa. Số vụ ly hôn
do bạo hành gia đình, ngoại tình có chiều hướng tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2011,
ngành Tòa án tỉnh Yên Bái đã thụ lý 589 vụ ly hôn. Theo tổng kết, những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến ly hôn là mâu thuẫn lối sống, bạo hành gia đình và nghiện ma túy,
rượu chè cờ bạc... Đồng thời cũng theo kết quả một cuộc điều tra cho thấy: Năm 2010,
cả tỉnh Đồng Nai có 4.753 vụ ly hôn (tăng 580 vụ so với năm 2009), trong đó xuất
phát từ bạo hành gia đình là chủ yếu. Tình trạng này xảy ra nhiều ở khu vực nông thôn
với khoảng 1.000 vụ/năm. Án ly hôn ở Đồng Nai luôn chiếm tỉ lệ trên 40% tổng số các
loại án, trong năm năm qua đã tăng từ 10% đến 23%. Theo số liệu của Uỷ ban các vấn
đề xã hội của Quốc Hội, số vụ vợ chồng xin ly hôn đã tăng từ 22.000 vụ năm 1991 lên
44.000 vụ năm 1998. Theo thống kê của toà án nhân dân,năm 2000 có 51.361 vụ vợ
chồng xin ly hôn, năm 2001 có 54.226 vụ, năm 2002 có 56.487 vụ, năm 2003 có
60.004 vụ, năm 2005 có 65.929 vụ, năm 2010, cả nước có 88.591 vụ ly hôn mà trong
đó phần lớn do phía người vợ đứng đơn. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ
lệ ly hôn cao nhất trong cả nước. Năm 1998, số vụ ly hôn chiếm 20% tổng số các vụ
kết hôn, năm 2010 số lượng án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là
khoảng 18.000 vụ trong đó tỷ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ ( độ tuổi 20-30) chiếm
hơn 60%. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thì quá trình giao lưu
và hội nhập quốc tế cũng đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, nhất là ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực
đến sự phát triển chung của đất nước, quá trình toàn cầu hoá cũng mang theo nó những
ảnh hưởng mặt trái, tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá, xã hội của các cộng đồng
dân cư. Đặc biệt là lối sống, nhận thức về hôn nhân, gia đình của tầng lớp thanh thiếu
niên đang diễn ra rất phức tạp và bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương tây. Trong
những năm gần đây, hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân và chung sống trước
hôn nhân đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo một khảo sát ở thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy có 12.712 đôi bạn trẻ chung sống trước, kết hôn sau và 10.148
đôi chung sống không kết hôn. Trong các trường hợp này, phần nhiều là do chưa đủ
tuổi kết hôn, do phong tục tập quán lạc hậu, do thiếu hiểu biết về pháp luật. Theo
GVHD: ThS Thạch Huôn
39
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết ngày 31/12/2002, tại 56/61 tỉnh thành ở nước ta có
929.319 cặp vợ chồng hôn nhân không đăng ký kết hôn đã được rà soát và lập danh
sách. Về nguyên nhân của việc không đăng ký kết hôn: 40,6% số người trả lời là "thấy
không cần thiết" và 31,2% "không biết có quy định đó" (Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ
em Việt Nam, 2002).12 Những con số trên cho thấy, chính sự thiếu hiểu biết và ý thức
tuân thủ pháp luật thấp kém, đặc biệt là sự thiếu hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia
đình đã khiến cho một bộ phận giới trẻ xem nhẹ hôn nhân, không coi trọng thiết chế
gia đình. Và thế là số vụ ly hôn ngày một gia tăng, để lại những hệ lụy đặc biệt là đối
với những đứa con. Đây là vấn đề rất được quan tâm đòi hỏi cả xã hội chung tay giải
quyết. Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn
giản, nhất là việc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó lại
càng phức tạp hơn. Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của các
bên đương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng, giữa
cha, mẹ với con cái. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không
thoả mãn đối với các bên đương sự, làm cho các bên đương sự phải đi lại kiện tụng
nhau nhiều lần, mất nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng không
nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còn
gây nên tình trạng mất đoàn kết giữa các bên đương sự. Do đó muốn giải quyết đúng
đắn những hậu quả pháp lý của ly hôn, các cấp Toà án cần phải giải quyết đúng đắn
việc ly hôn giữa vợ và chồng, trên cơ sở đó mới giải quyết tốt hậu quả của nó. Trong
quá trình giải quyết thì Toà án phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của các bên đương sự, phải nắm vững tình hình tài sản, con cái, tình trạng cụ thể của
gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình.
Về phía người thi hành luật, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có Tòa án đã
tỏ ra bối rối, không có hướng giải quyết thích hợp trong một số tình huống, vì vậy khi
áp dụng đúng tinh thần của các Điều trong Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng còn
tồn tại một số bất cập, một số quy định chưa được giải thích rõ. Do đó, trong quá trình
áp dụng pháp luật tại các Tòa án, tình trạng thiếu thống nhất vẫn còn tồn tại. Ví dụ: Về
việc xác định thời điểm người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng. Pháp luật chưa quy định một căn cứ chung nào để dựa vào đó Tòa án xác định
thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con. Do đó
trong trường hợp mà bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật không trùng với thời điểm
người không trực tiếp nuôi con không cùng sống chung và đóng góp nuôi con với
người không trực tiếp nuôi con, các Tòa án vẫn có những quan điểm khác nhau trong
việc xác định mốc thời gian nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu. Một số Tòa án xác định thời
12
Văn phòng Luật sư Chợ Lớn, Ly hôn – thực trạng và giải pháp,
http://vanphongluatsucholon.vn/index.php/nghien-cu-trao-i/560-ly-hon--thc-trng-va-gii-phap.html, [ngày truy
cập 01/10/2013].
GVHD: ThS Thạch Huôn
40
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
điểm đó bắt đầu từ khi con sống dưới sự trực tiếp nuôi dưỡng của người được trực tiếp
nuôi con. Các xác định này đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các con vì khi con
chính thức sống với người trực tiếp nuôi con đồng nghĩa với việc đã tách ly sự chăm
sóc và giáo dục con của người còn lại, mất đi quyền trực tiếp nhưng phải có nghĩa vụ
cấp dưỡng để đảm bảo sự phát triển căn bằng và đầy đủ cho trẻ. Tuy nhiên, một số Tòa
án lại xác định thời điểm đó là lúc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Chính cách xác
định khác nhau đã làm tạo nên sự thiếu thống nhất trong quá trình giải quyết, gấy tâm
lý nghi ngờ hoang mang cho mọi người. Quyết định chính xác của Tòa án là căn cứ
pháp lý quan trọng nhất để các quyền lợi chính đáng của trẻ em được thực hiện trên
thực tế và củng cố niềm tin của người dân và luật pháp.
Khi ly hôn phần lớn các bậc cha mẹ đều ý thức được trách nhiệm của mình, thỏa
thuận việc nuôi con và tự nguyện đóng góp để nuôi con, Tòa án chỉ việc ghi nhận sự
đóng góp đó. Nhưng cũng không ít trường hợp người không trực tiếp nuôi con không
thực hiện nghĩa vụ của mình, không giao con lại cho người trực tiếp nuôi con hoặc
không cấp dưỡng để nuôi con. Và như vậy, cơ qua Thi hành án phải vào cuộc. Tuy
nhiên, cấp dưỡng để nuôi con và buộc giao con lại là dạng án khó thi hành. Án đã có
hiệu lực pháp luật, người được Thi hành án đã có yêu cầu Thi hành án và cũng đã hết
thời gian tự nguyện Thi hành án nhưng người phải Thi hành án vẫn cứ tìm cách tránh
né không thi hành. Trong Thi hành án nuôi con, có rất nhiều lý do để nó trở thành dạng
án khó đòi. Bởi vì án đã tuyên, hai bên đã đồng ý nhưng điều kiện thực tế không cho
phép, dù người không trực tiếp nuôi con không cố ý trốn tránh trách nhiệm của mình,
do hoàn cảnh họ không có điều kiện để thực hiện. Dù người Thi hành án không có
điều kiện Thi hành án hay cố tình không Thi hành án thì đây cũng là những khó khăn
rất khó khắc phục. Cơ quan Thi hành án đã làm hết trách nhiệm của mình những kết
quả vẫn chỉ là những món nợ khó đòi. Bên cạnh những lý do trên, còn một số nguyên
nhân như: Cơ quan Thi hành án thiếu lực lượng, phương tiên, kinh phí… hoặc cán bộ
Thi hành án thiếu năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cũng đã gây ra những khó khăn
nhất định trong công tác Thi hành án giao con và cấp dưỡng nuôi con. Thi hành án là
giai đoạn quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và nó
là điều kiện không thể thiếu để quyền lợi của trẻ được thực hiện trên thực tế. Vì vậy,
cùng với việc hoàn thiện pháp luật nội dung, công tác Thi hành án cũng phải được nhà
nước quan tâm nhiều hơn để dần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, nhằm
đưa ra quyết định của Tòa án đi vào thực tế.
Còn quá nhiều thực trạng mà quyền lợi của trẻ em chưa được bảo đảm sau mỗi
vụ ly hôn của cha mẹ, mọi người cần cố gắng cùng chung sức góp phần đảm bảo
quyền lợi trẻ em trên thực tế vì tương lại tất cả mọi người.
GVHD: ThS Thạch Huôn
41
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3.2. Những thành tựu và hạn chế khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi
cha mẹ ly hôn
3.2.1. Những thành tựu khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly
hôn
Để thực hiện việc bảo đảm quyền của trẻ em, trong Chính phủ có một cơ quan
cấp Bộ là Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng, chính sách giáo dục, phổ cập
tiểu học, phúc lợi xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và chính sách
chăm lo phát triển văn hoá tinh thần cho trẻ em. Ngày 31/5/1999, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999-2002 với các đề án: Ngăn chặn và giải
quyết tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động; Phòng ngừa
trẻ em bị xâm hại nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm hại tình dục; Phòng chống tệ nạn
sử dụng ma túy trong trẻ em... Việt Nam đã trở thành một trong những nước Châu Á
đầu tiên và nước thứ 2 trên thế giới ký và phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ
em, là nước tích cực thực hiện cam kết, hợp tác với quốc tế nhằm cải thiện phúc lợi trẻ
em trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Ngày 28/11/2001, Việt
Nam đã phê chuẩn hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước Quốc tế
Quyền Trẻ em (1-Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em
và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; 2-Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng
trẻ em trong xung đột vũ trang).
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực kiên trì, cùng với những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất
lượng cuộc sống của trẻ em và trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hầu
hết các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe trẻ em đã được nâng cao trong thời kỳ 19972001. Việt Nam đã đạt được một số mục tiêu và tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2000 Việt
Nam đã được quốc tế công nhận là thanh toán bệnh bại liệt. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới
5 tuổi đã giảm từ 5,8% (năm 1990) xuống còn 3,28% (năm 2003) (mục tiêu đến 2000
là 5,5%); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được uống dung dịch bù nước khi bị tiêu chảy đạt
97% (mục tiêu 80%), tỷ lệ không thiếu vitamin A đạt 100%; Tỷ lệ mắc sởi giảm
82,1% so với năm 1986; Tỷ lệ chết sởi giảm 97,3% so 1986; Tỷ lệ sơ sinh có cân nặng
thấp dưới 2500 gram đã giảm từ 14% xuống còn 7,1% (mục tiêu 9%); Tỷ lệ thiếu máu
ở phụ nữ có thai chỉ còn 30%. Đã có 70% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được
chăm sóc, giúp đỡ tại cộng đồng; 100% trẻ em hồi hương hợp pháp được chăm sóc, tái
hoà nhập; Trên 80% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật nụ cười (năm 1997 là
GVHD: ThS Thạch Huôn
42
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
871 em, năm 1998 là 2055 em, năm 1999 là 2275 em, năm 2000 là 926 em, năm 2001
là 1.101 em; Tổng cộng 5 năm (1977-2001) là 7.228 em).
Một số mục tiêu tuy chưa đạt, nhưng đã giảm một cách rõ rệt, như: Tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42% (năm 1993) xuống còn 28,4% (năm 2003);
Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 43,3% (năm 1995) xuống còn 21% (năm
2003); Tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản giảm từ 110/100.000 ca đẻ (năm 1995)
xuống còn 85/100.000 ca đẻ (năm 2004). Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều chỉ tiêu đã
đạt và vượt mục tiêu đề ra của chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
1991-2000, như tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo 3-5 tuổi đạt 37% so với mục tiêu 35-40%;
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 78% so với mục tiêu 70-80%; Tỷ lệ trẻ em 14 tuổi
học hết tiểu học đạt 90% so với mục tiêu 90%; Tỷ lệ trẻ em 14 tuổi học hết lớp 3 đạt
94% so với mục tiêu 90%; Tỷ lệ lưu ban tiểu học còn 3% so với mục tiêu dưới 5%; Tỷ
lệ bỏ học tiểu học còn 4% so với mục tiêu dưới 6%; Tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học tiểu học đạt
93% so với mục tiêu 90%; Tỷ lệ lưu ban trung học cơ sở còn 2% so với mục tiêu 5%;
Tỷ lệ từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 94% so với mục tiêu 90%; Tỷ lệ số trường học
thực hiện giáo dục thể chất đạt 60% so với mục tiêu 50%. Nhà nước có nhiều chính
sách nâng cao đời sống văn hoá cho trẻ em. Đến năm 2000 đã có 50,8% tổng số huyện,
quận có cơ sở văn hoá vui chơi cho trẻ em, vượt mục tiêu đề ra là 50%. Một số chỉ tiêu
cơ bản về văn hoá vui chơi cho trẻ em đã tăng qua các năm: Nhà văn hoá thiếu nhi từ
chỗ chỉ có 226 năm 1997 đã tăng lên 261 năm 2001; Số lượng chương trình phát thanh
cho trẻ em tăng từ 365 chương trình năm 1997 lên 708 năm 2001; Thời lượng phát
sóng chương trình truyền hình cho trẻ em từ 4.875 phút năm 1997 lên 7300 phút năm
2001.13
Với những thành tựu vượt bật về quyền trẻ em, một phần nhờ đóng góp của Luật
Hôn nhân và gia đình. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000 về vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua đã
đạt được những kết quả khả quan, tiến bộ. Quyền lợi của con được Tòa án coi trọng.
Việc giải quyết các mỗi quan hệ vợ với chồng, cha mẹ với con luôn được Tòa án xem
xét kỹ lưỡng, cân nhắc từng vấn đề để không ảnh hưởng xấu đến con cái, nhằm bảo vệ
quyền lợi chính đang cho những người con. Vấn đề đầu tiên là việc giao con cho ai
nuôi, Tòa án đã đáp ứng chính xác những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000: Giao con cho ai nuôi là căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nhìn
chung, kể từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ra đời, việc giải quyết các vụ ly
hôn nói chung và việc đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn nói riêng đã
được các Tòa giải quyết hợp lý và chính xác. Quyền lợi của những đứa con đã được
13
Bộ Ngoại giao Việt Nam, Những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện và thúc đẩy quyền con người,
http://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/ptklk/nr040819162124/ns070731093831.
GVHD: ThS Thạch Huôn
43
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
bảo đảm trên thực tế. Để gia đình tồn tại và phát triển cần phải có các điều kiện vật
chất cơ sở kinh tế của gia đình, là điều kiện cần thiết để giữ hạnh phúc gia đình, đặc
biệt là những đứa con sẽ được phát triển tốt nhất. Do vậy chế độ tài sản vợ chồng luôn
được các nhà làm luật quan tâm như là một chế định cơ bản quan trọng nhất của luật
hôn nhân gia đình. Xây dựng các điều luật tốt, phù hợp với thực tế thì xã hội mới phát
triển và giảm thiểu tiêu cực. Xây dựng chế độ tài sản trong luật hôn nhân gia đình
đúng đắn là động lực đảm bảo sự ổn định của chế độ hôn nhân, các quan hệ hôn nhân.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 theo đó đã phát huy nhiều yếu tố tích cực trong
việc ổn định các quan hệ hôn nhân trong xã hội, đặc biệt là việc quy định về chế độ tài
sản vợ chồng đã góp phần ổn định và giải quyết tốt các vấn đề tài sản phát sinh trong
lĩnh vực hôn nhân đặc biệt là khi ly hôn. Theo điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 thì: “1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; Nếu không thoả thuận
được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu
của bên đó. 2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: a)
Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh
của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy
trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao
động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên
hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi bên
trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động
tao thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá
trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng
thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về
tài sản của vợ, chồng, do vợ, chồng thỏa thuận; Nếu không thỏa thuận được thì yêu
cầu Toàn án giải quyết”. Những quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi để các cơ
quan có chức năng thực thi một cách chính xác nhanh gọn. Khi đưa vào thực tiễn áp
dụng sẽ làm giảm bớt số vụ tranh cãi và các tiêu cực. Tài sản giữa vợ, chồng được giải
quyết rõ ràng, quyền lợi của con sẽ được đảm bảo đặc biệt là chăm cuộc sống vật chất
của con sau ly hôn.
Việc quy định tại Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “trong
trường hợp người vợ có thay hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không
được yều yêu cầu xin ly hôn” Khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ, người phụ nữ dễ kích
động tinh thần nguy cơ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho bà mẹ và con, hơn nữa do
sức khỏe yếu và phải lo nuôi dưỡng thai nhi nên cần chi phí hơn, lại không thể đi làm,
đóng góp vật chất và sự quan tâm động viện của người chồng là rất cần thiết, vì thế khi
có trường hợp xin ly hôn của người chồng khi vợ mang thai hay hoặc nuôi con dưới 12
GVHD: ThS Thạch Huôn
44
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
tháng tuổi thì Tòa án sẽ không thụ đơn đơn kiện. Khi đưa ra thực tiễn áp dụng sẽ làm
giảm tải số lượng xin ly hôn của người chồng, đỡ mất thời gian tranh tụng. Hơn nữa là
thể hiện tính hợp lý của pháp luật và tính nhân văn sâu sắc.
Về vấn đề quy định độ tuổi kết hôn (Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên) đã làm giảm số lượng kết hôn
nhỏ tuổi, ở tuổi mà cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh về thể chất và nhận thức đúng
đắng về hôn nhân, nhất là cơ thể phụ nữ nếu kết hôn và sinh con dễ dàng gây hại cho
đứa bé. Mặc khác trình độ văn hóa chưa cao, nếu kết hôn một số vấn đề ràng buộc về
kinh tế, trách nhiệm rất khó đi học tiếp, những ông bố, bà mẹ trẻ đa phần không cho
con sự phát triển tốt nhất,những hệ lụy không chỉ ở gia đình mà còn cho xã hội. Việc
quy định cũng góp phần giáo dục ý thức về tầm quan trọng của hôn nhân hạnh phúc
gia đình và những đứa con.
Vấn đề quyền lợi con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân giữa vợ chồng
cũng là một thành tựu để bảo vệ quyền lợi của những đứa con khi cha mẹ ly hôn. Điều
này có nghĩa dù có sống chung hay không thì cha mẹ vẫn có trách nhiệm chăm lo cho
con. Hiểu biết điều đó, khi ly hôn vợ, chồng sẽ dự liệu đến quyền lợi của nhau và trách
nhiệm nuôi con thông qua thỏa thuận. Điều này làm giảm bớt tranh cãi và tình huống
xấu nhất ảnh hưởng đến quyền lợi con cái.
Nhìn chung thực tế áp dụng việc bảo vệ quyền lợi trẻ em khi chạ ly hôn đã làm
giảm những đơn kiện không cần thiết, nếu không đúng quy định sẽ không thụ lý và
giải thích để chủ thể ly hôn khắc phục. Suy cho cùng thì bảo vệ cuộc hôn nhân là đa
phần bảo vệ cuộc sống tốt nhất có thể cho các con. Góp phần thức tỉnh ý thức trách
nhiệm cha mẹ đối với những đứa con vô tội.
3.2.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha
mẹ ly hôn
3.2.2.1. Hạn chế về quy định của pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn
Qua thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vào xét xử và Thi
hành án, có thể thấy bên cạnh những kết quả tốt vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Trước tiên, đó là một số quy định của luật thực định vẫn còn chưa quy định một cách
chi tiết khiến cho việc áp dụng của Tòa án vào thực tiễn xét xử gặp khó khăn và không
thống nhất.
+ Về quy định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Tại điều 20 Nghị định
số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có
nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được
thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Tòa án”. Nhưng
luật chưa quy định một căn cứ chung nào để các Tòa dựa vào đó xác định thời điểm
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, trên thực tế, việc quyết định thời điểm này đa
GVHD: ThS Thạch Huôn
45
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
phần xuất phát từ ý chí chủ quan của Tòa án, gây ra tình trạng không thống nhất trong
việc áp dụng pháp luật ở các địa phương. Có Tòa cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng phát
sinh từ khi bản án có hiệu lực, có Tòa lại cho rằng nghĩa vụ đó phát sinh từ khi người
không trực tiếp nuôi con không thực hiện việc đóng góp nuôi con khi hôn nhân còn tồn
tại. Vì vậy, quyền lợi của con nhiều khi cũng không được bảo vệ một cách đầy đủ,
chính xác.
+ Về mức cấp dưỡng tối thiểu: Luật chưa quy định, hướng dẫn về mức cấp
dưỡng tối thiểu cho một trẻ. Vì vậy trong nhiều trường hợp các bên đã tự thỏa thuận,
nên có một số trường hợp mức cấp dưỡng rất thấp, không đảm bảo cho quyền lợi của
trẻ. Trong trường hợp mức cấp dưỡng do Tòa án xác định thì mức đó đã được Tòa án
tính toán dựa trên nhu cầu cần thiết của trẻ và khả năng của người có nghĩa vụ cấp
dưỡng. Nhưng trong trường hợp để các bên tự thỏa thuận thì có thể do những nguyên
nhân như thiếu hiểu biết, sự chấp nhận hoặc sự tự ái của người trực tiếp nuôi con mà
để con cái phải chịu thiệt thòi. Cụ thể do tự ái nên người trực tiếp nuôi con không yêu
cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã được Tòa án
tuyên và người không trực tiếp nuôi con cũng không chủ động thực hiện nghĩa vụ của
mình. Thế là trẻ em đã mất đi khoản chi phí nuôi dưỡng thuộc về mình. Bên cạnh đó
có một số quy địn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là chưa hợp lý, không
phù hợp với thực tiễn của một nước mà trình độ pháp luật của người dân chưa cao,
việc kiện tụng là một điều bất đắc dĩ.
+ Về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con, luật quy đinh: “Vì lợi ích của con,
theo yêu cầu của một hoặc của hai bên, Tòa án có thể quy định việc thay đổi người
trực tiếp nuôi con”. Khi xác nhận được cuộc sống của con không được đảm bảo nhưng
cha mẹ chúng vì lý do riêng tư nào đó cha mẹ chúng lại không yêu cầu Tòa án thay đổi
người trực tiếp nuôi con thì cũng không có ai có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện việc
này. Việc quy định chỉ có cha mẹ là người có quyền yêu cầu là quá hạn hẹp, không
bảo vệ được cho con trong mọi tình huống. Có thể nói luật không quy định những tổ
chức có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của con khi người có nghĩa vụ cấp
dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực
tiếp nuôi con là một thiếu sót không nhỏ cần được điều chỉnh và bổ sung.
+ Luật chỉ quy định thăm nom con là một quyền mà không phải là nghĩa vụ nên
trong nhiều trường hợp người không trực tiếp nuôi con bỏ qua quyền này, mặc dù họ
vẫn ý thức được trách nhiệm của mình, trong khi họ có đủ điều kiện để thăm nom con,
họ thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì thế, những dứa con vốn đã thiệt thòi vì chỉ
được sự chăm sóc từ một phía lại phải mang nặng tâm lý bị bỏ rơi của người còn lại.
Việc không quy định thăm nom là một nghĩa vụ đã tạo điều kiện cho một số người
không trực tiếp nuôi con không quan tâm đến sự trưởng thành của con, những nhu cầu
GVHD: ThS Thạch Huôn
46
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
tình cảm của những đứa con đối với mình, gây nên sự tổn thất về mặt tinh thần của
con.
Trên đây là một số bất cập mà luật chưa quy định cụ thể và rõ ràng trong quan
hệ hôn nhân gia đình để bảo quyền lợi của con một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần
nhìn nhật thực tế cả chủ quan và khách quan điều rất khó điều chỉnh một cách toàn
diện bởi đúng là luật pháp cần nghiêm minh nhưng khi xây dựng cũng xét đến tập
quán xã hội, vấn đề khó là thay đổi lối suy nghỉ và ý thức tự nguyện của người dân
hơn là cưỡng ép. Bổ sung thay đổi quy phạm pháp luật sao cho phù hợp và hiệu quả
với tình hình thực tế là vấn đề mà các nhà làm luật luôn cố gắng và nghiên cứu từng
ngày.
3.2.2.2. Hạn chế về công tác áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly
hôn
Thực tế nên nhìn nhận công tác áp dụng luật xét xử. Bên cạnh những khó khăn
khách quan do những quy phạm chung chưa chi tiết, một số cán bộ do thiếu kiến thức
pháp luật và kiến thức xã hội, trong một số trường hợp đã không áp dụng luật một cách
chính xác, toàn diện và một phần không nhỏ cũng do người phải Thi hành án không có
ý thức tự nguyện chấp hành. Thế là quyền lợi của người con vẫn chưa được bảo đảm.
+ Về việc chia tài sản nhiều khi vẫn chưa chú ý đến vấn đề ai nuôi con để ưu
tiên người đó. Mặc dù pháp luật đã có quy đinh về vấn đề này gián tiếp qua quy định
về việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì theo Điểm b khoản 2 Điều 95 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa
thành niên hoặc chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Khi chia tài sản thì chỉ có hai bên
là vợ chồng nhưng vẫn phải chú ý đến những người con không thể tự lo được cho bản
thân mình. Bởi vì cuộc sống của chúng cũng phải phụ thuộc vào phần tài sản mà người
trực tiếp nuôi con được chia. Có thể hiểu, khi chia tài sản chung của vợ chồng có chú ý
đến quyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành
vi dân sự nghĩa là phải chú ý đến quyền của người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, một
số thẩm phán vẫn có sự tách bạch giữa việc chia tài sản chung của vợ chồng với việc
đảm bảo quyền lợi của con khi ly hôn. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc
sống của các con sau khi cha mẹ ly hôn.
+ Vấn đề giao con cho ai nuôi nhiều khi chưa được nhìn nhận một cách toàn
diện. Trên thực tế, người mẹ thường giành được quyền trực tiếp nuôi con bởi vì mẹ
thường là người quan tâm, chăm sóc, gần gũi với con nhiều hơn cha. Điều đó nhiều
khi trở thành một tập quán định hình trong việc giao con cho ai nuôi và thế là Tòa án
thường nghiêng về phía người mẹ. Khi có tranh chấp quyền nuôi con, một số Thẩm
phán đã dựa vào tình cảm để phán xét: Sự yếu đuối, khóc lóc, van nài của người mẹ.
GVHD: ThS Thạch Huôn
47
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Không tìm hiểu thực tế ai là người có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn. Nhiều trường
hợp người cha hoàn toàn có khả năng đảm bảo cuộc sống của con sau ly hôn tốt hơn
người mẹ nhưng do lối mòn xét xử quyền lợi đó lại thuộc về người mẹ, gây nên sự
thiệt thòi và cơ hội để nuôi con cuả người cha ít đi trong khi người cha có nguyện
vọng nuôi con và có điều kiện chăm sóc tốt cho chúng. Chính quan điểm về người mẹ
có khả năng nuôi và chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của Tòa án.
Một số Thẩm phán đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, nhầm lẫn giữa việc chăc
sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ. Quyền lợi của người
con cũng không được đảm bảo bởi vì nếu có khả năng kinh tế, có nghề nghiệp ổn định
nhưng không có đạo đức, lối sống tốt thì sự phát triển về nhân cách của con sẽ xấu đi.
Điều này nguy hiểm hơn nhiều so với việc giao con cho người kia nuôi, mặc dù điều
kiện kinh tế của họ không tốt bằng nhưng có lối sống lành mạnh, chăm sóc và giáo dục
con tốt.
Mặc khác, công tác Thi hành án giao con hoặc cấp dưỡng nuôi con, sự cụ thể
hóa vào thực tế của nguyên tắc bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn trong Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 vẫn gặp nhiều khó khăn do ý thức pháp luật của người
phải Thi hành án chưa cao hoặc người Thi hành án không có khả năng Thi hành án.
Bản án Tòa tuyên đã không được thi hành một cách nghiêm túc. Vì vậy, nhiều trường
hợp bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn chỉ là lý thuyết.
Trước thực trạng mà một số quy định của pháp luật chỉ là lý thuyết so với thực
tiễn áp dụng mà nguyên nhân là do người Thi hành án thiếu kiến thức, thiếu công
minh, xử lý theo tình cảm và do người phải Thi hành án không tự nguyện thi hành án,
đòi hỏi công tác chấn chỉnh của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi
những người con khi cha mẹ ly hôn cũng như bảo vệ sự công minh của pháp luật.
3.3. Một số hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền trẻ
em khi cha mẹ ly hôn
3.3.1. Về vấn đề hoàn thiện pháp luật
+ Về quy định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nên có văn bản hưỡng
dẫn cụ thể trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng con của mình từ trước khi ly hôn mặc dù người đó có điều kiện, thì nghĩa
vụ cấp dưỡng của người đó được xác định lúc người đó không đóng góp để nuôi con,
mà không phải từ lúc vợ chồng ly hôn, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Bởi vì
theo Khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 : “Cấp dưỡng là việc một
người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để để đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc nuôi
dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên
mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó
GVHD: ThS Thạch Huôn
48
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
khăn, túng thiếu theo quy đinh của luật này”. Như vậy, từ khi không trực tiếp chăm
sóc con và không đóng góp để nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ đã xuất hiện
chứ không phải chờ đến lúc ly hôn mới xuất hiện. Đảm bảo sự công bằng của pháp
luật và nghĩa vụ đối với con của vợ chồng, sự chăm lo về vật chất liên tục đối với con
của cha mẹ.
+ Việc định mức cấp dưỡng tối thiểu, trên nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc thỏa
thuận của các bên nhưng luật cần có quy định hướng dẫn để trong một số trường hợp
Thẩm phán có thể can thiệp nếu mức cấp dưỡng mà các bên thỏa thuận rõ ràng là
không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con. Quy định này nhằm đảm bảo mức
tối thiểu khoản cấp dưỡng đủ để chăm lo cuộc sống của con khi không còn được sự
chăm sóc trực tiếp của hai người.
+ Về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con: Đây là thiếu xót rõ ràng nhất của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha
mẹ ly hôn. Vì vậy, cần có bổ sung kịp thời các tổ chức như: Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy
ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp
nuôi con khi xác định rõ ràng quyền lợi của con không được đảm bảo trên thực tế. Sự
bổ sung này vừa đảm bảo quyền lợi của con được thực hiên nhiều hơn trên thực tế vừa
đảm bảo sự thống nhất, hợp lý trong việc thực hiện các chức năng xã hội của các tổ
chức này.
+ Về quy định về việc thăm nom con nên quy định đó không chỉ là quyền mà
còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của người không trực tiếp nuôi con. Bởi vì mục đích
chính của quy định biện pháp này là để đảm bảo quyền lợi của con và của người không
trực tiếp nuôi con. Vậy nên việc thăm nom, luật nên quy định: “Thăm nom con trước
tiên là quyền của người không trực tiếp nuôi con. Nếu họ không thực hiện nó như một
quyền, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể trạng, tâm lý, sự thiếu thốn về
tình cảm, không đáp ứng được mong muốn được gặp lại cha hoặc mẹ của người con
thì quyền đó sẽ chuyển thành nghĩa vụ”. Tùy hoàn cảnh thực tế mà Tòa án xác định
thời gian để người không trực tiếp nuôi con thực hiện việc thăm nom con trên một lần.
Việc quy định thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con là quyền và sẽ
chuyển thành nghĩa vụ khi cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức
của người không trực tiếp nuôi con. Và nên tính đến quy định để chế tài hợp lý khi
người không trực tiếp nuôi con vi phạm. Chung quy cũng là ý thức tự giác của người
không trực tiếp nuôi con, nó đặc biệt có ý nghĩa về giá trị đạo đức về tình mẫu tử, phụ
tử. Và sự can thiệp của pháp luật chỉ là bất đắc dĩ để đáp ứng nguyện vọng và bảo vệ
sự phát triển về thể trạng và tinh thần của người con.
GVHD: ThS Thạch Huôn
49
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3.3.2. Về vấn đề tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật
+ Để pháp luật đi vào thực tiễn đúng với tinh thần của nó, công tác áp dụng pháp
luật là một điều hết sức quan trọng và không thể thiếu. Để áp dụng phát luật tốt thì cần
phải có một đội ngũ Thẩm phán giỏi về kinh nghiệm, có đủ kiến thức pháp luật và kiến
thức xã hội, lẫn kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, do hoàn cảnh nước ta còn nhiều khó
khăn đặc biệt là là những vùng miền núi vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số
nhiều, do thiếu lực lượng cán bộ được đào tạo chính thức nên còn một số lớp cán bộ
chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của xã hôi. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, mở
lớp bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán ở các vùng yếu kém theo định kỳ là việc làm rất
cần thiết. Vừa nâng cao kiến thức, kinh nghiệm qua việc bồi dưỡng, vừa giúp đội ngũ
này có cơ hội học hỏi trao đổi lẫn nhau kết chặc tình đoàn kết vì sự nghiệp bảo vệ
pháp lý đúng nghĩa.
+ Để thực hiện nghĩa vụ đã được nêu trong bản án, thì cưỡng chế là giải pháp
cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của người có nghĩa vụ. Ý thức còn đặc
biệt quan trọng trong trường hợp các biện pháp cưỡng chế cũng không thể đạt được
mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, công tác giáo dục ý thức pháp luật, lối
sống có trách nhiệm tự giác không phải chờ đến khi ra Tòa xét xử mới thực hiện mà
cần thực hiện ngay đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để thực hiện được việc
này, pháp luật nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng cần được tuyên
truyền phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn, đặc biệt ở những
vùng mà trình độ dân trí còn thấp. Nếu có những trương trình pháp thanh, truyền hình,
sách báo có nội dung pháp luật dễ hiểu, cụ thể, đưa ra các trường hợp thực tế để từ đó
thu hút được sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh đó, cần có các trương trình cổ
động, các hoạt động vui chơi giải trí có liên quan và mở các trung tâm tư vấn tại địa
phương sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho người dân. Và giới trẻ là lực lượng thích
hợp nhất để tiếp cận và mang kiến thức đến người dân, để làm tốt vấn đề này cần sự
quan tâm sâu sắc của các cơ quan có thẩm quyền về kinh phí cũng như chiến lực tuyên
truyền. Từ đó, sự hiểu biết sẽ tăng lên đồng nghĩa với việc ý thức được nâng cao.
+ Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, Luật Hôn nhân và gia đình cần được
giáp dục một cách sâu sắc, có thể đưa vào như một môn học để có nhận thức đúng về
tầm quan trọng của gia đình cũng như các quy phạm sẽ điều chỉnh khi có hành vi cần
điều chỉnh phát sinh. Nhà trường, các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp tổ chức các
buổi tuyên truyền, các buổi tập sự về kiến thức Luật Hôn nhân gia đình, thông qua đó
sinh viên sẽ tiếp cận dễ dàng và có thể giải đáp thắc mắc với các chuyên gia, đặc biệt
là mở trung tâm tư vấn giải đáp trực tiếp hoặc gián tiếp bất kì khi nào có thắc mắc cho
sinh viên. Còn đối với những sinh viên chuyên ngành thì cần chuyên sâu giản dạy về
GVHD: ThS Thạch Huôn
50
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Luật Hôn nhân và gia đình bằng cách tăng số lượng tính chỉ hoặc yêu cầu các buổi tiếp
cận thực tế của sinh viên sau đó tiến hành kiểm tra thông qua kết quả đánh giá.
+ Pháp luật cần đưa ra các chế tài nghiêm khắc, xử lý nghiêm minh những
trường hợp cố tình chống đối, không Thi hành án. Công tác Thi hành án nên được nhà
nước quan tâm nhiều hơn nữa để các quyết định của Tòa án không chỉ là trên lý thuyết
mà được thực hiện nghiêm túc, chính xác trên thực tế, đảm bảo được quyền lợi chính
đáng của con khi cha mẹ ly hôn, cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.
GVHD: ThS Thạch Huôn
51
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
KẾT LUẬN
Việc chăm sóc, bảo vệ và nuôi dạy trẻ em để chúng phát triển toàn diện không
chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn lại nghĩa vụ của mọi người mà đặc biệt là cha
mẹ những người đã sinh thành ra chúng. Trẻ em được chăm sóc giáo dục tốt thì thế hệ
mai sau càng có nhiều công dân tốt, nhiều nhà lãnh đạo tài ba và ngược lại. Bảo vệ
quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là nội dung quan trọng của Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000. Đó là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trong
trường hợp đặc biệt và xa hơn là góp một phần nhỏ hưởng ứng vào việc bảo vệ trẻ em
trên toàn thế giới theo công ước Quốc tế về quyền trẻ em 1989. Việc bảo vệ quyền lợi
của đối tượng này không chỉ là trách nhiệm của Tòa án mà còn là mọi tổ chức, cá
nhân. Như vậy, các em vừa được hưởng những quyền lợi chính đáng, vừa tránh được
những mặc cảm trong xã hôi, những nguy cơ xâm hại từ cuộc sống bên ngoài. Những
quy định hợp lý của Luật Hôn nhân và gia đình và việc xét xử đúng đắn, chính xác của
Tòa án, việc Thi hành án nghiêm túc của những người có nghĩa vụ sẽ đảm bảo cho
những trẻ em không may mắn rơi vào gia đình có cha mẹ ly hôn được tiếp tục cuộc
sống bình thường, góp phần quan trọng vào việc giáo dục ý thức của những người ly
hôn và của toàn xã hội. Việc ly hôn sẽ thật sự là lối thoát cho cuộc sống bế tắc của vợ
chồng và cũng ít để lại những hậu quả xấu cho con cái. Nhờ thế, quyền tự do ly hôn
mới thật sự bộc lộ được ý nghĩa của nó và nó sẽ không còn bị kỳ thị là nỗi đau đầu về
hệ quả nặng nề nữa. Hoàn thiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly
hôn cũng góp phần vào việc xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh, hạn chế đến mức
tối đa xự xâm hại đến quyền lợi trẻ em và những tệ nạn xã hội do trẻ em gây ra.
GVHD: ThS Thạch Huôn
52
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Danh mục văn bản quy phạm pháp luật.
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm
2002)
2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, năm 1986 và năm 2000
3. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
4. Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 1995 và năm 2005
5. Luật quốc tịch Việt Nam 2008
6. Nghị quyết của Quốc hội số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000 về việc thi
hành Luật hôn nhân gia đình.
7. Nghị quyết số 51/2001/NQ-QHX ngày 25-12-2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình do Chính Phủ ban hành.
9. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 của Chính phủ xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
10. Thông tư liên tịch số 01/2001/Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ tư pháp ngày 03/01/2001, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10
ngày 9/6/2000 của Quốc hội Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
* Danh mục sách báo tạp chí
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam tập 1,
Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật hôn nhân & gia đình-Tập 1, Khoa Luật – Đại học
Cần Thơ.
* Danh mục trang thông tin điện tử
1. Minh Trí, Bảo Phượng, Diễn viên Lý Hương và vụ tranh chấp nuôi con: Tòa án
Việt Nam và Mỹ… đều đúng?, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/08/96008/,
[ngày truy cập 26-9-2013]
2. Xa lộ pháp luật, Người đàn bà “ác quỷ” vì giận chồng, “ném” con thơ xuống sông,
http://xahoi.com.vn/an-ninh-hinh-su/toa-tuyen-an/nguoi-dan-ba-ac-quy-vi-gian-chongnem-2-con-tho-xuong-song-146031.htm, [ngày truy cập 11 – 9 – 2013]
3.Văn phòng Luật sư chợ lớn, Ly hôn thực trạng và giải pháp,
http://vanphongluatsucholon.vn/index.php/nghien-cu-trao-i/560-ly-hon--thc-trng-vagii-phap.html, [ngày truy cập 01/10/2013]
4. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện và
thúc đẩy quyền con người,
GVHD: ThS Thạch Huôn
53
SVTH: Nguyễn Thị Ý
Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
http://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/ptklk/nr040819162124/ns070731093831, [
ngày truy cập 05/10/2013]
5. ThS Đặng Thanh Nga (Viện Tâm lý học), Trẻ em vị thanh niên phạm tội do ảnh hưởng của
gia
đình,
http://www.tin247.com/tre_vi_thanh_nien_pham_toi_do_anh_huong_cua_gia_dinh-764459.html, [ngày truy cập 31/10/2013]
GVHD: ThS Thạch Huôn
54
SVTH: Nguyễn Thị Ý
[...]... của luật này” đó không chỉ thể hiện tình cảm, đạo lý mà còn là trách nhiệm của gia đình, nhà nước và toàn xã hội Khi cha mẹ ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ thuộc về người 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 không có chương riêng quy định về vấn đề này GVHD: ThS Thạch Huôn 27 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. .. các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 10 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật hôn nhân & gia đình- Tập 1, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ, Tr 17 GVHD: ThS Thạch Huôn 34 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ... Huôn 24 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thừa kế thứ nhất và cũng được bảo đảm quyền lợi như con ruột khi cha mẹ ly hôn, nhưng con nuôi không thể thế vị cha, mẹ nuôi để nhận phần di sản mà cha, mẹ nuôi được hưởng nếu họ còn sống Điều 681 Bộ luật dân sự con nuôi bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của những người... rơi, bị bắt cóc và buôn bán Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ GVHD: ThS Thạch Huôn 11 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 + Quyền được tham gia: Tạo mọi... nhiên, khi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt GVHD: ThS Thạch Huôn 15 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được và dẫn đến ly hôn, gia đình tan vỡ vợ chồng có hướng đi riêng và phân chia quyền lợi cũng như kết thúc quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý, những đứa con rất dễ rơi vào tình... với nhau được gia đình (một hoặc hai bên) chấp nhận; GVHD: ThS Thạch Huôn 35 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 2.4.2 Quyền trẻ em trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà ly hôn 2.4.2.1 Trường hợp cha mẹ của trẻ em sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà được pháp luật công nhận... với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; Tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con… GVHD: ThS Thạch Huôn 29 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã khẳng định: Trẻ em có quyền được chăm... nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và quyền làm chủ của nhân dân; Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi; Thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nhằm bảo đảm cho thế hệ trẻ Việt... vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN 2.1 Quyền nhân thân của trẻ em khi cha mẹ ly hôn Quyền nhân thân của con người qua các giai đoạn cùng với sự phát triển của đất nước, có những biến đổi theo chiều hướng tiến bộ và bước đánh dấu sự phát triển vượt bật trong lịch sử phát lý quyền con người làm... không chỉ ở góc độ xã hội mà góc độ pháp luật Nhà nước rất quan tâm đến bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã khẳng định rằng: Bảo vệ quyền lợi trở em khi cha mẹ ly hôn là vấn đề lớn của xã hội không chỉ là ý thức chủ quan mà còn lại nhiệu vụ bắt buộc không thể chối bỏ GVHD: ThS Thạch Huôn 22 SVTH: Nguyễn Thị Ý Luận văn tốt nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em khi