Quyền trẻ emtrong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không đăng

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 36)

5. Bố cục của đề tài

2.4.2.Quyền trẻ emtrong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không đăng

đăng ký kết hôn mà ly hôn

2.4.2.1. Trường hợp cha mẹ của trẻ em sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà được pháp luật công nhận là vợ chồng

Đây là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng được pháp luật thừa nhận là vợ chồng (chung sống như vợ chồng trước 03/01/1987) vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn được pháp luật quy định theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghĩa là quyền lợi của vợ chồng sẽ được giải quyết theo quy định ly hôn và các vấn đề liên quan đến quyền lợi chính đáng của con cũng được giải quyết theo đúng quy định của Luật:

Được thừa kế, có quyền có tài sản riêng, quyền được cấp dưỡng, quyền được chăm

sóc, giáo dục như đã trình bài ở trên.

2.4.2.2. Trường hợp cha mẹ của trẻ em chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà không được pháp luật công nhận là vợ chồng

Trường hợp nam nữ sống chung với nhau không đăng ký kết hôn mà pháp luật không thừa nhận là vợ chồng. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân gia đình, trong trường hợp các bên chung sống như vợ chồng không có đăng kí kết hôn và không được pháp luật công nhận là vợ chồng mà có tranh chấp về tài sản, trong trường hợp các bên xảy ra mâu thuẫn "có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết" (mục 3 khoản c Nghị quyết số 35 của Quốc hội).

Đối với con cái: Quan hệ giữa cha mẹ và con cái không bị ảnh hưởng bởi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt, quan hệ chung sống giữa cha mẹ, cũng không phụ thuộc vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ. Dù cha và mẹ có kết hôn hay không kết hôn, dù cha và mẹ còn chung sống hay đã chia tay với nhau, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái vẫn tồn tại. Bởi vậy, quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn sẽ được điều chỉnh theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghĩa là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng tự lo cho mình, có thể giao cho một trong hai bên nuôi dưỡng, giáo dục căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi bên và phải bảo đảm lợi ích về mọi mặt của con. Khi quyết định mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải dựa trên những điều kiện cụ thể của các bên để có quyết định phù hợp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng thì xét thấy phù hợp Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ. Đối với thai nhi thì người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của bà mẹ và trẻ em. Đối với con nuôi Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

quy định: “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai người là vợ chồng” những người chung sống như vợ chồng mà không được pháp luật công nhận thì khi nuôi con nuôi chỉ một người được phép tiến hành thủ tục nhận con nuôi, là ai thì do vợ chồng thống nhất với nhau. Quy định trên của pháp luật thể hiện tính nhân văn sâu sắc, quyền lợi chính đáng của con được pháp luật bảo vệ không căn cứ vào cha mẹ chúng có xác lập quan hệ hôn nhân hay không.

Quyền lợi của con cái vẫn được bảo vệ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 36)