Về vấn đề hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 48)

5. Bố cục của đề tài

3.3.1.Về vấn đề hoàn thiện pháp luật

+ Về quy định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nên có văn bản hưỡng dẫn cụ thể trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng con của mình từ trước khi ly hôn mặc dù người đó có điều kiện, thì nghĩa vụ cấp dưỡng của người đó được xác định lúc người đó không đóng góp để nuôi con, mà không phải từ lúc vợ chồng ly hôn, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Bởi vì theo Khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 : “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó

khăn, túng thiếu theo quy đinh của luật này”. Như vậy, từ khi không trực tiếp chăm sóc con và không đóng góp để nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ đã xuất hiện chứ không phải chờ đến lúc ly hôn mới xuất hiện. Đảm bảo sự công bằng của pháp luật và nghĩa vụ đối với con của vợ chồng, sự chăm lo về vật chất liên tục đối với con của cha mẹ.

+ Việc định mức cấp dưỡng tối thiểu, trên nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của các bên nhưng luật cần có quy định hướng dẫn để trong một số trường hợp Thẩm phán có thể can thiệp nếu mức cấp dưỡng mà các bên thỏa thuận rõ ràng là không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con. Quy định này nhằm đảm bảo mức tối thiểu khoản cấp dưỡng đủ để chăm lo cuộc sống của con khi không còn được sự chăm sóc trực tiếp của hai người.

+ Về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con: Đây là thiếu xót rõ ràng nhất của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn. Vì vậy, cần có bổ sung kịp thời các tổ chức như: Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con khi xác định rõ ràng quyền lợi của con không được đảm bảo trên thực tế. Sự bổ sung này vừa đảm bảo quyền lợi của con được thực hiên nhiều hơn trên thực tế vừa đảm bảo sự thống nhất, hợp lý trong việc thực hiện các chức năng xã hội của các tổ chức này.

+ Về quy định về việc thăm nom con nên quy định đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của người không trực tiếp nuôi con. Bởi vì mục đích chính của quy định biện pháp này là để đảm bảo quyền lợi của con và của người không trực tiếp nuôi con. Vậy nên việc thăm nom, luật nên quy định: “Thăm nom con trước tiên là quyền của người không trực tiếp nuôi con. Nếu họ không thực hiện nó như một quyền, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể trạng, tâm lý, sự thiếu thốn về tình cảm, không đáp ứng được mong muốn được gặp lại cha hoặc mẹ của người con thì quyền đó sẽ chuyển thành nghĩa vụ”. Tùy hoàn cảnh thực tế mà Tòa án xác định thời gian để người không trực tiếp nuôi con thực hiện việc thăm nom con trên một lần. Việc quy định thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con là quyền và sẽ chuyển thành nghĩa vụ khi cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức của người không trực tiếp nuôi con. Và nên tính đến quy định để chế tài hợp lý khi người không trực tiếp nuôi con vi phạm. Chung quy cũng là ý thức tự giác của người không trực tiếp nuôi con, nó đặc biệt có ý nghĩa về giá trị đạo đức về tình mẫu tử, phụ tử. Và sự can thiệp của pháp luật chỉ là bất đắc dĩ để đáp ứng nguyện vọng và bảo vệ sự phát triển về thể trạng và tinh thần của người con.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 48)