Về vấn đề tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 50)

5. Bố cục của đề tài

3.3.2. Về vấn đề tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

+ Để pháp luật đi vào thực tiễn đúng với tinh thần của nó, công tác áp dụng pháp luật là một điều hết sức quan trọng và không thể thiếu. Để áp dụng phát luật tốt thì cần phải có một đội ngũ Thẩm phán giỏi về kinh nghiệm, có đủ kiến thức pháp luật và kiến thức xã hội, lẫn kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, do hoàn cảnh nước ta còn nhiều khó khăn đặc biệt là là những vùng miền núi vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số nhiều, do thiếu lực lượng cán bộ được đào tạo chính thức nên còn một số lớp cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của xã hôi. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, mở lớp bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán ở các vùng yếu kém theo định kỳ là việc làm rất cần thiết. Vừa nâng cao kiến thức, kinh nghiệm qua việc bồi dưỡng, vừa giúp đội ngũ

này có cơ hội học hỏi trao đổi lẫn nhau kết chặc tình đoàn kết vì sự nghiệp bảo vệ

pháp lý đúng nghĩa.

+ Để thực hiện nghĩa vụ đã được nêu trong bản án, thì cưỡng chế là giải pháp cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của người có nghĩa vụ. Ý thức còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp các biện pháp cưỡng chế cũng không thể đạt được mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, công tác giáo dục ý thức pháp luật, lối sống có trách nhiệm tự giác không phải chờ đến khi ra Tòa xét xử mới thực hiện mà cần thực hiện ngay đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để thực hiện được việc này, pháp luật nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng cần được tuyên truyền phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn, đặc biệt ở những vùng mà trình độ dân trí còn thấp. Nếu có những trương trình pháp thanh, truyền hình, sách báo có nội dung pháp luật dễ hiểu, cụ thể, đưa ra các trường hợp thực tế để từ đó thu hút được sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh đó, cần có các trương trình cổ động, các hoạt động vui chơi giải trí có liên quan và mở các trung tâm tư vấn tại địa phương sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho người dân. Và giới trẻ là lực lượng thích hợp nhất để tiếp cận và mang kiến thức đến người dân, để làm tốt vấn đề này cần sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan có thẩm quyền về kinh phí cũng như chiến lực tuyên truyền. Từ đó, sự hiểu biết sẽ tăng lên đồng nghĩa với việc ý thức được nâng cao. + Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, Luật Hôn nhân và gia đình cần được giáp dục một cách sâu sắc, có thể đưa vào như một môn học để có nhận thức đúng về tầm quan trọng của gia đình cũng như các quy phạm sẽ điều chỉnh khi có hành vi cần điều chỉnh phát sinh. Nhà trường, các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền, các buổi tập sự về kiến thức Luật Hôn nhân gia đình, thông qua đó sinh viên sẽ tiếp cận dễ dàng và có thể giải đáp thắc mắc với các chuyên gia, đặc biệt là mở trung tâm tư vấn giải đáp trực tiếp hoặc gián tiếp bất kì khi nào có thắc mắc cho sinh viên. Còn đối với những sinh viên chuyên ngành thì cần chuyên sâu giản dạy về

Luật Hôn nhân và gia đình bằng cách tăng số lượng tính chỉ hoặc yêu cầu các buổi tiếp cận thực tế của sinh viên sau đó tiến hành kiểm tra thông qua kết quả đánh giá.

+ Pháp luật cần đưa ra các chế tài nghiêm khắc, xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình chống đối, không Thi hành án. Công tác Thi hành án nên được nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa để các quyết định của Tòa án không chỉ là trên lý thuyết mà được thực hiện nghiêm túc, chính xác trên thực tế, đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con khi cha mẹ ly hôn, cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.

KẾT LUẬN

Việc chăm sóc, bảo vệ và nuôi dạy trẻ em để chúng phát triển toàn diện không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn lại nghĩa vụ của mọi người mà đặc biệt là cha mẹ những người đã sinh thành ra chúng. Trẻ em được chăm sóc giáo dục tốt thì thế hệ mai sau càng có nhiều công dân tốt, nhiều nhà lãnh đạo tài ba và ngược lại. Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là nội dung quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Đó là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trong trường hợp đặc biệt và xa hơn là góp một phần nhỏ hưởng ứng vào việc bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới theo công ước Quốc tế về quyền trẻ em 1989. Việc bảo vệ quyền lợi của đối tượng này không chỉ là trách nhiệm của Tòa án mà còn là mọi tổ chức, cá nhân. Như vậy, các em vừa được hưởng những quyền lợi chính đáng, vừa tránh được những mặc cảm trong xã hôi, những nguy cơ xâm hại từ cuộc sống bên ngoài. Những quy định hợp lý của Luật Hôn nhân và gia đình và việc xét xử đúng đắn, chính xác của Tòa án, việc Thi hành án nghiêm túc của những người có nghĩa vụ sẽ đảm bảo cho những trẻ em không may mắn rơi vào gia đình có cha mẹ ly hôn được tiếp tục cuộc sống bình thường, góp phần quan trọng vào việc giáo dục ý thức của những người ly hôn và của toàn xã hội. Việc ly hôn sẽ thật sự là lối thoát cho cuộc sống bế tắc của vợ chồng và cũng ít để lại những hậu quả xấu cho con cái. Nhờ thế, quyền tự do ly hôn mới thật sự bộc lộ được ý nghĩa của nó và nó sẽ không còn bị kỳ thị là nỗi đau đầu về hệ quả nặng nề nữa. Hoàn thiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn cũng góp phần vào việc xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh, hạn chế đến mức tối đa xự xâm hại đến quyền lợi trẻ em và những tệ nạn xã hội do trẻ em gây ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *Danh mục văn bản quy phạm pháp luật.

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2002)

2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, năm 1986 và năm 2000 3. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

4. Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 1995 và năm 2005 5. Luật quốc tịch Việt Nam 2008

6. Nghị quyết của Quốc hội số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000 về việc thi hành Luật hôn nhân gia đình.

7. Nghị quyết số 51/2001/NQ-QHX ngày 25-12-2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình do Chính Phủ ban hành.

9. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

10. Thông tư liên tịch số 01/2001/Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày 03/01/2001, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

* Danh mục sách báo tạp chí

Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam tập 1,

Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật hôn nhân & gia đình-Tập 1, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ.

* Danh mục trang thông tin điện tử

1. Minh Trí, Bảo Phượng, Diễn viên Lý Hương và vụ tranh chấp nuôi con: Tòa án Việt Nam và Mỹ… đều đúng?, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/08/96008/, [ngày truy cập 26-9-2013]

2. Xa lộ pháp luật, Người đàn bà “ác quỷ” vì giận chồng, “ném” con thơ xuống sông, http://xahoi.com.vn/an-ninh-hinh-su/toa-tuyen-an/nguoi-dan-ba-ac-quy-vi-gian-chong- nem-2-con-tho-xuong-song-146031.htm, [ngày truy cập 11 – 9 – 2013]

3.Văn phòng Luật sư chợ lớn, Ly hôn thực trạng và giải pháp,

http://vanphongluatsucholon.vn/index.php/nghien-cu-trao-i/560-ly-hon--thc-trng-va- gii-phap.html, [ngày truy cập 01/10/2013]

4. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện và thúc đẩy quyền con người,

http://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/ptklk/nr040819162124/ns070731093831, [ ngày truy cập 05/10/2013]

5. ThS Đặng Thanh Nga (Viện Tâm lý học), Trẻ em vị thanh niên phạm tội do ảnh hưởng của

gia đình,

http://www.tin247.com/tre_vi_thanh_nien_pham_toi_do_anh_huong_cua_gia_dinh-7- 64459.html, [ngày truy cập 31/10/2013]

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em khi cha mẹ ly hôn ở góc độ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)