Thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn tai Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 38)

5. Bố cục của đề tài

3.1. Thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn tai Việt Nam

Việt Nam đất nước của những truyền thống tốt đẹp về tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, quyền con người được bảo vệ dần đến mức hoàn thiện theo thời gian.

Đặc biệt với trẻ em luôn được sự quan tâm của xã hội và nhà nước. Bằng việc ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền lợi của trẻ em. Riêng trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn cũng được quy định một cách chi tiết thể hiện quan điểm vì tương lai và sự phát triển toàn diện của trẻn em. Đất nước ngày ngày càng phát triển, xã hội có những mặt tích cực và tiêu cực, thì quan hệ trong gia đình cũng có những thay đổi với nhiều xu hướng. Việc thay đổi bổ sung các quan hệ trong Luật Hôn nhân và gia đình là tất yếu, để phù hợp với tình hình thực tế, nhưng đồng thời cũng phải giữ được nét truyền thống của gia đình Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000 quy định cụ thể về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn. Việc nghiêm cứu thực tiễn áp dụng sẽ cho ta cái nhìn thực tế về tính khả thi của quy định pháp luật và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan có thực hiện đúng quy định không. Từ đó sẽ thấy được những quy định nào là hợp lý để phát huy được vai trò điều chỉnh của pháp luật và quy định nào chưa hợp lý khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để có những đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật. Nguyên cứu thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình nói chung và những quy định về quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn nói riêng cũng không nằm ngoài mực tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật. Vì thế, Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vào việc giải quyết để bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là điều rất cần thiết, liên quan thiết thực đến quyền lợi của những đứa con.

Với sự phát triển của xã hội, hôn nhân gia đình rất được quan tâm nhất là tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao. Hiện nay, để có thể giảm thiểu số vụ ly hôn, cần phải có các giải pháp đồng bộ. Theo quan điểm của chúng tôi, trước hết cần phải giáo dục cho thanh thiếu niên kỹ năng sống, cách ứng xử trong gia đình. Thế hệ thanh thiếu niên cần phải có kiến thức về mặt pháp luật, đặc biệt là kiến thức về Luật Hôn nhân và gia đình, để từ đó có thể điều chỉnh được hành vi của mình theo

đúng hướng, nhằm cùng chung mục đích và ý chí xây dựng gia đình “Dân chủ, hòa

thuận và Hạnh phúc”. Cũng theo đó, kết quả điều tra về gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phối hợp cùng Tổng cục Thống kê cho thấy tuổi thọ hôn nhân trung bình của các cặp vợ chồng từ 18 đến 60 tuổi là 9,4 năm, ở các thành phố lớn chỉ

còn 8 năm. Tỉ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ly hôn nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thấp nhất là vùng Tây Bắc. Ở Quảng Trị, cũng trong sáu tháng đầu năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà đã thụ lý 100 đơn xin ly hôn (cả năm 2010 là 143 vụ), phần lớn là các cặp vợ chồng trẻ tuổi đời dưới 30. Nguyên nhân tập trung ở các lý do bạo lực gia đình, nghiện ma túy, nghiện rượu, cờ bạc và ngoại tình... Cùng thời điểm, Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu đã thụ lý 496 vụ ly hôn (tăng trên 99 vụ so với cùng kỳ năm 2010). Theo Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu, điều đáng chú ý là độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa. Nhiều trường hợp vợ chồng mới sống với nhau chỉ một hoặc hai tháng đã đưa nhau ra tòa. Số vụ ly hôn do bạo hành gia đình, ngoại tình có chiều hướng tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2011, ngành Tòa án tỉnh Yên Bái đã thụ lý 589 vụ ly hôn. Theo tổng kết, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn là mâu thuẫn lối sống, bạo hành gia đình và nghiện ma túy, rượu chè cờ bạc... Đồng thời cũng theo kết quả một cuộc điều tra cho thấy: Năm 2010, cả tỉnh Đồng Nai có 4.753 vụ ly hôn (tăng 580 vụ so với năm 2009), trong đó xuất phát từ bạo hành gia đình là chủ yếu. Tình trạng này xảy ra nhiều ở khu vực nông thôn với khoảng 1.000 vụ/năm. Án ly hôn ở Đồng Nai luôn chiếm tỉ lệ trên 40% tổng số các loại án, trong năm năm qua đã tăng từ 10% đến 23%. Theo số liệu của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội, số vụ vợ chồng xin ly hôn đã tăng từ 22.000 vụ năm 1991 lên 44.000 vụ năm 1998. Theo thống kê của toà án nhân dân,năm 2000 có 51.361 vụ vợ chồng xin ly hôn, năm 2001 có 54.226 vụ, năm 2002 có 56.487 vụ, năm 2003 có 60.004 vụ, năm 2005 có 65.929 vụ, năm 2010, cả nước có 88.591 vụ ly hôn mà trong đó phần lớn do phía người vợ đứng đơn. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ ly hôn cao nhất trong cả nước. Năm 1998, số vụ ly hôn chiếm 20% tổng số các vụ kết hôn, năm 2010 số lượng án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 18.000 vụ trong đó tỷ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ ( độ tuổi 20-30) chiếm hơn 60%. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thì quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế cũng đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước, quá trình toàn cầu hoá cũng mang theo nó những ảnh hưởng mặt trái, tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá, xã hội của các cộng đồng dân cư. Đặc biệt là lối sống, nhận thức về hôn nhân, gia đình của tầng lớp thanh thiếu

niên đang diễn ra rất phức tạp và bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương tây.
Trong

những năm gần đây, hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân và chung sống trước hôn nhân đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo một khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 12.712 đôi bạn trẻ chung sống trước, kết hôn sau và 10.148

đôi chung sống không kết hôn. Trong các trường hợp này, phần nhiều là do chưa đủ

thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết ngày 31/12/2002, tại 56/61 tỉnh thành ở nước ta có 929.319 cặp vợ chồng hôn nhân không đăng ký kết hôn đã được rà soát và lập danh sách. Về nguyên nhân của việc không đăng ký kết hôn: 40,6% số người trả lời là "thấy không cần thiết" và 31,2% "không biết có quy định đó" (Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam, 2002).12 Những con số trên cho thấy, chính sự thiếu hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật thấp kém, đặc biệt là sự thiếu hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình đã khiến cho một bộ phận giới trẻ xem nhẹ hôn nhân, không coi trọng thiết chế gia đình. Và thế là số vụ ly hôn ngày một gia tăng, để lại những hệ lụy đặc biệt là đối với những đứa con. Đây là vấn đề rất được quan tâm đòi hỏi cả xã hội chung tay giải quyết. Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản, nhất là việc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó lại càng phức tạp hơn. Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng, giữa cha, mẹ với con cái. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không thoả mãn đối với các bên đương sự, làm cho các bên đương sự phải đi lại kiện tụng nhau nhiều lần, mất nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còn gây nên tình trạng mất đoàn kết giữa các bên đương sự. Do đó muốn giải quyết đúng đắn những hậu quả pháp lý của ly hôn, các cấp Toà án cần phải giải quyết đúng đắn việc ly hôn giữa vợ và chồng, trên cơ sở đó mới giải quyết tốt hậu quả của nó. Trong quá trình giải quyết thì Toà án phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, phải nắm vững tình hình tài sản, con cái, tình trạng cụ thể của gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình.

Về phía người thi hành luật, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có Tòa án đã tỏ ra bối rối, không có hướng giải quyết thích hợp trong một số tình huống, vì vậy khi áp dụng đúng tinh thần của các Điều trong Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng còn tồn tại một số bất cập, một số quy định chưa được giải thích rõ. Do đó, trong quá trình áp dụng pháp luật tại các Tòa án, tình trạng thiếu thống nhất vẫn còn tồn tại. Ví dụ: Về việc xác định thời điểm người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Pháp luật chưa quy định một căn cứ chung nào để dựa vào đó Tòa án xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con. Do đó trong trường hợp mà bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật không trùng với thời điểm người không trực tiếp nuôi con không cùng sống chung và đóng góp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con, các Tòa án vẫn có những quan điểm khác nhau trong việc xác định mốc thời gian nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu. Một số Tòa án xác định thời

12

Văn phòng Luật sư Chợ Lớn, Ly hôn – thực trạng và giải pháp,

http://vanphongluatsucholon.vn/index.php/nghien-cu-trao-i/560-ly-hon--thc-trng-va-gii-phap.html, [ngày truy cập 01/10/2013].

điểm đó bắt đầu từ khi con sống dưới sự trực tiếp nuôi dưỡng của người được trực tiếp nuôi con. Các xác định này đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các con vì khi con chính thức sống với người trực tiếp nuôi con đồng nghĩa với việc đã tách ly sự chăm sóc và giáo dục con của người còn lại, mất đi quyền trực tiếp nhưng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo sự phát triển căn bằng và đầy đủ cho trẻ. Tuy nhiên, một số Tòa án lại xác định thời điểm đó là lúc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Chính cách xác định khác nhau đã làm tạo nên sự thiếu thống nhất trong quá trình giải quyết, gấy tâm lý nghi ngờ hoang mang cho mọi người. Quyết định chính xác của Tòa án là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để các quyền lợi chính đáng của trẻ em được thực hiện trên thực tế và củng cố niềm tin của người dân và luật pháp.

Khi ly hôn phần lớn các bậc cha mẹ đều ý thức được trách nhiệm của mình, thỏa thuận việc nuôi con và tự nguyện đóng góp để nuôi con, Tòa án chỉ việc ghi nhận sự đóng góp đó. Nhưng cũng không ít trường hợp người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ của mình, không giao con lại cho người trực tiếp nuôi con hoặc không cấp dưỡng để nuôi con. Và như vậy, cơ qua Thi hành án phải vào cuộc. Tuy nhiên, cấp dưỡng để nuôi con và buộc giao con lại là dạng án khó thi hành. Án đã có hiệu lực pháp luật, người được Thi hành án đã có yêu cầu Thi hành án và cũng đã hết thời gian tự nguyện Thi hành án nhưng người phải Thi hành án vẫn cứ tìm cách tránh né không thi hành. Trong Thi hành án nuôi con, có rất nhiều lý do để nó trở thành dạng án khó đòi. Bởi vì án đã tuyên, hai bên đã đồng ý nhưng điều kiện thực tế không cho phép, dù người không trực tiếp nuôi con không cố ý trốn tránh trách nhiệm của mình, do hoàn cảnh họ không có điều kiện để thực hiện. Dù người Thi hành án không có điều kiện Thi hành án hay cố tình không Thi hành án thì đây cũng là những khó khăn rất khó khắc phục. Cơ quan Thi hành án đã làm hết trách nhiệm của mình những kết quả vẫn chỉ là những món nợ khó đòi. Bên cạnh những lý do trên, còn một số nguyên nhân như: Cơ quan Thi hành án thiếu lực lượng, phương tiên, kinh phí… hoặc cán bộ Thi hành án thiếu năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cũng đã gây ra những khó khăn nhất định trong công tác Thi hành án giao con và cấp dưỡng nuôi con. Thi hành án là giai đoạn quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và nó là điều kiện không thể thiếu để quyền lợi của trẻ được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật nội dung, công tác Thi hành án cũng phải được nhà nước quan tâm nhiều hơn để dần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, nhằm đưa ra quyết định của Tòa án đi vào thực tế.

Còn quá nhiều thực trạng mà quyền lợi của trẻ em chưa được bảo đảm sau mỗi vụ ly hôn của cha mẹ, mọi người cần cố gắng cùng chung sức góp phần đảm bảo quyền lợi trẻ em trên thực tế vì tương lại tất cả mọi người.

3.2. Những thành tựu và hạn chế khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)