Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà không

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 34)

5. Bố cục của đề tài

2.4.1.Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà không

không đăng ký kết hôn

Sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được hiểu: “Quan hệ chung sống như vợ chồng là quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn, quan hệ ấy có thể được xác lập không phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn, nhưng cũng có thể hoàn toàn phù hợp với điều kiện ấy”10 đây là quan hệ không có đăng ký kết hôn về thực tế thì không có giá trị pháp lý, nhưng bối cảnh lịch sự đất nước và sự ra đời

điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình ở từng giai đoạn mà người ta xem xét việc

có công nhận hay không sự tồn tại của quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý.

Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Và tại Khoản 1 Điều 11 cũng quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”. Điều 14 thì quy định vềtổ chức đăng ký kết hôn như sau: “Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên”. Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003; Trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

10

để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”.

Như vậy:

- Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì vẫn

được coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế). Hôn nhân thực tế được hiểu: “Là một quan hệ

thực tế, xác lập giữa hai người, một nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật, chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng lại không đăng ký kết hôn”11

- Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể cả có tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nêu trên thì đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng.

Nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không theo định nghĩa của luật, sẽ không có nghĩa vụ chung sống và các nghĩa vụ đặc trưng của quan hệ vợ chồng: Nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, đùm bọc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mỗi người có các quyền và nghĩa vụ đối với người kia theo luật chung như hai cá nhân bình thường. Về phương diện tài sản, những người chung sống như vợ chồng không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong thời gian chung sống, tài sản của mỗi người tạo ra thuộc sở hữu của người đó, tài sản được hai người cũng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Các nghĩa vụ tài sản do một người xác lập chỉ ràng buộc người đó. Ngay cả trong trường hợp nghĩa vụ tài sản được xác lập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của gia đình, thì trên nguyên tắc, nghĩa vụ cũng chỉ ràng buộc chính người xác lập giao dịch. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chịu sự chi phối của luật chung về quyền sở hữu: Mỗi người có quyền sử dụng định đoạt tài sản riêng của mình; Việc sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Pháp luật đã quy định rõ ràng nhưng thực tế vẫn không ích trường hợp tranh cãi khi sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Và cuối cùng người yếu thế, không có tài sản phải chịu thiệt khi cuộc chung sống đó không kéo tiếp tục nữa. Vì vậy muốn tiến đến quan hệ hôn nhân phải đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của mình về mặt pháp lý cũng như tương lai con cái sau này.

11

Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày

03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp, được coi nam và nữ

chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 34)