Quyền được cấp dưỡng

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 27)

5. Bố cục của đề tài

2.2.3.Quyền được cấp dưỡng

Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 20008 lần đầu tiên quan hệ cấp dưỡng được điều chỉnh tương đối toàn diện và các quy phạm điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng được quy định thành một chương độc lập. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 chỉ điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng giữa các bên đã từng là vợ chồng sau khi ly hôn mà một bên lâm vào tình trạng túng thiếu. Việc cấp dưỡng của cha mẹ

đối với con được quy định dưới hình thức “đóng góp phí tổn nuôi dưỡng” chứ không

gọi đích danh là cấp dưỡng. Tiến đến trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chế định cấp dưỡng được quy định tương đối hoàn thiện Khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000 “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc

tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, quyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của luật này” đó không chỉ thể hiện tình cảm, đạo lý mà còn là trách nhiệm của gia đình, nhà nước và toàn xã hội. Khi cha mẹ ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ thuộc về người

8

không trực tiếp nuôi con, đây là quan hệ tài sản đặc biệt theo quy định tại Khoản 1

Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế

bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác” nghĩa là người cấp dưỡng không thể chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác và người được cấp dưỡng cũng không thể chuyển giao quyền của mình cho người khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung là nghĩa vụ theo khả năng của người có nghĩa vụ tức là của người không trực tiếp nuôi con. Khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết"

Người cấp dưỡng phải có nghĩa vụ chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định cho con. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết" các quy định của pháp luật trong vấn đề này đã cố gắng bù đắp cho con những thiệt thòi về tinh thần và vật chất khi phải sống trong cảnh cha mẹ ly hôn, là cơ sở pháp lý để quyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, kể cả con nuôi được bảo đảm. Vì Theo Điều 61 khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “nếu người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi, thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấp

dứt” qua đó có thể thấy nghĩa vụ cấp dưỡng có tính chất chuyển tiếp cho cha mẹ nuôi,

chính vì thế việc cấp dưỡng chăm lo cho cuộc sống của con nuôi sau khi ly hôn giống như con ruột là điều hợp lý đối với người không trực tiếp nuôi con. Còn thai nhi thì nếu là trường hợp cả hai thuận tình ly hôn hay do người vợ đơn phương xin ly hôn mà được Tòa án chấp thuận thì người cha cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền thăm nom con. Đây là quy định tiến bộ thể hiện sự bù đắp về tinh thần, sự mong mõi gặp lại người thân của con và của người không trực tiếp nuôi con. Điều 94 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000: “Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền

thăm nom; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó” quyền thăm viếng là một trong các điều kiện cỏ bản đảm bảo cho việc thực hiện quyền cha mẹ trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt với quyền cha mẹ,

quyền thăm viếng bao hàm cả quyền giám sát việc cuộc sống của con. Được thực hiện theo ý chí của người có quyền chứ không bị ràng buộc vào các thỏa thuận với người nuôi con. Người có quyền có thể thăm viếng thường xuyên hoặc thăm viếng đột xuất, có thể thăm viếng trực tiếp hoặc qua điện thoại và các phương tiện thông tin liên lạc khác. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền thăm viếng phải phù hợp với lịch sinh hoạt bình thường của con và của người nuôi con. Quyền thăm viếng không thể bị hạn chế hoặc bị treo, bị đình chỉ vì người không trực tiếp nuôi con không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nôm, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Thăm nom con là quyền nhưng phải phù hợp trong khuông khổ cho phép tất cả vì quyền lợi của con.

Cấp dưỡng và thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn là những việc làm cần thiết, để phần nào bù đắp thiệt thòi của con, đòi hỏi ý thức tự giác và tinh thần pháp luật đúng cách.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 27)